Đánh giá nhân vật mẹ Lê - Ngữ Văn 10

Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn xuôi xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Là nhà văn lãng mạn nhưng nhiều truyện ngắn của Thạch Lam thiên về khuynh hướng hiện thực. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 4 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đánh giá nhân vật mẹ Lê - Ngữ Văn 10

Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn xuôi xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Là nhà văn lãng mạn nhưng nhiều truyện ngắn của Thạch Lam thiên về khuynh hướng hiện thực. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

19 10 lượt tải Tải xuống
Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn xuôi xuất sắc nhất của nền văn học Việt
Nam giai đoạn 1930-1945. Là nhà văn lãng mạn nhưng nhiều truyện ngắn của Thạch
Lam thiên về khuynh hướng hiện thực. Thế giới nhân vật của Thạch Lam phong phú và
đa dạng, không chỉ là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản mà còn là những người lao
động nghèo khổ, bất hạnh. " Nhà mẹ Lê " là truyện ngắn viết về những người nghèo khổ
sống bên lề xã hội, ở đó ta bắt gặp cái nhìn nhân đạo - cái nhìn đầy yêu thương và sự cảm
thông với những kiếp người nhỏ bé, tha hương. Trong tác phẩm này, ông đã tạo ra một
nhân vật vô cùng độc đáo và đầy sức sống, bà Lê - người làm nghề giặt đồ để nuôi dạy
con cái. Truyện ngắn "Nhà mẹ Lê" được trích trong tập Gió đầu mùa, xuất bản bởi NXB
Đời nay vào năm 1937.
Nhà mẹ Lê là một gia đình với một người mẹ và mười một đứa con. Người con lớn nhất
mới có mười bảy tuổi, bé nhất hãy còn bế trên tay. Cảnh gia đình đông con của nhà mẹ
Lê không phải là hiếm trong xã hội ấy. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và
thấp bé. Đó là dung mạo của một người đã quen lao động, dù thân thể nhỏ bé nhưng cáng
đáng được nhiều việc cực nhọc. Cuộc sống khó khăn cùng đàn con đã khiến người phụ
nữ “nhăn nheo như một quả trám khô”, đen đúa và gầy còm. Trước tiên phải kể đến gia
cảnh của nhà mẹ Lê. Ngay từ đầu truyện, Thạch Lam đã khắc họa hoàn cảnh nghèo khổ
vô cùng của gia đình bà. Từng ấy con người phải chen chúc sống với nhau trong một căn
nhà nhỏ chật hẹp ở cuối phố, căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác thời buổi bấy
giờ. Mùa đông, nhà mẹ Lê phải trải ổ rơm. Cái sự bần cùng hóa của xã hội hết thảy cứ
như đang hiện diện hết ở nhà mẹ Lê. Sự đói rét, nghèo khổ được cực tả khi cái nhà được
miêu tả như “ổ chó” cùng với sự châm biếm chua xót mẹ con bà Lê như những “chó mẹ
và chó con”. Thực tế khốn khổ, túng quẫn đến mức độ so sánh con người với động vật
đã được thể hiện một cách đắng cay và cảm động. Với hoàn cảnh xuất thân và ngoại hình
như vậy, nhân vật mẹ Lê là hiện thân của những người dân nghèo lầm lũi, bấp bênh đi
bên lề của cuộc sống như những cái bóng tối tăm. Không ồn ã, khoa trương hay bình
phẩm, Thạch Lam miêu tả mẹ Lê với những chi tiết ngắn ngủi, giản đơn mà vẫn làm sống
dậy hiện thực tàn khốc đương thời đang ngấm ngầm gặm nhấm số phận con người.
Đầu tiên, mẹ Lê là người yêu thương gia đình và con cái hết mực, sẵn sàng hi sinh tất cả
vì những người thân yêu. Dù rơi vào tình cảnh khốn khổ và nghèo đói, người mẹ vẫn
không bỏ rơi những đứa con của mình. Nghèo lại đông con, mẹ Lê vắt kiệt bản thân mình
để chăm lo cho gia đình nhỏ. Những chi tiết ấy cho thấy sự lạc hậu, nghèo khổ cùng hạn
chế trong nhận thức của những người dân quê lúc bấy giờ. Không chỉ nghèo, bác ta còn
đèo bòng thêm cái phận “dân ngụ cư” rẻ rúng, phải làm thuê để kiếm sống. Mùa rét là
mùa ám ảnh với bác vì cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, sẽ không ai thuê bác làm việc gì
nữa. Lúc ấy, những đứa con lại nheo nhóc, khóc không ngừng, chịu đói từng bữa, chịu rét
đến ngày mùa năm sau. Tình mẫu tử ấy được hiện diện rõ nhất là lấy sự vất vả vì có việc
làm niềm vui, vì lúc ấy có người thuê làm việc, có vài bát gạo, vài đồng bạc để nuôi con.
Thậm chí, mẹ còn oằn mình chịu rét để che chở cho đàn con đang rét run lên vì lạnh.
Hình ảnh người đàn bà hiện lên cô độc, vất vả quá đỗi khiến người đọc không khỏi cảm
thương. Thân phận con người sao mà đáng thương, nhỏ nhoi, bạc bẽo đến thế! Dưới
manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Mẹ Lê đã
không ngại chịu đói, chịu rét để có thể đảm bảo cho đứa con nhỏ nhất của mình được ăn
đủ, được ấm áp trong lúc mùa đông lạnh giá đang đến gần. Bà là một hình ảnh rực sáng
của tình mẫu tử và tình yêu thương trong cuộc sống đầy khó khăn.
Mẹ Lê còn mang trong mình cả đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. Dù
công việc bấp bênh, lận đận nhưng bác không bao giờ từ bỏ. Bác Lê chật vật, khó khăn
suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng
như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng.
Phẩm chất nổi bật tiếp theo mà Thạch Lam đã rất tinh tế phát hiện ra ở nhân vật này
chính là tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường giữa những sóng gió của cuộc đời. Mẹ biết
góp nhặt niềm vui giản dị trong cuộc sống. Đối với một người nghèo như bác, một căn
nhà lụp xụp làm chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Trong những ngày tăm tối ấy, bà
Lê vẫn luôn vui vẻ, kiếm được miếng nào hay miếng đó. Giọt nước mắt hạnh phúc vẫn
ngời lên trong những ngày gian khó bởi các con của bác vẫn còn được ăn no.
Trong quan niệm sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng phát biểu:
“Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn
con người”. Và nhân vật mẹ Lê chính là một trong những viên ngọc ẩn giấu đã được nhà
văn Thạch Lam khai phá ra. Ẩn dưới vẻ bề ngoài thấp bé, gầy còm, da “ như một quả
trám khô ” lại là thật nhiều những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ, tiêu biểu cho vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt Nam truyền thống như yêu thương gia đình, giàu lòng nhân hậu, chăm
chỉ và lạc quan. Thạch Lam thật sự là một nhà văn luôn “chắt chiu cái đẹp”.
Như vậy, qua nhân vật mẹ Lê, nhà văn Thạch Lam đã thể hiện tình yêu thương, trân trọng
những phẩm chất tốt đẹp và đồng cảm với nỗi bất hạnh của những con người có cuộc
sống khổ cực, u ám, tựa như những kiếp ve sầu. Tác giả còn lên án, tố cáo thực dân
phong khiến tàn ác đã đày đọa người dân, đẩy người nông dân vào bước đường cùng.
Thạch Lam viết văn nhưng đầy chất thơ, giọng điệu nhẹ nhàng, chan chứ cảm xúc. Với
ngôn ngữ trong sáng, kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, nghệ thuật xây dựng và
miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, Thạch Lam đã khắc họa thành công nhân vật mẹ Lê.
| 1/3

Preview text:

Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn xuôi xuất sắc nhất của nền văn học Việt
Nam giai đoạn 1930-1945. Là nhà văn lãng mạn nhưng nhiều truyện ngắn của Thạch
Lam thiên về khuynh hướng hiện thực. Thế giới nhân vật của Thạch Lam phong phú và
đa dạng, không chỉ là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản mà còn là những người lao
động nghèo khổ, bất hạnh. " Nhà mẹ Lê " là truyện ngắn viết về những người nghèo khổ
sống bên lề xã hội, ở đó ta bắt gặp cái nhìn nhân đạo - cái nhìn đầy yêu thương và sự cảm
thông với những kiếp người nhỏ bé, tha hương. Trong tác phẩm này, ông đã tạo ra một
nhân vật vô cùng độc đáo và đầy sức sống, bà Lê - người làm nghề giặt đồ để nuôi dạy
con cái. Truyện ngắn "Nhà mẹ Lê" được trích trong tập Gió đầu mùa, xuất bản bởi NXB Đời nay vào năm 1937.
Nhà mẹ Lê là một gia đình với một người mẹ và mười một đứa con. Người con lớn nhất
mới có mười bảy tuổi, bé nhất hãy còn bế trên tay. Cảnh gia đình đông con của nhà mẹ
Lê không phải là hiếm trong xã hội ấy. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và
thấp bé. Đó là dung mạo của một người đã quen lao động, dù thân thể nhỏ bé nhưng cáng
đáng được nhiều việc cực nhọc. Cuộc sống khó khăn cùng đàn con đã khiến người phụ
nữ “nhăn nheo như một quả trám khô”, đen đúa và gầy còm. Trước tiên phải kể đến gia
cảnh của nhà mẹ Lê. Ngay từ đầu truyện, Thạch Lam đã khắc họa hoàn cảnh nghèo khổ
vô cùng của gia đình bà. Từng ấy con người phải chen chúc sống với nhau trong một căn
nhà nhỏ chật hẹp ở cuối phố, căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác thời buổi bấy
giờ. Mùa đông, nhà mẹ Lê phải trải ổ rơm. Cái sự bần cùng hóa của xã hội hết thảy cứ
như đang hiện diện hết ở nhà mẹ Lê. Sự đói rét, nghèo khổ được cực tả khi cái nhà được
miêu tả như “ổ chó” cùng với sự châm biếm chua xót mẹ con bà Lê như những “chó mẹ
và chó con”. Thực tế khốn khổ, túng quẫn đến mức độ so sánh con người với động vật
đã được thể hiện một cách đắng cay và cảm động. Với hoàn cảnh xuất thân và ngoại hình
như vậy, nhân vật mẹ Lê là hiện thân của những người dân nghèo lầm lũi, bấp bênh đi
bên lề của cuộc sống như những cái bóng tối tăm. Không ồn ã, khoa trương hay bình
phẩm, Thạch Lam miêu tả mẹ Lê với những chi tiết ngắn ngủi, giản đơn mà vẫn làm sống
dậy hiện thực tàn khốc đương thời đang ngấm ngầm gặm nhấm số phận con người.
Đầu tiên, mẹ Lê là người yêu thương gia đình và con cái hết mực, sẵn sàng hi sinh tất cả
vì những người thân yêu. Dù rơi vào tình cảnh khốn khổ và nghèo đói, người mẹ vẫn
không bỏ rơi những đứa con của mình. Nghèo lại đông con, mẹ Lê vắt kiệt bản thân mình
để chăm lo cho gia đình nhỏ. Những chi tiết ấy cho thấy sự lạc hậu, nghèo khổ cùng hạn
chế trong nhận thức của những người dân quê lúc bấy giờ. Không chỉ nghèo, bác ta còn
đèo bòng thêm cái phận “dân ngụ cư” rẻ rúng, phải làm thuê để kiếm sống. Mùa rét là
mùa ám ảnh với bác vì cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, sẽ không ai thuê bác làm việc gì
nữa. Lúc ấy, những đứa con lại nheo nhóc, khóc không ngừng, chịu đói từng bữa, chịu rét
đến ngày mùa năm sau. Tình mẫu tử ấy được hiện diện rõ nhất là lấy sự vất vả vì có việc
làm niềm vui, vì lúc ấy có người thuê làm việc, có vài bát gạo, vài đồng bạc để nuôi con.
Thậm chí, mẹ còn oằn mình chịu rét để che chở cho đàn con đang rét run lên vì lạnh.
Hình ảnh người đàn bà hiện lên cô độc, vất vả quá đỗi khiến người đọc không khỏi cảm
thương. Thân phận con người sao mà đáng thương, nhỏ nhoi, bạc bẽo đến thế! Dưới
manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Mẹ Lê đã
không ngại chịu đói, chịu rét để có thể đảm bảo cho đứa con nhỏ nhất của mình được ăn
đủ, được ấm áp trong lúc mùa đông lạnh giá đang đến gần. Bà là một hình ảnh rực sáng
của tình mẫu tử và tình yêu thương trong cuộc sống đầy khó khăn.
Mẹ Lê còn mang trong mình cả đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. Dù
công việc bấp bênh, lận đận nhưng bác không bao giờ từ bỏ. Bác Lê chật vật, khó khăn
suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng
như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng.
Phẩm chất nổi bật tiếp theo mà Thạch Lam đã rất tinh tế phát hiện ra ở nhân vật này
chính là tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường giữa những sóng gió của cuộc đời. Mẹ biết
góp nhặt niềm vui giản dị trong cuộc sống. Đối với một người nghèo như bác, một căn
nhà lụp xụp làm chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Trong những ngày tăm tối ấy, bà
Lê vẫn luôn vui vẻ, kiếm được miếng nào hay miếng đó. Giọt nước mắt hạnh phúc vẫn
ngời lên trong những ngày gian khó bởi các con của bác vẫn còn được ăn no.
Trong quan niệm sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng phát biểu:
“Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn
con người”. Và nhân vật mẹ Lê chính là một trong những viên ngọc ẩn giấu đã được nhà
văn Thạch Lam khai phá ra. Ẩn dưới vẻ bề ngoài thấp bé, gầy còm, da “ như một quả
trám khô ” lại là thật nhiều những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ, tiêu biểu cho vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt Nam truyền thống như yêu thương gia đình, giàu lòng nhân hậu, chăm
chỉ và lạc quan. Thạch Lam thật sự là một nhà văn luôn “chắt chiu cái đẹp”.
Như vậy, qua nhân vật mẹ Lê, nhà văn Thạch Lam đã thể hiện tình yêu thương, trân trọng
những phẩm chất tốt đẹp và đồng cảm với nỗi bất hạnh của những con người có cuộc
sống khổ cực, u ám, tựa như những kiếp ve sầu. Tác giả còn lên án, tố cáo thực dân
phong khiến tàn ác đã đày đọa người dân, đẩy người nông dân vào bước đường cùng.
Thạch Lam viết văn nhưng đầy chất thơ, giọng điệu nhẹ nhàng, chan chứ cảm xúc. Với
ngôn ngữ trong sáng, kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, nghệ thuật xây dựng và
miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, Thạch Lam đã khắc họa thành công nhân vật mẹ Lê.