Dân tộc trong thời kỳ quá độ - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam
Dân tộc trong thời kỳ quá độ - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (cnxhkh24)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam
Thứ nhất: Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
Thứ hai: Các dân tộc cư trú xen kẽ
Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở VN phân bổ chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
Thứ tư: Các dân tộc ở VN có trình độ phát triển không đều
Thứ năm: Các dân tộc VN có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng
dân tộc- Quốc gia thống nhất
Thứ sáu: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng của nền văn hóa VN thống nhất.
2. Nêu tính chất và đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Tính chất: đây là thời kì cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ
- Đặc điểm: là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Là thời kì tồn tại đan xen, đấu
tranh giữa các yếu tố của xã hội cũ và những yếu tố của xã hội mới, xu hướng cái mới
sẽ giành thắng lợi. Là thời kì đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới, hình thức mới, phương pháp mới.
+ Trên lĩnh vực kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vận động
theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Trên lĩnh vực chính trị, tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần là một cơ
cấu xã hội-giai cấp đa dạng, phức tạp. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau
+ Trên lĩnh vực xã hội còn có sự khác biệt khá cơ bản giữa thành thị và nông
thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay
+ Trên lĩnh vực văn hoá-tư tưởng, bên cạnh nền văn hóa mới, hệ tư tưởng mới,
còn tồn tại những tàn dư của nền văn hóa cũ lạc hậu, thậm chí phản động.
3. Đặc trưng cơ bản của dân tộc
- Có chung một vùng lãnh thổ ổn định
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
- Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp
- Có chung một nền văn hoá và tâm lý - Có chung một nhà nước 4. Dân tộc là gì
- Theo nghĩa rộng, dân tộc (nation) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn
định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn
ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi
chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt
quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước
- Theo nghĩa hẹp, dân tộc (ethnie) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người
được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự
giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa
5. Tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là hai chế độ xã hội khác nhau về bản chất.
Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất, đây là cơ sở của chế độ áp bức, bóc lột, bất công. Chủ nghĩa xã hội được xây
dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tạo ra cơ sở vật chất cho
việc xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng. Muốn
có một xã hội như vậy cần phải có một thời gian nhất định.
- Chủ nghĩa xã hội có cơ sở vật chất kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Với những nước đã qua chế độ tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã
tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội nhưng muốn cơ sở ấy
phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức, săp xếp lại. Với những nước bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội càng cần có một thời gian
lâu dài để thực hiện nhiệm vụ tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
- Các quan hệ xã hội chủ nghĩa cũng không tự nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản,
chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cũng cần
có thời gian để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải cần có
thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.
6. Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp công nhân liên minh với các tầng lớp lao động khác
đã giành được chính quyền nhà nước đang thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước lên chủ
nghĩa xã hội, với một bên là các giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt
hoàn toàn. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới, với những hình thức và nội dung mới.
7. Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua yếu tố nào?
- Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và Kiến trúc thượng tầng của tư bản chủ nghĩa.
minh với các tầng lớp lao động khác đã giành được chính quyền nhà nước đang thực
hiện nhiệm vụ đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội, với một bên là các giai cấp bóc lột
đã bị đánh đổ, nhưng chưa