Đáp án trắc nghiệm tập huấn sgk Tiếng Việt 4 | Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn sgk Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức giúp thầy cô nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 4 mới. Mời các bạn cùng tham khảo Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 4 sách Kết nối tri thức chi tiết.
Chủ đề: Giáo án Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đáp án trắc nghiệm tập huấn sgk Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Câu 1. Cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (hai tập) được thiết kế như thế nào?
A. Mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết và bài thứ hai 4 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập.
B. Mỗi tuần có 2 bài, bài 3 tiết và bài 4 tiết; trật tự bài 3 tiết và bài 4 tiết trong mỗi tuần linh hoạt.
C. Mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết và bài thứ hai 4 tiết; mỗi học kì có ôn
giữa kì và ôn cuối kì.
D. Mỗi tuần có 2 bài, bài 3 tiết và bài 4 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập; trật tự
bài 3 tiết và bài 4 tiết trong mỗi tuần linh hoạt.
Câu 2. Cấu trúc bài học ở mỗi tập được thiết kế như thế nào?
A. Bài 3 tiết có cấu trúc không thay đổi, bài 4 tiết ở tập hai có cấu trúc thay đổi
so với bài 4 tiết ở tập một.
B. Bài 3 tiết và bài 4 tiết ở tập hai có cấu trúc không thay đổi so với bài 3 tiết
và bài 4 tiết ở tập một.
C. Bài 3 tiết ở tập hai có cấu trúc thay đổi so với bài 3 tiết ở tập một, bài 4 tiết
có cấu trúc không thay đổi ở 2 tập.
D. Bài 3 tiết và bài 4 tiết có cấu trúc đồng nhất, chỉ khác nhau về thời gian phân
bổ cho mỗi hoạt động trong từng bài do số tiết của các bài khác nhau.
Câu 3. Cấu trúc bài học có văn bản là câu chuyện có gì khác so với bài học có
văn bản là thơ và văn bản thông tin? A. Không khác biệt. B. Khác biệt đáng kể.
C. Khác biệt không đáng kể.
D. Giống với bài học văn bản thơ, khác bài học văn bản thông tin.
Câu 4. Các chủ điểm trong bộ sách được sắp xếp như thế nào?
A. Mỗi tập có 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
B. Mỗi tập có 4 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài trong 3 hoặc 4 tuần.
C. Tập một có 4 chủ điểm, tập hai có 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 5 tuần.
D. Tập một có 4 chủ điểm, tập hai có 4 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
Câu 5. Hoạt động đọc ở bài 4 tiết trong Tiếng Việt 4 có gì khác so với Tiếng Việt 3?
A. Có phần luyện tập sau văn bản đọc.
B. Thời gian cho Đọc mở rộng nhiều hơn.
C. Thể loại của văn bản đọc đa dạng hơn nhiều.
D. Không có Câu trắc nghiệm để kiểm tra kết quả đọc hiểu.
Câu 6. Hoạt động viết ở Tiếng Việt 4 có gì khác biệt so với Tiếng Việt 3?
A. Không yêu cầu viết đoạn văn.
B. Không còn yêu cầu viết chính tả.
C. Giảm nhẹ yêu cầu nghe – viết chính tả.
D. Chỉ có yêu cầu viết bài văn.
Câu 7. Phương án nào dưới đây nêu đúng và đầy đủ những yêu cầu thực hành
viết có trong Tiếng Việt 4?
A. Thuật lại một sự việc; kể lại một câu chuyện; viết đoạn văn tưởng tượng dựa
vào một câu chuyện đã có; tả đồ vật, cây cối; nêu tình cảm, cảm xúc về một
nhân vật; nêu lí do thích một câu chuyện; hướng dẫn thực hiện một công việc
hoặc làm, sử dụng một sản phẩm; báo cáo thảo luận nhóm, đơn, thư.
B. Thuật lại một sự việc; sáng tác một câu chuyện; viết đoạn văn kể một câu
chuyện; tả con vật, đồ vật; nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật; nêu lí do
thích một câu chuyện; hướng dẫn thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng
một sản phẩm; báo cáo thảo luận nhóm, đơn, thư.
C. Thuật lại một sự việc; kể lại một câu chuyện; viết đoạn văn tưởng tượng dựa
vào câu chuyện đã có; tả con vật, cây cối; nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân
vật; nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật; hướng dẫn thực hiện một
công việc; báo cáo thảo luận nhóm, đơn, thư.
D. Thuật lại một sự việc; kể lại một câu chuyện; viết đoạn văn tưởng tượng dựa
vào câu chuyện đã có; tả con vật, cây cối; nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân
vật hoặc một người gần gũi; nêu lí do yêu thích một câu chuyện; hướng dẫn
thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm; báo cáo thảo luận nhóm, đơn, thư.
Câu 8. Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với hoạt động nói và nghe trong Tiếng Việt 4?
A. Không có hoạt động kể chuyện.
B. Có yêu cầu nói theo chủ điểm.
C. Có yêu cầu thuật lại một sự việc đã tham gia.
D. Có yêu cầu trình bày lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về một
vấn đề gần gũi với đời sống.
Câu 9. Tính mở của Tiếng Việt 4 thể hiện ở điểm nào?
A. GV có thể thay đổi một số nội dung dạy học miễn là đáp ứng được mục tiêu của bài học.
B. GV có thể bỏ qua một số kiến thức lí thuyết về tiếng Việt để tăng cường thời gian cho HS thực hành.
C. Đọc mở rộng là hoạt động HS tự tìm sách báo để đọc nên GV có thể không
cần dành thời gian ở lớp để triển khai hoạt động này.
D. GV có thể hướng dẫn cho HS thực hành viết theo một quy trình linh hoạt,
không nhất thiết phải đủ các bước như được thiết kế trong sách giáo khoa.
Câu 10. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tiếng Việt 4 chú trọng cho HS tìm hiểu kĩ đặc điểm cấu trúc của các đơn vị ngôn ngữ.
B. Tiếng Việt 4 đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề
kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.
C. Tiếng Việt 4 chú trọng cung cấp cho HS nhiều kiến thức mới mẻ, hiện đại về tiếng Việt.
D. Tiếng Việt 4 trao cho GV quyền vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương
pháp và hình thức dạy học khác nhau.
Document Outline
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn sgk Tiếng Việt 4 kết nối tri thức