-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cùng tìm hiểu xem Tại sao Vinamilk lại chọn New Zealand để liên doanh? | Đại học Hoa Sen
Cùng tìm hiểu xem Tại sao Vinamilk lại chọn New Zealand để liên doanh? | Đại học Hoa Sen được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Nhập môn truyền thông 12 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Cùng tìm hiểu xem Tại sao Vinamilk lại chọn New Zealand để liên doanh? | Đại học Hoa Sen
Cùng tìm hiểu xem Tại sao Vinamilk lại chọn New Zealand để liên doanh? | Đại học Hoa Sen được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Nhập môn truyền thông 12 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Câu 1: Tại sao Vinamilk lại chọn New Zealand để liên doanh?
Các cơ hội của Vnamilk khi liên doanh với Newzealand:
- Địa lý và điều kiện tự nhiên ở New Zealand như nằm ở Tây Nam Thái Bình
Dương, gồm hai đảo chính là Bắc và Nam. Phần lớn là đồi núi sông ngòi, khí hậu
biển, nhiệt độ trung bình là 12 độ C. Diện tích rộng lớn và nhiệt độ thích hợp để
chăn nuôi bò sữa, giá thành ổn định hơn so với Việt Nam có khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm - không phù hợp cho chăn nuôi bò sữa, nên giá thành sản phẩm cao, khó
cạnh tranh với các sản phẩm của Australia, New Zealand...
- Kinh tế - xã hội: nền kinh tế dựa vào thương mại, có thế mạnh về xuất khẩu nông
nghiệp, FDI chủ yếu từ sản xuất, xây dựng và du lịch.
- Chính trị và pháp luật: chính sách nhập khẩu ở New tự do hóa ngày càng mở rộng,
gỡ bỏ mọi rào cản đối với các công ty nước ngoài. Đồng thời quan hệ giữa Việt
Nam và Newzealand – hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại ngày
18/07/1994. Newzealand là một thị trường có sự ổn định về giá cả. Trước đây
Vinamilk chủ yếu nhập khẩu bò trực tiếp từ Úc và New Zealand và Năm 2010,
Hiệp định thương mại mậu dịch tự do Newzealand – Australia – ASIAN chính thức có hiệu lực.
Với những cơ hội trên rất phù hợp cho chiến lược dài hạn của Vinamilk nhằm nâng cấp
toàn diện và phát triển vùng nguyên liệu ở trong và ngoài nước tạo ra những thành quả vượt bậc.
Câu 2: Vinamilk đã thâm nhập vào thị trường Trung Quốc bằng sản phẩm và
phương thức nào? Tại sao Vinamilk lại lựa chọn sản phẩm này để phân phối tại Trung Quốc?
Câu 3: Vinamilk đã tham gia “sân chơi” lớn của thế giới - Singapore như thế
nào với dòng sản phẩm sữa cao cấp?
Tín hiệu tích cực từ thị trường “khó tính”:
- Theo thông tin chúng tôi có được, sữa tươi cùng nhiều sản phẩm khác của
Vinamilk đã có mặt tại các siêu thị phổ biến như Sheng Siong, FairPrice, U-star... ở Singapore.
- Đây là một thông tin đáng chú ý bởi đa phần sản phẩm sữa tại Singapore đều được
nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới. Đảo quốc này có nền kinh tế phát triển và
đời sống cao nên sản phẩm muốn tiếp cận và thuyết phục được người tiêu dùng
không hề dễ dàng, nhất là với các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như organic.
- Với hệ thống sân bay và cảng biển hiện đại, Singapore là một trong những trung
tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ hàng đầu của thế giới. Đây còn là cánh cửa giúp
các sản phẩm Việt Nam tiếp cận với các nhà mua hàng của những tập đoàn bán lẻ,
các chuỗi khách sạn, nhà hàng đa quốc gia và các nhà nhập khẩu lớn.
Chất lượng là “chìa khóa” để mở cửa thị trường:
- Đa phần sản phẩm sữa tại Singapore đều được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế
giới vì vậy người dân Singapore có rất nhiều lựa chọn cho mặt hàng dinh dưỡng
này. Điều này cũng đồng nghĩa với mức độ canh tranh rất cao cho các doanh
nghiệp sữa khi muốn thâm nhập vào thị trường Singapore.
- Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Singapore phải vượt qua
hàng rào phi thuế quan là sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, nhất là về tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu về mẫu mã, bao bì, hướng dẫn sử
dụng phải theo yêu cầu riêng của thị trường này. Hơn nữa với thực phẩm organic,
ngoài việc đáp ứng các tiêu chí, quy định của nước nhập khẩu vẫn còn một rào cản
lớn nữa là sự tin tưởng của người tiêu dùng.
- “Sản phẩm sữa tươi Organic của Vinamilk đạt tiêu chuẩn Organic của Châu Âu,
nguồn sữa tươi nguyên liệu được lấy từ các trang trại bò sữa organic chuẩn Châu
Âu của Vinamilk tại Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tự tin sản phẩm sẽ trở thành một
sự lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng Singapore.”. Vinamilk đã có một bước
đi đầy chiến lược khi ngay từ đầu doanh nghiệp này đã quyết định đầu tư xây dựng
các trang trại bò sữa organic theo tiêu chuẩn châu Âu, một trong những hệ tiêu
chuẩn organic khắt khe nhất hiện nay. Điều này đã giúp doanh nghiệp này chủ
động được nguyên liệu sản xuất các sản phẩm sữa đạt chuẩn hữu cơ quốc tế. Đây
sẽ là chìa khóa để sản phẩm organic của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam này
tiến vào các thị trường nước ngoài, thậm chí là các nước phát triển.
- Hiện nay, Vinamilk sở hữu 2 trang trại bò sữa hữu cơ theo tiêu chuẩn organic châu
Âu tại Việt Nam và đang trong quá trình xây dựng một tổ hợp trang trại bò sữa
organic tại Lào có quy mô lên đến 24.000 con (giai đoạn 1). Việc liên tục đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi organic đạt các tiêu chuẩn quốc tế giúp
Vinamilk đáp ứng nhu cầu ngày càng cao tại Việt Nam và mở rộng ra các thị trường xuất khẩu.
Câu 4: Điều gì khiến Vinamilk thành công khi thực hiện các chiến lược xuất
khẩu trên thị trường quốc tế?
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi danh
tiếng của công ty đối với cộng đồng và thị trường phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong quá trình tiếp cận thị trường quốc tế, chú ý tới
chất lượng sản phẩm càng trở nên cần thiết.
Tìm thị trường tiềm năng
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, tìm được thị trường tiềm năng là bước đầu hết
sức quan trọng. Chỉ khi tìm được thị trường thì doanh nghiệp mới có thể triển khai
hoạt động xây dựng thương hiệu và kế hoạch tiếp cận của mình.
Cộng tác với các đối tác tin cậy
Khi nhà cung cấp và nhà nhập khẩu tin tưởng lẫn nhau và xây dựng được mối
quan hệ gắn bó lâu dài thì hoạt động kinh doanh cả đôi bên sẽ hiệu quả hơn. Họ
có thể cùng nhau lên kế hoạch làm sao để hiểu rõ hơn những mong muốn ẩn giấu
của khách hàng và đưa ra những quyết định chính xác với chi phí hợp lý. Nhà
nhập khẩu sẽ tìm hiểu nhu cầu thị trường, báo cho nhà cung cấp, nhà cung cấp sẽ
đưa ra mức giá “mềm”, hợp lý hơn. Như vậy, cả hai bên cùng có lợi, cùng đạt
được mục đích của mình.
Chiến lược tiếp cận thị trường quốc tế phù hợp với nguồn lực công ty
VINAMILK lựa chọn định vị “chất lượng quốc tế” để nhấn mạnh với người tiêu
dùng quốc tế rằng, các sản phẩm mang thương hiệu VINAMILK có chất lượng
đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các thương hiệu
sữa hàng đầu trên thế giới. Điều này góp phần rất tích cực vào việc quảng bá, giới
thiệu sản phẩm mang thương hiệu VINAMILK trên toàn thế giới, nhắc đến
VINAMILK, trong tâm trí người tiêu dùng đo là “Sản phẩm Việt Nam mang chất lượng quốc tế”…
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn định vị: chất lượng tốt nhất, giá cả tốt nhất, sản
phẩm uy tín nhất, an toàn nhất, thuận tiện nhất, kiểu dáng đẹp nhất hay phong
cách nhất… Tuy nhiên, lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm có thể
thay đổi theo thời gian để phù hợp với chiến lược kinh doanh trên từng thị trường,
từng phân khúc thị trường.
Sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thông
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam trong quá trình định vị thương hiệu của mình trên
thị trường thế giới đã sử dụng khá linh hoạt các kênh quảng cáo cũng như cách
thức truyền thông. Kết hợp quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên internet
đáp ứng sở thích nghe nhìn của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia khác nhau: quảng
cáo trên truyền hình với người dân Campuchia, kết hợp quảng cáo trên truyền
hình với quảng cáo trên đài phát thanh ở Iraq, quảng cáo trên internet với những
nước phát triển hơn như Australia, Philippines, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất UAE…
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các kênh truyền thông khác đặc trưng tại mỗi quốc
gia, đem lại hiệu quả bất ngờ. Điển hình là việc tham gia hội chợ hàng Việt Nam
chất lượng cao tại Campuchia, tham gia các hội chợ triển lãm ở Australia nhằm
giới thiệu các sản phẩm mang thương hiệu VINAMILK đến gần với người tiêu
dùng hơn. Chính điều này đã góp phần quảng bá, định vị thương hiệu VINAMILK
trong tâm trí người tiêu dùng quốc tế.
Câu 5 : Vinamilk đã làm gì để giảm các tác động yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành?
Thị trường sữa Việt Nam chứng kiến sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, có nhiều
thương hiệu sữa Việt sản xuất sữa tươi ra thị trường, tạo sự đa dạng và cạnh tranh sản
phẩm. Nhưng cũng chính vì thế mà đã xảy ra nhiều sự việc về an toàn thực phẩm, sản
phẩm kém chất lượng gây mất uy tín với người tiêu dùng khiến họ quay về sử dụng
những thương hiệu sữa nhập ngoại xách tay hay thương hiệu sữa tươi tên tuổi trong nước như Vinamilk. -
Những cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” góp phần thúc đẩy sự cạnh
tranh của các thương hiệu trong nước, trong đó có Vinamilk. Đây là cơ hội tốt để
Vinamilk tăng tốc bứt phá, khẳng định thương hiệu số 1 về sữa tươi tại Việt Nam. -
Đa dạng hóa sản phẩm, tích cực nghiên cứu và sản xuất ra những sản phẩm mới
mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, Vinamilk đã biết
tận dụng các lợi thế có sẵn như nguồn nguyên liệu, máy móc công nghệ hiện đại,
hệ thống phân phối sẵn có để phát triển thương hiệu của mình. -
Đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của vinamilk luôn cập nhật các kiến
thức cũng như tìm hiểu sâu về thị trường trong và ngoài nước. Việc làm này cũng
giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội và đưa ra được những ý tưởng tối
ưu để phát triển sản phẩm -
Vinamilk quyết định đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới hiện
nay là ly tâm tách khuẩn để đảm bảo chất lượng sữa sạch 100% thanh trùng. Dù
vinamilk đang sở hữu nền tảng vững chắc, nhưng vẫn chú trọng đến vùng nguyên
liệu, coi đây là đòn bẩy chiến lược và lợi thế cạnh tranh để vượt qua đối thủ khác
trong phân khúc sữa tươi. -
Song song với phát triển vùng nguyên liệu là sự nâng cao công suất và mở rộng
quy mô của hệ thống nhà máy, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng theo
khu vực. Việc có chiến lược đầu tư toàn diện từ nguyên liệu đầu vào, công nghệ
sản xuất, hệ thống phân phối, tiếp thị là phản ứng nhanh của Vinamilk trước sự
thay đổi và cạnh tranh giúp vinamilk đánh bại được đối thủ của mình.
Câu 6 : Nhằm hạn chế các yếu tố canh tranh của nhà cung cấp, Vinamilk đã
có những chiến lược gì?
Trước sức mạnh cạnh tranh của đối thủ trong và ngoài nước, các chiến lược cạnh tranh
của Vinamilk áp dụng đã tạo ra được ưu thế lớn cho thương hiệu sữa này, củng cố vị thế
dẫn đầu của thương hiệu trên thị trường sữa Việt bao gồm :
- Cộng tác với các đối tác tin cậy : Khi nhà cung cấp và nhà nhập khẩu tin tưởng
lẫn nhau và xây dựng được mối quan hệ gắn bó lâu dài thì hoạt động kinh doanh
cả đôi bên sẽ hiệu quả hơn. Họ có thể cùng nhau lên kế hoạch làm sao để hiểu rõ
hơn những mong muốn ẩn giấu của khách hàng và đưa ra những quyết định chính
xác với chi phí hợp lý. Nhà nhập khẩu sẽ tìm hiểu nhu cầu thị trường, báo cho nhà
cung cấp, nhà cung cấp sẽ đưa ra mức giá “mềm”, hợp lý hơn. Như vậy, cả hai bên
cùng có lợi, cùng đạt được mục đích của mình.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Các sản phẩm sữa của Vinamilk rất đa dạng, phong phú
về chủng loại với trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa
bột, sữa tươi, chua, phô mai… Ngoài ra, Vinamilk còn chú trọng đến các sản phẩm
kết hợp giữa nước giải khát và sữa như nước ép hoa quả, kem, cà phê…Trong quá
trình sản xuất, Vinamilk đã biết tận dụng các lợi thế có sẵn như nguồn nguyên liệu,
máy móc công nghệ hiện đại, hệ thống phân phối sẵn có để phát triển thương hiệu của mình.
- Và nghiên cứu những sản phẩm mới : đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản
phẩm của vinamilk luôn cập nhật các kiến thức cũng như tìm hiểu sâu về thị
trường trong và ngoài nước. Việc làm này cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp
thời các cơ hội và đưa ra được những ý tưởng tối ưu để phát triển sản phẩm. Một
ví dụ điển hình là vinamilk đã nắm được xu hướng sử dụng thảo dược có nguồn
gốc thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, sắc đẹp để cho ra đời sản phẩm nước uống kết
hợp từ linh chi và mật ong, hay các loại nước giải khát có thành phần thiên nhiên
như nước táo kết hợp nha đam tươi nguyên xác, nước mơ ngâm…Đây đều là
những hương vị truyền thống Việt.
- Đầu tư để duy trì lợi thế là chiến lược cạnh tranh của vinamilk: Song song với
phát triển vùng nguyên liệu là sự nâng cao công suất và mở rộng quy mô của hệ
thống nhà máy, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng theo khu vực. Việc
có chiến lược đầu tư toàn diện từ nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất, hệ
thống phân phối, tiếp thị là phản ứng nhanh của Vinamilk trước sự thay đổi và
cạnh tranh giúp vinamilk đánh bại được đối thủ của mình.