-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đấu tranh phòng chống mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên lĩnh vực thông tin ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận HP4 hiểu biết chung về quân, binh chủng
Cùng với sự phát triển của thời đại, sự uy hiếp an ninh không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực quân sự, chính trị mà ngày càng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh truyền thống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP4 hiểu biết chung về quân, binh chủng 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Đấu tranh phòng chống mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên lĩnh vực thông tin ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận HP4 hiểu biết chung về quân, binh chủng
Cùng với sự phát triển của thời đại, sự uy hiếp an ninh không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực quân sự, chính trị mà ngày càng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh truyền thống. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP4 hiểu biết chung về quân, binh chủng 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH -----------------
THU HOẠCH HP4 HIỂU BIẾT CHUNG VỀ QUÂN, BINH CHỦNG
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG TRÊN LĨNH VỰC THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Sinh viên: Nguyễn Minh Anh
Mã số sinh viên: 1957090048
Lớp: Truyền thông Marketing A2 CLC K39
Hà Nội, tháng 09 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................. 2
NỘI DUNG............................................................................................. 3
- Về an ninh phi truyền thống:...............................................................3
- Về an ninh thông tin:...........................................................................4
- Thực trang và nguy cơ về an ninh thông tin ở nước ta hiện nay:........5
- Đề xuất giải pháp trong tình hình mới:...............................................8
KẾT LUẬN........................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo:...............................................................................11 1 MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thời đại, sự uy hiếp an ninh không chỉ bó hẹp trong
lĩnh vực quân sự, chính trị mà ngày càng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác
nhau, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở
rộng nội hàm khái niệm an ninh truyền thống. An ninh phi truyền thống không
chỉ bó hẹp trong bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bao gồm bảo vệ con người,
môi trường sống, kinh tế, văn hóa… Ngày nay, an ninh thông tin đã và đang đi
vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và dần trở thành một bộ phận quan trọng
của an ninh quốc gia. An ninh thông tin được coi là một mối đe dọa hết sức
nghiêm trọng, một thách thức được đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
phải vào cuộc để nỗ lực kìm hãm và hoàn toàn xóa bỏ những nguy hại, ảnh
hưởng xấu độc của sự uy hiếp này. Nhất là đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghệ 4.0, Internet phát triển vượt bậc, thói quen sử dụng các MXH trở nên
phổ biến, việc lan truyền và phát tan những tin giả, tin xấu, độc hại, âm mưu làm
lộ bí mật quốc gia chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Cụ thể, những người trẻ - có sự
nhạy bén về CNTT là những người tiếp xúc với môi trường mạng nhiều nhất.
Đây cũng là nhóm đối tượng chính mà các thế lực phản động nhắm đến khi
muốn reo giắc âm mưu phá hoại Nhà nước XHCN Việt Nam. Nhận thức được
thực tế này, em đã thực hiện bài thu hoạch với đề tài “Đấu tranh phòng chống
mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên lĩnh vực thông tin ở Việt Nam hiện
nay – đề xuất một số giải pháp trong tình hình mới” nhằm phân tích được rõ
hơn những thách thức về an ninh thông tin mà nước ta đang phải đương đầu, từ
đó đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này cũng như chỉ ra trách nhiệm quan
trọng của mỗi công dân trước nguy cơ tiềm tàng đối với đất nước. 2 NỘI DUNG
Trước hết, chúng ta cần hiểu, thế nào là “an ninh phi truyền thống”, “an ninh thông tin” là gì?
- Về an ninh phi truyền thống:
Có khá nhiều quan niệm về an ninh phi truyền thống trên thế giới, điển hình
trong giới nghiên cứu phương Tây là Richard H.Ullman – người đầu tiên đưa ra
quan niệm ngắn gọn và cô đọng nhất về an ninh phi truyền thống. Ông cho rằng
“An ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước
những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn
phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc tế,
tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an
ninh năng lượng và an ninh con người”. Nhìn nhận dưới một góc độ khác, Mely
Caballero Anthony quan niệm mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể được
định nghĩa là: thách thức đối với sự tồn vong và thịnh vượng của các quốc gia,
dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự, chẳng hạn như thay đổi
khí hậu, suy thoái môi trường xuyên biên giới và nguồn tài nguyên cạn kiệt,
bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư bất hợp pháp, tình trạng thiếu lương thực,
buôn lậu, buôn bán ma túy và các hình thức khác của tội phạm xuyên quốc gia.
Từ định nghĩa này có thể thấy rằng, an ninh phi truyền thống thường có đặc điểm
chung là bao hàm những yếu tố phi quân sự, không tồn tại trong phạm vi một
quốc gia, dân tộc; nó phát triển, lan tỏa và được truyền đi nhanh chóng nhờ xu
thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, và tất nhiên, hiểm
họa của chúng không hề thua kém, thậm chí đáng sợ hơn cả những thách thức an
ninh truyền thống từ lâu nay.
Còn ở tại Việt Nam, sau khi hàng loạt quan niệm về an ninh phi truyền thống
xuất hiện khắp trên thế giới, định nghĩa này cũng dần được sử dụng rộng rãi, trở 3
thành đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu nói chung, khoa học chính trị, an
ninh, quốc phòng nói riêng. Các nhà nghiên cứu chính sách của VN cho rằng:
cho rằng hiểu an ninh phi truyền thống phải đă m
t trong mối tương quan với an
ninh truyền thống, chúng không có tính loại trừ nhau, mà đều là những mă m t cấu
thành của an ninh quốc gia. An ninh quốc gia được bảo đảm thì an ninh của
người dân sống trong quốc gia đó mới được bảo vê m
. Còn ngược lại, bảo đảm
được quyền sống, quyền phát triển mọi mă m
t của con người thì sức mạnh tổng hợp
của quốc gia được tăng cường, nhờ đó càng có khả năng bảo vê m an ninh và vị thế
quốc gia trên trường quốc tế. Cuốn “Tìm hiểu mô m t số thuâ m t ngữ trong Văn kiê m n Đại hô m
i đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đă m
ng, Nguyễn Viết Thông làm đồng chủ biên định nghĩa: “An ninh phi
truyền thống có thể hiểu là mô m
t loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu
tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định,
phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và toàn cầu. Thậm chí, những
nghiên cứu, đánh giá này cuối cùng còn bị tách rời thành 2 trường phái đối chọi
nhau: một bên quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng hợp, bao gồm
an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. An ninh phi truyền thống
không đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái niệm an
ninh truyền thống - vốn lấy an ninh quân sự làm trung tâm, bên còn lại quan
niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh truyền thống, không bao hàm
an ninh quân sự. Nhưng dù ở trường phái nào, sự đe dọa uy hiếp trực tiếp đến cá
nhân con người hoặc cộng đồng, đến sự an nguy của quốc gia - dân tô m c là điều
không ai có thể phủ nhận.
- Về an ninh thông tin:
Ngày 22/08/2014, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư
110/2014/TT-BQP về Quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet 4
trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Quy chế này quy định về quản lý, cung cấp
và sử dụng dịch vụ Internet, bảo đảm an toàn thông tin trên mạng Internet trong
Quân đội nhân dân Việt Nam và áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân
tham gia quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ và bảo đảm an toàn thông tin trên
mạng Internet trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, an ninh thông tin là
một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 13 Điều 3
Quy chế quản lý như sau: “An ninh thông tin là việc bảo đảm thông tin trên
mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Cần phải có sự phân
biệt giữa 2 khái niệm dễ gây nhầm lẫn là “an ninh thông tin” và “an toàn thông
tin”: sự khác nhau cơ bản giữa 2 phạm trù nằm ở chổ an toàn thông tin là sự bảo
vệ thông tin và các hệ thống thông tin nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo
mật và tính khả dụng của thông tin còn an ninh thông tin là việc bảo đảm thông
tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh, bí mật nhà nước và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
- Thực trang và nguy cơ về an ninh thông tin ở nước ta hiện nay:
Có thể nói trải qua 35 năm đổi mới, hệ thống thông tin của Việt Nam có sự
phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng.
Lĩnh vực viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện có sự cải thiện rõ rệt, có khả
năng vươn tầm khu vực, quốc tế. Hệ thống bưu chính chuyển phát, báo chí, xuất
bản phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và kỹ thuật nghiệp vụ, có đóng
góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh,
đối ngoại của đất nước.
Tuy nhiên, hệ thống thông tin của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu, lỗ
hổng bảo mật dễ bị khai thác, tấn công, xâm nhập; tình trạng lộ, mất bí mật nhà 5
nước qua hệ thống thông tin gia tăng đột biến; hiện tượng khai thác, sử dụng trái
phép cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin quốc gia, dữ liệu cá nhân người dùng
diễn biến phức tạp. Tình hình an ninh thông tin ở Việt Nam đã và đang có những
diễn biến khó lường. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch, phản
động tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, khủng bố, phá hoại hệ thống
thông tin; tán phát thông tin xấu, độc hại nhằm tác động chính trị nội bộ, can
thiệp, hướng lái chính sách, pháp luật của Việt Nam. Các cuộc đột kích, tấn công
mạng ngày càng diễn giã với tần suất nhiều và thủ đoạn tinh vi hơn nhằm vào hệ
thống thông tin quan trọng quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, các cơ quan chức năng đã phát
hiện trên 850.000 tài liệu chiến tranh tâm lý, phản động, ân xá quốc tế, tài liệu
tuyên truyền tà đạo trái phép; gần 750.000 tài liệu tuyên truyền chống Đảng, Nhà
nước được tán phát vào Việt Nam qua đường bưu chính. Từ 2010 đến 2019 đã có
53.744 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử có tên miền .vn bị tấn công, trong đó
có 2.393 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước
với tên miền “gov.vn”. Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin
diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nghiêm
trọng. Theo kết quả đánh giá an ninh mạng do Tập đoàn công nghệ Bkav thực
hiện, trong năm 2019, chỉ tính riêng thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với
người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892 tỷ đồng.
Đặt trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, vấn đề an ninh thông tin dường như
chưa bao giờ cấp thiết hơn thế, khi hàng ngày, hàng giờ có vô cùng nhiều những
luồng thông tin không chính thống, tin giả, tin xấu độc gây hoang mang trong
nội bộ xã hội. Trên Internet xuất hiện nhiều loại tin giả, xuyên tạc về tình hình
dịch bệnh COVID-19 và công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam. Thật
không khó để bắt gặp nhiều tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ, phát tán khi
chưa kiểm chứng nội dung. Những thông tin trên không chỉ gây hoang mang 6
trong dư luận mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch
bệnh của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn ngày 6/8/2021, nhiều tài khoản
Facebook cá nhân chia sẻ, phát tán nội dung thông tin được cho là phát ngôn của
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch COVID-19: “Bắt
đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ: Xem tất cả bạn bè, người thân, người ta phải tiếp
xúc như là người nhiễm dịch. Có như thế chúng ta mới quyết liệt chống dịch
được. Chúng ta đừng sợ mất lòng nhau! Không ngồi gần, không ôm ấp, không
bắt tay… ngay cả với những người yêu thương nhất…”. Thông tin này ngay sau
đó đã được Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) khẳng định là giả mạo. Bài
viết ngay sau đó đã được rất nhiều tài khoản khác dẫn link, chia sẻ và nhận được
rất nhiều bình luận bởi sự “đau buồn, tang thương đến tận cùng”. Trước thông tin
lan truyền trên mạng xã hội, trao đổi với báo chí, chủ cơ sở mai táng có người
giao tro cốt trong bài viết nói trên cho biết, nhiều nội dung trong thông tin trên là
sai sự thật. Hay mới đây là tin giả rút ống thở ba mẹ để cứu sản phụ sinh đôi gây
xôn xao dư luận. Một số trang mạng như BBC, RFA, VOA tiếng Việt, Dân làm
báo… đăng tải các thông tin xuyên tạc, kích động dư luận, chống phá chính quyền.
Bên cạnh đó, việc số hóa công việc, học tập, chuyển hoàn toàn về hình thức
online do những ảnh hưởng của COVID-19 cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ
mất, lộ, lọt thông tin cá nhân vào tay kẻ xấu. Theo số liệu do Cục An toàn thông
tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố, trong năm 2020, đã phát hiện
chiến dịch tán phát 23 phần mềm độc hại tại Việt Nam liên quan đến COVID-19,
các tập tin độc hại được ẩn dưới vỏ bọc của tệp pdf, mp4 và docx về virus
SARS-CoV-2. Các tệp này chứa một loạt mã độc, có khả năng phá hủy, chặn,
sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu cũng như can thiệp vào hoạt động của máy tính
hoặc mạng máy tính. Số liệu ghi nhận vào giữa năm 2020 cho thấy, lượng email
spam và lừa đảo trên mạng chiếm 91,5% số lần phát hiện các mối đe dọa liên 7
quan đến COVID-19. Thực tế này đã khẳng định rằng, tội phạm mạng sẽ tiếp tục
sử dụng sars-covi và các sự cố liên quan khác từ hậu quả của đại dịch, để thu hút
các nạn nhân mới. Có thể nói, COVID-19 đặt ra một vấn đề ưu tiên nhất đối với
các Chính phủ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới về dữ liệu người
dùng và quyền riêng tư, về quản lý chặt chẽ các thông tin quan trọng, bảo mật.
- Đề xuất giải pháp trong tình hình mới:
Trước mối tiềm tàng về hiểm họa an ninh thông tin và hậu quả nguy hại của
nó ở Việt Nam hiện nay, sự vào cuộc, hợp sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân là vô cùng bức thiết. Hơn lúc nào hết, cần tăng cường tuyên truyền cách thức
nhận biết tin giả, tin xấu, độc hại trên Internet. Ngoài ra, cần cảnh giác với các
định dạng bất thường, thận trọng khi xem xét độ xác thực của hình ảnh, xác định
mốc thời gian của thông tin…Cần bảo đảm tuyệt đối an toàn các hệ thống thông
tin quan trọng quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, nâng
cao năng lực phòng thủ, phục hồi sau các cuộc tấn công vào hệ thống thông tin,
đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động xâm phạm an ninh thông tin của các thế
lực thù địch và các loại tội phạm. Các cơ quan chức năng cũng cần chú trọng
hơn tới việc cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời
cho các cơ quan báo chí hoặc chủ động đăng tải thông tin trên các website, trang
mạng xã hội chính thức của cơ quan, tổ chức, nhất là những thông tin có tính
thời sự, thông tin đang được người dân, dư luận quan tâm. Đồng thời, tăng
cường giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân; chú trọng tuyên truyền, phổ biến cho học sinh, sinh viên về các
nguy cơ, các yếu tố gây mất an ninh, đe dọa gây mất an ninh thông tin. Qua đó,
giúp người dùng có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống,
tránh xa những thông tin giả, thông tin xấu, độc hại. Đặc biệt, cần phải kiên
quyết đấu tranh, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật 8
về tuyên truyền, tán phát thông tin độc hại trên Internet để góp phần làm trong
sạch môi trường mạng. Đi đôi với hoàn thiện chính sách pháp luật và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và an ninh mạng.
Cần nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin và an ninh mạng tại các
cơ sở đào tạo trong nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia, các
trường đại học, các tập đoàn công nghệ
Để tích cực phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, mỗi người dân
cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết. Quan trọng
nhất, bản thân mỗi người dùng Internet, mạng xã hội phải thật tỉnh táo, cảnh giác
để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những
nguồn thông tin chính thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều.
Tuyệt đối không chia sẻ, phát tán những thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật.
âng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội. Mọi người nghiên
cứu kỹ trước khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc đường link, cảnh
giác với các trang web lạ, email chưa rõ danh tính và đường dẫn nghi ngờ, tuyệt
đối không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi
giục của các đối tượng xấu. Kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và
hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm. Tự trau
dồi kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn gây nguy cơ mất an ninh mạng, nhất là
âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã
hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mạng kiến thức, cùng nhau
xây dựng môi trường văn hoá mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo
chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm
sai trái. Nên áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin cũng
như tạo thói quen quét virus; thực hiện sao lưu dự phòng trên ổ cứng ngoài, trên
mạng nội bộ hoặc trên các dịch vụ lưu trữ đám mây, … Hơn hết, mỗi công dân, 9
mỗi cá nhân đều là người chiến sĩ trên mặt trận an ninh thông tin với trách nhiệm
phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè các quy định của Luật
An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực hiện các hành vi vi phạm
liên quan đến an ninh mạng, giúp xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, bổ ích. KẾT LUẬN
Ngày nay, khi nhắc đến các nguy cơ về an ninh, người ta không còn đặt hết
mối lo lên các nguy cơ truyền thống về chiến tranh quân sự mà vấn đề an ninh
phi truyền thống có thể coi là cấp thiết không kém. Trong đó, an ninh thông tin là
một trong các lĩnh vực được đặt trọng tâm. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ
của CNTT, thông tin trở thành tài sản sống còn của bất cứ một tổ chức nào. Việc
xây dựng một hệ thống ANTT nhằm loại bỏ các cuộc tấn công từ bên ngoài cũng
như từ chính bên trong của tổ chức trở thành vấn đề tối quan trọng được quan
tâm hàng đầu. Việc bảo đảm an toàn bảo mật thông tin, an ninh mạng cho các hệ
thống thông tin, các hệ thống mạng tin học, viễn thông tại các cơ quan nhà nước
luôn là chủ đề nóng và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các ngành, các
cấp lãnh đạo. Thực tế cho thấy, hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay
quân sự ngày nay đều có sự tham gia của yếu tố công nghệ cao. Vì thế mất an
toàn bảo mật thông tin không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, chính trị
mà còn ảnh hưởng lớn đến hòa bình và chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia. Do
vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần hiểu rõ và nhận thức được những
nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng của việc an ninh thông tin bị xâm hại. Từ đó, nêu
cao ý thức tự phòng, tránh, nhận biết được trách nhiệm của mình trong việc bảo
vệ nền thông tin lành mạnh, an toàn. Có như vậy, con đường đi lên CNXH của
nước ta mới được tiếp tục bảo đảm và vững chắc. 10 Tài liệu tham khảo
- An ninh phi truyền thống: Quan niệm và đặc điểm chủ yếu - Báo Mặt trận, 10/11/2017
- An ninh thông tin ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay - Vấn đề đặt ra và
giải pháp - Tạp chí Tuyên giáo, 30/06/2020
- Bảo đảm an ninh mạng trong tình hình mới - Tạp chí Cộng sản, 10/08/2020
- Nỗ lực bảo đảm an ninh mạng trong mùa dịch - Báo Nhân dân, 19/08/2021
- Bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng trong đại dịch - Báo điện tử ĐCSVN, 31/08/2021
- Virus tin giả COVID-19 và những “biến chủng” - Báo CAND, 12/08/2021
- An toàn và bảo mật thông tin trong chính phủ số, Trang TTĐT Quản lý và
Nhà nước, 20/05/2021 11