-
Thông tin
-
Quiz
Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần và giá trị cho hiện tại | Tiểu luận Lý thuyết chung về quản lý xã hội
Trong lịch sử nhà nước Việt Nam thời phong kiến thì cách thức tổ chức bộ máy nhà nước là một trong những vấn đề được tập trung nghiên cứu của các nhà khoa học. Ở đó, chúng ta thấy được cả một quá trình học tập, kế thừa, sáng tạo của các triều đại phong kiến Việt Nam trong tổ chức chính quyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết chung về quản lý xã hội 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần và giá trị cho hiện tại | Tiểu luận Lý thuyết chung về quản lý xã hội
Trong lịch sử nhà nước Việt Nam thời phong kiến thì cách thức tổ chức bộ máy nhà nước là một trong những vấn đề được tập trung nghiên cứu của các nhà khoa học. Ở đó, chúng ta thấy được cả một quá trình học tập, kế thừa, sáng tạo của các triều đại phong kiến Việt Nam trong tổ chức chính quyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết chung về quản lý xã hội 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ------------------------- TIỂU LUẬN
Môn: Lý thuyết chung về quản lý xã hội
Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN QUẢN LÝ XÃ
HỘI TẠI PHƯỜNG 2, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Sinh viên : Nguyễn Thị Thảo Uyên Lớp : Quản lý xã hội K40 Mã sinh viên : 2055320051 Hà Nội, tháng 10 năm 2022 MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU...........................................................................................................3 1.Lý do chọn đề tài3
2.Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................................3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4
5.Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
6.Kết cấu của tiểu luận..................................................................................4
B.NỘI DUNG........................................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHÍNH
QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI LÝ- TRẦN.........................................................5
1.1.Khái niệm tổ chức chính quyền...............................................................5
1.2.Bối cảnh lịch sử nhà Lý – Trần...............................................................5
1.3.Tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần.......................................6
1.3.1.Tổ chức chính quyền trung ương.....................................................6
1.3.2.Tổ chức chính quyền địa phương.....................................................7
1.4.Các chính sách quản lý nhà nước............................................................8
1.4.1.Chế độ quan chế và phương thức tuyển chọn quan lại.....................8
1.4.2.Chính sách xây dựng quân đội.........................................................9
1.4.3.Chính sách kinh tế............................................................................9
1.4.4.Chính sách văn hóa.........................................................................10
1.5.Tình hình pháp luật................................................................................10
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC THỜI LÝ- TRẦN VÀ RÚT RA GIÁ TRỊ CHO HIỆN TẠI..............12
2.1.Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần.........12
2.1.1.Điểm tích cực.................................................................................12
2.1.2.Điểm hạn chế..................................................................................13
2.2.Những giá trị về tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước thời Lý – Trần
đối với ngày nay..........................................................................................14
C.KẾT LUẬN.....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................16 A.MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhà nước Việt Nam thời phong kiến thì cách thức tổ chức bộ
máy nhà nước là một trong những vấn đề được tập trung nghiên cứu của các nhà
khoa học. Ở đó, chúng ta thấy được cả một quá trình học tập, kế thừa, sáng tạo
của các triều đại phong kiến Việt Nam trong tổ chức chính quyền, nhằm hoàn
thiện dần một bộ máy không chỉ có hệ thống mà còn đảm bảo cho sự tồn tại dài
lâu, củng cố quyền lực cho triều đại mình. Giai đoạn nhà Lý, nhà Trần trị vì đất
nước hay còn gọi tắt là thời Lý – Trần là một trong những thời kì đỉnh cao của
nhà nước Việt Nam thời phong kiến trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục…Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Lý - Trần không chỉ được kế
thừa từ các triều đại khác mà các vị vua còn biết dựa vào hoàn cảnh, ý chí,
nguyện vọng của nhân dân và của cả tầng lớp quý tộc để xây dựng. Thắng lợi
huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống và ba lần đánh
tan quân Nguyên – Mông là một minh chứng hùng hồn cho nhà nước vững
mạnh, chỉ huy tài ba tạo nên hào khí Đông A sống mãi trong lòng dân tộc.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền nhà
nước thời Lý – Trần và giá trị cho hiện tại” cho tiểu luận của mình với mong
muốn tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam. 2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tiểu luận làm rõ cách thức tổ chức chính quyền nhà
nước thời Lý – Trần để thấy rõ sự phát triển, tiến bộ hơn so với các triều đại
trước, từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá và rút ra được những giá trị cho hiện tại. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền nhà nước.
-Trình bày và phân tích tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần.
-Đánh giá tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần, chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm, giá trị cho hiện tại.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tiểu luận tập trung nghiên cứu về tổ chức chính
quyền nhà nước thời Lý – Trần của Việt Nam.
Phạm vi thời gian: vương triều nhà Lý – Trần từ năm 1009 – 1400. 5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp cụ thể: phương pháp tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và đánh giá.
6.Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, nội dung và kết luận, tiểu luận gồm có chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành và cách thức tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần.
Chương 2: Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần và
rút ra giá trị cho hiện tại. B.NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHÍNH
QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI LÝ- TRẦN
1.1.Khái niệm tổ chức chính quyền
Tổ chức chính quyền là hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước lập ra
nhằm điều hành, quản lý các công việc của nhà nước.
Chính quyền được phân thành chính quyền trung ương và các cấp chính
quyền địa phương. Chính quyền trung ương là tập hợp các cơ quan nhà nước địa
phương. Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp
huyện và chính quyền cấp xã.
1.2.Bối cảnh lịch sử nhà Lý – Trần
Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành địa vị, cuối cùng Lê Long
Đĩnh lên làm vua, nhưng ông vô cùng tàn bạo, vừa ham mê tửu sắc, nên bị bệnh
nặng và qua đời khi mới 24 tuổi. Hoảng tử Sạ, con của vua Long Đĩnh còn bé
không đảm nhận được việc triều chính. Giữa lúc nước nhà đang rối ren, Đào
Cam Lộc nhận thấy Lý Công Uẩn là người thông minh, có chí khí khác người
ngay từ nhỏ, là một người xuất chúng, văn võ kiêm toàn nên đã cùng các quan
đại thần suy tôn ông lên ngôi Thiên tử.
Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập nên vương triều Lý. Sau khi lên ngôi vua
ông đã thị sát tìm hiểu cuộc sống của người dân, thấy Hoa Lư chật hẹp không
phù hợp với kinh đô của một quốc gia độc lập đang phát triển, từ đây ông đã đưa
ra một quyết định quan trọng đó là việc dời đô. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ tự
tay viết Chiếu dời đô với sự ủng hộ của tất cả các quần thần.Mùa thu năm 1010,
đoàn thuyền ngự rời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thành
Thăng Long, nơi đây trở thành kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
cả nước. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho sự
phát triển của các triều đại kế tiếp.
Nhà Lý tồn tại 215 năm với 9 đời vua từ năm 1009 đến năm 1225. Các
vua triều Lý tiếp tục phát triển nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Các
vua quan triều Lý cũng kiên quyết chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập
dân tộc, ghi tiếp những chiến công chói lọi vào trang sử hào hùng của dân tộc.
Tuy nhiên giữa thế kỉ XII, chính quyền trung ương bắt đầu suy yếu, các thế lực
phong kiến địa phương nổi dậy âm mưu cát cứ. Đất nước lại lâm vào cảnh loạn
lạc do những cuộc tranh chấp giữa các phe phái phong kiến. Nhà Lý phải dựa
vào thế lực họ Trần để chống các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời
cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) phải
nhường ngôi cho Trần Cảnh. Triều Trần được lập nên bắt đầu từ năm 1225 kéo
dài đến năm 1400, trải qua 13 đời vua, quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long.
Lý – Trần là hai triều đại tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam và phát triển hưng thịnh trên mọi lĩnh vực: quân sự, kinh tế, văn hóa, nghệ
thuật, kiến trúc…Trong đó, Phật giáo được coi trọng phát triển cực thịnh trở
thành Quốc giáo đồng thời trở thành đặc trưng văn hóa thời kì này. Đây còn là
thời kỳ đặt nền móng cho hệ thống luật pháp, giáo dục khoa cử hình thành và
phát triển. Công cuộc giữ nước của quân dân Đại Việt thời Lý – Trần được thể
hiện qua chiến công vang dội của cuộc kháng chiến chống Tống và 3 lần đại
thắng quân Mông – Nguyên khắc sâu trong ký ức nhân dân ta và trở thành niềm
tự hào lớn về truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
1.3.Tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần
1.3.1.Tổ chức chính quyền trung ương
Tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lý – Trần chia làm ba thiết
chế: vua,quan đại thần và các cơ quan, chức quan khác.
Vua là người có chức vị cao nhất trong triều, đại diện cho quyền lực thống
trị của dòng họ cầm quyền, nắm toàn bộ vương quyền, thần quyền. Về ngoại
giao, vua là người trực tiếp nhận sắc phong, tiếp đãi các sứ thần nước ngoài,
chịu trách nhiệm về thái độ của mình với tư cách là người đại diện cho dân tộc.
Trong các ngày lễ của quốc gia, vua là người chủ tế. Vua là người thống
lĩnh quân đội, chỉ huy trong chiến tranh và còn là người ban hành pháp luật. Tập
quyền trong tay nhưng vua không tự mình thực thi quyền lực mà có các thiết chế
bên dưới hỗ trợ,giúp đỡ. Trước khi ra một quyết định quan trọng vua phải hỏi ý
kiến các quan đại thần - đây là tập thể các viên quan cao cấp trong triều đình, họ
là những công thần, có tài, có đức, phụng sự, cống hiến cuộc đời của mình cho
vương triều, là chỗ dựa về mặt chính trị và cả tinh thần của vua. Quan đại thần
được chia làm hai ban là ban văn phụ trách về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,
tôn giáo và ban võ phục trách về quân đội, ngoại giao, quốc phòng, an ninh trật tự.
Riêng thời Trần, trên vua còn có Thái thượng hoàng – tức là nhà nước
được xây dựng theo thể chế lưỡng đầu, thừa nhận sự tồn tại và phân chia quyền
lực giữa hai vua, vừa nhằm củng cố quyền lực nhà nước vừa đảm bảo sự ổn định
ngay trong nội bộ vương triều. Quyền hành của Thái thượng hoàng rất lớn,
không chỉ có quyền chỉ định xem người kế vị mà khi cần có thể phế truất vua.
Bộ máy chính quyền thời Lý – Trần được xây dựng theo hình thức chính
thể quân chủ quý tộc. Dựa trên nguyên tắc “liên kết dòng họ”, hoàng thân quốc
thích là hậu thuẫn chính trị hùng mạnh cho quyền lực của nhà vua. Nhà Lý sử
dụng cả đội ngũ quý tộc, đồng tộc và ngoại thích: các chức tướng công, thái phó
được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển
toàn bộ chính quyền. Tầng lớp quý tộc thời Lý – Trần được nắm giữ các vị trí
quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước, nắm giữ hầu hết các trọng trách ở
trung ương và địa phương, chỉ huy quân đội. Còn nhà Trần chỉ sử dụng đội ngũ
quý tộc và đồng tộc, không sử dụng ngoại thích. Để đề phòng nạn ngoại thích,
củng cố sự vững chắc của vương triều nhà Trần đã thực hiện chế độ hôn nhân
đồng tộc. Nhiều nhà vua và vương hầu tôn thất đã lấy người cận huyết thống.
1.3.2.Tổ chức chính quyền địa phương
Dưới thời nhà Lý, vua chia cả nước thành 24 lộ, phủ ( ở miền núi gọi là
châu). Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã. Đứng đầu các phủ là các Tri phủ,
Đứng đầu huyện có các Huyện lệnh. Ở kinh đô, nhà Lý cho đặt các phường.
Đến thời nhà Trần tổ chức chính quyền được chia làm các cấp: lộ,
phủ(huyện) , châu(hương), xã. Nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ mới.
Chính quyền cấp lộ (hay phủ, trấn) có chức An phủ chánh sứ và Phó sứ, Thông
phán, Tri phủ. Ngoài ra, ở lộ còn có các cơ quan phụ trách một số công việc khác như:
-Hà đê: trông coi đê điều.
-Thủy lộ đê hình: trông coi việc giao thông thủy và bộ.
-Ty khuyến nông: chăm lo phát triển nông nghiệp.
Từ thực tế trên cho phép đi đến một nhìn nhận tổng quát thời Lý – Trần:
quá trình xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước có nhiều biến động, tổ chức bộ
máy nhà nước ở địa phương được hoàn thiện hơn.
1.4.Các chính sách quản lý nhà nước
1.4.1.Chế độ quan chế và phương thức tuyển chọn quan lại
Khoa cử và nhiệm cử là hai phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu của
vương triều Lý – Trần.
Nhiệm cử là phương thức tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và
quan chức dựa trên ân trạch của ông cha. Đây là phương thức tuyển dụng quan
chức chủ yếu thời Lý – Trần. Tuy nhiên thủ tục và đối tượng tuyển dụng không
được ghi chép rõ ràng trong chính sử. Theo ghi chép của “Đại Việt sử kí toàn
thư”, đối tượng được hưởng lệ nhiệm tử khá rộng bao gồm con cháu những
người đã được nhà nước phong quan tước. Thông qua lệ nhiệm tử, các chức vụ
trong chính quyền trung ương và địa phương được trao cho người trong hoàng tộc.
Khoa cử là phương thức lựa chọn quan chức thông qua việc tổ chức các
kì thi. Khoa cử bắt đầu được thực hiện vào năm 1075 dưới triều nhà Lý, tuy
nhiên khoa cử dưới thời Lý chưa được coi trọng. Từ thời nhà Trần, khoa cử dần
trở thành thông lệ (7 năm một lần). Khoa cử không chỉ áp dụng để tuyển quan
văn mà còn áp dụng để tuyển quan võ, thậm chí cả tăng quan. Nhà nước phong
kiến mở nhiều khoa thi để lựa chọn nhân tài, ngoài Thưởng khoa còn có Ân
khoa, Chế khoa và khoa thi Bác cử (chỉ dành riêng cho tuyển quan võ), song
Thưởng khoa là khoa thi tuyển quan chủ yếu. Nội dung khoa cử thay đổi theo
yêu cầu tuyển dụng của từng giai đoạn, từng triều đại và theo tính chất của khoa
thi. Chế khoa và Ân khoa thường có nội dung thi đơn giản, Thưởng khoa dưới
thời Trần ngoài thi Nho giáo còn thi Tam giáo. Các quan lại nhà Trần có lương
bổng theo chức, ngạch cụ thể.
1.4.2.Chính sách xây dựng quân đội
Thời nhà Lý – Trần rất coi trọng chính sách xây dựng quân đội, coi vấn đề
then chốt là để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Quân đội được tổ chức
chặt chẽ gồm quân cấm vệ là quân đội thường trực của triều đình để bảo vệ kinh
đô. Đội quân này được tuyển chọn cẩn thận và chu đáo. Chỉ huy là các tôn thất
hoặc những người được triều đình đặc biệt tin tưởng. Dưới thời Lý – Trần có
nhiều tướng lĩnh giỏi như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư…
Quân địa phương (lộ quân) được bố trí ở các lộ, có nhiệm vụ canh phòng,
bảo vệ địa phương. Áp dụng chế độ đăng ký quân dịch và “ngụ binh ư nông”.
Quân đội bao gồm nhiều binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng
binh, được huấn luyện chu đáo và kỷ luật nghiêm. Ngoài các vũ khí truyền
thống như giáo, mác, cung nỏ, khiên, đao…còn có thêm máy bắn đá. Ở kinh
thành có nơi giảng dạy binh pháp, tập luyện võ nghệ, gọi là Giảng võ đường.
Chính vì vậy, quân đội nhà Lý – Trần là lực lượng quân đội mạnh, có trình độ
tác chiến cao và đóng vai trò rất quan trọng cùng với nhân dân Đại Việt làm nên
những chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 1.4.3.Chính sách kinh tế
Về kinh tế, nhà Lý - Trần rất chăm lo sản xuất nông nghiệp, công cuộc
khẩn hoang, xây dựng điền trang cũng được chú ý. Từ thời Lý, kinh tế có bước
phát triển mạnh so với thời kì trước trên cả ba mặt: nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp.
Trong nông nghiệp chú ý đến khai hoang, làm thủy lợi, thể hiện vai trò
của Nhà nước và các chức quan. Nghi lễ cày ruộng tịch điền có từ thời Tiền Lê
được các vua đầu triều Lý duy trì và rất coi trọng. Về ruộng đất, trên danh nghĩa
quyền sở hữu thuộc về nhà nước, triều đình trực tiếp quản lí các loại ruộng quốc
khố, đồn điền, tịch điền, ruộng đất công làng xã, đồng thời sử dụng để ban
thưởng phân phong cho các công thần. Thủ công nghiệp có quan xưởng, các
chức quan phụ trách quản lý. Thủ công nghiệp phát triển dưới hai hình thức: các
xưởng thủ công của nhà nước và các xưởng thủ công của tư nhân. Thương
nghiệp thời này cũng phát triển, xuất hiện các cảng lớn như Vân Đồn… Mạng
lưới thương nghiệp mở rộng và phát triển, có hệ thống giao thông đường thủy vô
cùng thuận lợi cho việc giao thương. 1.4.4.Chính sách văn hóa
Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi
như một Quốc giáo. Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông,
Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông) và nhiều vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông,
Nhân Tông) đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh
Phật, soạn sách Phật…. Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ
làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ. Nhiều quý tộc tôn thất đã quy
Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung, thượng sĩ Trần Tung. Khắp nơi, nhiều
chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích,
Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở
Yên Tử. Phần lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ. Đông đảo quần
chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật. Lê Quát sống vào cuối đời
Trần, nhận xét : “Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi
thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ
tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”.
Dưới triều Trần, văn hóa nghệ thuật và các loại hình văn hóa dân gian
được phát triển lên một bước. Sự ra đời của bộ Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu và
một số sử thần biên soạn năm 1272 biểu hiện sự phát triển cao của văn hóa triều Trần. 1.5.Tình hình pháp luật
Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới là bộ Hình
thư và Quốc triều hình luật. Hình luật thời Trần cũng giống như thời Lý nhưng
được bổ sung thêm. Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản quy định
cụ thể mua bán ruộng đất. Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện
hơn. Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo. Vua vẫn để
chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần. Qua đó, ta có thể
thấy cách biệt giữa vua quan và dân chúng chưa thật sự sâu sắc.
Có thể nói Quốc triều hình luật là một bộ luật vô cùng sâu sắc và có sức
bao quát lớn. Nếu xét theo khoa học pháp lý hiện đại, bộ luật này bao gồm các
quy phạm pháp luật ở nhiều ngành luật khác nhau: luật hôn nhân – gia đình, luật
dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật tố tụng…Phạm vi điều chỉnh và can
thiệp của nó rất rộng, bao quát lên toàn bộ các mặt đời sống xã hội, từ những
quan hệ trong làng xã, từ quan hệ vua tôi đến quan hệ vợ chồng cha con, mẹ
con, từ các lĩnh vực kinh tế đến các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, quân sự trong nước.
Ra đời vào giữa thế kỉ XV, nhưng bộ Quốc triều hình luật đã đạt được giá
trị và thành tựu nổi bật, có những điểm tiến bộ và ưu thế hơn hẳn so với các bộ
luật trước và cả sau nó. Điều tiến bộ nổi bật nhất đó chính là sự quan tâm đến
địa vị của người phụ nữ, quan tâm đến quyền lợi của họ, cho họ một sự bình
đẳng tương đối với đàn ông trong xã hội và người chồng trong gia đình. Quốc
triều hình luật đã quan tâm bảo vệ những quyền cơ bản của con người. Mặc dù
bị hạn chế bởi quan niệm giai cấp hẹp hòi, nhưng bộ luật này cũng đã đưa ra
nhiều quy định bảo vệ con người, trong đó có cả việc bảo vệ những những ở
tầng lớp dưới trong xã hội, như bảo vệ quyền dân chủ tự do của dân đinh, có
nhiều điều quy định các hình phạt cụ thể chống lại sự nô tỳ hoá đối với dân đinh,
đặc biệt là trong đó không có sự phân biệt về địa vị xã hội và bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người.
Trong lĩnh vực pháp luật, Quốc triều hình luật cũng có
những tiến bộ vượt trội so với thời đại: đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và sử
dụng quan lại, những điều luật liên quan đến quan tướng các cấp chiếm trên
50% tổng số điều luật về quy định về tội phạm, quy định về tội phạm rất tỉ mỉ,
chi tiết làm tăng tính hiệu lực của bộ luật, các loại tội phạm được quy định khác
nhau, tuy tội phạm này không cùng xâm hại một khách thể nhưng lại có liên hệ
với nhau và được phân theo nhóm, nên rất thuận tiện cho việc xét xử.
Các hoạt động lập pháp ngày càng quy củ chứng tỏ nhà nước quân chủ
trung ương tập quyền thời Lý- Trần ngày một ổn định và hoàn bị để thực hiện tốt chức năng của nó.
Tuy nhiên đến cuối TK XIV, kinh tế nhà Trần suy giảm, nhà nước không
quan tâm sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công
trình thuỷ lợi... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Ruộng đất của nông dân bị
thu hẹp, thuế má nặng nề (mỗi năm dân nghèo vẫn phải nộp ba quan tiền thuế
đinh). Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.Mặc cho đời sống của nhân dân sa
sút nghiêm trọng, vua, quan, quý tộc nhà Trần nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa,
bắt quân, dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham
lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn. Nhà
Trần càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết (1369) và Dương Nhật Lễ
lên nắm quyền (1369 - 1370). Vua quan nhà Trần bất lực trong việc đối phó với
các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh. Vương
triều nhà Trần dần rơi vào tay nhà Hồ.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC THỜI LÝ- TRẦN VÀ RÚT RA GIÁ TRỊ CHO HIỆN TẠI
2.1.Đánh giá mô hình tổ chức chính quyền nhà nước thời Lý – Trần 2.1.1.Điểm tích cực
Thứ nhất, qua những phân tích về tổ chức chính quyền trung ương, chính
quyền địa phương và các chính sách quản lý nhà nước, ta thấy bộ máy quản lý
của nhà Lý – Trần khá hoàn chỉnh, chặt chẽ, là một bước phát triển vượt bậc
trong lịch sử, thể hiện những nét riêng biệt của giai cấp phong kiến Việt Nam,
không bị phụ thuộc hoàn toàn mà có sự kế thừa, sáng tạo tiếp thu từ mô hình
quân chủ chuyên chế của Trung Quốc.
Thứ hai , mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần giúp cho nhà
nước quân chủ phong kiến Việt Nam không phát triển đến mức độ chuyên chế
cực đoan. Khi nhà nước quân chủ quý tộc đang phát triển sẽ phát huy trí tuệ, sức
mạnh của cả hoàng tộc và triều đình, kết cấu với hoàng tộc thành một khối chặt
chẽ làm bệ đỡ chính trị cho nhà vua. Có sự hòa hợp giữa nhà vua, hoàng tộc với
nhân dân, với làng nước làm nên sức mạnh thời kì này, phản ảnh sự đoàn kết của
vua tôi. Từ đó tập hợp được nội lực của cả dân tộc, phát huy sức mạnh dân tộc,
sức mạnh đất nước trong cuộc kháng chiến chống Tống và quân Nguyên – Mông.
Thứ ba, triều đại Lý – Trần đã biết vận dụng các đặc điểm tâm lý chung
của dân tộc để đưa ra chiến lược phát triển dài hạn cho cả quốc gia. Là một nước
nông nghiệp trồng lúa nước, triều đình Lý – Trần nhận thức rõ tầm quan trọng
của điền địa và nghề nông. Trong thời kỳ phong kiến, sở hữu đất đai là sở hữu
cao nhất và quyền sở hữu tối thượng thuộc về nhà vua. Khi nhà Lý thay thế Tiền
Lê, nhà Lý được thừa hưởng đất công từ triều đại trước, số đất này dùng làm
ruộng quốc khố. Còn lại là để phân phối tùy theo cấp bậc xã hội để phân ruộng
đất. Để gia tăng đất đai quốc khố một cách hợp lý, triều đình nhà Lý cho phép
người dân được chuộc tội bằng cắt ruộng đất để nộp phạt. Nhưng quan trọng
hơn là chính sách phong đất cho tăng lữ, quý tộc và công thần cát cứ ở khắp nơi.
Chính sách này được giữ tới nửa đầu triều Trần. Các lãnh chúa sở hữu đất được
hưởng hoa lợi từ mảnh đất của mình nên họ dốc sức thúc đẩy phát triển nông
nghiệp và công thương nghiệp phát triển. Của cải vật chất làm ra càng nhiều và
mạng lưới giao thương càng rộng lớn thì thuế thu về cho triều đình càng tăng.
Bên cạnh đó, nông nghiệp được đề cao. Bộ luật Hình Thư triều Lý quy định rõ
xử phạt rất nặng nếu ăn trộm hay giết hại trâu bò. 2.1.2.Điểm hạn chế
Thứ nhất, mô hình nhà nước quân chủ quý tộc tiềm ẩn trong lòng nó nguy
cơ phân quyền, khi các vương hầu, quý tộc có tiềm lực kinh tế, chính trị, quân
sự, từ đó sẽ bị tha hóa, họ liên kết với nhau… Thay thế bằng nhà nước quân chủ
chuyên chế với bộ máy nhà nước đủ mạnh để trấn áp, phương thức nhiệm tử
không thể đáp ứng nhu cầu về đội ngũ quan lại tinh thông, kĩ năng cai trị chưa
đáp ứng đủ về tri thức.
Cụ thể khoảng giữa thế kỉ XII, triều chính nhà Lý bắt đầu suy yếu do các
vua khi lên ngôi còn quá non trẻ, ham chơi. Nhân dân mất mùa, đói kém, loạn
lạc, nổi dậy khắp nơi làm suy yếu chính quyền trung ương. Các hào trưởng địa
phương, các tướng lĩnh triều đình đem quân đánh lẫn nhau trong lúc triều đình
vô cùng rối ren, phức tạp.
Thứ hai, nhà nước luôn phải dựa vào làng xã, nhiều phong kiến tư nhân
giàu lên, chính quyền trung ướng không kiểm soát được phong kiến tư nhân.
Tầng lớp quý tộc vì bảo vệ lợi ích của mình đã mâu thuẫn với tầng lớp nông
dân. Nhà nước không kiểm soát được sự lớn mạnh của các quý tộc địa phương.
Thứ ba, phương thức tuyển chọn quan lại là con cháu trong cùng dòng tộc
đã bộc lộ nhược điểm cơ bản: xây dựng một đội ngũ quan chức gánh vác, quản
lý nhà nước lớn nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu về tri thức, tài đức, năng
lực điều hành đất nước. Cụ thể là các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông,
đều không biết chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Tới lúc bị
Chiêm Thành xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng
ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê).
Chính những hạn chế này đã dẫn đến sự khủng hoảng về mô hình Nhà
nước quân chủ quý tộc cuối thời Trần và hơn thế nữa là sự sụp đổ của vương triều nhà Trần.
2.2.Những giá trị về tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước thời Lý – Trần đối với ngày nay.
Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần là bộ máy khá hoàn chỉnh từ trung ương
đến địa phương và mạnh mẽ về mọi mặt, nó có ý nghĩa quan trọng đối với công
cuộc cải cách hành chính quốc gia ở thời kì hiện tại.
Một là, cần phải xây dựng chính quyền phù hợp với hoàn cảnh quốc gia
hiện tại, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ và
thanh tra giám sát từ đó xây dựng được đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong sạch,
vững mạnh. Xử phạt nghiêm đối với các tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy
thoái về mặt đạo đức và chính trị. Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân. Mỗi cán
bộ đảng viên cần thấy rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế,
chủ nghĩa cá nhân sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, lối sống tư sản sẽ có nhiều
cơ hội để thâm nhập vào nước ta, tác động mạnh vào đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Những người bản lĩnh chính trị kém, không chịu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất,
đạo đức cách mạng dễ bị sa ngã. Hơn nữa, một trong những nội dung chống phá
quyết liệt nhất của các thế lực thù địch đối với Đảng và cách mạng nước ta là
thông qua sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống của từng cán bộ, đảng viên
để làm lu mờ bản chất giai cấp công nhân, tính cách mạng của Đảng.
Hai là, về công tác tuyển chọn đội ngũ cán bộ, Đảng viên cần phải đề ra
các tiêu chuẩn, tiêu chí chung và cần phải có sự công bằng, tránh nạn “ con ông
cháu cha” vào quản lý nhà nước. Nếu có tình trạng vi phạm cần cách chức kỉ luật ngay.
Ba là, đặt ra chế độ lương bổng để khuyến khích nhân tài. Cần ban hành
pháp luật thành văn để cho cuộc sống vào quy củ, nề nếp, xã hội ổn định và phát triển. C.KẾT LUẬN
Nhìn chung trải qua gần bốn thế kỉ xây dựng đất nước, nhà Trần – Lý đã
tạo nên một hệ thống hành chính quốc gia tương đối ổn định từ trung ương đến
địa phương. Bộ máy nhà nước thời Lý- Trần đã đáp ứng được nhu cầu lịch sử
lúc bấy giờ, thể hiện được vai trò, sức mạnh của mình lãnh đạo xây dựng đất
nước hùng mạnh, chống ngoại xâm chiến thắng hiển hách, tiêu biểu là cuộc
kháng chiến chống Tống và ba lần đánh tan quân Nguyên - Mông tạo nên hào
khí Đông A vang mãi ngàn đời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Mặc
dù là những cách thức tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời phong kiến nhưng
thực sự bộ máy nhà nước thời Lý – Trần vẫn còn để lại những giá trị về kinh
nghiệm, về lịch sử cho thực tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đào Duy Anh(2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
2.Quốc triều hình luật, Viện sử học và Nxb pháp lý, Hà Nội,1991.
3.Võ Văn Tuyển, Nguyễn Thị Thu Hòa(2014), Tổng quan về lịch sử hành chính
nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.