-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 2)
Trọn bộ đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF có biểu điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Ngữ Văn 143 tài liệu
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 2)
Trọn bộ đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF có biểu điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 143 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ CHI TIẾT
ĐỀ THI THỬ THPTQG 2023 (đề số 2) Môn Ngữ văn Phần Câu Đáp án Điểm
Tác hại của thái độ quá đề cao cái Tôi được nêu trong đoạn trích là:
+ mọi vấn đề chúng ta chỉ thấy là mình đúng, tự cho mình là chân lý,
còn những suy nghĩ, ý kiến của người khác thì ta mặc kệ, chẳng thèm nghe.
+ thường nghĩ mọi đau khổ, phức tạp đều có nguyên do từ người 1 0.5
khác, chứ không phải tại mình.
+ thường chỉ nhìn thấy những lỗi lầm, xấu xa của người khác, chứ ta
không nhận biết bản thân mình thực sự ra sao
+ chỉ muốn thay đổi người khác theo ý mình, chứ ít khi ta nghĩ rằng
bản thân mình phải thay đổi trước…
- “Quá quan trọng hóa cái Tôi” là những suy nghĩ, hành động, thái
độ đề cao quá mức giá trị bản thân mình, luôn cho mình là nhất; khi 2
xảy ra vấn đề đều cho rằng nguyên nhân đến từ người khác, luôn nhìn 0.5
vào lỗi lầm của người khác nhưng không nhận ra những thiếu sót, yếu
kém của bản thân mình và luôn muốn người khác theo ý mình. I
- Biện pháp: điệp cấu trúc “Chính vì quá quan trọng hóa cái
Tôi...nên”; “Chính vì quá quan trọng hóa cái Tôi...,chúng ta...chứ...” - Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những biểu hiện của thái độ sống quá quan trọng hóa 3
cái Tôi trong cuộc sống. 1.0
+ Thể hiện thái độ không đồng tình, phê phán của tác giả đối với thái
độ sống quá quan trọng hóa cái tôi.
+ Tác động mạnh mẽ đến người đọc, giúp cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.
- Khẳng định (đồng tình): vì đó là quan niệm đúng đắn.
+ Khi biết quên cái tôi của mình, con người sẽ hướng tới lối sống vị
tha, khiêm tốn, giàu lòng yêu thương, chia sẻ; 4
+ Chúng ta sẽ biết tôn trọng người khác, biết sống vì người khác, tạo 1.0
sức mạnh đoàn kết, có thể làm việc lớn.
- Phủ định (không đồng tình):
+ Vì con người phải luôn ý thức sự tồn tại cái tôi của mình thì mới tự
mình uốn nắn, rèn luyện đạo đức, nhân cách, gìn giữ vẻ đẹp, hình ảnh tốt của chính mình.
+ Khi có ý thức về cái tôi, con người sẽ có những hoài bão, khát vọng
để khẳng định giá trị bản thân, do vậy mới có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0.25) 2.0
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thái độ sống của bản thân để
thành công trong cuộc sống (0.25) c.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (1.25)
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần nêu rõ quan
điểm của bản thân, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Dưới đây là một số gợi ý cho bài viết:
- Thành công: là khi chúng ta đạt được những mục tiêu, thành quả,
ước mơ,... mà chúng ta đã nỗ lực phấn đấu và hướng tới.
- Thái độ sống đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của
mỗi cá nhân. Người có thái độ sống tốt, tích cực chắc chắn sẽ thành công.
- Mỗi người đều có quyền và khả năng quyết định, lựa chọn thái độ
sống của mình. Thái độ sống mang dấu ấn đặc trưng của mỗi cá nhân II 1
và cần một quá trình dài để tôi luyện.
- Thái độ và cách hành xử không tốt không chỉ khiến công việc bị
đình trễ, không có bước tiến tới thành công và còn ảnh hưởng tiêu
cực đến cuộc sống cá nhân theo hướng ngày càng trầm trọng.
- Thái độ sống đúng đắn để có thể thành công:
+ Luôn nỗ lực, quyết tâm làm mọi việc với kết quả tốt nhất.
+ Nhận thức được giá trị của bản thân và luôn cố gắng phát huy giá
trị tốt đẹp cũng như khả năng của bản thân đến mức xuất sắc.
+ Mạnh dạn thử sức với những môi trường mới, những thử thách mức
độ cao hơn, vượt ra khỏi vòng an toàn của bản thân.
- Trong cuộc sống vẫn tồn tại những cá nhân có thái độ sống không
tích cực: ỷ lại, tự mãn, dựa dẫm,... những người như vậy sẽ khó để đạt
được những thành công tự sức mình gây dưng.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân: Thái độ sống tốt sẽ
giúp chúng ta dễ dàng đến với những dự định, ước mơ của bản thân,
vì vậy nên lựa chọn thái độ, suy nghĩ, cách sống tích cực.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận;
có cách diễn đạt mới mẻ,… (0.25) a.
Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề. b.
Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn 0.5
của người lính Tây Tiến trong trích đoạn thơ. c.
Triển khai vấn đề: Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập
luận để triển khai vấn đề.
* Giới thiệu khái quát (0.5 điểm)
Giới thiệu về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích.
(Trích đoạn khắc họa bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến
trong cảm hứng lãng mạn, bi tráng mà không hề bi thương, bi lụy.)
* Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng người lính Tây Tiến (3.0 điểm)
- Vẻ đẹp hào hùng bi tráng
+ Ngoại hình: Độc đáo, khác thường, ấn tượng do hiện thực đầy khốc 2
liệt, nghiệt ngã của cuộc chiến. (“đoàn binh” - mang âm hưởng câu
thơ cổ, như những người tráng sĩ thời xưa; “không mọc tóc”, “xanh
màu lá” - do bệnh sốt rét mà rụng tóc, da xanh như lá cây => gợi vẻ ngoài tiều tụy)
+ Tư thế: anh hùng, nét oai phong, dữ dằn, đầy quyết tâm như chúa tể
chốn rừng thiêng. (“dữ oai hùm” - sức mạnh tinh thần của người lính,
đối lập với vẻ ngoài; “mắt trừng” - gợi sự cảnh giác, tỉnh táo của người lính)
- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn
+ Tâm hồn: đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao
khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ: Đêm mơ về thủ đô hoa lệ, nhớ
dáng người xưa, đầy lãng mạn, đa tình, hào hoa. (“dáng kiều thơm”
không phải bóng dáng cụ thể nào, cũng không chỉ bó hẹp trong tình
yêu đôi lứa mà rộng hơn là tình yêu Tổ quốc, thủ đô)
- Sự hi sinh
+ Thái độ kiên quyết hi sinh vì Tổ quốc, lí tưởng quên mình thật cao
đẹp, nguyện cống hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc, Cách mạng, quyết sống
chết vì lí tưởng, đất nước (“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” -
tâm nguyện của biết bao người con thời kì kháng chiến, quyết tâm ra
đi vì nền hòa bình, độc lập)
+ Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường
không có đến cả manh chiếu để che thân. (“rải rác biên cương”, “mồ
viễn xứ”: nhiều chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại nơi biên cương xa xôi)
+ Chết là hoá thân với đất mẹ, là hoá thân với non sông đất nước.
(“Áo bào thay chiếu anh về đất” - người lính ra đi không có lấy
manh chiếu che thân, tấm ván để khâm liệm qua cái nhìn của Quang
Dũng trở thành chiếc áo bào sang trọng + “anh về đất” - cách nói
giảm nói tránh => giảm nhẹ bi thương, thể hiện niềm trân trọng, yêu
thương của động đội, đất nước với những người đã ngã xuống.)
* Nghệ thuật của đoạn trích:
Những từ Hán Việt cổ kính, giọng văn hào hùng, nhân hóa... tạo
không khí trang trọng, thiêng liêng, làm giảm nhẹ cái bi thương.
* Đánh giá: Với giọng thơ trang trọng, tác giả đã thể hiện tình cảm
tiếc thương và sự trân trọng, kính cẩn trước sự hi sinh của đồng đội.
Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đan cài dựng nên tượng đài bất tử trong thơ.
d. Sáng tạo: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình 0.5
phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi
bật nét đặc sắc của tác phẩm; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực
tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc,...
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo yêu cầu về chính tả. ( Không 0.25
cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp) I+II Tổng điểm 10.0