-
Thông tin
-
Quiz
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân độ, công an nói riêng và toàn dân nói chung, là nhiệm vụ của quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đường lối quốc phòng và an ninh 115 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân độ, công an nói riêng và toàn dân nói chung, là nhiệm vụ của quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh 115 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Sinh viên: NGUYỄN THỊ THU HÀ
Mã số sinh viên: 2155380017 Lớp GDQP&AN: 4
Lớp : TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH K41
Hà nội, tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
5. Cấu trúc bài tiểu luận................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1. Những vấn đề cơ bản trong chiến tranh nhân dân........... .....................3
1.1. Khái niệm............................................. ...............................................3
1.2. Mục đích............................................................................................. 3
1.3. Đối tượng tác chiến............................................................................4
1.4. Đặc điểm..............................................................................................4
1.5. Tính chất...................................... .......................................................5
2. Âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù xâm lược nước ta...................................6
2.1. Điểm mạnh..........................................................................................6
2.2. Điểm yếu..............................................................................................6
3. Quan điểm của Đảng ta trong chiến dịc
h tăng cường chiến tranh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc....................................................................................7
4. Trách nhiệm của sinh viên trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc......................................................................................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................14 1
ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chống bọn xâm lược và bọn
phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của công an nói riêng và toàn dân nói chung;
là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành
được tốt”, “Một điều rất quan trọng là phải luôn biết dựa vào lực lượng của
nhân dân, có quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thì nhất định làm trọn vẹn
nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho các đồng chí”. Đảng ta cũng đã
khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Sức mạnh bảo vệ Tổ
quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời
đại”. Trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam không
thể giành thắng lợi bằng một cuộc chiến tranh quy ước, không thể chỉ dựa vào
lực lượng quân đội và dốc toàn lực vào một số trận sống mái với kẻ thù, mà phải
tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào lực lượng của toàn dân, có lực lượng vũ
trang ba thứ quân làm nòng cốt. Nhìn lại chặng đường dài lịch sử ấy, đã cho ta thấy minh chứn
g rõ ràng nhất cho những chân lí mà Bác cùng với Đảng và Nhà
nước đã chỉ ra, nhân dân luôn đóng vai trò quyết định, là chủ thể của mọi thắng
lợi, là yếu tố góp phần quan trọng trong sự nghiệp gìn giữ, bảo vệ và phát triển
Tổ quốc. Trong bất kì thời đại nào, yếu tố an ninh của mỗi quốc gia cũng luôn
được đặt lên hàng đầu, đó không chỉ là trách nhiệm của người đứng đầu, của cá
nhân, tổ chức mà phải là trách nhiệm của cả cộng đồng cũng như toàn thể nhân
dân. Đất nước là do dân làm chủ, dân có giàu thì nước mới mạnh, cũng như khi
làm bất cứ việc gì mà không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thành
công được. Thấu hiểu thực tiễn ấy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh
việc phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân, của cả nước, tiến tới mục tiêu đánh địch bằng nh ề
i u phương châm, hình thức nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp
vô cùng lớn mạnh để tiến tới cuộc chiến tranh đặc biệt đó là chiến tranh nhân dân.
Đứng trước yêu cầu bảo vệ Tổ q ố
u c Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình
mới, các thế lực thù địch chống phá Cách mạng trong và ngoài nước ngày càng
có những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu vô cùng tinh vi, xảo quyệt. Mỗi chúng ta
cần phải có nhận thức rõ ràng, tiếp thu, kế thừa, phát huy và vận dụng sáng tạo
nghệ thuật chiến tranh nhân dân kết hợp nhuần nhuyễn với sức mạnh của toàn 2
dân để hoàn thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Mục đích nghiên cứu
Nhận thức rõ ràng, hiểu đúng, đủ, nội dung của đề tài góp phần hình thành
nên tư tưởng đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi
người, ra sức học tập và vận dụng sáng tạo những quan điểm chỉ đạo của Đảng
góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề cơ bản trong chiến tranh nhân dân. Âm mưu, thủ đoạn của
kẻ thù xâm lược nước ta. Quan điểm, đường lối của Đảng trong chiến tranh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, nêu ra trách nhiệm của sinh viên trong phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu giáo trình, nội dung các bài giản g
Phân tích chi tiết từng vấn đề
Tổng hợp từng quan điểm, nội dung
Tìm kiếm thêm các nguồn tài liệu khác
Đối chiếu giữa các lập luận, so sánh để làm rõ đề tài
5. Cấu trúc bài tiểu luận
Gồm ba phần chính : Mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo. 3 NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản trong chiến tranh nhân dân. 1.1. Khái niệm
Chiến tranh nhân dân Việt Nam là gì?
Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất
là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ, chống phá
của kẻ thù với cách mạng nước ta. 1.2. Mục đích
Chiến tranh nhân dân Việt Nam nhằm mục đích: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ
lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền
văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong thời bình:
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc có nhiệm vụ nâng cao khả năng phòng thủ
của đất nước. Xây dựng trật tự quốc phòng toàn dân – trật tự an ninh nhân dân
vững chắc đủ sức đảm bảo ổn định chính trị và khả năng để sẵn sàng đối phó có
hiệu lực trước nguy cơ chiến tranh nổ ra.
Khi chiến tranh xâm lược xảy ra:
Kịp thời thích nghi với mọi tình huống, có phản ứng kịp thời, không bị bất ngờ,
đánh trả địch ngay từ đầu, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu của thế lực địch.
Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 4
1.3. Đối tượng tác chiến
Đối tượng tác chiến của Quân đội ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động có hành động phá hoại, xâm lược lật đổ cách mạng.
Đối tượng là “bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu
của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, chống phá,
xâm lược, lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa
bình” “bạo loạn lật đổ” kết hợp tiến công quân sự từ ngoài vào để xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang hành động quân
sự can thiệp khi có thời cơ.
Thực tế đã diễn ra ở nhiều nơi như: Thái Bình, Tây Nguyên (2004); Nhà thờ
Thái Hà (Hà Nội), nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới – Quảng Bình), nhà thờ Lăng Cô
Quảng Trị (2009) đã nhiều lần đổ máu. 1.4. Đặc điểm
Những đặc điểm cơ bản của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa trong tình hình mới:
+ Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành chiến
tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn
của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy,
chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh
của toàn dân cả nước, chung sức đánh giặc.
+ Trong cuộc chiến tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc chiến tranh mang tính
độc lập, tự chủ, tự cường, dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng thời cũng
được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của cả loài người tiến bộ trên thế g ớ i i, tạo
sức mạnh tổng hợp của quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời đại để đánh thắng
chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Do vậy, ta phải mềm dẻo, linh hoạt để tranh thủ
sự ủng hộ của quốc tế cả về vật chất lẫn tinh thần để bảo vệ Tổ quốc.
+ Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và trong suốt
quá trình chiến tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch sẽ thực hiện
phương châm chiến lược đánh nhanh, giải quyết nhanh. Quy mô chiến tranh có 5
thể lớn và ác liệt ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hỏa lực với tiến công trên bộ,
tiến công từ bên ngoài kết hợp với bạo loạn lật đổ ở bên trong và bao vây phong
tỏa đường không, đường biển và đường bộ để nhằm tới mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn.
+ Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân
dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng
hợp chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài. 1.5. Tính chất
+ Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba
thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là
tính chất vô cùng quan trọng quyết định khả năng động viên, tập hợp, quy tụ
đông đảo lực lượng của toàn dân, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân để tiến
hành chiến đấu và đánh thắng kê thù.
+ Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do
của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,
bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.
+ Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm
nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là cuộc chiến
tranh toàn dân, toàn diện được phát triển cao trong lịch sử của dân tộc ta, dựa
trên cơ sở vai trò cuat quần chúng nhân dân lao động đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo
trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân của cha ông ta: “Hễ
kẻ thù đụng đến nước ta thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước chung
sức, trăm họ là binh” để chiến đấu bảo vệ quê hương bảo vệ xã tắc”.
+ Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và
nghệ thuật quân sự). Phát huy sức mạnh toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân
rộng khắp được xây dựng sẵn trong chiến lược phòng thủ đất nước. Thực hiện
đánh địch từ xa, ngay từ đầu, đánh kiên quyết bằng tất cả sức mạnh to lớn nhất.
Hình thành cách đánh linh hoạt, sáng tạo, bất ngờ để đánh địch từ cục bộ đến
toàn bộ chủ động giành thắng lợi trong chiến tranh. 6
2. Âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù xâm lược nước ta
Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào
với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong; đồng thời kết hợp với các biện pháp
phi vũ trang để lừa bịp dư luận.
Lực lượng tham gia vô cùng đông đảo sử dụng sức mạnh quân sự vượt trội, tiến
hành đánh đòn phủ đầu, dùng sức mạnh của hỏa lực không quân, tên lửa,... cùng
nhiều vũ khí tối tân khác.
Bao vây cấm vận kinh tế triệt để, cô lập ngoại giao, lợi dụng các diễn đàn quốc tế,
các tổ chức trên thế giới để hợp thức hóa cuộc chiến tranh xâm lược.
Liên minh liên kết đồng minh để tăng sức mạnh về kinh tế, quân sự,.. .
Khi tiến công thường trong giai đoạn đầu sẽ bao vây, phong tỏa, sau sử dụng hỏa
lực đánh bất ngờ, ồ ạt. Giai đoạn thực hành thôn tính lãnh thổ có thể đồng thời
hỗ trợ bạo loạn lật đôt ở bên trong của các lực lượng phản động và sử dụng các
biện pháp chính trị, ngoại giao để lừa bịp dư luận. 2.1. Điểm mạnh
Ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ;
Có thể lôi kéo được đồng minh, khống chế được các tổ chức quốc tế, lập được
căn cứ quân sự trên một số nước gần ta;
Cấu kết với bọn phản động trong nước thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào. 2.2. Điểm yếu
Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa bị nhân loại tiến bộ phản đối;
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, căm thù giặc ngoại xâm, quyết
tâm nổi dậy chống quân thù, giành lại độc lập tự do cho dân tộc ;
Địa hình, khí hậu Việt Nam vô cùng phức tạp, gây trở ngại lớn cho quân địch
trong quá trình triển khai lực lượng, phương tiện trong chiến tranh;
Vũ khí công nghệ cao sử dụng trong chiến tranh tiêu tốn nguồn chi phí rất lớn. 7
3. Quan điểm của Đảng ta trong chiến dịch tăng cường chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VIII -KHÓA IX (CLBVTQ) CHỈ R Õ
“ Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của tất
cả các cấp, các ngành xây dựng vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân, chế
độ XHCN. Ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn
định chính trị – xã hội, xâm phạm độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn
hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngăn chặn và trừng trị có
hiệu quả mọi tội phạm, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội”. (trích nghị quyết đại
hội Đảng VIII – khóa IX).
Nếu đất nước phải đối mặt với một cuộc chiến tranh xâm lược mới của kẻ thù,
chúng ta cần lắm vững những quan điểm cơ bản sau:
+ Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang
nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với
tác chiến của các binh đoàn chủ lực. Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể
hiện tính nhân dân sâu sắc trong chiến tranh. Khăng định đây là cuộc chiến tranh
của dân , do dân, vì dân với tinh thần quyết tâm cao độ. Là điều kiện để phát huy
cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
+ Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự,
chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ
yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong
chiến tranh. Ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã phát lệnh “Toàn quốc kháng
chiến”, kêu gọi cả nước đứng lên chống Pháp, trong đó Người viết rằng: “Bất kỳ
đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc”. 8 Văn bản Chiế ịch “T n d oàn quố ến” Hồ c kháng chi
Chí Minh – 1946 (nguồn: wikipedia)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dân tộc ta cũng đã vận dụng kết
hợp các phương pháp đấu tranh vô cùng hiệu quả, tạo sức mạnh tổng hợp lớn
giành lợi vẻ vang trước quân thù. Điều đó được thể hiện qua các khẩu hiệu,
phong trào thi đua của hậu phương lớn miền Bắc với chiến trường lớn miền Nam:
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Mỗi người
làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ
ba đảm đang”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Trong những diễn biến phức tạp của thời đại mới, quân địch cũng không ngừng
tìm cách chống phá, lật đổ Cách mạng ta bằng những chiêu thức, thủ đoạn tinh vi
hơn rất nhiều, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta cùng nỗ lực phấn đấu làm thất bại
âm mưu và các mục tiêu chiến lược, giành thắng lợi hoàn toàn. Các thế lực thù
địch đang ra sức thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”
nhắm vào nhà nước ta. Chúng kết hợp xuyên tạc lịch sử, lên án, phủ định sự
nghiệp cách mạng và các cuộc kháng chiến chống xâm lược đầy hy sinh gian
khổ của nhân dân ta, với việc phủ định những giá trị hiện tại, những thành tựu
của sự nghiệp đổi mới, với việc làm lệch hướng tương lai phát triển của dân tộc.
Sử dụng nền tảng công nghệ số, internet, báo chí, phim ảnh, sách truyện,... sai sự
thật nhằm thao túng tâm lí của người dân chưa được trang bị kiến thức rõ ràng.
Chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam đang phát triển khá đa dạng, len lỏi
vào sâu các bộ phận, tầng lớp nhân dân, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. 9
Đầu tháng 5/2007, phim "Vượt sóng"
đã xuất hiện tại Việt Nam - chủ yếu là ở
TP HCM qua những người bán băng,
đĩa dạo. Với nội dung xuyên tạc, bóp
méo sự thật. Ngay sau đó, Thanh tra Bộ
Văn hóa - Thông tin đã có công văn gửi
Chánh Thanh tra Sở VHTT các tỉnh,
thành trong cả nước, yêu cầu chỉ đạo
lực lượng thanh tra kiểm tra, thu hồi
toàn bộ đĩa phim DVD có nhan đề
"Journey from the fall", nhập lậu từ
nước ngoài vì nội dung mang tính phản
động và xuyên tạc tình hình trong nước.
+ Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như khu vực để đủ sức đánh lâu dài, ra
sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã cổ vũ mãnh liệt
cho các nước nhỏ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, biết dựa vào sức mạnh của
nhân dân, với đường lối “lấy ít địch nhiều”, “ lấy yếu thắng mạn ” h , “ lấy chí
nhân để thay cường bạo”, “ lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” trên nền tảng sáng
tạo của nghệ thuật trong Học thuyết quân sự “Chiến tranh nhân dân” do người
anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam - học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh - Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiện thực hóa tư tưởng
của Bác về đường lối quân sự vào cách mạng Việt Nam.
+ Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản
xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh .
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước tình hình “dầu sôi lửa bỏng” ngày 25-1 -
1 1945 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra
chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” với nội dung: Dân tộc trên hết – Tổ quốc trên
hết”, “Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm
lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Nhiệm vụ riêng trong nước
là phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, 10
cải thiện đời sống nhân dân”. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” là Cương lĩnh
hành động trước mắt của Đảng và nhân dân ta. Bản Chỉ thị đã giải quyết kịp thời
những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách
mạng trong thời kỳ mới giành được chính quyền, đưa đất nước vượt qua tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Nhờ có chủ trương đúng đắn, sáng suốt và nhiều quyết
sách kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà
cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thách thức hiểm nghèo, tranh thủ từng
thời gian hoà bình quý báu để xây dựng thực lực, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự
cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Vào năm 1967 một sự kiện lịch sử vô cùng đáng nhớ đã diễn ra. Đó là cuộc biểu
tình bạo động tại Mỹ, có ít nhất 100.000 nghìn người tham gia để phản đối chiến
tranh Việt Nam phi nghĩa. Khoảng 50.000 người biểu tình sau đó hướng về Lầu
Năm Góc. Họ nhận ra những sai lầm của chính quốc hoặc không đáp ứng đúng
nhu cầu của người dân. Nếu họ không chịu lắng nghe thì nhất định phải vùng lên
để làm một điều gì đó thật kịch tính.
Người biểu tình kháng cự trước sự trấn áp của lực lượng chức năng. (nguồn: báo vietnam.net) 11
Người biểu tình cùng đổ về phía Lầu Năm Góc. (nguồn: báo vietnam.net)
4. Trách nhiệm của sinh viên trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Là một công dân của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, một sinh viên được học
tập, giao lưu, tiếp xúc với môi trường giảng đường mang nhiều truyền thống tươi
đẹp, lịch sử vẻ vang, hào hùng gắn với sự nghiệp của Đảng, Cách mạng và Nhà
nước ta trong từng giai đoạn. Em luôn tự nhận thức thật rõ ràng trách nhiệm của
bản thân mình trong công cuộc rèn luyện và học tập mỗi ngày để góp một phần
công sức nhỏ trong nhiệm vụ chung của toàn thể d n
â tộc, đó là: gìn giữ, bảo tồn,
và phát triển đất nước, phát huy những thế mạnh, khắc phục những yếu điểm. Để
đồng bào ta có thể ngày càng lớn mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu,
dân tộc ta ngày một ấm no, hạnh phúc, non sông được toàn vẹn đến muôn đời
sau. Đồng thời, tri ân, tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn đến với các thế hệ cha ông
đã hy sinh thân mình, gục dưới tầng tầng lớp lớp súng đạn hiểm nguy, lấy thân
mình làm lá chán, xả thân, chiến đấu quyết liệt để giành lại độc lập dân tộc cho
nước nhà. Để rồi ngày hôm nay, các thế hệ sau mới có cơ hội được hưởng trọn
vẹn nền độc lập, tự chủ, được tự do, tự tại, học tập, vui chơi, làm việc, được sống
đúng nghĩa, sống trọn vẹn mà không phải chịu sự thống trị, kìm hãm, giam cầm, 12
bóc lột của bất kì thế lực ngoại xâm nào. Thế nhưng trước hết, là một sinh viên –
thế hệ mang trong mình trọng trách vô cùng cao cả đối với tương lai nước nhà,
chúng ta cần thực hiện những trách nhiệm sau đây:
- Tìm hiểu, nắm bắt đúng và kỹ càng về các nội dung, hình thức của phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
- Nắm rõ các đường lối của Đảng, Nhà nước;
- Theo dõi tình hình trong nước và quốc tế để tăng sự hiểu biết, tầm nhìn về
một hiện tượng, sự kiện;
- Rèn luyện, huấn luyện sức khỏe, các kĩ năng, chiến thuật quân sự từ cơ
bản đến chuyên nghiệp trong các khóa học được tổ chức ở nhà trường
hoặc trung tâm đào tạo;
- Rèn luyện thể lực, tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì sự dẻo deo và sức bền bỉ;
- Trau dồi một phẩm chất đạo đức tốt, nói không với các loại tệ nạn xã hội ;
- Tham gia sôi nổi, tích cực, hăng hái các hoạt động của xã hội, trường, lớp,
các hoạt động thiện nguyện mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng;
- Tích cực trong học tập, phấn đấu để đạt được những thành tích cao;
- Chủ động thu nạp thêm kiến thức về chính trị, quân sự từ những nguồn
thông tin xác thực, chính thống ;
- Phản đối, phê phán, tố giác các thế lực phản động trong và ngoài nước;
các đối tượng có hành vi chống phá, xuyên tạc, truyền bá những luận điệu
sai trái về Đảng và Cách mạng;
- Ngăn chặn sự lan truyền, không chia sẻ những thông tin không có tính xác
thực, không biết rõ nguồn gốc, tránh tuyên truyền những thông điệp sai
trái về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, tỏ thái độ rõ ràng với những tác phẩm
acó nội dung xuyên tạc lịch sử;
- Tuyên truyền cho mọi người dân những kiến thức, thông tin xác thực,
chính đáng để từ đó vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào
phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc. 13 KẾT LUẬN
Dù đang ở trong thời bình, thế nhưng, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ ý
đồ xâm lược nước ta, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng ta. Chúng ngày càng có những
thủ đoạn vô cùng tinh vi, tráo trở, che đậy dưới những hình thức như “diễn biến
hòa bình” bạo loạn lật đổ, chống phá Cách mạng ta từ trong ra ngoài. Dùng
những luận điệu xảo trá, lợi dụng các tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng sự nhanh
nhạy, tốc độ lan truyền chóng mặt của những thông tin rác trên nền tảng số hay
từ các tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh, nhạc kịch, lợi dụng sự yêu mến các thần
tượng của một bộ phận nhỏ quần chúng nhân dân nhằm thao túng tâm lí, dẫn dắt
những thông tin lệch lạc, sai sự thật hoàn toàn ngấm ngầm làm tư tưởng về lịch
sử dân tộc bị bóp méo. Chính vì vậy, khâu tuyên tuyền, giáo dục, phổ biến kiến
thức tới mọi người dân là vô cùng quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện
nay. Chủ trương xây dựng chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của
Đảng ta đã và đang diễn ra liên tục, với quyết tâm giành thắng lợi trên chiến
trường. Việc quán triệt, nắm vững mục đích, tính chất, đặc điểm của chiến tranh
nhân dân; đặc biệt là các quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới đối với mỗi công dân Việt
Nam nói chung, với mỗi sinh viên nói riêng sẽ có ý nghĩa quan trọng góp phần
vào xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, phát triển
nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời kỳ mới, bảo đảm mỗi người có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Bài tiểu luận của em được hoàn thành dựa trên nền tảng kiến thức mà các thầy đã
giảng dạy vô cùng tận tâm và nhiệt huyết. Em đã rút ra được những vấn đề chính
trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc cùng với đó là đúc kết được những bài
học, kinh nghiệm, trách nhiệm của bản thân mình trong công cuộc gìn giữ, bảo
vệ và phát triển nước nhà. Những đánh giá và nhận xét chân thực nhất của thầy
cô sẽ là động lực để em có thể hoàn thành bài luận tốt hơn trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Nxb. Giáo dục Việt Nam. 2. Báo Vietnam.net
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/lat-lai-cuoc-bieu-tinh-phan-do - i chien-tranh- viet-nam-o-m - y 411693.html 3. Báo Công an nhân dân
https://cand.com.vn/van-hoa/Buoc-chan-Viet-Nam---Mot-bo-phi - m phan-dong- va-xuyen-tac-i43397/
4. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-ix/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-i - x dang-cong- san-viet-nam-1541