“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm (9 dòng đầu) - Ngữ Văn 12

MB: Thơ ca muôn đời là cảm xúc, là dòng chảy bất tận của thời gian. Thơ làm cho con người ta yêu đời hơn, gắn bó với ta một cách gần gũi đến lạ thường bởi thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả (Vontaire). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 12 0.9 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 3 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm (9 dòng đầu) - Ngữ Văn 12

MB: Thơ ca muôn đời là cảm xúc, là dòng chảy bất tận của thời gian. Thơ làm cho con người ta yêu đời hơn, gắn bó với ta một cách gần gũi đến lạ thường bởi thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả (Vontaire). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

13 7 lượt tải Tải xuống
“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm (9 dòng đầu)
MB: Thơ ca muôn đời cảm xúc, dòng chảy bất tận của thời gian. Thơ làm cho
con người ta u đời hơn, gắn với ta một cách gần gũi đến lạ thường bởi thơ
nhạc của tâm hồn, nhất những tâm hồn cao cả (Vontaire)Tất cả giá trị vĩnh cửu đó
của thơ ca đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm để thi phẩm
“Đất Nước” in dấu đậm nét trong trái tim bạn đọc. Đọc “Đất Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm ta không khỏi xúc động trước một đất nước từ lâu đời gần gũi,
thân thương gắn bó quyện hòa với con người, với lịch sử. Chín dòng thơ đầu thể hiện
cảm xúc suy tư sâu lắng về một “Đất nước của Nhân dân”, “Đất nước của ca dao thần
thoại”.
KQ: Nguyễn Khoa Điềm 1 nhà thơ lớn, cây bút tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ
trẻ thời chống Mĩ. Thơ ông lấy cảm hứng từ quê hương con người tinh thần chiến
đấu của người chiến yêu nước. Những vần thơ chất chứa bầu máu nóng trong trái
tim thi để rồi kết đọng hòa quyện nên một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn
nén mang tâm trí của người trí thức. Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả
hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên (1971), đoạn trích “Đất nước” thuộc chương V của
tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng tạm chiến miền Nam, về non song đất
nước, về sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến
đấu chống Đế quốc xâm lược.
LLVH: Nhà thơ Sóng Hồng quan niệm: “Thơ một hình thức nghệ thuật cao quý.
Người làm thơ phải tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong long.” Quan
niệm ấy từ khi ra đời đã kim chỉ nam cho biết bao thi sĩ, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm cũng không ngoại lệ Ông đã lấy “hình thức nghệ thuật cao quý” của thơ để tạo
nên nét đặc sắc trong hành trình sáng tác của mình, lấy tình cảm “mãnh liệt nồng
cháy” để thể hiện tình yêu trách nhiệm với đất ớc. Chín câu thơ đầu với giọng
điệu thủ thỉ tâm tình, tác giả đã thể hiện một đất nước giản dị gần gũi tồn tại từ lâu
đời.
LĐ1 Câu thơ mở đầu đã trả lời cho câu hỏi: Đất nước từ bao giờ? “Khi ta lớn lên
Đất nước đã có rồi”
Nhà thơ khẳng định Đất Nước từ trước khi ta “lớn lên”, từ lâu lắm rồi. Khi ta
lớn lên khi ta biết nhận thức thì đất nước đã tồn tại như một chân không hề đổi
dời. Ba chữ “Đã rồi” như một lời khắng định chắc nịch về sự tồn tại của đất nước
bộc lộ niềm tự hào mãnh liệt về lịch sử hình thành phát triển của dân tộc ta. Từ
“Đất Nước” được viết hoa như một danh từ riêng thể hiện sự trân trọng thành kính,
đất nước trong trái tim mỗi người trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
LĐ2 Nguyễn Quang Thiều từng nói: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất
liệu văn học văn hóa dân gian. Câu thơ thể truyền thống hay thơ tự do bao giờ
cũng phảng phất phong vị của ca dao tục ngữ.” Nhận định trên thật đúng với bảycâu
thơ tiếp theo khi ông thể hiện nhận thức về đất nước trong chiều sâu văn hóa lịch sử.
Đất nước gần gũi, thân thương từ những câu chuyện cổ tích, huyền thoại, truyền
thuyết:
“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Sau lời khẳng định sự tồn tại của Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lý giải nguồn gốc
của Đất Nước một cách mới lạ nhưng cũng đầy thuyết phục. Những hình ảnh nhà thơ sử dụng
thật gần gũi, quen thuộc với tất cả chúng ta từ thuở còn nằm nôi: “Đất Nước trong những cái
ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi cho ta nhớ về những
câu truyện cổ dân gian được bà, mẹ kể cho nghe khi còn như: Con Rồng cháu tiên, Thạch
Sanh, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt,... Chính những câu chuyện cổ tích ấy như dòng sữa ngọt thơm
chăm bẵm, nuôi dưỡng tâm hồn ta thêm trong sáng, bồi đáp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Bởi truyện cổ nước ta hay lắm, rất giàu tính nhân văn, chính vậy nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
đã xúc động mà viết nên bài thơ “Truyện cổ nước mình”:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Ngoài việc từ rất xa xưa, Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn được thể hiện
nét sống giản dị nhưng đậm đà bản sắc dân tộc của những người bà, người mẹ Việt Nam với tục
ăn trầu: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ ăn”. Hình ảnh “miếng trầu” gợi cho ta nhớ
về các truyện cổ. “Sự tích trầu cau” mang ý nghĩa nhânvăn nhân bản sâu sắc, được xem câu
chuyện xưa nhất trong những truyện cổ. Tục ăn trầu cũng từ câu chuyện này nên. Như vậy
thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy 4000 năm phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ
phong tục ăn trầu. Hình ảnh “miếng trầu” còn biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho sợi dây
hồng kết duyên đôi lứa; biểu tượng của hôn nhân, của sự gắn kết mối quan hệ vợ chồng
cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt:
“Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm đậm sâu tình người.”
Một đất ớc không thể thiếu truyền thống, một trong những truyền thống
quý báu của dân tộc ta là truyền thống đánh giặc giữ nước.Trong câu thơ của Nguyễn
Khoa Điềm tinh thần ấy lại một lần nữa làm cho ta thêm yêu truyền thống vẻ vang
ấy: “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. còn gợi nhắc ta
nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc - hình ảnh cây tre cũng gợi lên
những phẩm chất trong cốt cách người dân Việt: thật thà, chất phác, hiền hòa, đôn
hậu, thủy chung, son sắt, yêu chuộng hòa bình nhưng cũng rất kiên cường bất khuất
trong đấu tranh.
Không chỉ vậy, đất nước còn gắn liền với đời sống văn hóa, phong tục tập quán
lâu đời và chính cuộc sống lao động cần cù vất vả của nhân dân:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.”
Từ truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tiếp
tục khai thác thêm nhiều yếu tố mang vẻ đẹp thuần phong mĩ tục của người dân nước
Việt. Đó vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam với phong tục “búi tóc sau
đầu”, “tóc mẹ thì bới sau đầu”, đó cách cuộn tóc thành búi sau gáy cho gọn gàng
cũng để tạo vẻ nữ tính thuần hậu rất riêng. Vẻ đẹp ấy đã được nói đến trong rất
nhiều trong ca dao: Tóc ngang lưng vừa chừng em bới/ Để chi dài cho rối lòng anh
Ở đó còn là đạo lý ân tình ân nghĩa ngàn đời của cha mẹ, những con người cùng
nhau trú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất cong cong hình chữ S để giữ gìn tôn
tạo dánh hình đất nước. trong họ đạo ân nghĩa thủy chung đã trở thành nét
truyền thống: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn", ý thơ được lấy từ câu
ca dao: Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Gừng càng già càng cay, muối càng để lâu càng mặn, con người sống với nhau càng
lâu thì tình nghĩa càng đong đầy. lẽ chính vậy Đất Nước đã ghi dấu ấn của
cha của mẹ bằng “Hòn trống mái”, “núi Vọng Phu”,... như một cách riêng để khẳng
định tình nghĩa son sắt ấy, nguồn gốc của mọi tình yêu thương như suối nguồn
chảy qua muôn thế hệ.
Câu thơ tiếp theo: “Cái kèo cái cột thành tên”, gợi nhắc một nét văn hóa của
người Việt. Đó truyền thống làm nhà “kèo - cột”. chính từ gian nhà “kèo-cột”
ấy, thói quen đặt tên con cái bằng những vật dụng quen thuộc cũng ra đời, vậy
“cái kèo cái cột thành tên”. Đất nước Việt Nam phong phú với 54 dân tộc anh em đâu
chỉ dừng lại ở những vẻ đẹp trên, ngoài truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, dân
ta còn nổi tiếng nền văn minh “trồng lúa nước”. Với những con người lao động cần
cù, chịu thương, chịu khó: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.
Để làm ra hạt gạo trắng ngần, bát cơm thơm dẻo, người nông dân phải dãi nắng dầm
sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tỉ mỉ xay, giã, dần, sàng. Hình ảnh thơ gợi
lên bao sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn cùng phẩm chất cần cù, chịu khó của những
người “chân lấm tay bùn”. Để rồi thấm vào trong từng hạt gạo nhỏ bé, trong bát cơm
thơm dẻo ấy là vị mặn của mồ hôi nhọc nhằn, câu thơ đã khéo léo nhắc nhở chúng ta
đạo lý: “Uống nước nhở nguồn’, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Ai ơi bưng bát cơm đầy/
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Khép lại khổ thơ đầu, nhà thơ khẳng định sự ra đời của Đất Nước một cách đầy
tự hào: “Đất Nước từ ngày đó”. “Ngày đó” ngày nào ta không biết, cũng không
những chắc chắn đó ngày ta truyền thống,phong tục tập quán, nền văn
hóa văn hóa tức Đất Nước. Như vậy “ngày đó” đây vừa trạng từ chỉ
thời gian trong quá khứ, vừa một phép thế danh từ “Đất Nước”. Đất Nước từ
những câu chuyện mẹ thường kể cho con nghe; khi dân ta biết trồng tre đánh giặc;
biết trồng ra hạt lúa, củ khoai; biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung,
son sắt. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà cũng xa xôi, linh thiêng đến lạ kì.
đời, một bề dày lịch sử, một truyền thống văn hiến đáng tự hào.
ĐGNT Thơ hiện thân cho những thầm kín nhất của con tim, thiêng liêng nhất
của tâm hồn con người. Đọc mỗi bài thơ, ta luôn bị hấp dẫn hình thức nghệ thuật
bởi “Nghệ thuật lĩnh vực của sự độc đáo, vậy đòi hỏi người viết sự sáng tạo,
phong cách mới lạ thu hút người đọc.” Đến với “Đất nước”, người đọc không thể phủ
nhận nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả đã sử
dụng thể thơ tự do phóng khoáng không bị buộc về số chữ trong một câu kết hợp
với các biện pháp tu từ hình ảnh giàu sức gợi. N thơ còn sử dụng các chất liệu
của văn hóa dân gian như ca dao, cổ tích, truyền thuyết… tuy không trích nguyên vẹn
mà chỉ trích nột vài từ nhưng bằng ấy cũng đủ giúp người đọc hiểu thêm về những thi
liệu ấy. Tất cả đã làm nên phong cách nghệ thuật thơ trữ tình chính luận đầy suy
sâu lắng.
KB: Theo mẫu
| 1/5

Preview text:

“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm (9 dòng đầu)
MB: Thơ ca muôn đời là cảm xúc, là dòng chảy bất tận của thời gian. Thơ làm cho
con người ta yêu đời hơn, gắn bó với ta một cách gần gũi đến lạ thường bởi thơ là
nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả (Vontaire)Tất cả giá trị vĩnh cửu đó
của thơ ca đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm để thi phẩm
“Đất Nước” in dấu đậm nét trong trái tim bạn đọc. Đọc “Đất Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm ta không khỏi xúc động trước một đất nước có từ lâu đời mà gần gũi,
thân thương gắn bó quyện hòa với con người, với lịch sử. Chín dòng thơ đầu thể hiện
cảm xúc suy tư sâu lắng về một “Đất nước của Nhân dân”, “Đất nước của ca dao thần thoại”.
KQ: Nguyễn Khoa Điềm là 1 nhà thơ lớn, là cây bút tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ
trẻ thời chống Mĩ. Thơ ông lấy cảm hứng từ quê hương con người và tinh thần chiến
đấu của người chiến sĩ yêu nước. Những vần thơ chất chứa bầu máu nóng trong trái
tim thi sĩ để rồi kết đọng hòa quyện nên một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn
nén mang tâm trí của người trí thức. Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả
hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên (1971), đoạn trích “Đất nước” thuộc chương V của
tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng tạm chiến miền Nam, về non song đất
nước, về sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến
đấu chống Đế quốc xâm lược.
LLVH: Nhà thơ Sóng Hồng quan niệm: “Thơ là một hình thức nghệ thuật cao quý.
Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong long.” Quan
niệm ấy từ khi ra đời đã là kim chỉ nam cho biết bao thi sĩ, và nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm cũng không ngoại lệ Ông đã lấy “hình thức nghệ thuật cao quý” của thơ để tạo
nên nét đặc sắc trong hành trình sáng tác của mình, lấy tình cảm “mãnh liệt nồng
cháy” để thể hiện tình yêu và trách nhiệm với đất nước. Chín câu thơ đầu với giọng
điệu thủ thỉ tâm tình, tác giả đã thể hiện một đất nước giản dị gần gũi tồn tại từ lâu đời.
LĐ1 Câu thơ mở đầu đã trả lời cho câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ? “Khi ta lớn lên
Đất nước đã có rồi”

Nhà thơ khẳng định Đất Nước có từ trước khi ta “lớn lên”, có từ lâu lắm rồi. Khi ta
lớn lên là khi ta biết nhận thức thì đất nước đã tồn tại như một chân lí không hề đổi
dời. Ba chữ “Đã có rồi” như một lời khắng định chắc nịch về sự tồn tại của đất nước
bộc lộ niềm tự hào mãnh liệt về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ta. Từ
“Đất Nước” được viết hoa như một danh từ riêng thể hiện sự trân trọng thành kính,
đất nước trong trái tim mỗi người trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
LĐ2 Nguyễn Quang Thiều từng nói: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất
liệu văn học văn hóa dân gian. Câu thơ dù ở thể truyền thống hay thơ tự do bao giờ
cũng phảng phất phong vị của ca dao tục ngữ.” Nhận định trên thật đúng với bảycâu
thơ tiếp theo khi ông thể hiện nhận thức về đất nước trong chiều sâu văn hóa lịch sử.
Đất nước gần gũi, thân thương từ những câu chuyện cổ tích, huyền thoại, truyền thuyết:
“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Sau lời khẳng định sự tồn tại của Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lý giải nguồn gốc
của Đất Nước một cách mới lạ nhưng cũng đầy thuyết phục. Những hình ảnh nhà thơ sử dụng
thật gần gũi, quen thuộc với tất cả chúng ta từ thuở còn nằm nôi: “Đất Nước có trong những cái
ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi cho ta nhớ về những
câu truyện cổ dân gian được bà, mẹ kể cho nghe khi còn bé như: Con Rồng cháu tiên, Thạch
Sanh, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt,
... Chính những câu chuyện cổ tích ấy như dòng sữa ngọt thơm
chăm bẵm, nuôi dưỡng tâm hồn ta thêm trong sáng, bồi đáp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Bởi truyện cổ nước ta hay lắm, rất giàu tính nhân văn, chính vì vậy mà nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
đã xúc động mà viết nên bài thơ “Truyện cổ nước mình”:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Ngoài việc có từ rất xa xưa, Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn được thể hiện ở
nét sống giản dị nhưng đậm đà bản sắc dân tộc của những người bà, người mẹ Việt Nam với tục
ăn trầu: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Hình ảnh “miếng trầu” gợi cho ta nhớ
về các truyện cổ. “Sự tích trầu cau” mang ý nghĩa nhânvăn nhân bản sâu sắc, được xem là câu
chuyện xưa nhất trong những truyện cổ. Tục ăn trầu cũng từ câu chuyện này mà nên. Như vậy là
thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy là 4000 năm phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ
phong tục ăn trầu. Hình ảnh “miếng trầu” còn là biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho sợi dây
tơ hồng kết duyên đôi lứa; là biểu tượng của hôn nhân, của sự gắn kết mối quan hệ vợ chồng và
cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt:
“Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm đậm sâu tình người.”
Một đất nước không thể thiếu truyền thống, mà một trong những truyền thống
quý báu của dân tộc ta là truyền thống đánh giặc giữ nước.Trong câu thơ của Nguyễn
Khoa Điềm tinh thần ấy lại một lần nữa làm cho ta thêm yêu truyền thống vẻ vang
ấy: “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Nó còn gợi nhắc ta
nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc - hình ảnh cây tre cũng gợi lên
những phẩm chất trong cốt cách người dân Việt: thật thà, chất phác, hiền hòa, đôn
hậu, thủy chung, son sắt, yêu chuộng hòa bình nhưng cũng rất kiên cường bất khuất trong đấu tranh.
Không chỉ vậy, đất nước còn gắn liền với đời sống văn hóa, phong tục tập quán
lâu đời và chính cuộc sống lao động cần cù vất vả của nhân dân:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.”
Từ truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tiếp
tục khai thác thêm nhiều yếu tố mang vẻ đẹp thuần phong mĩ tục của người dân nước
Việt. Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam với phong tục “búi tóc sau
đầu”, “tóc mẹ thì bới sau đầu”, đó là cách cuộn tóc thành búi sau gáy cho gọn gàng
và cũng để tạo vẻ nữ tính thuần hậu rất riêng. Vẻ đẹp ấy đã được nói đến trong rất
nhiều trong ca dao: Tóc ngang lưng vừa chừng em bới/ Để chi dài cho rối lòng anh
Ở đó còn là đạo lý ân tình ân nghĩa ngàn đời của cha mẹ, những con người cùng
nhau cư trú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất cong cong hình chữ S để giữ gìn tôn
tạo dánh hình đất nước. Mà trong họ đạo lý ân nghĩa thủy chung đã trở thành nét
truyền thống: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn", ý thơ được lấy từ câu
ca dao: Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Gừng càng già càng cay, muối càng để lâu càng mặn, con người sống với nhau càng
lâu thì tình nghĩa càng đong đầy. Có lẽ chính vì vậy mà Đất Nước đã ghi dấu ấn của
cha của mẹ bằng “Hòn trống mái”, “núi Vọng Phu”,... như một cách riêng để khẳng
định tình nghĩa son sắt ấy, là nguồn gốc của mọi tình yêu thương như suối nguồn chảy qua muôn thế hệ.
Câu thơ tiếp theo: “Cái kèo cái cột thành tên”, gợi nhắc một nét văn hóa của
người Việt. Đó là truyền thống làm nhà “kèo - cột”. Và chính từ gian nhà “kèo-cột”
ấy, thói quen đặt tên con cái bằng những vật dụng quen thuộc cũng ra đời, vì vậy mà
“cái kèo cái cột thành tên”. Đất nước Việt Nam phong phú với 54 dân tộc anh em đâu
chỉ dừng lại ở những vẻ đẹp trên, ngoài truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, dân
ta còn nổi tiếng nền văn minh “trồng lúa nước”. Với những con người lao động cần
cù, chịu thương, chịu khó: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.
Để làm ra hạt gạo trắng ngần, bát cơm thơm dẻo, người nông dân phải dãi nắng dầm
sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tỉ mỉ xay, giã, dần, sàng. Hình ảnh thơ gợi
lên bao sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn cùng phẩm chất cần cù, chịu khó của những
người “chân lấm tay bùn”. Để rồi thấm vào trong từng hạt gạo nhỏ bé, trong bát cơm
thơm dẻo ấy là vị mặn của mồ hôi nhọc nhằn, câu thơ đã khéo léo nhắc nhở chúng ta
đạo lý: “Uống nước nhở nguồn’, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Ai ơi bưng bát cơm đầy/
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Khép lại khổ thơ đầu, nhà thơ khẳng định sự ra đời của Đất Nước một cách đầy
tự hào: “Đất Nước có từ ngày đó”. “Ngày đó” là ngày nào ta không biết, cũng không
rõ những chắc chắn đó là ngày ta có truyền thống, có phong tục tập quán, có nền văn
hóa mà có văn hóa tức là có Đất Nước. Như vậy “ngày đó” ở đây vừa là trạng từ chỉ
thời gian trong quá khứ, vừa là một phép thế danh từ “Đất Nước”. Đất Nước có từ
những câu chuyện mẹ thường kể cho con nghe; khi dân ta biết trồng tre đánh giặc;
biết trồng ra hạt lúa, củ khoai; biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung,
son sắt. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà cũng xa xôi, linh thiêng đến lạ kì.
đời, một bề dày lịch sử, một truyền thống văn hiến đáng tự hào.
ĐGNT Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim, thiêng liêng nhất
của tâm hồn con người. Đọc mỗi bài thơ, ta luôn bị hấp dẫn vì hình thức nghệ thuật
bởi “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo,
phong cách mới lạ thu hút người đọc.” Đến với “Đất nước”, người đọc không thể phủ
nhận nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả đã sử
dụng thể thơ tự do phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu kết hợp
với các biện pháp tu từ và hình ảnh giàu sức gợi. Nhà thơ còn sử dụng các chất liệu
của văn hóa dân gian như ca dao, cổ tích, truyền thuyết… tuy không trích nguyên vẹn
mà chỉ trích nột vài từ nhưng bằng ấy cũng đủ giúp người đọc hiểu thêm về những thi
liệu ấy. Tất cả đã làm nên phong cách nghệ thuật thơ trữ tình chính luận đầy suy tư sâu lắng. KB: Theo mẫu