-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Dân chủ là gì ? - Môn Triết học Mác Lênin | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Triết học Mác lênin(YCT01) 19 tài liệu
Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Dân chủ là gì ? - Môn Triết học Mác Lênin | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Triết học Mác lênin(YCT01) 19 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1.1. Dân chủ là gì ? 1.1.1. Khái niệm ?
Như chúng ta đã biết, bản tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) do Chủ tịch Hồ Chí
Minh công bố với thế giới đã khẳng định quyền tự do dân chủ là của tất cả mọi
người dân Việt Nam. Vậy dân chủ là gì? Mời cô (thầy) đọc bài tiểu luận của nhóm
em tìm hiểu về dân chủ là gì và vai trò của dân chủ trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện vào thế kỉ VII – VI trước công nguyên với cụm
từ “demokratos” từ các nhà tư tưởng Lạp cổ đại. Theo các nhà tư tưởng, danh từ
“Demos” có nghĩa là nhân dân và động từ “kratos” là cai trị. Qua đó, dân chủ được
hiểu là nhân dân cai trị, hiện
nay các nhà chính trị hay còn gọi là quyền lực của
nhân dân hay quyền
lực thuộc về nhân dân. Tóm lại, dân chủ là chế độ chính trị
trong đó toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc
đại diện do dân bầu ra; là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên
việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình
đẳng, tự do và quyền còn người. Dân chủ là một phạm trù chính trị gắn với các
hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một phạm trù lịch sử gắn
với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.
Ví dụ: Khi nhà nước cần ban hành hay sửa đổi một bộ luật mới thì phải
trưng cầu ý dân, được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Sau khi kiểm tra phiếu,
nếu đủ điều kiện thì nhà nước sẽ đổi bộ luật. Như vậy, quyền quyết định thuộc về nhân dân.
Trong thời kì đổi mới nước ta hiện nay, Đảng đã khẳng định “trong toàn bộ
hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Hệ thống chính trị nước ta từng
bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ
cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp luật đảm bảo.
1.1.2. Sự ra đời và phát triển dân chủ .
Nhân loại từ lâu đã có nhu cầu và từng bước thực hiện dân chủ, có quan niệm
về dân chủ, đó là việc thực thi quyền của nhân dân. Vì vậy, dân chủ đã xuất hiện từ
rất sớm trong xã hội, tồn tại và phát triền đến ngày nay.
Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của
dân chủ mà Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ
quân sự”. Sản xuất phát triển, chế độ tư hữu ra đời làm cho “dân chủ nguyên thủy”
tan rã, từ đó nền “dân chủ chủ nô” ra đời. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành
nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước, nhưng quyền lực của dân bị hạn chế.
Cuối thế kỉ VIX – đầu XV, nền “dân chủ tư sản” ra đời, mang tư tưởng về
tự do, công bằng, dân chủ. Nền dân chủ tư sản là một bước tiến lớn. Tuy nhiên, nền
dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của số ít những người nắm giữ tư liệu sản xuất
đối với nhân dân lao động.
Năm 1917, cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra
một thời đại mới, nhân dân giành được quyền làm chủ nhà nước, xã hội. Nhà nước
công – nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa) ra đời, lập nên nền “dân chủ vô sản”
(dân chủ xã hội chủ nghĩa) với mục đích thực hiện quyền lực của nhân dân, bảo vệ
lợi ích, quyền lợi cho nhân dân, nhân dân làm chủ nhà nước, xã hội.
Như vậy, là một nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử nhân loại từ
trước đến nay có ba nền dân chủ đó là: nền dân chủ chủ nô gắn với chế độ chiếm
hữu nộ lệ, nền dân chủ tư sản gắn
với chế độ tư bản chủ nghĩa và nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Tài liệu tham khảo:
Gáo trình chủ nghĩa khoa học xã hội
https://accgroup.vn/dan-chu-la-gi/