-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 4)
Trọn bộ đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 4. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF có biểu điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Ngữ Văn 143 tài liệu
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 4)
Trọn bộ đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 4. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF có biểu điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 143 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ CHI TIẾT
ĐỀ THI THỬ THPTQG 2023 Môn: Ngữ văn Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 1
Thể thơ của bài thơ là: thơ tự do. 0.5
Trong bài thơ, những người đàn bà gánh nước sông được tác giả
miêu tả qua những hình ảnh:
+ “ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái” 2 0.5
+ “bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt”
+ “một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh”
+ “bàn tay kia bấu vào mây trắng”
Việc lặp lại câu thơ “Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm
và nửa đời tôi thấy” có tác dụng:
- Nhấn mạnh khoảng thời gian dài những người đàn bà vẫn kiên I
trì, cần mẫn lao động, đi gánh nước sông. 3 1.0
- Gợi sự tiếp nối, vòng lặp liên tục qua năm tháng của những
người đàn bà làm công việc gánh nước sông.
- Gây ấn tượng mạnh, tác động sâu sắc đến người đọc về hình
ảnh những người đàn bà gánh nước sông. Một số gợi ý:
- Những người đàn bà với công việc vất vả, nhọc nhằn để mưu
sinh quanh năm ngày tháng, đời này qua đời khác.
- Công việc của họ nặng nhọc, vượt ngoài giới hạn của sức lực và 4 1.0
thân phận người phụ nữ.
- Họ phải đối mặt với nỗi cô đơn, cơ cực, không có người đàn ông giúp sức.
- Họ sống mà không biết được tương lai sẽ như thế nào, chỉ biết
đối mặt với vòng đời vất vả, gian truân. II LÀM VĂN 7.0
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về suy nghĩ về hình ảnh 2.0
người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.
a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bay đọa văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0.25
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình ảnh người phụ nữ Việt 0.25
Nam trong thời đại mới.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ .....
Dưới đây là một số gợi ý triển khai:
- Lịch sử xây dựng và phát triển đất nước đã ghi nhận, khẳng
định vai trò quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. 1
- Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại: bản lĩnh, tự tin, tự
chủ, thành công,... (Có thể so sánh với thân phận người phụ nữ
trong xã hội cũ và quá trình đấu tranh để dành những quyền lợi
chính đáng, xác lập địa vị trong xã hội). 1.0
+ Người phụ nữ có quyền và sự lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực.
+ Bản lĩnh, tự tin, dám nói, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, đam mê.
+ Không còn phụ thuộc vào người đàn ông hay gia đình, mạnh
mẽ, tự chủ, gây dựng sự nghiệp riêng.
+ Tài năng, học thức, vốn sống và trải nghiệm phong phú,...
- Vẫn tồn tại 1 bộ phận nữ thanh niên sống ích kỷ, chạy theo lợi
ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, xã hội;
không tích cực trau dồi đạo đức, nhân cách, tri thức,...
=> Cần tích cực rèn luyện, phấn đấu để trở thành hình mẫu người
phụ nữ Việt Nam thời đại mới; những người đàn ông cần có cái
nhìn đúng đắn, tôn trọng và trân trọng những người phụ nữ,...
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0.25 mới mẻ.
Phân tích đoạn trích; từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của 5.0
tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0.25
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích nội dung, nghệ
thuật của trích đoạn, từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác 0.5 phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; 2
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát: - Tác giả:
+ Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, là nhà văn
chuyên nghiệp, bền bỉ, khối lượng tác phẩm đồ sộ.
+ Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài viết nhiều với hai đề tài 1.0
chính: truyện về các loài vật và truyện về cuộc sống của những
người dân nghèo, thợ thủ công ở vùng quê ngoại thành Hà Nội.
Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Tô Hoài càng sung sức,
những trang viết của ông xoay quanh các đề tài: miền núi Tây
Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội,...
+ Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
Theo ông: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật.
Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải phá vỡ những
thần tượng trong lòng người đọc.” - Tác phẩm:
+ Là kết quả của chuyến đi lên Tây Bắc giải phóng đồng bào dân
tộc cùng với đồng đội năm 1952. Trong chuyến đi này, với nhiệm
vụ là một phóng viên có nhiệm vụ ghi lại những diễn biến về đời
sống nhân dân và Cách mạng, ông có điều kiện tiếp xúc nhiều với
đồng bào Tây Bắc và cuộc sống của họ nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho ông.
+ Tác phẩm tập trung miêu tả, phản ánh cuộc sống tủi cực của
đồng bào dân tộc miền núi dưới ách áp bức của bọn chúa đất
phong kiến, thực dân. Nhờ có ánh sáng Cách mạng đã giúp họ
thức tỉnh và giải thoát. - Nhân vật Mị:
Mị là cô gái có đầy đủ điều kiện để được hưởng hạnh phúc: trẻ
trung, xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo.
+ Vẻ đẹp nhan sắc của cô không mang cái yểu điệu, thướt tha của
cô gái miền xuôi mà mang nét khỏe khoắn, đầy sức sống như
những bông hoa đồng nội của núi rừng
+ Tài năng: Cô có tài thổi sáo, thổi đàn môi, Mị “uốn chiếc lá
trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, trai làng vì mê tiếng
sáo, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị, “đến đứng nhẵn cả chân vách
đầu buồng Mị”. Có lẽ Mị đã gửi biết bao tâm tình, tình cảm, biết
bao khao khát và tiếng sáo ấy rung động, mê đắm lòng người.
+ Tính cách, phẩm chất: Mị chăm chỉ, cần cù, yêu lao động, còn
là người con gái có tính cách mạnh mẽ, tự chủ; giàu lòng tự
trọng, không tham giàu sang, phú quý, trái tim vị tha, nhân hậu.
=> Cô gái Mèo đáng yêu, đáng quý ấy có đầy đủ những điều
kiện, cơ hội để được hạnh phúc và trên thực tế, tình yêu của Mị
đã chớm nở bằng việc Mị có người yêu là một chàng trai cùng
bản. Nhưng cánh cửa hạnh phúc chưa kịp mở ra thì nó đã khóa
chặt lại, đẩy Mị vào cuộc sống tăm tối, đau khổ, tủi nhục.
- Nguyên nhân Mị làm dâu gạt nợ:
+ Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số phận tủi nhục của Mị chính
là món nợ truyền kiếp của gia đình: “Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị
không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lý, bố của thống lý
Pá Tra bây giờ.” Mỗi năm phải đem nộp lãi đến “một nương
ngô, khi hai vợ chồng già rồi vẫn chưa trả hết nợ.” Mị bị bắt về
làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý.
+ Nguyên nhân sâu xa: xuất phát bản chất dã man, vô nhân đạo
của giai cấp miền núi trước 1945. Chế độ ấy điển hình là cha con
thống lý Pá Tra đã coi rẻ giá trị của con người, đã dùng thủ đoạn
cho vay nặng lãi để trùm bóng đen số phận người nhân dân đời này qua đời khác.
* Phân tích đoạn trích:
- Khi mới bị bắt về làm dâu: có đến hàng tháng trời, đêm nào Mị
cũng khóc, có lần định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha mà không đành lòng chết.
- Đến trích đoạn này, ý thức phản kháng của Mị đã mất đi: "Lần
lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng
không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa"
=> Sự chà đạp về cả thể xác và tinh thần khiến Mị tê liệt hoàn 2.0 toàn.
- "Mị quen cái khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng như mình cũng là
con trâu, con ngựa (...) chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi" và
“Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi
chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”.
=> Cách so sánh ngang bằng (cũng là con trâu, con ngựa) và so
sánh hơn kém (con ngựa, con trâu làm còn có lúc... đàn bà nhà
này thì vùi vào làm việc cả đêm ngày) tập trung phản ánh nỗi khổ
bị đọa đày về thể xác.
=> Những năm tháng trở lại nhà thống lý khiến người con gái tự
chủ năm xưa không còn sức phản kháng. Cuộc sống của Mị như
sự tồn tại của cỏ cây, cuộc đời Mị là chuỗi ngày mòn mỏi với
những ý nghĩ buông xuôi, đầu hàng, phó mặc số phận.
=> Mị làm việc như cái máy vô hồn, như công cụ lao động biết
nói mà câm lặng. Đó là hệ quả tất yếu của sự bóc lột tàn tệ thể
xác, tinh thần trong thời gian dài.
- “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa”
và hình ảnh căn buồng Mị nằm.
=> Hình ảnh con vật được coi là chậm chạp nhất sống trong
không gian tối tăm chật hẹp tô đậm thân phận nhỏ bé đáng
thương cùng thái độ cam chịu, chấp nhận cúi đầu trong đau khổ của Mị.
* Nhận xét về giá trị hiện thực:
- Khắc họa, phản ánh chân thực số phận cực khổ của người dân
dưới ách thống trị của bọn chúa đất miền núi và bọn thực dân.
+ Qua nhân vật Mị, nhà văn đã khái quát số phận đau khổ, bi
thương của người nông dân miền núi trước 1945. Đó cũng là lý
do để bên cạnh Mị, nhà văn còn xây dựng hình ảnh nhân vật khác
như người chị dâu chưa già lưng đã còng xuống và nỗi ám ảnh về
câu chuyện đã từng có người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí. 0.5
+ Mị là hiện thân cho những cô gái xinh đẹp, trẻ trung nhưng số
phận đau đớn, tủi nhục như những bông hoa bị vùi dập giữa
những xoáy nước dữ dội của cuộc đời. Số phận Mị còn mang
đậm ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ bản chất độc ác của giai cấp thống trị miền núi.
- Tiếng nói tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến miền núi Tây Bắc.
=> Thông qua đó, người đọc còn nhận thấy trái tim nhân đạo của
Tô Hoài bởi ông đã trải lòng mình ra để đồng cảm, xót thương
cho nhân vật của mình. Ông xứng đáng là một người nghệ sĩ chân
chính bởi như T.Sê Khốp đã từng nói: “Một người nghệ sĩ chân
chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0