Dẫn luận nghiên cứu khoa học - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam
Dẫn luận nghiên cứu khoa học - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (cnxhkh24)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
DẪN LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LIVESTREAM ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC
TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Nhóm 8 Nguyễn Kim Phụng 2153410440 Bùi Thị Hồng Ngọc 2153410286 Nguyễn Thúy Huy 2153410437 Trần Thị My Hà 2153410257
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Nhất Vương TP Hồ Chí Minh, 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày .......tháng .......năm Giảng viên
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
Tất cả mỗi mục đều được chia đều cho các thành viên hoàn thành đúng tiến độ từ lúc
bắt đầu đến kết thúc học phần. Mức độ Mức độ Chấm Họ tên MSSV
Phụ trách công việc hoành đóng điểm thành góp Dịch bài báo, đóng góp
Nguyễn Kim 2153410440 ý kiến hoàn chỉnh bài 100% 100% Phụng tiểu luận. Dịch bài báo, đóng góp
Bùi Thị Hồng 2153410286 ý kiến hoàn chỉnh bài 100% 100% Ngọc tiểu luận. Nguyễn Thúy Dịch bài báo, đóng góp 2153410437 Huy ý kiến hoàn chỉnh bài 100% 100% tiểu luận Trần Thị My Dịch bài báo, đóng góp 2153410257 Hà ý kiến hoàn chỉnh bài 100% 100% tiểu luận LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đề thầy Bùi Nhất
Vương, giảng viên hướng dẫn bộ môn “dẫn luận phương pháp nghiên cứu khoa học”,
cảm ơn thầy vì đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em hoàn thành bài nghiên
cứu này. Vì không có sự thành công nào mà không cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ nên sự
truyền đạt và hướng của thầy đã tạo điều kiện cho chúng em vận dụng những kiến thức
này vào thực tế và hoàn thành bài nghiên cứu
Lời tiếp theo, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ nhóm nghiên cứu
rất nhiều trong thời gian học tập. Nhóm nghiên cứu rất cảm ơn các cá nhân – những
người đã tham gia giúp chúng tôi trả lời khảo sát để chúng tôi có thể hoàn thành nghiên cứu.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức khổng lộ và vô tận. nhóm không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế nên rất mong được nhận những ý kiến đóng góp từ thầy để
chúng em được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và khắc phục sau này. Một lần nữa
chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất. LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Kim Phụng, là sinh viên khóa 15, khoa Quản trị Kinh doanh, Học
Viện Hàng Không Việt Nam. Tôi xin đại diện nhóm 8, cam đoan đề tài “sự ảnh hưởng
của livestream đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh là do nhóm chúng tôi thực hiện và tổng hợp dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Nhất Vương.
Mọi tài liệu tham khảo đều có trích dẫn nguồn đầy đủ. MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.6
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, Livestream không còn là cụm từ quá xa lạ, Livestream là một hình thức
phát video trực tiếp ở thời gian thực thông qua mạng Internet. Từ các lớp học đến các trò
chơi điện tử và các buổi lễ hội hay những buổi hòa nhạc, việc sử dụng livestream ngày
càng phổ biến và rộng rãi. Một phần cũng là đại dịch covid 19 toàn cầu do virus corona
làm cho livestream ngày càng trở nên phổ biến. Tiềm năng thu hút và giải trí cho khán
giả thông qua các livestream đã được các trang thương mại điện tử như các nền tảng
mạng xã hội công nhận. Ví dụ, Amazon và Alibaba ra mắt dịch vụ livestream trên nền
tảng của họ được gọi là Amazon năm 2019 và Taobao năm 2016. Với tính năng
livestream, người dùng trực tuyến có thể xem hoạt động của những người nổi tiếng mà họ
thích, tìm hiểu về sản phẩm mới, đặt câu hỏi, nhận câu trả lời và tương tác với những
người tiêu dùng khác. Một môi trường có nhiều thông tin, giải trí như vậy cần được mở
rộng để người tiêu dùng có trải nghiệm mua hàng trực tuyến thoải mái tại nhà giống như
mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Từ năm 2017 đến năm 2022, thị trường thương mại điện
tử livestream ở Trung quốc tăng 280%, tăng từ 3 tỷ USD lên khoảng 171 tỷ USD. (Mckinsey, 2021).
Ở Việt Nam, hình thức livestream đã trở nên rất nổi tiếng và phổ biến, bất cứ đối
tượng nào cũng có thể thông qua livestream để giải trí và đặc biệt ngày nay họ còn có thể
mua hàng thông qua các trang livestream phổ biến hiện nay như Tiktok, Facebook,… vì
chỉ cần bỏ ra ít phút để thao tác trên màn hình mà không cần phải tốn thời gian ra tận nơi
bán hàng. Môi trường thương mại điện tử trên mạng xã hội đang rất hứa hẹn, đặc biệt là
xu hướng bán hàng qua livestream. Theo một thống kê của Công ty Gostream cho thấy,
hiện trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 70.000-80.000 phiên livestream bán
hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Trên nền tảng các sàn thương mại điện tử cũng có
khoảng 2.000-3.000 phiên livestream bán hàng mỗi ngày.
Từ đó thấy được rằng thành công vang dội của livestream trên sàn thương mại điện
tử đã thu hút các nhà nghiên cứu tập trung vào hành vi của người tiêu dùng, ý định tương
tác hoặc ý định mua hàng. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy: niềm tin của người dùng vào
các streamer có thể giữ chân người dùng trong khi sự không phù hợp của sản phẩm cản
trở ý định mua hàng của họ (Zang và các cộng sự: Lu và Chen, 2021). Chức năng và chất
lượng là tiền đề của giá trị nhận thức, từ đó tác động đến hành vi mua hàng của người
tiêu dùng (Berbegal – Mirabent và các cộng sự... 2016). Ngoài ra, uy tín của người bán
có thể nâng cao ý định mua hàng của người tiêu dùng (Wongkitrungrueg và Asaru, 2020).
Tương tự vậy, niềm tin, chất lượng và thói quen là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành
vi của người tiêu dùng trực tuyến (Zhou và các cộng sự, 2021; Shao và các cộng sự, 2022).
Tóm lại, nghiên cứu này có một số ý kiến chính cho tài liệu về việc livestream tác
động đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Đầu tiên, mục tiêu của nghiên
cứu là làm rõ phản ứng nhận thức và cảm xúc của người tiêu dùng khi xem livestream
ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của họ. Thứ hai, điều tra vai trò của tư duy
người dùng thúc đẩy họ mua hàng trực tuyến qua livestream. Và điều cuối cùng đáng lưu
ý nhất là vai trò của nhận thức niềm vui, nhận thức tính hữu dụng và sự hiện diện xã hội.
Tập trung các yếu tố trên, nghiên cứu của chúng tôi nhầm mục đích làm rõ ý định mua
hàng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng như thế nào bởi cảm nhận và phản ứng cảm xúc khi xem livestream. 1.2
MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Livestream là một hình thức tiếp thị sản phẩm trên nền tảng mạng xã hội vừa xuất
hiện trong những năm gần đây. Đây là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên
sàn thương mại điện tử tại TP HCM phát triển. Mục đích của bài nghiên cứu là điều tra sự
tác động của livestream đến nhận thức và cảm xúc của người mua hàng trực tuyến tại TP
HCM, điều đó tác động đến ý định mua hàng trực tuyến của họ như thế nào.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, bài nghiên cứu này được thực hiện nhầm giải
quyết các mục tiêu sau đây:
Một là, xác định mức độ ảnh hưởng của Livestream tác động đến nhận thức cảm
xúc của người mua hàng trực tuyến ở TP HCM
Hai là, xác định tính hữu ích của livestream trên sàn thương mại điện tử ảnh hưởng
tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Ba là, xác định sự hiện diện xã hội và trải nghiệm nhập vai sẽ ảnh hưởng tích cực
đến niềm vui nhận thức của người dùng.
Bốn là, xác định sự điều chỉnh hành vi của người dùng khi cảm nhận được tính hữu
ích của việc phát trực tiếp trên sàn thương mại điện tử đến ý định mua hàng.
Cuối cùng là, xem sét sự ảnh hưởng của môi trường livestream và tâm lý của người
dùng tác động đến ý định mua hàng trực tuyến của họ. 1.3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra như trên, nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi như sau:
- Sự hiện diện xã hội và trải nghiệm nhập vai thông qua livestream có ảnh hưởng
tích cực đến người tiêu dùng hay không?
- Hành vi của người tiêu dùng cảm nhận được tính hữu ích khi xem livestream có
ảnh hưởng đến ý định mua hàng hay không?
- Nội dung của livestream tác động như thế nào đến phản ứng nhận thức và cảm xúc của người tiêu dùng? 1.4
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự ảnh hưởng của
livestream đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng xem và mua hàng qua livestream
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 7 năm 2023 1.5
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thực hiện bằng hai phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp
thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu định lượng. -
Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp dùng để tìm kiếm các thông
tin, kiến thức trên các trang mạng xã hội về vấn đề liên quan tới sự ảnh hưởng của
livestream tới ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, từ đó có thể xây
dựng được lý luận, dẫn chứng cụ thể tạo thành các luận điểm có cơ sở. -
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua việc sử dụng một bảng
câu hỏi tự thiết kế để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi này đã được đưa ra thông qua
phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các dữ liệu trong bảng câu hỏi trước đó đã
được phân tích bằng kỹ thuật phân tích dữ liệu Stata để có thể phân tích các mối
quan hệ giả định, khám phá các yếu tố bên trong, trực quan hóa dữ liệu thí nghiệm
khảo sát nhằm làm rõ hơn về các vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu. 1.6
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
1.6.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài ảnh hưởng của livestream đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu
dùng tại TP HCM có ý nghĩa khoa học trong việc nghiên cứu hành vi mua hàng trực
tuyến của người tiêu dùng trong môi trường mới của công nghệ số. Nghiên cứu này sẽ
giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của livestream đến quyết định mua hàng trực tuyến của
người tiêu dùng. Kết quả của đề tài này có thể đóng góp cho các doanh nghiệp trong việc
xây dựng chiến lược kinh doanh và quảng cáo trên nền tảng livestream, từ đó cải thiện
hiệu quả bán hàng và tăng doanh số.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài "ảnh hưởng của livestream đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu
dùng tại TP.HCM" có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Việc livestream đã trở thành một phương
thức quảng cáo và bán hàng trực tuyến phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch khi mọi
người tránh xa những nơi đông người. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của livestream
đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, đặc biệt là tại TP.HCM - một trong
những thành phố lớn và có nhiều người sử dụng internet - sẽ giúp các doanh nghiệp nắm
bắt được xu hướng và thị hiếu của thị trường. 1.7 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Bố cục của luận văn được cấu thành 3 chương gồm các nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Kết luận và giải pháp Tóm tắt chương 1
Ở chương này, nhóm đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu thông qua những
mục lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu đề tài, khái quát phạm vi và đối tượng cần
nghiên cứu cũng như các phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho đề tài.
Những nội dung trên sẽ cho thấy cái nhìn tổng quan của nhóm trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài từ đó rút ra ý nghĩa nghiên cứu và tạo tiền đề để đi sâu vào các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở chương 1, sau khi đã khái quát và tổng quan đề tài. Chương 2 sẽ đi sâu vào các
khái niệm và lý thuyết cơ sở về phản ứng nhận thức và cảm xúc của người tiêu dùng, sự
hiện diện xã hội, ý định hành vi người tiêu dùng để phục vụ cho việc nghiên cứu và làm
tiền đề cho các mô hình nghiên cứu được đề xuất tại TP HCM. 2.1
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.2.1 Lý thuyết TAM
2.2.2 Lý thuyết S – O – R 2.2.3 Lý thuyết RFT 2.3
XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Tóm tắt chương 2
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong chương ba, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu gồm quy trình
nghiên cứu, mô tả phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu
định lượng, xây dựng thang đo dự kiến, hiệu chỉnh và phương pháp phân tích dữ liệu. 3.1
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục đích của nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong
bài nghiên cứu này có phù hợp với ý định của người tiêu dùng thông qua việc xem và
theo dõi các livestream trên các nền tảng thương mại điện tử hay không, đồng thời từ đó
sẽ đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, nhằm làm rõ hơn về ý nghĩa của
từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
Nhóm tác giả đã thu thập các dữ liệu thông qua một bảng khảo sát câu hỏi. Cuộc
khảo sát ngoại tuyến được thực hiện trên địa bàn TP.HCM, thành phố được xem là. Họ đã
thu thập dữ liệu thông qua một nền tảng của google, google form, một nền tảng cho phép
khảo sát dùng cho việc thu thập dữ liệu ở Việt Nam. Mục địch của nghiên cứu nhằm
khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin bổ sung, điều chỉnh và xây
dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng.
Sau bước thu thập dữ liệu, nhóm tác giả đã thu được kết quả sau: Với đề cương
thảo luận được đưa ra, hầu hết các Anh/Chị tham gia vào quá trình khảo sát đều đồng ý
rằng: nội dung của bảng câu hỏi khá dễ hiệu và rõ ràng. Các gợi ý đưa ra đề đo lường các
thang đo hầu như khá đầy đủ. Tuy nhiên 2/3 thành viên tham gia thảo luận đồng ý bổ
sung một câu hỏi vào yếu tố “ thông tin phù hợp với nhiệm vụ” và lược bỏ một câu ở yếu
tố “tập trung xúc tiến”. Ngoài ra, nhóm thảo luận thống nhất đồng ý với các thang đo
thông tin phù hợp với nhiệm vụ và thang đo tập trung xúc tiến phù hợp với bài nghiên
cứu tại TP.HCM. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra và điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ,
bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức được trình bày ở các bảng dưới đây.
Thang đo “Thông tin phù hợp với nhiệm vụ”
Thang đo “Thông tin phù hợp với nhiệm vụ” dựa trên thang đo của Loiacono và
cộng sự.(2007), Xiang và cộng sự.(2016) gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ T1 đến T3 (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Thang đo về thông tin phù hợp với nhiệm vụ Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Livestream hiển thị hiệu quả những thông tin T1 mà tôi cần
Thông tin do livestream thương mại điện tử Loiacono và cộng T2
cung cấp đáp ứng được các nhu cầu mua sắm sự.(2007), của tôi Xiang và cộng sự.
Thông tin trên nền tảng livestream là khá nhiều (2016) T3
những gì tôi cần để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Thang đo “hiệu ứng hình ảnh” dựa trên thang đo của Kuhn and Petzer (2018) gồm
3 biến quan sát được mã hóa từ V1 đến V3 (bảng 3.2)
Bảng 3.2. Thang đo về hiệu ứng hình ảnh Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Trên kích thước màn hình hạn chế, hình ảnh V1
trên livestream thương mại điện tử dễ quan sát
Nhìn chung livestream thương mại điện tử thu Kuhn and Petzer V2 hút về mặt hình ảnh (2018)
Nhìn chung các sản phẩm trong buổi livestream V3 rất sống động
Thang đo “giao tiếp” dựa trên thang đo của Khan (2017) gồm 4 biến quan sát được
mã hóa từ S1 đến S4 (bảng 3.3)
Bảng 3.3. Thang đo về giao tiếp Ký hiệu Biến quan sát Nguồn S1
Trò chuyện với những người xem và người bán Khan (2017) khác trong buổi livestream
Tôi có thể gặp được người xem thú vị trong S2 buổi livestream
Tôi nghĩ mình thuộc về nhóm livestream S3 thương mại điện tử
Tôi có thể chia sẻ những thông tin để giao tiếp S4
với người xem khác thông qua livestream thương mại điện tử
Thang đo “nhận thức hữu ích” dựa trên thang đo của Kuhn and Petzer (2018) gồm 3
biến quan sát được mã hóa từ U1 đến U3 (bảng 3.4)
Bảng 3.4. Thang đo về nhận thức hữu ích Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Tôi có thể mua các sản phẩm phù hợp hơn U1
thông qua buổi livestream thương mại điện tử
Livestream thương mại điện tử có thể cung cấp Kuhn and Petzer U2
toàn diện hơn về sản phẩm (2018)
Livestream thương mại điện tử cải thiện khả U3
năng mua sắm và ra quyết định của tôi
Thang đo “nhận thức niềm vui” dựa trên thang đo của Khan (2017) gồm 3 biến
quan sát được mã hóa từ E1 đến E3 (bảng 3.5)
Bảng 3.5. Thang đo về nhận thức niềm vui Ký hiệu Biến quan sát Nguồn E1
Tương tác trên thương mại điện tử rất thú vị
Sự tương tác của việc livestream thương mại E2
điện tử tẻ nhạt đối với tôi Khan (2017)
Việc thư giãn tương tác trong buổi livestream E3
như là một trò tiêu khiển
Thang đo “hiện diện xã hội” dựa trên thang đo của Lu và cộng sự. (2016) gồm 5
biến quan sát được mã hóa từ P1 đến P5 (bảng 3.6)
Bảng 3.6. Thang đo về hiện diện xã hội Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Tôi có thể cảm nhận được sự tương tác của P1
những người khác trong buổi livestream thương mại điện tử
Sự tương tác trong buổi livestream khiến cho P2
những cá nhân trở nên thân mật Lu và cộng sự.
Tôi có thể cảm nhận được sự hiện diện của P3 (2016)
những người khác trong buổi livestream
Tôi có thể cảm nhận được sự thân thiện của P4
người khác trong buổi livetsream
Tôi có thể hiểu ý kiến và ý tưởng của người P5
khác thông qua buổi phát sóng trực tiếp
Thang đo “ý định hành vi mua sắm trực tiếp” dựa trên thang đo của Lu và cộng sự.
(2016) gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ I1 đến I3 (bảng 3.7)
Bảng 3.6. Thang đo về ý định hành vi mua sắm trực tiếp Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Tôi muốn mua sắm trực tuyến thông qua I1 livestream
Tôi rất hạnh phúc khi mua sắm trực tuyến thông I2 Lu và cộng sự.
qua livestream thương mại điện tử (2016)
Trong môi trường livestream, tôi có khả năng I3
mua các sản phẩm có liên quan đến buổi phát sóng
Thang đo “tập trung xúc tiến” dựa trên thang đo của Higgins và cộng sự. (2001)
gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ Pc1 đến Pc5 (bảng 3.8)
Bảng 3.8. Thang đo về tập trung xúc tiến Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
So với hầu hết mọi người, tôi thường không thể Higgins và cộng sự. Pc1
đạt được điều mình muốn (2001) Pc2
Một số kinh nghiệm thành công khiến tôi làm việc chăm chỉ hơn
Tôi nghĩ cuộc sống của tôi đang trên đường đi Pc3 đến thành công
Khi tôi sắp hoàn thành thứ gì đó quan trọng, thì Pc4
tôi thường thấy rằng việc đó hoàn thành không
tốt như tôi tưởng tượng
Trong môi trường livestream, tôi có khả năng Pc5
mua các sản phẩm có liên quan đến buổi phát sóng
Thang đo “tập trung phòng ngừa” dựa trên thang đo của Higgins và cộng sự. (2001)
gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ Py1 đến Py6 (bảng 3.9)
Bảng 3.9. Thang đo về tập trung phòng ngừa Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
Khi tôi còn bé, tôi thực hiện một số hành động Py1
mà bạn bè, người thân không thể chấp nhận được
Trong suốt quá trình tôi lớn lên, người thân và Higgins và cộng sự. Py2
bạn bè luôn lo lắng cho tôi (2001)
Trong quá trình trưởng thành của tôi, tôi thường Py3
làm những điều mà gia đình, bạn bè cho là “sai”
Trong quá khứ, tôi luôn tuân theo các quy tắc Py4 đã lập ra
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 50 người
tiêu dùng có ý định mua hàng thông qua livestream đang sinh sống và làm việc tại
TP.HCM. Với mục tiêu nhằm đánh giá nội dung và hình thức phát biểu trong thang đo
nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chíh thức được dùng trong nghiên cứu chính thức. Trong
đó, nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu
hay không? (Đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ,
ngữ pháp, trong các phát biểu đảm bảo tình thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho
các đáp viên) và đồng thời đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5