Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 (cấu trúc đề TP Hà Nội) - Đề 3
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 (cấu trúc đề TP Hà Nội) - Đề 3 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2023-2024
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ CHI TIẾT
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - CẤU TRÚC TP HÀ NỘI NĂM 2023 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Phần Câu Nội dung Điểm
- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Tác giả: Phạm Tiến Duật. - Ý nghĩa nhan đề:
+ Nhan đề làm nổi bật hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không
kính. Hình ảnh này là sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự
gắn bó và am hiểu hiện thực chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. 1
+ Hai chữ “Bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác 1.5
hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe
không kính hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu
muốn nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên
ngang, dũng cảm, lạc quan và vượt lên mọi gian khổ, hiểm nguy. I
+ “Tiểu đội xe không kính” là cái tên tự đặt, rất lính, có sự tếu
táo, hóm hỉnh, rất ấn tượng.
=> Nhan đề đã gợi mở được chủ đề, tạo giọng điệu, sắc điệu
thẩm mĩ riêng của bài thơ và gây ấn tượng cho người đọc.
- Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ “lại đi”, ẩn dụ “trời xanh”
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật:
+ Nhấn mạnh, khẳng định sự quyết tâm, kiên cường của đoàn xe 2
cũng như những người lính yêu nước. 1.0
+ Thể hiện niềm tin vào ngày mai tươi sáng, gợi tâm hồn lạc
quan của người chiến sĩ.
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo tính nhạc, nhịp
điệu cho lời thơ và gây được ấn tượng với người đọc
- Khổ thơ cuối kết tinh vẻ đẹp của hình tượng những chiếc xe
không kính và những chiến sĩ lái xe. Sự đối lập giữa hai phương
diện vật chất và tinh thần, vẻ ngoài và bên trong chiếc xe, giữa
“không” và “có” làm nổi bật cái gan góc, kiên cường, không thể
hủy diệt của xe và người.
- Bom Mĩ đã làm cho những chiếc xe bị phá hủy, biến dạng đến
trơ trụi: “Không có kính rồi xe không có đèn - Không có mui xe,
thùng xe có xước” nhưng “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 3.0 3
- Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
- Điệp ngữ “không có”, lối nói liệt kê và nhịp thơ dồn dập như
diễn tả những khó khăn chồng chất nhưng sức mạnh của con
người lớn lao, không thể dập tắt.
- Chỉ cần trong xe còn “một trái tim” - trái tim vẹn nguyên tình
yêu nước, trái tim vì miền Nam thì xe vẫn băng băng ra chiến
trường. Đó là sự dũng cảm, ngoan cường, là sức mạnh của lòng
yêu nước và ý chí chiến đấu, chiến thắng.
- Cả hai bài thơ đều có những hình ảnh, chi tiết tương đồng:
+ “Miệng cười buốt giá” (Đồng chí) và “Nhìn nhau mặt lấm cười
ha ha” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
+ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Đồng chí) và “Bắt tay
nhau qua cửa kính vỡ rồi” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
+ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” (Đồng chí) và “Chung 4
bát đũa nghĩa là gia đình đấy” (Bài thơ về 1.5 tiểu đội xe không kính)
+ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” (Đồng chí) và “Chưa
cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc”, “Chưa cần thay lái trăm cây
số nữa (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
=> Sắc thái biểu cảm ở những cặp câu trên có sự khác biệt rõ nét.
Ở bài Đồng chí, tình cảm ấm áp, nhẹ nhàng, nắm tay nhau để
truyền hơi ấm, sự đồng cảm, sẻ chia còn cái bắt tay của người
lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là lời chào hỏi nồng
nhiệt của những người lính trẻ gặp nhau trên đường hành quân.
Hay chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió
lung lay” là sự dặn lòng, nén lại để vượt lên hoàn cảnh, thể hiện
ý chí quyết tâm ra đi của người chiến sĩ nông dân ngày đó. Trong
Bài thơ về tiểu đội xe không kính những từ “chưa cần rửa”,
“chưa cần thay” lại như cái phẩy tay, dứt khoát, có sự ngang tàn của người lính.
=> Lí giải sự giống và khác nhau: vì khác hoàn cảnh xuất thân,
tuổi tác,... nhưng họ cùng chung lí tưởng, mục tiêu chiến đấu và chiến thắng.
Thành phần biệt lập: “những đặc nhiệm SEAL đã đi làm nhiệm 1
vụ và không bao giờ trở về. Họ đã hy sinh để đồng đội được 0.5 sống.”
Những tháng ngày đằng đẵng chỉ toàn những cơn đau thể chất, 2
những cuộc hành quân với ba lô trĩu nặng trên lưng, những bài 0.5
tập bơi giữa đại dương, những bài tập chạy và sức bền.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết 0.25
đoạn khái quát được vấn đề. II
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ của em về 0.25
những hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 3
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần nêu rõ
quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận
chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. 1.0
Dưới đây là một số ý cần hướng tới:
- “Hi sinh” là sẵn sàng đặt lợi ích của người khác lên trên bản
thân mình, không ngần ngại giúp đỡ, quên cả bản thân mình.
“Thầm lặng” là âm thầm, lặng lẽ hành động.
=> Sự hi sinh thầm lặng là những hành động, nghĩa cử cao đẹp,
sẵn sàng trao đi mà không đòi hỏi phải nhận lại bất cứ điều gì.
- Sự hi sinh thầm lặng vẫn tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử dân
tộc, trong quá khứ có thể kể đến những chiến sĩ “không ai nhớ
mặt đặt tên” nhưng đều đã anh dũng chiến đấu và hi sinh vì tổ
quốc; những người mẹ, người vợ tiễn con, tiễn chồng ra trận,...
- Trong trận chiến đấu với bệnh dịch Covid-19, không ít y bác sĩ,
nhân viên y tế trở thành F0 và chịu rủi ro, hiểm nguy như nhiều
bệnh nhân khác. Với tấm lòng của người lương y, trách nhiệm
với nghề họ vẫn sẵn sàng xung phong dấn thân trên tuyến đầu chống dịch.
- Trong thời bình: những người cha, mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm
để chăm lo cho gia đình; những thầy cô miệt mài soạn giáo án,...
=> Những sự hi sinh thầm lặng đều xứng đáng được biết ơn, trân trọng, ngợi ca,...
- Vẫn còn những cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, tư lợi,... => Nên
thay đổi để cùng nhau xây dựng cộng đồng, xã hội gắn kết, yêu
thương, cùng nhau phát triển.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo : Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.25
luận; có cách diễn đạt mới mẻ,…