Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 3)
Trọn bộ đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 3. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF có biểu điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ CHI TIẾT
ĐỀ THI THỬ THPTQG 2023 Môn: Ngữ văn Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1
Thể thơ của đoạn trích là: thơ tự do. 0.5 2
Những hình ảnh, từ ngữ diễn tả tâm trạng, sự chờ đợi những cơn 0.5
mưa của người lính trên đảo: “ngồi ôm súng đợi mưa rơi”, “lòng
thắc thỏm”, “niềm vui không nói hét”, “cũng được”, “ngửa lê
hứng nước”, “một giọt nhỏ thôi” 3
- Biện pháp nghệ thuật: điệp từ “mưa” 1.0 - Tác dụng:
+ Cho thấy hiện thực ngoài đảo dù xung quanh bốn bề là nước
nhưng lại không có những cơn mưa dù là mưa bụi, mưa li ti,...
+ Thể hiện nỗi mong chờ cơn mưa, mưa đã trở thành nỗi ám ảnh
thường trực của những người lính đảo.
+ Giọng điệu, nhịp thơ trở nên gấp gáp, diễn tả chân thực sự
mong chờ, khao khát của những người lính đảo. 4
Nhận xét về vẻ đẹp của người lính đảo: 1.0
- Niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống dù thiên nhiên và hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
- Quyết tâm dù vất vả, gian khổ cũng sẽ luôn chắc tay súng, canh
giữ vùng trời địa phận của Tổ quốc. II LÀM VĂN 7.0 1
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm với biển đảo 2.0
của thế hệ trẻ ngày nay.
a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bay đọa văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ trách
nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo.
Dưới đây là một số gợi ý triển khai:
- Biển đảo là một phần địa phận, là máu thịt của Tổ quốc => Cần
phải có tình yêu và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ; đặc biệt trong
tình hình rối ren, tranh chấp chủ quyền biển đảo.
- Thế hệ trẻ, những người được sinh ra, lớn lên và yêu chuộng
nền hòa bình sẽ biết mang tình yêu hóa thành sức mạnh, tạo nên
những hành động góp phần bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo.
- Nhiều cá nhân chưa có sự quan tâm, hiểu biết về vấn đề biển
đảo, thờ ơ với chủ quyền quốc gia, dân tộc,... Cần có thái độ tích
cực, chủ động tìm hiểu, tham gia các hoạt động tuyên truyền,
đóng góp công sức cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2
Phân tích đoạn trích; từ đó nhận xét về chất tài hoa, uyên bác 5.0
trong tùy bút của Nguyễn Tuân.
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5
Nội dung (nét tính cách dữ dội, hung bạo của sông Đà) và nghệ
thuật đoạn thơ; chất tài hoa, uyên bác trong tùy bút của Nguyễn
Tuân được thể hiện trong đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát: 0.5 - Tác giả: Nguyễn Tuân
+ Là người mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX.
+ Có sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực.
+ Sở trường là tùy bút.
+ Chất “ngông” trong phong cách, văn chương.
- Tác phẩm: Người lái đò sông Đà
+ Trích trong tập tùy bút “Sông Đà” - kết quả của chuyến đi thực
tế hào hứng không chỉ làm thỏa mãn cơn đói của thú xê dịch mà
chủ yếu để tìm “chất vàng mười đã qua thử lửa” ở vùng đất Tây Bắc.
- Khái quát về trích đoạn: Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của sông Đà
thể hiện qua cảnh đá bờ sông, mặt ghềnh Hát Loóng và quãng Tà Mường Vát.
* Phân tích đoạn trích: 2.5
(1) Cảnh đá bờ sông:
- Đá bờ sông “dựng vách thành”: gợi sự thâm nghiêm, vững chãi
và những sức mạnh bí ẩn đầy đe dọa của sông Đà.
- “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”: đặc tả
chân thực độ cao của vách đá => cho thấy khả năng quan sát tinh tế của tác giả.
- “Vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu...bờ này sang bờ
kia”: gợi tả gián tiếp độ hẹp của lòng sông, độ cao của vách đá.
- “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè cũng thấy
lạnh”: sự tăm tối, lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền ngoặt vào
khúc sông đá dựng vách thành.
(2) Mặt ghềnh Hát Loóng:
- Điệp từ “xô”: gây ấn tượng mạnh về những chuyển động và sức
mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, ghềnh thác.
- Từ láy “gùn ghè” và hình ảnh sóng gió “như đòi nợ xuýt”: thể
hiện sự hung hãn, lì lợm và cuồng bạo của dòng sông. (3) Quãng Tà Mường Vát:
- So sánh hút nước như “cửa cống cái bị sặc”, như “giếng bê
tông thả xuống lòng sông để chuẩn bị làm móng cầu”
- Liên tưởng “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”: hình
dung cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần cái hút nước đáng sợ.
- Liên tưởng anh bạn quay phim táo tợn: “Cái thuyền xoay tít,
những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre –
plonggée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng
nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khôi pha lê
xanh như sắp vỡ tan ụp cả máy cả người quay phim cả người đang xem”.
* Nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn 0.5 Tuân.
- Sử dụng nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng
- Ngôn ngữ điêu luyện, tài tình
- Vận dụng kiến thức nhiều lĩnh vực
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0