-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cuộc cách mạng thời kỳ đổ đá - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cuộc sống của con người thời kỳ săn bắt háilượm và những thay đổi của xã hội loài người trong cuộc cách mạng đá mới Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Cuộc cách mạng thời kỳ đổ đá - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cuộc sống của con người thời kỳ săn bắt háilượm và những thay đổi của xã hội loài người trong cuộc cách mạng đá mới Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
CHƯƠNG 1.
CUỘC CÁCH MẠNG THỜI ĐỒ ĐÁ Mục tiêu chương 1.Kiến thức:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cuộc sống của con người thời kỳ săn bắt hái
lượm và những thay đổi của xã hội loài người trong cuộc cách mạng đá mới 2. Kỹ năng:
+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới
+ Sau khi học xong chương này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức vào thực tế để giải
thích nguồn gốc xuất hiện của loài người và những đặc điểm của công cụ bằng đá trong từng thời kỳ
+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được rèn luyện
kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.
3. Hình thức và phương pháp dạy - học
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.
- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên nắm
được một cách khái quát về lý thuyết các vấn đề toàn cầu.
- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu
bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên *Nội dung chi tiết:
1.1. Cuộc sống của con người thời kỳ săn bắt và hái lượm
Săn bắt và hái lượm là một kiểu kinh tế của một xã hội, cộng đồng người cổ xưa hoặc lạc
hậu trong thời đại ngày nay, đây là một loại hình kinh tế tự nhiên theo đó hầu hết hoặc tất cả các
nguồnthức ăn thu được từ việc hái và lượm lặt các loài thực vật có sẵn (thường là hái, lượm các 1
quả,quả mọng ở cây bụi, đào bới các củ...) và săn các loài động vật hoang dã, hoặc thu lượm các
động vật khác như nghêu, sò, ốc, hến.... Nền kinh tế này trái ngược với xã hội nông nghiệp nơi
nguồn thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các loài động, thực vật đã thuần dưỡng (chăn nuôi và
trồng trọt). Săn bắn và hái lượm là chế độ sinh hoạt của tổ tiên của người tiền sử cũng như tất cả
các người hiện đại đã thực hiện phương thức sinh sống săn bắn hái lượm mãi cho đến cách đây khoảng 10.000 năm.
*Thời kỳ đồ đá cũ
Thời kỳ đồ đá cũ bắt đầu từ khoảng 2 triệu năm trước đây và kết thúc vào khoảng 10.000 năm
trước. Ở những vùng đang ở lúc bắt đầu thời kỳ đồ đá mới, thời kỳ đồ đá cũ gồm
cả Epipalaeolithic, và kết thúc vào khoảng 8.000 năm trước.
Thời đại đồ đá cũ được đặc trưng bằng việc sử dụng các công cụ bằng đá được ghè đẽo, mặc dù
người nguyên thủy vào thời gian đó cũng sử dụng các công cụ bằng gỗ và xương. Các sản phẩm
nguồn gốc hữu cơ cũng được sử dụng làm công cụ, bao gồm da và các sợi thực vật; tuy nhiên các
loại công cụ này đã không được bảo quản ở mức độ đáng kể. Theo truyền thống, thời đại đồ đá cũ
được chia ra thành ba thời kỳ, là thời kỳ đồ đá cũ hạ, thời kỳ đồ đá cũ trung và thời kỳ đồ đá
thượng. Các thời kỳ này đánh dấu các tiến bộ trong công nghệ và văn hóa ở các xã hội loài người nguyên thủy khác biệt.
Hầu hết các xã hội loài người ở Thời kỳ đồ đá cũ gồm có những nhóm nhỏ vốn di cư
thường xuyên khi theo đuổi thú săn, động vật và cây dại. Nhưng nghiên cưu khảo cổ gần đây đã
cho thấy rằng ở một số nơi, nhờ vào các điều kiện tự nhiên và tài khéo léo của con người đã cho
phép một số nhóm người thành lập những vùng định cư, ở đó học sống trong một thời gian dài
hoặc ở một số trường họp họ sống từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những cộng đồng được định cư
này thu hoạch ngũ cố dại mọc nhiều ở nhiều nơi. Sau khi sống sót trong nhiều kỷ theo cách này,
một số cộng đồng nay đã chuyển sang việc canh tác thật sự bằng cách thuần hoá những thực vật
và động vật gần ở những khu làng định cư của họ. Một số khác đã di cư trở lại, không có mẫu hình duy nhất.
Tuy nhiên, một nhóm đặc biệt đã tỏ ra thành công trong việc săn bắt và hái lượm, một vài
nhóm đã có thể chu cấp cho một số người nhiều hơn 20 đến 30 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Sự phụ thuộc vào các đàn thú săn di trú đã khiến cho những nhóm du mục, nhiều nhóm trong số
đó đã di chuyển tới lui giữa cùng một khu rừng và các vùng đồng cỏ từ năm này qua năm khác. 2
Những mẫu hình di trú này có nghĩa là những số lượng người không nhiều cần một vùng đất lớn
để tự cung cấp, vì vậy mật độ dân số con người rất thấp.
Bên trong mỗi nhóm, lao động được phân chia theo giới hạn. Đàn ông săn bắn và bắt cá ở
các vùng ven sông và ven biển. Vì họ khéo léo trong việc sử dụng vũ khí để săn bắt , nên có lẽ là
ông đã bảo vệ nhóm khỏi những dã thú và sự đột kích của những nhóm người khác. Như các bức
tranh vẽ được thể hiện trong phần Tư liệu gợi ý, việc săn thú là những sự kiện lớn trong chu kỳ
cuộc sống hàng năm trong những xã hội thời kỳ đồ đá cũ. Gần như tất cả đàn ông khỏe mạnh đều
tham gia vào các nhóm săn bắt, còn phụ nữ và trẻ em chuẩn bị và bảo quản thịt. Mặc dù vai trò
của phụ nữ ít mạo hiểm và xông xáo hơn đàn ông, nhưng người ta có thể tin rằng phụ nữ quan
trọng hơn đối với sự sống còn của cả nhóm. Phụ nữ hái lượm thực phẩm duy trì sự sinh tồn cơ
bản của nhóm và cho phép nhóm sống sót trong thời gian các nhóm săn bắt không hoạt động
được. Phụ nữ cũng trở nên giỏi giang hơn trong việc sử dụng hững dược thảo, vống là cách duy
nhất mà các dân tộc Thời kỳ đồ đá cũ có để trị bệnh.
1.2.Cuộc cách mạng đồ đá mới
Thời đại đá mới (Neolithic) có đặc trưng bởi sự chấp nhận nông nghiệp (cũng được gọi là
Cuộc cách mạng thời đại đá mới), sự phát triển của đồ gốm và nhiều nơi định cư phức tạp hơn
như Çatal Hüyükvà Jericho. Những văn hóa thời đại đá mới đầu tiên bắt đầu vào khoảng năm
8.000 TCN ở fertile crescent. Nông nghiệp và văn hóa dẫn tới đã mở rộng tới Địa Trung Hải, lưu
vực sông Ấn, Trung Quốc, và Đông Nam Á.
Vì nhu cầu thu hoạch và chăm sóc cây cối, các dụng cụ đá để làm đất và các dụng cụ đá
được chế tạo kỹ lưỡng khác trở nên phong phú hơn, gồm cả công cụ nghiền, cắt, thái và rìu.
Những công trình to lớn lần đầu tiên được xây dựng, gồm cả các tháp để ở và những bức tường
(ví dụ ở Jericho) và các địa điểm nghi lễ (ví dụ như bức tường đá Stonehenge). Những điều này
cho thấy đã có những nguồn lực và sự cộng tác đầy đủ cho phép các nhóm người cùng thực hiện
các dự án đó. Sự mở rộng thêm về sự phát triển của tầng lớp trên và hệ thống cấp bậc vẫn còn
đang được bàn cãi. Bằng chứng sớm nhất về thương mại đã xuất hiện ở thời kỳ đồ đá mới với
việc những người mới định cư nhập khẩu những hàng hóa từ bên ngoài với khoảng cách hàng trăm dặm.
Các nguồn thức ăn của những người săn bắn hái lượm thời kỳ đồ đá gồm cả động vật và
thực vật sống trong môi trường nơi họ sống. Những người dân cư này thích ăn thịt nội tạng thú, 3
gồm cả gan, thận và óc. Họ ăn ít đồ có nguồn gốc từ sữa hay thức ăn thực vật có
nhiều carbohydrate- như các loại rau hay ngũ cốc.
Gần cuối thời kỳ băng hà cuối cùng, 15.000 đến 9.000 năm trước, một sự tuyệt chủng trên diện
rộng các loài thú có vú diễn ra ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Đây là sự kiện tuyệt
chủng Holocene đầu tiên. Thậm chí có thể điều này đã buộc loài người ở thời kỳ đó phải thay đổi
thói quen ăn uống và cùng với sự xuất hiện của việc trồng cấy nông nghiệp, các loại thức ăn
nguồn gốc thực vật cũng đã trở thành một phần thường thấy của chế độ ăn.
Từ lâu, những người dân đầu tiên trồng ngũ cốc đã quan sát chúng mọc hoang dã và thu nhắt
hạt của chúng khi họ thu hái lá vã rễ của những cây khác. Vào cuối Thời kỳ đồ đá cũ, lúa mạch
và lúa mì dại mọc trên những vùng rộng lớn ở Trung Đông ngày nay. Cấc nhóm săn bắt và hái
lượm ở những vùng này đã trải nghiệm một cách có ý thức về việc trồng và chăm sóc hạt lấy từ
nơi hoang dã, hoặc có thể do họ tình cờ khám phá các nguyên tắc thuần hóa bằng cách quan sát
các hạt đã phát triển rơi gần trại của họ.
Những nông dân đầu tiên, có lẽ đã gieo những hạt giống dại, cách làm này đã giảm bớt
lao động nhưng rõ ràng cũng làm giảm hoa lợi tiềm năng. Qua nhiều thế kỉ, việc chon ngũ cốc tốt
nhất để lấy hạt và kết hợp các hcungr loại khác nhau theo những cách nhằm cải thiện sản lượng
cây trồng và kháng bệnh cho cây đã ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Khi thời gian cần thiết
danh cho việc chăm sóc cây trồng và sự phụ thuộc vào việc sản xuất nông nghiệp tăng lên thì một
số nhóm du cư đã chọn cách định cư, và những nhóm khác đã kết hợp săn bắn và luân canh nhàm
cho phép họ tiếp tục thay đổi chỗ ở
Một số động vật có thể đã được thuần hóa từ trước khi khám phá ra nông nghiệp, và hai
qui trình này đã được kết hợp để tạo nên sự chuyển biển quan trọng trong nền văn hóa của con
người, được gọi là cuộc cách mạng Thời kỳ đồ đá mới. Các loài động vật khác nhau được thuần
hóa theo những cách khác nhau đã phản ánh cả bản chất riêng của chúng lẫn những cách mà
chúng tương tác với con người. ví dụ, chó có nguồn gốc là sói vốn đã săn bắt con người hoặc tìm
thức ăn tại các khu trại của họ. Từ đầu năm 12.000 trước Công Nguyên, các dân tộc thời kỳ đồ
đá, bắt đầu ở đông Á, phát hiện rằng sói con có thể được thuần hóa và huần luyện để theo dấu và
dồn đuổi thú săn vào thế bí. Các dòng chó này được phát triển dần dần đã tỏ ra thành thạo với
việc kiểm soát những đàn thú như là cừu. Sự hiểu biết về các loài chó đã nhanh chóng lan rộng
qua hầu hết tất cả các khu vực có người ở- những cuộc di cư sau này đến chây Mỹ có bao gồm 4
các loài chó châu Á – vì chúng rất có ích trong việc săn bắt và chăn giữ vật nuôi. Các đàn cừu
ngoan ngoãn và không có khả năng tự vệ, có thể được thuần hóa một khi con đầu đàn của chúng
bị bắt và được thuần hóa. Cừu, dê và lợn cũng là những con vật ăn xác thối gần các khu trại của
con người lần dầu tiên được thuần hóa ở Trung Đông trong khoảng từ năm 8500 đến năm 7000
trước Công Nguyên. Những động vật có sừng vốn có khả năng chạy nhanh hơn và tự vệ tốt hơn
cừu hoang, đã không được thuần hóa mãi cho tới khaongr năm 65000 trước Công Nguyên.
Việc thuần hóa động vật cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Các chuyên gia cho rằng lên đến
80% trong số tất cả các bệnh của con người đều có nguồn gốc từ động vật, và đặc biệt là từ việc
tiếp xúc ngày càng tăng. Những cải thiện về nguồn cung cấp thực phẩm đã tạo ra một sự bù đáp
xứng đáng, nhưng xã hội nông nghiệp đã mang gánh nặng của nhiều vấn đề mới cũng như những mối lo mới.
*Những biến đổi về vật chất và xã hội loài người thời kỳ đồ đá mới + Vật chất
Khoảng 2 triệu năm trước, Homo habilis được cho là đã xây dựng kết cấu đầu tiên do con
người xây dựng lên ở Đông Phi, nó chỉ bao gồm những sự sắp đặt đơn giản các hòn đá lại với
nhau để giữ các cành cây ở vị trí. Một sự sắp đặt đá thành hình tròn cũng được cho là đã xảy ra
khoảng 500.000 năm trước được khám phá ở Terra Amata, gần Nice (Pháp). Nhiều địa điểm cư
trú của loài người thời đồ đá cũng đã được phát hiện ở nhiều nơi trên Trái Đất, gồm:
Một kết cấu kiểu lều bên trong một cái hang gần Grotte du Lazaret, Nice, Pháp.
Một kết cấu có mái được chống đỡ bằng cây gỗ, được phát hiện ở Dolni
Vestonice, Czech và Slovakia, có niên đại khoảng 23.000TCN. Các bức tường được làm
bằng các khối đất sét nện và đá.
Nhiều túp lều được làm bằng xương voi mammoth được tìm thấy ở Đông Âu và Siberia.
Những người đã dựng những cái lều này là những thợ săn voi mammouth chuyên
nghiệp. Nhiều cái tương tự đã được tìm thấy ở dọc vùng thung lũng
sông Dniepr ở Ukraina, gần Chernihiv, ở Moravia (tạiCộng hòa Czech) và ở phía nam Ba Lan.
Một cái lều bằng da thú niên đại khoảng 15.000 đến 10.000TCN (ở Magdalenian) đã
được tìm thấy tại Cao nguyên Parain, Pháp. 5
Các lăng mộ cự thạch, nhiều phòng và các mộ đá một phòng có chôn nhiều thanh đá lớn
chồng lên nhau giống như những phiến đá lớn. Chúng được tìm thấy trên khắp Châu Âu,
và được xây dựng vào thời đồ đá mới. Nhiều mộ có các dụng cụ bằng đồng và bằng đá
cũng đã được tìm thấy, minh họa các vấn đề cố gắng xác định các giai đoạn dựa trên kỹ thuật. + Xã hội
Sản lượng dư thừa mà nền công nghiệp có thể tạo ra là chìa khóa cho những biến đổi xã
hội, hình thành nên một chiều kích khác của cuộc cách mạng Thời kỳ đồ đá mới. Sản lượng dư
thừa có nghĩa là những người nông dân có thể trao đổi một phần thu hoạch của họ để đổi lấy
những dịch vụ hay sản phẩm đặc biệt của nhưng thợ thủ công, như những người chế tạo dụng cụ
và thợ dệt. Các cộng đồng người đã được phân biệt bởi nghề nghiệp. Các nhà lãnh đạo chính trị
và tôn giáo toàn thời gian xuất hiện và cuối cùng hình thành các tầng lớp thượng lưu. Nhưng
trong Thời kỳ đồ đá mới, việc sản xuất chuyên biệt các công cụ bằng đá, vũ khí và gốm sứ là kết
quả quan trọng của sự phất triển nông nghiệp hơn là của sự hình thành tầng lớp thượng lưu. Ban
đầu, mỗi hộ gia đình tạo ra công cụ, vũ khí mà họ cần, như họ đan rổ và làm ra quần áo riêng cho
mình. Nhưng qua thời gian, những gia đình hoặc cá nhân đã tỏ ra đặc biệt khéo léo khi là những
công việc này đã bắt đầu sản xuất ra những đồ dùng vượt quá nhu cầu của riêng họ và muốn trao
đổi chúng để lấy ngũ cốc, sữa hoặc thịt.
Ở một số vùng, có những làng chuyên sản xuất những vật liệu mà ở các vùng khác có nhu
cầu. Ví dụ, đá lửa vốn cực kỳ cứng là vật liệu được ưa thích để làm lưỡi rìu. Rìu cần trong việc
khai hoang vốn là công việc cần thiết để mở rộng canh tác tại nhiều nơi ở châu Âu. Nhu cầu này
lớn đến nỗi các dân làng sống ở gần các vỉa đá lửa có thể tự cung cấp cho mình bằng cách khai
thác đá lửa hoặc tạo ra các đầu đá lửa và mua bán, thường cho những người sốn xa nơi sản xuất.
Những cuộc trao đổi như thế tạo thành tiền đề cho sự chuyên môn hóa trong vùng và mậu dịch liên vùng.
Vì các vai trò chính của phụ nữ như là người hái lượm thực phẩm trong cấc nền văn hóa
tiền nông nghiệp, nên người ta cso thể cho rằn phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
thuần hóa các cây trồng. Tuy nhiên, vị trí của họ đã suy yếu ở nhiều cộng đồng nông nghiệp. Họ
làm việc đồng áng và tiếp tục làm việc đồng áng ở hầu hết các nền văn hóa. Đàn ông đảm nhận
những nhiệm vụ liên quan đến lao động nặng nhọc, như phát hoan, cuốc đất và cày cấy. Đàn ông 6
độc chiếm những dụng cụ và vũ khí mới đã được sáng chế trong Thời kỳ đồ đá mới và những
thời kì sau đó, và họ kiểm soát các hệ thống tưới tiêu quan trọng vốn đã được phát triển ở hầu hết
các trung tâm nông nghiệp đầu tiên. Theo như chúng ta biết, đàn ông cũng dẫn đầu trong việc
thuần hóa gây giống và chăn nuôi các động vật lớn gắn liền với cả cộng đồng nông nghiệp lẫn
cộng đồng chăn thả. Như vậy, mặc dù nghệ thuật Thời kỳ đồ đá mới gới ý rằng các phong tục thờ
cúng đất đai và khả năng sinh sản, vốn tập trung vào các nữ thần, vẫn giữ được sức hấp dẫn của
chúng( xem phần hình dung quá khứ), địa vị xã hội và kinh tế của người phụ nữ đã bắt đầu suy
yếu do việc chuyển sang nông nghiệp đinh cư. Kết luận chương 1
"Thời kỳ đồ đá" có thể được sử dụng để miêu tả một nền văn minh hiện đại hay một nhóm
người sống trong các điều kiện nguyên thuỷ, thậm chí sự sử dụng của nó thường là không chính
xác. Câu "ném bom đưa chúng trở về thời kỳ đồ đá" ngụ ý một cuộc tấn công dữ dội phá hủy
toàn bộ cơ sở hạ tầng tại mục tiêu, buộc những người sống sót phải quay về sử dụng kỹ thuật
nguyên thủy để tồn tại.
Hình ảnh người ở hang thường đi chung với thời kỳ đồ đá. Ví dụ một serie phim tài liệu về
tiến trình phát triển của con người ở thời kỳ đồ đá đã được đặt tên là Cùng đi với người ở hang,
mặc dù chỉ chương trình cuối cùng là có hình ảnh con người sống trong hang. Trong khi ý tưởng
rằng loài người và khủng long từng cùng tồn tại thỉnh thoảng cũng được sử dụng trong phim hoạt
hình, phim và các trò chơi máy tính, như The Flintstones và One Million Years B.C., khái niệm
về những động vật linh trưởng và khủng long từng tồn tại với nhau chỉ đơn giản là một điều
tưởng tượng và chỉ được xem xét nghiêm túc bởi Trái Đất trẻ thuyết sáng tạo thế giới.
Một số miêu tả thời kỳ đồ đá gồm cả cuốn sách bán rất chạy là cuốn Những đứa trẻ của Trái
Đất một serie sách viết bởi Jean M. Auel, được đặt ở thời đồ đá cũ và dựa rất ít vào những khám
phá khảo cổ học và nhân chủng học. Bộ phim Tìm kiếm lửa năm 1981 của Jean-Jacques
Annaud kể câu chuyện về một nhóm người tìm kiếm ngọn lửa đã mất của họ. BÀI TẬP
1.Đời sống vật chất thời kỳ đồ đá mới có những chuyển biến như thế nào?
2. Nông nghiệp thời kỳ đồ đá mới có những biến đổi gì? 7 CHƯƠNG 2.
SỰ HÌNH THÀNH CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG ĐÔNG VÀ CHÂU PHI 1.Kiến thức:
+ Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về những thành tựu của nền văn minh Trung Đông
và Châu Phi đó là Lưỡng Hà và Ai Cập. 2. Kỹ năng:
+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới
+ Sau khi học xong chương này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức vào thực tế để giải
thích về sự xuất hiện các nền văn minh sớm ở phương Đông hơn phương Tây.
+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được rèn
luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.
3. Hình thức và phương pháp dạy - học
- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên nắm bắt
được thông tin về thành tựu những vùng đất này.
- Kết hợp với việc tường thuật lại những câu chuyện về truyền thuyết giúp sinh viên phân
biệt được nhân sinh quan và thế giới quan 2 vùng đất này
- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu
bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên. * Nội dung chương: 2.1.
Văn minh LưUng Hà (Mesopotamia)
2.1.1 Nhà nước của người Sumer
Sumer (từ tiếng Akkad Šumeru; nghĩa như "vùng đất của những vị vua văn minh" hay "quê
hương" là một nền văn minh cổ và cũng là một vùng lịch sử ở phía nam Lưỡng Hà, Iraq hiện nay,
ở thời kỳ đồ đồng đá vàthời kỳ đồ đồng sớm. Dù những dấu tích lịch sử sớm nhất trong vùng 8
không lâu quá khoảng năm 2900 trước Công nguyên, các nhà sử học hiện đại đã đánh giá rằng
Sumer lần đầu có người định cư thường xuyên khoảng trong giai đoạn 4500 và 4000 trước Công
nguyên bởi một nhóm người phi Semitic có thể hoặc không nói ngôn ngữ Sumer (đưa ra những
cái tên thành phố, sông ngòi, những việc làm cơ bản, vân vân, làm bằng chứng). Những người
tiền sử phỏng đoán này hiện được gọi là "proto-Euphrateans" hay "Ubaidians", và được cho là đã
phát triển từ văn hóa Samarra ở phía bắc Mesopotamia (Assyria). Người Ubaidians là lực lượng
văn minh đầu tiên tại Sumer, biết thoát nước các đầm lầy để làm nông nghiệp, phát triển thương
mại, và thành lập các ngành công nghiệp, gồm cả kéo sợi, thuộc da, gia công kim loại, nghề nề và
làm đồ gốm. Tuy nhiên, một số học giả như Piotr Michalowski và Gerd Steiner, bác bỏ ý tưởng
về một ngôn ngữ Proto-Euphratean hay một phụ ngôn ngữ. Họ và những người khác đã cho rằng,
ngôn ngữ Sumer ban đầu là ngôn ngữ của những người săn bắn và đánh cá, sống tại vùng đầm
lầy và ven biển phía đông Ả rập, và là một phần của văn hóa Ubaid.
Nền văn minh đầu tiên xuất hiện ở vùng phía đông bắc của nơi mà ngày nay gọi là Trung
Đông, dọc theo sông Tigris và Euphrates dẫn đến vịnh Ba Tư. Giữa các đồi phía bắc và các sa
mạc của bán đảo A Rập, chạy từ bờ biển Địa Trung Hải đến các vùng đồng bằng của sông Tigris
và Euphrates, là một vùng đất lớn có thể trồng trọt gọi là Fertile Crescent( vùng lười liềm màu
mỡ). Các sông chảy tràn bờ vào mùa xuân, lắng đọng đất màu mỡ khi nước sông rút xuống.
Lượng mưa không nhiều lắm, vì vậy khi áp lực dân số tăng do nền nông nghiệp thuở ban đầu, các
cộng đồng nông nghiệp bắt đầu tìm cách chế ngự và sử dụng các dòng sông qua những muơng
tưới tiêu. Với các dụng cụ cải tiến của Thời kỳ đồ đồng, vùng này đã có những phát triển rất
nhanh. Vùng Tigris – Eupharates màu mỡ đã tạo ra những lượng lương thực thặng dư lớn, thúc
đẩy phát triển dân số và mở rộng làng xã cũng như sợ gia tăng mậu dịch và chuyên môn hóa công
việc. Vùng này dễ bị tổn thương về một khía cạnh: quá bằng phẳng khiến cho nó mở ngỏ trước sự xâm lược.
Nhà Sumer học Samuel Noah Kramer đánh giá "Không tộc người nào đã đóng góp vào nền
văn hóa nhân loại nhiều hơn người Sumer" nhưng tuy nhiên chỉ gần đây chúng ta mới có được sự
hiểu biết về sự tồn tại của nền văn hóa cổ này. Nền văn minh Sumer hình thành trong giai đoạn
Uruk (thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên), tiếp tục tới các giai đoạn Jemdat Nasr và Sơ triều
đại. Trong thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên, một sự cộng sinh văn hóa gần gũi đã phát triển
giữa người Sumer (nói mộtngôn ngữ phân lập) và những người nói tiếng Semitic Akkadian, bao
gồm rất nhiều người nói cả hai thứ tiếng.[10] Ảnh hưởng của người Sumer trên người Akkad (và 9
ngược lại) là rõ ràng ở mọi khu vực, từ mượn từ vựng ở quy mô lớn, tới cú pháp, hình thái học,
và âm vị học. Điều này đã khiến các học giả gọi người Sumer và người Akkad ở thiên niên kỷ thứ
3 trước Công nguyên là một sprachbund. Sumer bị các vị vua nói tiếng Semitic của Đế chế
Akkad chinh phục khoảng năm 2270 trước Công nguyên (short chronology), nhưng tiếng Sumer
vẫn tiếp tục như một ngôn ngữ thần thánh. Người Sumer bản xứ giành lại quyền cai trị trong
khoảng một thế kỷ ở thời Triều đại thứ ba của Ur (Phục hưng Sumer) thế kỷ 21 tới thế kỷ 20
trước Công nguyên, nhưng ngôn ngữ Akkad vẫn tiếp tục được sử dụng. Thành phố Eridu của
Sumer, trên bờ biển Vịnh Persian, là thành phố đầu tiên của thế giới, nơi ba nền văn hóa khác
nhau hòa trộn, văn hóa của những người nông dân Ubaidian, sống trong những ngôi nhà xây bằng
gạch bùn và biết làm thủy lợi; văn hóa của người chăn nuôi du mục Semitic sống trong những lều
trại màu đen và đi chăn các đàn cừu hay dê; và văn hóa của người dân đánh cá, sống trong những
chiếc lều bằng sậy tại các đầm lầy, những người có thể đã là tổ tiên của người Sumer.
Nền văn hóa của người Sumer vẫn nguyên vẹn cho đến khoảng năm 2000 trước Công
Nguyên. Tổ chức chính trị của nó dựa trên một kiể các thành bang được tổ chức chặt chẽ mà
trong đso một vị vua thành bang, người có quyền lực cao nhất, cai trị vùng đất nông nghiệp nội
đại. Trong một số trường hợp, các hội đồng địa phương làm cố vấn cho vua. Một trong những
chức năng của các thành bang Sumer là để xác định các đường ranh giới, không giống như các
lãnh thổ ít chính thức hưn của những làng mạc tiền văn minh trong vùng. Mỗi thành bang giúp
điều tiết tôn giáo và thực thi các nhiệm vụ của nó. Nó cũng đưa ra một hệ thống tòa án công lý.
Các vị vua là những chiến binh lãnh đạo quân đội được huấn luyện để phòng vệ, và chiến tranh
vẫn rất quan trọng trong nền chính trị của người Sumer, ở đó chiến tranh ẩn hiện mờ mờ. Các vị
vua và thầy tế kiểm soát nhiều đất đâi. Các nô lệ, những người đã bị chinh phục trong các cuộc
chiến với các bộ lạc lân cận, làm việc trên vùng đất này.
Những thành tựu của người Sumer:
Tổ chức chính trị và xã hội
Tổ chức chính trị và xã hội của người Sumer thiết lập các truyền thống tồn tại lâu dài trong
vùng. Chính phủ thành bang đã thiết lập một truyền thống cai trị vùng, đôi khi chịu nhượng bộ
những đế chế lớn hơn nhưng thường được bầu như một hình thức tổ chức chính. Nhiều nền văn
minh tiếp theo cũng dựa vào lực lượng lao động nô lệ. Việc sử dụng nô lệ và thiếu những rào cản
tự nhiên để chống lại sự xâm lăng giúp giải thích cuộc chiến tái diễn đều đặn, đây là điều cần 10
thiết để cung cấp lao động ở hình thức nô lệ bị bắt giữ. Chữ viết
Tổ chức chính trị và xã hội
Việc phát minh chữ viết của người Sumer có thể khá đột ngột. Nó dựa vào các nhu cầu
mới để có những ghi chép hồ sơ chính trị và tài sản thương mại, bao gồm việc tán dương những
kỳ công của các vị vua kiêu hãnh ở địa phương. Trước chữ viết là phát minh con dấu hình trụ
bằng đất sét mà trên đso các hình ảnh nhỏ của các đồ vật có thể được ghi lại. Chữ viết đầu tiên
của người Sumer phát triển từ những hình ảnh đó, nên trên những bảng dất sét nung, và được
chuyển thành các ký hiệu rồi dần dần biến đổi thành các thành phần ngữ âm. Bảng chữ cái đầu
tiên của nguời Sumer, một bộ các ký hiệu tượng trưng cho các âm, có thể lên đén 2000 ký hiệu
phát sinh từ các hình ảnh đầu tiên đó. Chẳng bao lâu các tác giả đã bắt đầu dùng các kỹ hiệu trừu
tượng hơn để tượng trưng cho các âm, cho phép người Sumer rút gọn bảng chữ cái xuống còn khoảng 300 ký hiệu.
Các tác giả người Sumer đã dùng những que hình nêm để khắc các ký hiệu lên những
bảng đất set. Chữ viết được tạo ra gọi là cuneiform (kyoo-NAY-h-form, nghĩa là “hình nêm”), và
nó được sử dụng trong vài ngàng năm ở Trung Động cho nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chữ hình
nêm khó học, vì vậy những người chuyên chép thuê đã giữ độc quyền nó. Người Sumer tin rằng
mỗi vật trong tự nhiên đều sẽ có một tên riêng để đảm bảo vị trí của nó trong vũ trụ; việc biết
được tên gọi cho người ta một sức mạnh nào đó đối với vật đó. Chữ viết đã nhanh chóng đảm
nhiệm các mục đích tôn giáo, cho phép người ta sắp đặt một trật tự trừu tượng đối với thiên nhiên và thế giới xã hội. Văn học
Vào khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, người Sumer đã viết ra câu chuyện xưa nhất
thế giới, sử thi về Gilgamesh, vốn đã tồn tại ở dạng truyền miệng vào khoảng đầu thiên niên kỷ
thứ 7 trước Công Nguyên, Gilgamesh được miêu tả như là vị vua của một thành bang, là anh
hùng đầu tiên trong văn học thế giưosi. Bản anh hùng ca này cũng miêu tả vụ lũ lụt lớn. Giọng
điệu chung của bản anh hùng ca này và của nền văn hóa Sumer (có lẽ là phản ánh những vụ lũ lụt
thường xuyên gây tai hại trong vùng) thì buồn rười rượi. Gilgamesh đã có những kỳ công vĩ đại
nhưng luôn luôn vấp phải những luật lệ sắt đá của thần linh, những người kiểm soát cuối cùng số phận con người. 11 Nghệ thuật, kiến trúc
Cùng với văn học thuở ban đầu , nghệ thuật và khoa học của người Sumer đã phát triển
đều đặn. Các bực tượng và bích họa đã tô điểm các đền đài của các vị thần, và tượng của các vị
thần đã trang trí nhà cửa. Người Sumer tìm tòi để hiểu biết thêm về sự chuyển động của mặt trời
và các vì sao, từ đó lập nên khoa học về thiên văn. Họ cũng muốn cải thiện kiến thức toán học
của họ. Hệ thống số của người Sumer, dựa trên các dơn vị là 12,60 và 360, là hệ thống mà ngày
nay chúng ta sử dụng trong các phép tính liên quan đến các hình tròn và giờ giắc. Các biểu đồ của
người Sumer về những chòm sao chính đã được sử dụng trong 5000 năm ở Trung Đông, và qua
sự mô phóng sau này đã được sử dụng ở Ấn Độ và châu Âu. Nói cách khác, người Sumer và
những người kế tục họ ở Mesopotamia đã tạo ra các mô hình quan sát và tư duy trừu tượng về
thiên nhiên mà nhiều xã hội sau này, kể cả xã hội của chúng ta, vẫn còn dựa vào đó. Tôn giáo
Tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa và chính trị của người Sumer. Thần
linh được liên hệ với nhiều lực lượng thiên nhiên khác nhau. Đồng thời, thần linh được xem là có
hình dạng con người và nhiều đặc điểm trong số những đặc đierm khó chịu hơn của con người.
Vì vậy, thần linh thường cãi nhau và dùng quyền lực của họ theo một cách ích kỷ và trẻ con, và
điều này đã tạo ra những câu chuyện lý thú nhưng cũng gây ra mối lo sợ rằng thần linh có thể
khiến cho cuộc sống khó khăn. Săc thái u ám của tôn giáo Sumer cũng bao gồm một thế giới bên
kia của sự thống khổ, một dạng khái niệm ban đầu là địa ngục. Vì người ta tin rằng các thần linh
điều tiết các lực lượng thiên nhiên, như lũ lụt, trong một vùng nơi thiên nhiên thường khắc nghiệt
và khó đoán, các vị thần đáng sợ hơn là đáng yêu. Quyền lực của các giáo sĩ xuất phát từ trách
nhiệm của họ trong việc xao dịu các vị thần qua lời cầu nguyện, hiến tế và phép thuật. Các thầy tế
đã trở thành những chuyên gia làm việc trọn thời gian để quản lý các đền đài và thực hiện các
phép tính thiên văn về những ngày tháng có ngập lụt bình thường, là điều cần thiết cho việc quản
lý các hệ thống tưới tiêu.
2.1.2. Đế quốc Akkadia
Khoảng 2270–2083 trước Công nguyên (biên niên sử rút gọn)
Ngôn ngữ Semitic Akkad lần đầu được chứng thực trong những cái tên riêng của các vị vua
của Kish khoảng năm 2800 trước Công nguyên, được lưu giữ trong những danh sách vua sau này.
Có những văn bản được viết hoàn toàn bằng tiếng Akkad cổ có niên đại từ khoảng năm 2500 12
trước Công nguyên. Việc sử dụng tiếng Akkad cổ lên tới đỉnh điểm trong thời cai trị của Sargon
Vĩ đại (khoảng năm 2270–2215 trước Công nguyên), nhưng thậm chí khi ấy hầu hết các văn bản
hành chính tiếp tục được viết bằng tiếng Sumer, ngôn ngữ được những người chép thuê sử dụng.
Gelb và Westenholz phân biệt ba giai đoạn của tiếng Akkad cổ: giai đoạn thời kỳ tiền Sargonic,
giao đoạn đế chế Akkad, và giai đoạn "Phục hưng Tân-Sumer" tiếp theo nó. Tiếng Akkad và tiếng
Sumer cùng tồn tại như những ngôn ngữ địa phương trong khoảng một nghìn năm, nhưng vào
khoảng năm 1800 trước Công nguyên, tiếng Sumer trở thành ngôn ngữ văn học nhiều hơn và chủ
yếu quen thuộc với các học giả và những người viết thuê. Thorkild Jacobsen đã cho rằng có ít sự
ngắt quãng trong tính tiếp nối lịch sử giữa các giai đoạn tiền và hậu Sargon, và rằng có quá nhiều
sự nhấn mạnh vào quan niệm về một sự xung đột "Semitic và Sumer". Tuy nhiên, điều chắc chắn
là tiếng Akkad cũng được áp đặt một thời gian ngắn tại các vùng lân cận của Elam trước đó bị chinh phục bởi Sargon.
2.1.3. Đế quốc Babylon
Babylon tiếng Akkad: Babili, Babilla) là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại. Các di tích
của thành quốc này được phát hiện ngày nay nằm ở Al Hillah, tỉnh Babil, Iraq, khoảng 85 km (55
dặm) về phía nam thủ đô Baghdad. Tất cả những gì còn lại của thành phố ban đầu của Babylon
cổ đại nổi tiếng ngày nay là một gò đất, hoặc các toà nhà xây bằng các gạch bùn và các mảnh vỡ
ở vùng đồng bằng màu mỡ Lưỡng Hà giữa hai dòng sông Tigris và Euphrates.
Mặc dù nó đã được tái tạo, tài nguyên lịch sử cho chúng ta thấy rằng Babylon ban đầu là một
thị trấn nhỏ, đã phát triển nhanh chóng vào vào thời kỳ đầu của thiên niên kỷ 3 trước Công
nguyên. Thị trấn phát triển mạnh và đã đạt được sự nổi bật và tầm quan trọng chính trị với sự trỗi
dậy của triều đại Babylon đầu tiên. Tự xưng là người kế thừa của Eridu cổ, Babylon đã làm lu mờ
Nippur với tư cách là thành phố thánh địa của Lưỡng Hà vào khoảng thời gian
vua Hammurabi lần đầu thống nhất Đế quốc Babylon, và cũng có thể trở thành kinh đô của đế
quốc Tân Babylon vào năm 612-539 trước Công nguyên. Dưới triều vua Nebuchadnezzar II, Đế
quốc Tân Babylon trở nên vô cùng hùng mạnh. Ông vài lần mang quân tiến đánh
thành Jerusalem, đày ải những người Do Thái về thành Babylon. Vườn treo Babylon là một
trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Vào năm 539 TCN, với lực lượng Quân đội hùng cường của mình, vị Hoàng đế sáng lập
ra Đế quốc Ba Tư - Cyrus Đại Đế tiến hành chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, đánh bại Quốc 13
vương Nabonidus và từ đó, Đế quốc Tân Babylon sụp đổ. Tuy nhiên, kinh thành Babylon vẫn
đóng vai trò quan trọng đối với những vị vua mới của họ. Các Hoàng đế của nhà
Achaemenes xưng những danh hiệu Hoàng gia Babylon xưa, và còn được gọi là "Đức Vua của
Babylon, Đức Vua của các vùng đất".[5] Không những xưng làm "Đức Vua của Babylon", Hoàng
đế Cyrus Đại Đế vẫn tôn kính những truyền thống văn hóa và tôn giáo của dân tộc Babylon. Ông
cho tiến hành dự ánxây dựng những ngôi đền Babylon đã bị quên lãng dưới các đời
vua Belshazzar và Nabonidus, đồng thời giải thoát những người nô lệ ở thành Babylon ra khỏi
kiếp khổ sai - trong số đó có những người Do Thái.
Các vị vua như Hammurabi khẳng định quyền lực vĩ đại, thường tự liên hệ mình với các
thần linh. Các tượng đài nghệ thuật tôn vinh quyền lực của cacs vị vua theo một truyền thống đã
tiếp diễn suốt từ đó( thậm chí đối với các vị vua không được xem là thần thánh).
Các nhà khoa học Babylon đã mở rộng công việc của người Sumer trong thiên văn học và
toán học. Các học giả có thể tiên đóa nguyệt thực và theo dõi các đuơngf đi của một số hành tinh.
Người babylon cùng tìm ra các bảng toán học hữu ích và hnhf học đại số; họ có thể tính toán diện
tích và thể tích của nhiều hình dạng, nghĩ ra số bình phương và lai kép. Giờ 60 phút và vòng
tròng 360 độ hiện nay xuất phát từ hệ thống đo lường Babylon được áp dụng vào các hệ thống số của người Sumer.
Thật vậy, trong tất cả những người kế thừa của người Sumer thì người Babylon đã xây
dựng nền văn hóa tinh vi nhất, mặc dù sự cai trị của họ chỉ kéo dài khoảng 200 năm. Người
Babylon đã mở rộng thương mại và một khu văn hóa chung, cả hai đều dựa vào
việc gia tăng sử dụng chữ viết hình nêm và ngôn ngữ chung. Trong suốt thời kì của để chế
này, sức mạnh của chính uqyeefn được thể hiện ở cả hệ thống pháp lý có phạm vi rọng lẫn cá tòa
nhà công cộng và các cung điện hoàng gia sang trọng. Những khu vườn treo của một vị vua làm
kinh ngạc các du khách đến từ khắp nơi.
Đế quốc Babylon đã sụp đổ khoảng năm 1600 trước Công Nguyên. Xã hội Trung Đông
đã trở nên thịnh vượng đến nỗi nó bắt đầu thu hút những làn sóng tấn công tái diễn đều đặn từ các
dân tọc du mục ở Trung Á, và một số rào cản địa lý đã cản trở những cuộc tấn công này. Dân tộc
Hittle(HIT-eyet), một trong những nhóm đầu tiền trong số các nhóm người Ấn – Âu đi vào từ
trung Á,đã thành lập một đế quốc của riêng họ. Người Hittite đã sớm chịu thua, và một lọa các
vương quốc nhỏ hơn đã tranh chấp vùng này trong nhiều thế kỷ từ khoảng năm 1200 đến năm 14 900 trước Công Nguyên. 2.2.
Văn minh Ai Cập cổ đại
Những trận lụt đều đặn hàng năm mang theo nhiều phù sa của sông Nil, cùng với tình trạng
bán cô lập do sự ngăn cách của sa mạc phía đông và phía tây, dẫn tới sự phát triển của một trong
những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới. Nước Ai Cập được coi là lập quốc vào khoảng năm
3100 trước Công Nguyên bởi pharaong huyền thoại Menes, người đã cho xây thành Memphis và
chọn đây làm kinh đô. Triều đại có nguồn gốc địa phương cuối cùng, được gọi là Vương triều thứ
30, đã sụp đổ trước sức tấn công của người Ba Tư năm 343 TCN và vị pharaong người Ai Cập
cuối cùng là Nectanebo II phải thoái vị. Lúc ấy người Ai Cập đã đào nên nền móng đầu tiên
của kênh Suez và nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải. Sau đó, Ai Cập lần lượt bị cai trị bởi người
Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã (Byzantine) và một lần nữa bởi người Ba Tư.
Trong tất cả các giai đoạn, nền văn minh Ai Cập có đặc điểm là sức mạnh của pharaoh.
Pharaoh được cho là có nguồn gốc từ các thần linh và được gắn cho sức mạnh để bảo vệ sự thịnh
vượng và kiểm soát các nghi lễ nhằm bảo đảm dòng chảy đều đặn của sông Nile và sự màu mỡ
có được từ việc tưới tiêu. Phần lớn nghệ thuật của Ai Cập được dành để biểu hiện sức mạnh và
tính thiên liêng của pharaoh. Hệ thống quan lại mở rộng được tuyển từ những quý tộc địa chủ và
đã được đào tạo về chữ viết và luật lệ. Các quân toàn quyền được bổ nhiệm quản lý những vùng
then chốt và chịu trách nhiệm giám sát việc tưới tiêu và sắp đặt những công trình công cộng lớn,
vốn đã trở thành dấu hiệu của văn hóa Ai Cập. Hầu hết những người Ai Cập đều là nông dân, đã
bị chỉnh đốn chặt chẽ và bị đánh thuế nặng. Chữ viết Ai Cập cổ
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối
viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập
cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN). Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng
từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế
kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập. Cuối thế kỷ 20,
người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo
văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự
Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Văn học - nghệ thuật 15
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy papyrus (chỉ
thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế
ra, được làm từ cây papyrus mọc ở châu thổ sông Nin. Công nghệ làm giấy papyrus không được
ghi lại và bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940, các nhà Ai Cập học đã phục hồi
được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá lớn, dài hàng mét.
Giấy papyrus được người Ai Cập cổ dùng vào các việc ghi chép lại các cảnh sinh hoạt bao
gồm văn học, tôn giáo, lịch sử và các công việc hành chính. Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng
để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên
các chất liệu gốm cổ… Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập
tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất
nung đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động. Kết luận chương 2
Ai Cập và vùng Lưỡng Hà cả hai đều cho thấy những thay đổi mà sự phát triể của nền văn
minh đã mở đầu trong kinh nghiệm của con người – ví dụ, sự sôi nổi lên của các nhà nước chính
thức. Việc so sánh cho thấy hai xã hội này đã phát triển các mô hình cơ bản khác nhau như thế
nào. Một sự khác biệt chính liên quan đến các mối liên hệ với những vùng năm bên ngoài những
ranh giới cốt lõi của nền văn minh. Khong một nền văn minh nào vươn xa đến thế giới rộng hơn,
nhưng mỗi nền văn minh đều bộc lộ một ảnh hưởng nào đso rộng hơn và ngược lại cũng nhận
nhiều ảnh hưởng. Thương mại của nười Sumeria tiếp xúc với Ấn Độ hoặc trực tiếp hoặc qua các
trun ggian ở Vịnh Ba Tư dẫn đến việc hàng năm có sự trao đổi hàng tấn đồng của người Sumeria
để lấy lúa mì Ấn Độ. Ấn Độ cũng cung cấp các chuỗi hạt bằng đá quí tinh xảo cho các hoàng tộc
người Sumeria. Về sau người Ai Cập nhập khẩu gỗ tếch của Ấn Độ. Điều thú vị là, những người
Hy Lạp đầu tiên đã học hỏi về các thức uống lên men từ người Ai Cập và có thể đã đáp lại bằng
cách chia sẻ với Ai Cập những tiến bộ của mình ở lĩnh vực sản xuất rượu. BÀI TẬP
1. Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về đế quốc Babylon. Theo anh/chị
thành tựu nào quan trọng nhất?
2. Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt của nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. 16 CHƯƠNG 3.
NHỮNG NỀN VĂN MINH ĐẦU TIÊN Ở CHÂU Á : ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC 1.Kiến thức:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc: -
Đối với Ấn Độ là nền văn minh Harappa và Monhenjo Daro cùng với sự biến đổi xã
hội Ấn thông qua quá trình người Aryan vào đất Ấn. -
Đối với Trung Quốc là 2 vương triều Thương và Chu với những thành tựu văn minh
mà người Trung Quốc đạt được. 2. Kỹ năng:
+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới
+ Sau khi học xong chương này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức vào thực tế để giải
thích về sự xuất hiện những thành tựu rực rỡ ở mỗi nền văn minh này.
+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được rèn
luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.
3. Hình thức và phương pháp dạy - học
- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên nắm
được thành tựu Trung Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại.
- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu
bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên. Nội dung chi tiết
3.1. Văn minh Ấn Độ
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy
núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc
Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương. Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ
dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp
cho những cánh đồng ở Bắc Ấn. Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 Tr. C.N.) đã 17
thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.
Các đồng bằng hạ lưu sông Ấn vào thiên niên kỷ thú 3 trước CN một nơi rất khác so với
ngày nay. Phần lớn vùng đất đó hiện nay khô cằn và hoang tàn, đan chéo bởi những long sông
khô cằn, Vào thời Harappa, đó là một vùng đất xanh tươi và có rừng dày đặc, có nhiều thú săn và
đồng cỏ để chăn nuôi súc vật. Từ lâu trước khi những khu định cư đầu tiên cùng với các khu phức
hợp Harappa xuất hiện, các đồng bằng đã có những khu định cư trồng trọt rải rác. Ít nhát là vào
năm 3000 trước CN, các dân tộc tiền Harappa đã canh tác lúa mì và lúa mạch và đã phát triển
những công cụ nông nghiệp và kỹ thuật trồng hoa màu.
Những dân tộc thời tiền Harappa biết cách để làm ra các loại vũ khí, công cụ và gương bằng
đồng, và họ đã tinh thông nghệ thuật làm đồ gốm. Những kiểu mẫu lặp đi lặp lại, như bò và súc
vật sừng lại , trên những cái bắt được trang trí cầu kỳ và những cái vại chưa gợi ý là có những cái
vại chứa gợi ý là có những lien kết với những cộng đồng nông nghiệp ban đầu ở Trung Đông.
Nhữn thiết kế đồ gốm chỉ ra rằng cá dường như là nguồn thực phẩm chính. Bò sừng dài là một
hình ảnh trung tâm trong nền văn hóa Harappa và những dấu tích quan trọng trong nghệ thuật
hình tượng( nghệ thuật thể hình ảnh). Người dân thời tiền Harappa trong thung lũng sông Ấn
cũng đã chạm khắc nhiều tượng hụ nữ nhỏ. Những tượng nhỏ này khác với những tượng được
tìm thấy nhiều nền văn hóa ban đầu ở sự chú tâm chi tiết danh cho các kiểu tóc và trang sức.
3.1.1. Nền văn minh lưu vực sông Ấn
Chỉ đến năm 1922, khi các nhà khảo cổ học người Anh trên đường đi tìm dấu vết
của Alexander Đại đế khám phá những phần còn lại của một nền văn hóa chưa được biết đến
trong lãnh thổ củaPakistan ngày nay, nền văn hóa cổ phát triển cao này mới được biết đến. Nền
văn minh này trải dài gần khắp lãnh thổ Pakistan ngày nay cũng như nhiều phần của Ấn
Độ và Afganistan trên một diện tích là 1.250.000 km² và như thế so về diện tích lớn hơn Ai Cập
cổ đại và nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) cộng lại. Bên cạnh hai nền văn hóa này, nền
văn minh sông Ấn là một trong ba nền văn minh lâu đời nhất của thế giới. Ngay từ thời đấy
người ta đã biết đến quy hoạch đô thị, chữ viết và kiến trúc.
Mặc dầu cách nhau hàng trăm dặm, Harappa, Mohnejo Daro và các trung tâm đô thị khác
đã có những đặc điểm giống nhau một cách đáng kể trong cách bố trí và xây dựng. Chúng được
xây dựng theo một kiểu hình ô lưới phân chia bởi những con đường chính thành 12 đoạn được đo 18
đạc chính xác. Harappa và Mohenjo Daro có tường thành bao quanh, kéo dài đến một dặm từ
đông sang tây và một dặm rưỡi từ bắc đén nam. Những tòa nhà và tường thành phố thường được
làm bằng gạch nung lò đúng tiêu chuẩn. Việc phối hợp kiến trúc trên một qui mô đồ sộ như vậy
có thể có nghĩa là một chính quyền trung ương hữu hiệu có thể có nghĩa là có một chính quyền
trung ương hữu hiệu có thể tổ chức và giám sát nhuwgnx nhiệm vụ hàng ngày của một số lượng lớn lao động.
Mohenjo-Daro là thành phố được khảo sát tốt nhất của văn hóa sông Ấn. Trong các thập
niên 1920 và 1930, cơ quan khảo cổ Anh đã tổ chức khai quật rộng khắp tại đây và đào lộ thiên
nhiều phần lớn của thành phố đã hoàn toàn bị chôn vùi trong bùn lầy của sông Ấn 4.500 năm
trước đó. Thành phố được xây dựng trên một nền nhân tạo làm bằng gạch đất sét và bằng đất, hẳn
là để bảo vệ chống lụt. Cạnh một vùng nằm cao hơn, rộng 200m và dài 400m, được xem là thành
lũy, là một vùng được coi như là khu dân cư, nơi có nhiều nhà dân. Giữa 2 khu vực này là một
khoảng trống rộng 200m. Các con đường chính có nhiều ngang 10 m chạy xuyên qua thành phố
theo hướng Bắc-Nam và đường nhỏ thẳng góc với đường lớn theo hướng Đông-Tây, từ đó hình
thành các khu nhà cho người dân thành phố. Trong khu thành lũy mà mục đích vẫn chưa rõ có
một bể nước được làm bằng một loại gạch đặc biệt nung từ đất sét, được khám phá trong năm
1925, có độ lớn vào khoảng 7 m x 12 m và có thể đi lên qua 2 cầu thang. Bể nước được bao bọc
bởi một lối đi, có một giếng nước cung cấp riêng trong một phòng cạnh đó. Người ta vẫn chưa rõ
đây là một bể nước để tắm rửa trong nghi lễ hay là một bể bơi công cộng. Cũng trên nền này là
một căn nhà lớn làm từ gạch nung được xem như là kho trữ ngũ cốc mặc dầu chức năng này chưa được chứng minh.
Các thành phố được kế hoạch hóa hoàn hảo và xây dựng có tính kỹ thuật là bằng chứng cho
một mức độ phát triển cao của khoa học thời bấy giờ. Con người của nền văn hóa sông Ấn đạt
đến một mức độ chính xác đáng kinh ngạc trong đo lường về chiều dài, khối lượng và thời gian.
Người dân nền văn hóa sông Ấn có lẽ là những người đầu tiên phát triển và sử dụng các trọng
lượng và kích thước thống nhất. Đo lường của họ hết sức chính xác. Đơn vị chiều dài nhỏ nhất
được tìm thấy trên một thước đo làm bằng ngà voi tại Lothal tương ứng với khoảng 1,704 mm, là
đơn vị nhỏ nhất trên một thước đo thuộc thời kỳ Đồ đồng đã từng được tìm thấy. Trọng lượng
dựa trên đơn vị 0,05; 0,1; 1; 2; 5; 10; 20; 50; 100; 200 và 500, trong đó mỗi đơn vị nặng vào
khoảng 28 gram. Hệ thống thập phân cũng đã được biết đến và sử dụng. 19
Được dùng làm vật liệu xây dựng lần đầu tiên trong lịch sử của loài người là gạch được
nung với tỷ lệ kích thước toàn hảo 1:2:4 vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay. Trong luyện kim,
nhiều kỹ thuật mới cũng được phát triển, thợ thủ công của nền văn hóa Harappa đã sử dụng
những kỹ thuật này trong lúc gia công đồng,đồng thau (bronze), chì và thiếc.
3.1.2. Xã hội của người Aryan thưở sơ khai ở Ấn Độ
Bất chấp những lời khẳng định của các nhà tư tưởng phân biệt chủng tộc thế kỷ thứ 18
và 19, người Aryan không phải là chủng người hay một nhóm người phân biệt về mặt sinh học.
Thuật ngữ Aryan là mộ thuật nhữ ngôn ngữ học. Người Aryan có nguồn gốc là những người chăn
thả súc vật nói một loại của một nhóm các ngôn ngữ Ấn – Âu và sống ở khu vực giữa Caspian và
Hắc Hải. Vì những lý do dường như là có liên quan với những sự biến đổi khí hậu và những xung
đột về đất chăn thả, những người du mục này đã bắt đầu di cư với số lượng lớn từ vùng đất quê
hương của họ vào thiên niên kỷ thứ 2 và 3 trước CN. Những đợt di cư đầu tiên là về phía tây, vào
Tiểu Á và sau cùng là châu Âu. Những đợt di cư thứ hai hướng về phái đông tiến đến Iran và thung lũng sông Ấn.
Khi tiến vào tiểu lục địa Ấn Độ, các nhóm người Aryan đã phân chia thành ba nhóm xã
hội chính: chiến binh, tu sĩ và thứ dân. Từ những xung đột và sự chinh phục các dân tộc bản đại
đã bổ sung thêm một nhóm thứ tư: nô lệ hay nông nô. Mặc dầu những khác biệt xã hội giữa ba
nhóm đầu tiên này là điều nổi bật, tuyến phân chia giữa những người Aryan có nguồn gốc tự do
và dân số bị bắt làm nô lệ là đặc biệt khắc khe. Rõ ràng, sự phân chia rõ ràng này cũng có một
chiều hướng tự nhiên giữa kẻ tự do và người bị bắt làm nô lệ. Người Aryan tự xem mình là người
chinh phục da trắng trong một biển người da đen Dasas, là tên gọi mà người Aryan dành cho
những dân tộc bản xứ. Những nỗ lực đã được thực hiện để ngăn chặn các cuộc hôn nhân di chủng
– quan hệ tình dục và sinh sản – giữa người Aryab và Dasas. Những cuộc hôn nhân giữa hai
nhóm bị cấm. Những hình phạt được đưa ra tương ứng với các thứ bậc của người đàn ông và
đang bà đã có quan hệ tình dục.
Khi người Aryan định cư, sự phân chia xã hội trở nên phức tạp hơn, với những nhóm như
nông dân, thương nhận, và thợ thủ công cùng với những nhóm chiến binh, giáo sĩ và người chăn
thả súc vật. Sự phân chia xã hội còn phức tạp hơn do sự kết hôn dị chủn lan rộng . Qua nhiều thế
kỷ, bốn varna (đẳng cấp xã hội) đã phát triển: tăn lữ (Brahmin), chiến binh (Kshatriya), thương 20