-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 5)
Trọn bộ đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 5. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF có biểu điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Ngữ Văn 143 tài liệu
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 5)
Trọn bộ đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN - đề số 5. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF có biểu điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2023 45 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 143 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ CHI TIẾT
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPTQG NĂM 2023 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Phần Câu Nội dung Điểm 1
Phương thức biểu đạt chính của trích đoạn trên là: nghị luận. 0.5
Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra những tác động của AI/công cụ
chat GPT tới công việc của con người:
- “len lỏi sâu vào đời sống của nhiều nhân viên văn phòng, lĩnh
vực tài chính, kinh doan, tới luận, kế toán, thuế và sắp tới là viết văn”
- “làm tốt hơn con người những việc lặp đi lặp lại, đơn giản” 2 0.5
- “thu hẹp cơ hội việc làm cho những người chỉ biết làm những việc đơn giản”
- “chưa thể thay thế nổi các nhân sự làm việc đàng hoàng tạo ra
giá trị cho công ty”
- “có thể là bộ đôi hoàn hảo giúp các ông chủ khai đao vĩnh viễn
với một số vị trí không mấy cần thiết”
- Biện pháp tu từ liệt kê: “...từ lĩnh vực tài chính, kinh doanh, tới I
luật, kế toán, thuế và sắp tới là viết văn” - Tác dụng:
+ Khẳng định và nhấn mạnh sự tham gia và có khả năng thay thế
của trí tuệ nhân tạo đối với các công việc trên nhiều lĩnh vực của 3 1.0 con người.
+ Thế hiện sự hiểu biết của tác giả, đồng thời tác động đến người
đọc, gợi sự suy ngẫm về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và
hành động của con người.
+ Giúp bài viết tăng sức thuyết phục.
HS trả lời theo quan điểm riêng, lý giải thuyết phục, có thể lựa
chọn đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồng tình. Gợi ý trả lời: 4 1.0
- Đồng tình vì trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người với
nhiều lí do, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích nó đem lại
cho đời sống con người. Thực tế đã cho thấy trí tuệ nhân tạo đã
làm nhiều việc với tốc độ nhanh, độ chính xác và hiệu quả hơn;
lại ngày càng phát triển => Nếu con người không tích cực học
hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo sẽ bị thụt lùi/dậm chân tại
chỗ, khi đó trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có khả năng thay thế.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự phát triển của trí tuệ 2.0
nhân tạo trong đời sống ngày nay.
a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bay đọan văn theo cách tổng - phân - hợp.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự phát triển của trí tuệ nhân 0.25
tạo trong đời sống ngày nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ:...
Dưới đây là một số gợi ý triển khai:
- Trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của con người, ngày càng phát
triển hiện đại, linh động, ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực.
=> Khẳng định những lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
- Trí tuệ nhân tạo dần thay thế các hoạt động của con người (thực 1
tế có rất nhiều người thất nghiệp do sự ứng dụng của trí tuệ nhân 1.0 II tạo)
- Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được con người (vì nó do
con người sáng tạo, thiết lập, hoạt động theo con người lập trình
sẵn; quan trọng nhất là không có cảm xúc,...)
- Con người sống chung với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo:
không ngừng nỗ lực học hỏi, tìm tòi nghiên cứu và phát triển, sử
dụng công cụ trí tuệ nhân tạo bằng cách thông minh, sáng suốt, không lạm dụng,...
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0.25 mới mẻ.
Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được thể hiện trong
đoạn thơ; từ đó làm rõ tư tưởng mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn 5.0 2
Khoa Điềm về Đất Nước.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết 0.25
đoạn khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:tư tưởng Đất Nước của
Nhân Dân được thể hiện trong đoạn thơ; tư tưởng mới mẻ, riêng 0.5
biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
* Giới thiệu chung:
- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (1943) - thuộc thế hệ các nhà thơ
mà tài năng và tên tuổi được khẳng định trong thời kì kháng
chiến chống Mỹ. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa
xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, dân tộc. 0.5
- Tác phẩm: thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt
đường khát vọng”, sáng tác ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971.
- Trích đoạn: thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân trên phương diện văn hóa. * Phân tích:
(1) Sáng tạo, bảo vệ và duy trì:
- “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”:
+ “Giữ” - “truyền”: khẳng định sứ mệnh của mỗi người, mỗi thế
hệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đó là “gánh vác
phần người đi trước để lại”, duy trì, dặn dò con cháu mai sau tiếp nối.
+ Đất nước ta nằm trong cái nôi của nền văn minh lúa nước, bao
đời nhân dân “một nắng hai sương” chăm chút, nâng niu hạt lúa.
Đó chính là tinh hoa của trời đất, kết tinh của mồ hôi, công sức 2.0 nhọc nhằn.
+ Lúa cũng chính là hình ảnh của niềm vui, cuộc sống ấm no, mong ước của mọi nhà.
- “Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi”
+ Lửa là hình ảnh của quá khứ khi con người tìm đến ánh sáng
văn minh => Tìm ra lửa là con người thực sự tách khỏi thế giới nguyên thủy.
+ Nhắc tới lửa là nhắc tới cuộc sống ấm êm, sum vầy.
+ Lửa cũng gợi nhớ đến những cuộc chiến tranh đẫm máu mà nó
chính là biểu tượng của lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí bất khuất, kiên cường.
+ “Chuyền lửa qua mỗi nhà”: là hình ảnh cụ thể của tình nghĩa
làng xóm, là trao gửi sự sống ấm áp.
- “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”:
+ Tiếng nói là giá trị tinh thần vô giá, phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của một cộng đồng xã hội,...
=> Giữ gìn tiếng nói là trách nhiệm chung, tiếng Việt còn là người Việt còn.
- “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”:
+ Hành trang nhân dân mang theo trong những chuyến di dân
không chỉ là đồ đạc, lương thực mà còn giá trị tinh thần thiêng
liêng, quý giá: “tên xã, tên làng”.
=> Họ mang theo để đặt cho những vùng đất mới, vừa làm dịu đi
niềm thương nỗi nhớ, vừa để khắc sâu với những thế hệ sau về cội nguồn.
- “Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”:
+ Xây dựng nền tảng cho đời sau an cư lạc nghiệp.
+ Đối lập: “đắp đập, be bờ” >< “trồng cây, hái trái”
=> Đức hi sinh lớn lao, cao thượng của những người đi trước: để
con cháu được hưởng phúc, ấm no từ sự chuẩn bị của mình.
(2) Chiến đấu, hi sinh cho Đất Nước:
- “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/Có nội thù thì vùng lên đánh bại”:
+ Cấu trúc “Có...thì...” + động từ mạnh “chống”, “vùng”, “đánh”
=> Tinh thần quyết tâm, tự nguyện của nhân dân.
=> Nhân dân quyết “bảo tồn sông núi, thà chết chớ lui”.
- Tư tưởng xuyên suốt bài thơ: “Để Đất Nước này là Đất Nước
Nhân Dân/ Đất Nước của Nhân Dân, Đất nước của ca dao thần thoại”.
+ “ca dao thần thoại”: ẩn dụ cho văn hóa dân gian - sản phẩm
trực tiếp của trí tuệ, lưu giữ cuộc sống của nhân dân.
=> Đất Nước tất yếu thuộc về Nhân Dân.
(3) Những bài học đạo lí:
- “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”
+ Xuất phát từ câu ca dao “Yêu em từ thuở trong nôi - Em nằm
em khóc, anh ngồi anh ru”
=> Tình yêu thương mãnh liệt, thủy chung, say đắm.
- “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”
+ Lấy ý từ câu ca dao “Cầm vàng mà lội qua sông - Vàng rơi
không tiếc, tiếc công cầm vàng”.
=> Nhấn mạnh tình nghĩa, công sức.
- “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
+ Lấy ý từ câu ca dao: “Thù này ắt hẳn còn lâu - Trồng tre thành
gậy, gặp đâu đánh què”.
=> Làm nổi bật tinh thần yêu nước, căm thù giặc của nhân dân ta.
* Đánh giá:
- Qua cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc cảm
nhận rõ ràng tư tưởng chủ đạo của bài thơ: Đất Nước của Nhân
Dân, Nhân Dân làm nên Đất Nước. 0.5
- Nghệ thuật: thể thơ tự do; điệp từ, điệp cấu trúc; giọng thơ trữ
tình, sâu lắng, chất liệu văn hóa dân gian,...
* Làm rõ tư tưởng mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước:
+ Ở thời trung đại gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc” vì quan
niệm đất nước gắn với công lao của đế vương:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 0.5
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.” (Lý Thường Kiệt)
+ Thơ văn yêu nước những năm đầu thế kỉ XX tư tưởng này có
bước tiến qua tiếng nói của người chí sĩ yêu nước Phan Bội
Châu: “Dân là dân nước, nước là nước dân.” Nhưng dẫu sao nó
vẫn mang dấu ấn của tư tưởng tư sản.
+ Thơ ca Việt Nam thời kì 1945 – 1975 thì tư tưởng đất nước –
nhân dân được thế hệ các nhà thơ chiến sĩ nhìn nhận một cách
toàn diện, sâu sắc hơn trong mối quan hệ riêng – chung, tôi – ta,
ở đó có sự hòa quyện và tỏa sáng của tình yêu đất nước và đôi
lứa. Đất nước của nhân dân đã được các nhà thơ thể hiện đặc sắc và thành công như:
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.” (Nguyễn Đình Thi)
=> Nguyễn Khoa Điềm đã tìm được một cách nói riêng, tư tưởng
riêng: Đất Nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại.
=> Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, trân trọng của tác giả. d.
Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e.
Sáng tạo : Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.5
luận; có cách diễn đạt mới mẻ,…