Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 (cấu trúc đề TP Hà Nội) - Đề 4
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn 2023 (cấu trúc đề TP Hà Nội) - Đề 4 được biên soạn dưới dạng file PDF cho các em học sinh tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2023-2024
Môn: Môn Ngữ Văn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ CHI TIẾT
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - CẤU TRÚC TP HÀ NỘI NĂM 2023 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Phần Câu Nội dung Điểm - Tác phẩm: Ánh trăng. - Tác giả: Nguyễn Duy. 1
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào năm 1978, ba năm 1.0
sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, viết tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa “im phăng phắc” - Tác dụng:
+ Ánh trăng sinh động, gần gũi, chân thực như con người =>
trăng cũng là người bạn, người tri kỉ,...
+ Tăng sức gợi hình, giự cảm cho sự diễn đạt.
- Lí giải: Trong các khổ thơ trên, tác giả dùng hình ảnh “vầng 2
trăng” để gợi sự tròn đầy, viên mãn của trăng, đồng thời gợi ý 1.5
nghĩa biểu tượng nói về vẻ đẹp không thể mờ phai của quá khứ, I
sự thủy chung, tình nghĩa của thiên nhiên, của nhân dân, đất
nước. Đến khổ thơ cuối, tác giả lại nói “ánh trăng” gợi ánh sáng
của vầng hào quang quá khứ, ánh sáng của lương tâm, đạo đức,
thứ ánh sáng soi rọi, thức tỉnh, xua đi khuất tối trong tâm hồn,
gợi cho mỗi người sống xứng đáng với quá khứ, với chính mình.
- Khổ thơ là cuộc gặp gỡ “không lời” giữa trăng và người. Trăng
là hình ảnh của thiên nhiên, theo quy luật vẫn “tròn vành vạnh”
và chiếu sáng dẫu cho “người vô tình.
- “Tròn vành vạnh”: ân nghĩa thủy chung, những giá trị tốt đẹp 3.0 3
của quá khứ vẫn vẹn nguyên. .
- “Ánh trăng im phăng phắc”: không phải sự bất động mà để con
người suy ngẫm về sự “vô tình” của bản thân - vô tình với trăng
cũng là vô tình với cuộc sống, con người và những gì thân thuộc,
với quá khứ, hiện tại.
=> Đó là sự im lặng tình nghĩa, không một lời trách cứ mà có
phần nghiêm khắc của trăng đã đánh thức con người, làm xáo
động tâm hồn người lính xưa.
- Con người “giật mình”: sự bừng tỉnh của nhân cách, trở về với
lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là nỗi ăn năn nhân bản, làm đẹp con người.
=> Cái “giật mình” chứa đựng cả tin yêu, hi vọng.
=> Vầng trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp của thiên nhiên
mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn
là vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của cuộc sống. Vầng trăng cứ
tròn đầy và lặng lẽ “kể chi người vô tình” là biểu tượng cho sự
bao dung, độ lượng, cho nghĩa tình thủy chung, trọn vẹn, trong
sáng, vô tư, không đòi hỏi sự đền đáp.
=> Đó là phẩm chất cao cả của nhân dân mà Nguyễn Duy và
nhiều nhà thơ khác đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc
trong thơ từ thời kháng chiến chống Mĩ.
- Câu thơ: Đầu súng trăng treo (Đồng chí); Giữa một vầng trăng
sáng dịu hiền (Viếng lăng Bác);... - So sánh:
+ Giống nhau: trăng đều là hình ảnh của thiên nhiên đẹp đẽ,
trong sáng; là người đồng hành, tri kỉ của con người. + Khác nhau:
Trong bài thơ Đồng chí, trăng còn là biểu tượng của tình đồng
chí gắn bó keo sơn, là vẻ đẹp của đất nước thanh bình, cuộc sống
hạnh phúc và tâm hồn lãng mạn, giàu chất nghệ sĩ của người 4 1.5 lính.
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, vầng trăng là ẩn dụ gợi ánh sáng
dịu hiền, không khí thanh tĩnh, nơi Bác yên nghỉ, trăng còn là
biểu tượng cho tình thương yêu mà nhân dân dành cho Bác;
trăng là ẩn dụ cho tâm hồn trong sáng, thanh cao của vị lãnh tụ.
=> Trăng trong Ánh trăng là vầng trăng tròn vành vạnh, im
phăng phắc đột ngột vào phòng buyn-đinh tối om sau khi đèn
điện thình lình tắt, khiến con người giật mình, ân hận, day dứt về
lối sống của mình. Trăng là người tri kỉ, nhắc nhở, thức tỉnh con
người không được vô ơn với quá khứ, đồng đội, thiên nhiên và đất nước.
Thành phần biệt lập: tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách 1
dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã. 0.5 (thành phần phụ chú)
Theo em, điểm tương đồng giữa một con tằm, một hạt giống và
con người là đều trải qua những khó khăn, thử thách để trưởng
thành, vươn lên; nếu không trải qua những khó khăn ấy con tằm, 2 0.5
hạt giống và con người đều không thể phát triển vững vàng, bền
bỉ (con tằm sẽ không thể hóa bướm, hạt giống dễ bị bật gốc, con
người dễ buông xuôi, thất bại,...)
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết 0.25
đoạn khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về giá trị của 0.25
những thử thách đối với con người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: II
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần nêu rõ
quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận
chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Dưới đây là một số ý cần hướng tới:
- Thử thách là những tình huống khó khăn, gian khổ, thách thức 3
hay nguy hiểm mà con người gặp phải trong cuộc sống.
- Giá trị của những thử thách:
+ Thử thách giúp con người bộc lộ được khả năng, năng lực của 1.0
mình, từ đó tìm thấy được giá trị của bản thân.
+ Từ những thử thách, con người có cơ hội rèn luyện, dấn thân,
trải nghiệm và có những bài học, kinh nghiệm.
+ Vượt qua thử thách sẽ chạm được tới thành công.
+ Mang đến những cơ hội mới,...
=> Khi gặp phải khó khăn, thách thức, con người phải mạnh mẽ,
vững vàng đối diện và vượt qua nó. Khó khăn sẽ không thể làm
chúng ta gục ngã nếu ta không cho phép.
- Nhiều cá nhân vẫn có tâm lý ngại khó, ngại khổ, không dám
bước ra khỏi vùng an toàn, gặp khó khăn dễ nản chí, buông
xuôi,... => Cần thay đổi để trở thành phiên bản tốt hơn.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo : Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.25
luận; có cách diễn đạt mới mẻ,…