Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các địa phương | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã phải  trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tự hào  về những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Lê Lợi..., tự  hào với những chiến thắng lẫy lừng “Gò Đống Đa”, “Điện Biên Phủ”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
31 trang 6 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các địa phương | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã phải  trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tự hào  về những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Lê Lợi..., tự  hào với những chiến thắng lẫy lừng “Gò Đống Đa”, “Điện Biên Phủ”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

6 3 lượt tải Tải xuống
1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Học viện Báo chí
Tuyên truyền đã đưa môn học Đường lối Quốc phòng An ninh của Đảng
Cộng sản Việt Nam vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến các thầy cô giảng viên trong Tổ Giáo dục Quốc phòng An ninh đã
dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Đường lối Quốc phòng và An ninh của
Đảng Cộng sản Việt Nam, em đã thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích rèn
luyện được tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Những kiến thức cùng quý
báu này chính là hành trang, là nguồn động lực to lớn để em có thể vững bước sau
này.
B môn Đường lối Quốc phòng An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
môn học thú vị, cùng bổ ích mang tính thực tế cao. Nội dung môn học đảm
bảo cung cấp đủ kiến thức gắn liền với những nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn có nhiều hạn chế và khả năng về việc tiếp thu thực
tế lien quan đến môn học còn nhiều bỡ ngỡ. Nên mặc em đã cố gắng hết sức,
nhưng chắc việc mắc phải những thiếu sót và nhiều nội dung, thong tin chưa chính
xác trong bài tiểu luận điều khó thể tránh khỏi. vậy, kính mong thầy
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và ginước, dân tộc Việt Nam ta
đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để giải phóngbảo vệ Tổ quốc. Chúng
ta tự hào về những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Lê
Lợi..., tự hào với những chiến thắng lẫy lừng “Gò Đống Đa”, “Điện Biên Phủ”....
Đặc biệt hơn hết, những thắng lợi chúng ta giành được dưới sự nh đạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng Cộng Sản Việt Nam là được kế thừa và phát huy
truyền thống quân sự quốc phòng, đúc kết ra những kinh nghiệm xương máu từ
thế hệ ông cha ta. Từ thực tiễn lịch sử của những cuộc đấu tranh cách mạng Việt
Nam cũng đã chứng minh được rằng, lực lượng dân quân tự vệ một lực lượng
không thể thiếu luôn luôn nắm giữ vai trò chiến lược trong hầu hết các cuộc
chiến tranh nhân dân.
Ta không thể phủ nhận một điều rằng sức mạnh của toàn dân trang
một nguồn sức mạnh cùng to lớn ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân
dân. Nguồn sức mạnh đó đã đưa Việt Nam từ một dân tộc bị mất nước, bị tước đi
tiếng nói trước thế giới đến những thắng lợi rực rỡ trong cao trào kháng Nhật cứu
nước, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại bọn thực dân, đế quốc để
giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Căn cứ vào vai trò chiến lược những
thành tích to lớn cùng với sự trưởng thành vượt bậc, lực lượng dân quân tự vệ
xứng đáng một bộ phận trọng yếu trong hàng ngũ lực lượng trang nhân dân
anh hùng của Việt Nam.
Trong quan điểm của Đảng về nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân và chiến lược chiến tranh nhân dân, có thể thấy lực lượng dân quân tự vệ
đóng vai trò cùng to lớn. Từ khi ra đời, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, lực lượng dân quân tự vệ luôn cố gắng phát huy vai trò,
nhiệm vụ to lớn của mình trên hầu hết mọi mặt công tác và chiến đấu để bảo vệ địa
phương, cơ sở. Ngoài ra, họ còn đóng góp một phần quan trọng trong những thắng
lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
nền hòa bình, độc lập của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhận thứcđánh giá được vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ,
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng “Dân quân tự vệ du kích lực lượng
của toàn dân tộc, một lực lượng vô địch, một bức tường sắt của Tổ Quốc,
luân kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lược lượng đó, bức tường đó, thì kẻ
địch nào cũng phải tan rã”. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn
3
biến phức tạp như hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ càng càng cho thấy vai trò
của họ là vô cùng quan trọng và cần thiết .
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các địa
phương” làm đề nghiên cứu tiểu luận kết thúc học phần Đường lối Quốc phòng và
An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những kiến thức được tiếp thu từ sự
giảng dạy vô cùng tâm huyết của các giảng viên bộ môn, rút ra được vị trí, vai trò,
nhiệm vụ của dân quân tự vệ đưa ra phương hướng xây dựng lực lượng ngày
càng vững mạnh hơn.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt tham gia vào công tác bảo vệ Đảng,
chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương
và cơ sở; tham gia vào công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân tại khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
và đấu tranh phòng, chống tội phạm mang mầm mống nguy hiểm, góp phần vào
việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lực lượng dân quân tự vệ, trong
những năm qua, dưới sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy Đảng, chính
quyền và cơ quan quân sự các cấp, lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ngày
càng trở nên rộng rãi và vững mạnh. Nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19
đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, vai trò của đội ngũ dân quân tự
vệ càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Ngoài nhiệm vụ phối hợp với các
lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Ðảng, chính quyền, tài sản và tính
mạng của nhân dân, tài sản của Nhà nước và các công trình quốc phòng trên địa
bàn; xung kích trong hoạt động lao động sản xuất, phòng, chống, khắc phục hậu
quả của thiên tai, địch họa và các sự cố khác; vận động nhân dân thực hiện theo
đường lối, chủ trương của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia
tích cực trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong
thời điểm hiện nay, dân quân tự vệ còn là những lực lượng chính trong công cuộc
phòng, chống dịch bệnh, giúp nhân dân vượt qua thời kỳ khó khan mà không bỏ ai
ở lại phía sau. Vì vậy, việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đông đảo, vững
mạnh tại các địa phương là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần
thiết.
4
3. Đối tượng nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu, phân tích vị trí, vai trò và đưa ra những phương
hướng xây dựng hiệu quả để xậy dựng lực lượng dân quân tự vệ lớn mạnh. Từ đó
giúp cho việc bảo vệ an ninh, chính trị, tang gia sản xuất và công tác phòng, chống
dịch tại địa phương trở nên hiệu quả, vững mạnh hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và đi đến tóm tắt để
đưa ra những vấn đề mới, vấn đề đặt ra về những giải pháp để nâng cao hiệu quả
của công cuộc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các địa phương. Từ đó gợi
mở những vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi và mở rộng.
5. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài Lời cảm ơn, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề tài tiểu luận bao gồm:
Phần 1: Tính tất yếu phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực
lượng dân quân tự vệ.
Phần 2: Khái niệm, vị t, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân
quân tự vệ.
2.1 Khái niệm dân quân tự vệ.
2.2 Vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ.
2.3 Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ.
Phần 3: Phươngớng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong
giai đoạn hiện nay.
5
NỘI DUNG
1. Tính tất yếu phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực
lượng dân quân tự vệ
Xuất phát từ quan điểm về chiến tranh nhân dân của Đảng ta luôn luôn
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp
chặt chẽ phát triển kinh tế - hội với củng cố quốc phòng - an ninh trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát tmối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Tổ
quốc luôn đi đôi với bảo vTquốc hội chủ nghĩa. Vì thế những quốc gia
dân tộc khi giành được chính quyền, gnh được độc lập tự do t phải ln
chú trọng, quan m giải quyết mối quan hệ này. Xây dựng Tổ quốc bảo vệ
Tquốc là hai vấn đkc nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ,
biện chứng, hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. y dựng Tổ quốc làm cho
đất ớc từng bước pt triển v mọi mặt kinh tế, cnh trị xã hội, qn sự,
khoa học k thuật.. Tuy nhiên chỉ xây dựng Tổ quốc kng thôi t chưa đủ,
cùng với xây dựng ta còn phải phối kết hợp với việc bảo v Tổ quốc, có như
vậy xây dựng mới sở, nền tảng vững chắc đ tiếp tục phát triển huy
động được mọi tiềm năng vốn . Bảo vệ Tổ quốc đchống lại mọi âm u
thủ đoạn của kẻ thù nhằm chống phá ta vmọi mặt, trên cơ s đó bảo vmọi
thành tựu y dựng đất nước của mọi thế h những ngưi Việt Nam chúng ta.
An ninh chính trị, trật t hộin định điều kiện cho đất nước phát triển về
mọi mặt, do đó những quốc gia đã có độc lập chquyền phải chăm lo đến việc
xây dựng bảo vệ. Xây dựng đ bảo vệ, bảo vđxây dựng, hai vấn đ đó
tuy mới thoạt nghe tưởng chừng hoàn tn kc nhau,nhưng giữa cng
6
mối quan h vô cùng mật thiết, không th tách rời, luôn c động qua lại lẫn
nhau. Mối quan h hữu cơ đó là điều kiện tiền đề đ tc đẩy đất nước phát
triển, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, xã hội n chủ, công bằng, văn minh.
Xuất phát từ những quan điểm, tư tưởng nhận thức của Đảng ta về việc giải
quyết mối quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ quốc trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Đảng ta luôn luôn cho rằng xây dựng và bảo vệmột mối quan
hệ luôn luôn đi đôi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Bản chất âm mưu của
kẻ thù không thay đổi xoá bỏ chế độ hội chủ nghĩa, do đó xây dựng bảo
vệ Tổ quốc quy luật phổ biến của các nước đi lên chủ nghĩa hội, quan điểm
của Đảng ta phù hợp với luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Mối quan hệ giữa xây
dựng bảo vệ, vẫn luôn luôn quy luật phổ biến của cách mạng hội
chủ nghĩa. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng giải
quyết tốt mối quan hệ này.
Xuất phát từ thực tiễn của địa hình, của vị trí địa lí, chính trị, quân sự của
Việt Nam trong khu vực. Việt Nam địa hình: chiều dài lớn, chiều rộng hẹp,
đường bờ biển dài trên 3200 km,có nhiều đảoquần đảo, có vị trí rất quan trọng
khu vực Đông Dương. Việt Nam nước đầu tiên trong khu vực đi theo con
đường hội chủ nghĩa, nước hội chủ nghĩa đầu tiên Đông Nam Á đã
đang giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ
quốc, đòi toàn vẹn lãnh thổ trước các cường đế quốc lớn; đồng thời cũng đã giành
được nhiều thắng lợi to lớn vang dội, gây được uy tín lớn trên trường quốc tế,
điều đó làm cho kẻ thù vô cùng tức tốicàng làm cho chúng chống phá ta quyết
liệt hơn.
Xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, đặc biệt
từ những năm đổi mới, chúng ta đã thu được những kết quả to lớn trong nhiều
lĩnh vực song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó kẻ thù cấu kết với nhau
7
triệt để lợi dụng những khó khăn tìm mọi cách để chống phá, thôn tính Việt
Nam. Nước ta đang xây dựng chủ nghĩa hội trong thời kỳ hoà bình, đang thực
hiện những đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - hội sau những năm đổi
mới, đẩy lùi lạm phát, đưa kinh tế nhanh chóng phát triển, trật tự an ninh được giữ
vững. Nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, phấn khởi hăng hái
khắc phục những khó khăn chống tệ nạn hội. Bên cạnh đó ta còn vấp phải một
số khó khăn như nền kinh tế còn mất cân đối về cơ cấu, tệ nạn xã hội còn nhiều do
đó an ninh chính trị chưa thật vững chắc. Sau sự sụp đổ của Liên các nước
xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa mà Bác và Đảng ta đã chọn. Việc kiên định với mục tiêu, con đường đã chọn
của Đảng nhân dân ta càng làm cho kẻ thù chống phá ta quyết liệt hơn. Chúng
thông qua những hoạt động diễn biến hoà bình để thực hiện xoá bỏ chủ nghĩa
hội Việt Nam, triệt tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta. Chúng tiếp tục chống phá về
chính trị, tưởng, văn hoá, kích động đấu tranh đòi đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập; chúng chống phá trên lĩnh vực kinh tế, gây rối loạn về chính trị; chúng lợi
dụng vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc để chống Việt Nam; chúng móc nối sử dụng
bọn phản động tay sai trong chế độ cũ, hiệu hoá sức mạnh lực lượng trang
của ta.
Xuất phát từ kinh nghiệm trong lịch sử truyền thống dựng nước giữ nước
của dân tộc, xây dựng đất nước vững mạnh luôn luôn làm cơ sở cho việc bảo vệ Tổ
quốc. Thực hiện việc kết hợp xây dựng kinh tế để củng cố quốc phòng. Truyền
thống động viên sức người, sức của tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn trước những
tình huống khi chiến tranh xâm lược xảy ra.
8
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, ta có thể rút ra kết luận vấn đề xây dựng
một nền quốc phòng toàn dân với lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh của nước ta
trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân
tự vệ
2.1. Khái niệm dân quân tự vệ
Lực lượng dân quân tvệ là lực lượng chiến ợc của “chiến tranh nhân
dân Việt Nam, là công c bạo lực là một trong những lực lượng chuyên
chính của cnh quyền nhân dân cơ sở, là một b phận của lực lượng
trang nhân n, một trong những công cụ chủ yếu để bảo v Đảng, bảo v
chính quyền, bảo vnh mạng và tài sản của nhânn của đất nước, đồng thời
lực lượng n quân tự v cũng là nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc
địa phương.
9
Lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam(ảnh tư liệu)
Theo đường lối quân sự của Đảng ta, lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ
quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương dân quân tự vệ. Từ trước tới nay, dân
quân tự vệ luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh nhân dân. Nói đến
chiến tranh nhân dân nhất thiết phải nói đến lực lượng dân quân tự vệ. Vì vậy, việc
nhận thức vai trò của dân quân tự vệ là rất quan trọng.
2.2. Vị trí và vai trò của lực lượng dân quân tự vệ
Trong chiến tranh, dân quân tự vệ luôn là lực lượng đi đầu trong các công tác
bảo vệ an ninh, trật tự tại hậu phương và luôn sẵn sàng tham gia chiến đấu mỗi khi
Tổ quốc cần.
10
n quân tự vệ còn có đóng vai trò như là lực lượng chủ yếu để tiến hành các
cuộc tấn công du kích ở vùng sau lưng địch và để bảo vệ hậu phương của ta trong các
cuộc kháng chiến. Trong kháng chiến chng Pháp, dân quân tự vệ chính là lực lượng
vũ trang đông đảo nhất, hang hái nhất. Tuy tham gia chiến đấu những họ không thoát
ly khỏi sản xuất mà luôn bám đất, bám dân để giữ làng, chống lại sự càn quét khủng
bố và làm thất bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh
người Việt của địch. Lực ợng n quân tự vệ n đảm nhiệm luôn nhiệm vụ tr
gian tiễu phỉ, tiêu diệt sinh lực địch và tấn ng hậu phương của chúng...Tuy chỉ sử
dụng những vũ khí tự chế khá tnhư giáo mác, gậy gộc, súng đạn... nhưng lực
lượng dân quân tự vệ của ta luôn biết cách khiến làm cho địch ăn không ngon, ngủ
không yên một cách rất tài tình. Không những vậy, họ còn là lực lượng nòng cốt trong
công cuộc động viên tổ chứcrèn luyện toàn n tham gia chống giặc. Vì vậy,
thể thấy lực ợng dân quân tự vệ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ
hậu phươngnền hòanh của nước nhà.
Khái niệm về lực lượng dân quân tự vệ chỉ mới xuất hiện trong mấy chục
năm gần đây, tuy nhiên, xét về bản chất lực, lượng này đã luôn tồn tại trong thế
trận chiến tranh nhân dân của ta từ rất lâu rồi. Từ thời phong kiến trong các cuộc
chiến tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân ta đã biết lập thế trận “vườn không
nhà trống” với thế trận này. Nhân dân không phải những người trực tiếp tham
gia đánh phá quân địch nhưng họ cũng đãcông không nhỏ trong việc ngăn cản
khiến cho quân địch không thể cướp phá được lương thực và làm suy yếu một phần
sức mạnh của chúng. thể nói, nhờ lực lượng tại chỗ này ngựa quân
Nguyên Mông không thể đạp gẫy được một ngọn cỏ nào của nước ta.
Đến những cuộc chiến tranh thời hiện đại với c nước đế quốc gần đây, một
lần nữa, lực lượng dân quân tự vệ lại khẳng định được những đóng góp to lớn của
mình trong thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đứng trước một trong những cường quốc
11
quân sự mạnh nhất nhì thế giới, lực lượng tại chỗ của ta không hề nao núng, sợ hãi.
Thậm chí, dân quân tự vệ của ta đã bắn rơi được máy bay Mỹ chỉ với những vũ khí
đơn giản, thô sơ như giáo mác, súng 12.7 ly, hay các loại pháo hạng nhẹ. Vai trò của
lực lượng dân quân tự vệ trong chiến đấu thậm chí đã trở thành một câu thành ngữ
thấm thía đến tận bây giờ“giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Đội Du kích Ba Tơ tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc”. (ảnh tư liệu)
Trong thờinh, dân quân tự vệ một công cụ chuyên chính chyếu của
chính quyền nhân dân các cấp cơ sở, nhiệm vụ của họ thực hiện chuyên
chính đối với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích
của nhân dân. Trong suốt quá trình đấu tranh trang cách mạng, lực lượng dân
quân tự vệ luôn tra rất mực trung thành với quốc gia, với n tộc với nhân
dân lao động. Lực lượng này đóng vai trò hậu thuẫn tin cậy của tầng lớp nông dân
lao động trong các cuộc đấu tranh nhằm thực hiện cách mạng dân chủ, vận động
giảm tô, giảm thuế, giảm tức, cải cách ruộng đất. Dân quân tự vệ phối hợpng
12
lực lượng công an nhân dân ngày đêm ra sức giữ n trật t cho xóm làng yên
vui, trấn áp các thành phần phản động. Vì vậy mà dân quân tự vệ luôn được nhân
dân ta hết ng tin yêu giúp đỡ, nhờ đó không ngừng phát triển ngày càng
vững mạnh.
Trong lao động sản xuất, lực lượng dân quân tự vệ lại đóng vai trò là lực
ợng sản xuất chủ yếu, làm ra của cải vật chất cho hội trên cả đồng ruộng
cũng như là trong các nhà máy, xí nghiệp.
Lực lượng dân quân tự vệ tích cực nạo vét mương kênh, chung sức xây dựng nông thôn mới tại xã
Hải Tiến (ảnh sưu tầm)
Như ta đã biết lực lượngn quân được tổ chức tạic phường, xã, thị trấn
lực ợng tự vệ t được tổ chức trong các quan N nước, đơn vị hành
chính snghiệp, tchức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế. Ngoài nhiệm vụ gi
gìn an ninh, trật ttại địa phương, ng việc ng ngày ng nhiệm v
13
chính của họ lao động sản xuất. Theo pháp lệnh quy định v độ tuổi của lực
ợng dân quân t vt họ đ tuổi từ 18 đến 45 đối với nam và 18 đến 40
đối với nữ. th thấy, hầu hết những cán b trong lực lượng đang trong độ
tuổi lao động nhiệt tình và sáng tạo nhất, vì vậy lực ợng dân quân tự vệ
đóng vai t cùng quan trọng trong các hoạt động lao động sản xuất. Đặc
biệt, trong thời điểm nóng của dịch bênh Covid-19, lực lượng dân quân tvệ
cũng góp một phần công sức không nhỏ, góp phần giúp đội ngũ y, bác cả
ớc ngăn ngừa đại dịch.
Dân quân và bảo vệ dân phố phường Nại Hiên Đông tiếp nhận hàng thiết yếu từ bên ngoài gửi để
chuyển vào khu vực bị phong tỏa, cách ly.(ảnh: Việt Hùng).
Tóm lại, trong cả thời bình và thời chiến, lực lượng dân quân tự vệ đều nắm
giữ những vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời chiến, dân quân tự vệ là cơ sở để
Việt Nam có thể giành được độc lập, chủ quyền dân tộc. Còn trong thời bình, ngoài
14
giữ trọng trách bảo vệ trật tự, an ninh cho xã hội, dân quân tự vệ còn là lực lượng
hàng đầu trong lao động, sản xuất của cải vật chất.
2.3. Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ
Chiến tranh đã qua đi, nhưng không phải vì vậy mà ta có thể lơ là cảnh giác,
bởi còn tồn tài rất nhiều thế lực thù địch và phản động. Chúng chỉ trực chờ nước ta
xảy ra bất mâu thuẫn nào sẽ nhaye bổ vào chia rẽ thâu tóm nhân dân.
Không chỉ vậy, trong các hoạt động sản xuất kinh tế, ta cần phải có một lực lượng
đi đầu, tiên phong nhưng vẫn phải gần gũi hiểu được tâm tư, nguyện vọng
của người dân. vậy lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng nên để thực
hiện các nhiệm vụ sau:
1. Sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt làm tiêu hao sinh lực địch. Làm nòng cốt
tiên phong cho phong trào phát động toàn dân đánh giặc, bảo vệ địa phương, cơ sở
của mình;
2. Phối hợp cùng với lực lượng công an, bộ đội biên phòng, bộ đội thường
trực tất cả các đoàn thể nhân dân chung tay giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ các công trình quốc phòng, các kho vũ
khí trang bị kỹ thuật, phát hiện thu giữ các loạikhí trang bị quân sự tồn giữ
bất hợp pháp ở địa phương, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;
3. Bổ sung cho quân đội, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu,
phục vụ tiền tuyến;
4. Gương mẫu chấp hành vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, xung kích trong lao động sản
xuất, bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa các
sự cố nghiêm trọng khác.
15
Với những nhiệm vụ đó, công tác dân quân tự vệ hiện nay cần phải được triển
khai toàn diện, có chiều sâu và có sự gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng cơ sở
vững mạnh toàn diện, đồng thời xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - hội
vững mạnh của địa phương. Đặc biệt, trong thờimới, ngoài nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc xây dựng đất nước với yêu cầu ngày càng cao phối hợp cùng với lực
lương y, bác sĩc tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid-19 nên lại càng
đòi hỏi công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phải có sự đổi mới hơn nữa để
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ngang tầm nhiệm vụ trên.
3. Phương hướng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong giai
đoạn hiện nay
Dân quân tự vệ lực lượng nòng cốt trong giữ gìn an ninh, trật tự tại các
đoàn thể cấp sở địa phương, đồng thời lực lượng hùng hậu nhất trong công
cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. vậy mà nhiệm vụ y dựng lực
lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay không chỉ là đơn thuần xây dựng theo
khía cạnh quân sự chính trị, còn phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào hoạt động xây dựng đất nước của lực lượng dân quân tự vệ để đem lại hiệu
quả tốt hơn.
Định hướng chung của Đảng ta vcông tác xây dựng lực ợngn quân
tự vệ tạo ra sự ổn định hợp lý về slượng, nâng cao về chất lượng. Việc
xây dựng lực lượngn quân tự vmột cách tổ chức quy sao cho p
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm của dân tộc, tôn giáo, điều kiện địa và
c nhiệm vụ quốc phòng an ninh của từng địa phương, sự chuyển đổi vềchế
kinh tế trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết.
16
Định hướng cụ thể về phương hướng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
được thể hiện theo 4 điểm sau:
3.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng nhằm
tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ
các cấp và lực lượng dân quân tự vệ trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn
dân vững mạnh. Đồng thời, còn đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam trong mọi tình huống.
17
Huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho dân quân tự vệ.
Phải giáo dục và quán triệt sâu sắc về quan điểm và đường lối của Đảng, chủ
trương và chính sách của Nhà nước về việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân cho
tất cả đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành thế hệ trẻ. Kết hợp giáo dục
tại tập trung theo lớp học giáo dục thường xuyên bằng nhiều hình thức. Hoạt động
này giúp cho mọi cán bộ, Đảng viên tất cả các cấp, các ngành nhân dân
18
nhận thức đúng đắn, đầy đủ toàn diện về việc xây dựng, củng cố nền quốc
phòng toàn dân. Kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế, phối hợp chặt chẽ với
các hoạt động quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đề cao cảnh giác trước những âm
mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Từ đó, nâng cao tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa hội, đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, xác định rõ trách
nhiệm, trước hết của đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng thuộc
trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức, kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến
lược "diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
3.2. Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân.
Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an
ninh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Tăng cường xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc,
làm nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, coi trọng
xây dựng sở vững mạnh toàn diện. Tập trung chỉ đạo xây dựng thế trận quốc
phòng, an ninh, đặc biệt tuyến biên giới, đảo các địa bàn trọng điểm nội
địa. Nắm chắc tình hình, chủ động phát hịên và đối phóhiệu quả với những âm
mưu, thủ đoạn phá hoại của địch, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống. Giải
quyết tốt tình hình an ninh sở, các vụ khiếu kiện, tố cáo mâu thuẫn trong
nội bộ, nhất những điểm nóng; xử kịp thời hiệu quả các hoạt động lợi
dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống phá chế độ
hội chủ nghĩa.
19
Tập trung xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, đặc biệt là ở tuyến biên giới, đảo và các địa bàn
trọng điểm ở nội địa.(ảnh sưu tầm)
Các Bộ, ngành, địa phương cần nắm vững và tổ chức thực hiện có hiệu quả
việc kết hợp phát triển kinh tế, hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Bổ sung
hoàn chỉnh kế hoạch A, triển khai xây dựng cụ thể kế hoạch B của các ngành, các
cấp, trước hết đối vớic Bộ, ngành Trung ương.c cấp, các ngành, các địa
phương phải thể hiện rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc
phòng trong xây dựng thực hiện các dự án dài hạn, ngắn hạn, các dự án liên
doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong điều chỉnh btrí dân cư, xây
dựng củng cố bến cảng,n bay, đường giao thông thủy, bộ, chú trọng phát triển
giao thôngng thôn, vùng núi,ng sâu, vùng xa. Xây dựng phát triển
hình kinh tế - quốc phòng trên từng địa n cụ thể. Kết hợp thực hiện tốt các
chính sách hội với chínhch hậu phương quân đội. Coi trọng xây dựng tiềm
20
lực nguồn bảo đảm để đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc.
3.3. Xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp, tạo bước phát triển mới về
chất lượng và sức mạnh chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ địa phương.
Các Bộ, ngành các địa phương phải chăm lo xây dựng để nâng cao sức
mạnh chiến đấu toàn diện. Xây dựng cơ quan quân sự địa phương, cơ quan và cán
bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành với chất lượng
tốt, đủ sức làm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy thực hiện công tác quốc phòng
trong thời kỳ mới.
Xây dựng bộ đội địa phương đủ số lượng, chất lượng. Tổ chức huấn
luyện cho từng đối tượng theo đúng nội dung chương trình quy định sát với tình
hình nhiệm vđịa bàn hoạt động, phợp với sở trườngch đánh của từng lực
ợng.
Nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định
của pháp lệnh về Dân quân tự vệ, nhất là chất lượng về chính trị. Duy trì số lượng,
quy tổ chức phương thức hoạt động phù hợp với từng vùng, từng địa
phương. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự để bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực sự là lực lượng nòng cốt xung kích trong
phòng, chống thiên tai ở cơ sở.
| 1/31

Preview text:

1 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Học viện Báo chí
và Tuyên truyền vì đã đưa môn học Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng
Cộng sản Việt Nam vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến các thầy cô giảng viên trong Tổ Giáo dục Quốc phòng và An ninh đã
dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu suốt thời gian học tập
vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Đường lối Quốc phòng và An ninh của
Đảng Cộng sản Việt Nam, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích và rèn
luyện được tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Những kiến thức vô cùng quý
báu này chính là hành trang, là nguồn động lực to lớn để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam là
môn học thú vị, vô cùng bổ ích và mang tính thực tế cao. Nội dung môn học đảm
bảo cung cấp đủ kiến thức và gắn liền với những nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn có nhiều hạn chế và khả năng về việc tiếp thu thực
tế lien quan đến môn học còn nhiều bỡ ngỡ. Nên mặc dù em đã cố gắng hết sức,
nhưng chắc việc mắc phải những thiếu sót và nhiều nội dung, thong tin chưa chính
xác trong bài tiểu luận là điều khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, kính mong thầy cô
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta
đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng
ta tự hào về những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Lê
Lợi..., tự hào với những chiến thắng lẫy lừng “Gò Đống Đa”, “Điện Biên Phủ”....
Đặc biệt hơn hết, những thắng lợi mà chúng ta giành được dưới sự lãnh đạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam là được kế thừa và phát huy
truyền thống quân sự quốc phòng, đúc kết ra những kinh nghiệm xương máu từ
thế hệ ông cha ta. Từ thực tiễn lịch sử của những cuộc đấu tranh cách mạng Việt
Nam cũng đã chứng minh được rằng, lực lượng dân quân tự vệ là một lực lượng
không thể thiếu và luôn luôn nắm giữ vai trò chiến lược trong hầu hết các cuộc chiến tranh nhân dân.
Ta không thể phủ nhận một điều rằng sức mạnh của toàn dân vũ trang là
một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn và là ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân
dân. Nguồn sức mạnh đó đã đưa Việt Nam từ một dân tộc bị mất nước, bị tước đi
tiếng nói trước thế giới đến những thắng lợi rực rỡ trong cao trào kháng Nhật cứu
nước, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại bọn thực dân, đế quốc để
giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Căn cứ vào vai trò chiến lược và những
thành tích to lớn cùng với sự trưởng thành vượt bậc, lực lượng dân quân tự vệ
xứng đáng là một bộ phận trọng yếu trong hàng ngũ lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng của Việt Nam.
Trong quan điểm của Đảng về nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân và chiến lược chiến tranh nhân dân, có thể thấy lực lượng dân quân tự vệ
đóng vai trò vô cùng to lớn. Từ khi ra đời, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, lực lượng dân quân tự vệ luôn cố gắng phát huy vai trò,
nhiệm vụ to lớn của mình trên hầu hết mọi mặt công tác và chiến đấu để bảo vệ địa
phương, cơ sở. Ngoài ra, họ còn đóng góp một phần quan trọng trong những thắng
lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
nền hòa bình, độc lập của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhận thức và đánh giá được vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ,
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng
của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ Quốc, vô
luân kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lược lượng đó, bức tường đó, thì kẻ
địch nào cũng phải tan rã”. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn 3
biến phức tạp như hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ càng càng cho thấy vai trò
của họ là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các địa
phương” làm đề nghiên cứu tiểu luận kết thúc học phần Đường lối Quốc phòng và
An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những kiến thức được tiếp thu từ sự
giảng dạy vô cùng tâm huyết của các giảng viên bộ môn, rút ra được vị trí, vai trò,
nhiệm vụ của dân quân tự vệ và đưa ra phương hướng xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh hơn.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt tham gia vào công tác bảo vệ Đảng,
chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương
và cơ sở; tham gia vào công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân tại khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
và đấu tranh phòng, chống tội phạm mang mầm mống nguy hiểm, góp phần vào
việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lực lượng dân quân tự vệ, trong
những năm qua, dưới sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy Đảng, chính
quyền và cơ quan quân sự các cấp, lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ngày
càng trở nên rộng rãi và vững mạnh. Nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19
đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, vai trò của đội ngũ dân quân tự
vệ càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Ngoài nhiệm vụ phối hợp với các
lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Ðảng, chính quyền, tài sản và tính
mạng của nhân dân, tài sản của Nhà nước và các công trình quốc phòng trên địa
bàn; xung kích trong hoạt động lao động sản xuất, phòng, chống, khắc phục hậu
quả của thiên tai, địch họa và các sự cố khác; vận động nhân dân thực hiện theo
đường lối, chủ trương của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia
tích cực trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong
thời điểm hiện nay, dân quân tự vệ còn là những lực lượng chính trong công cuộc
phòng, chống dịch bệnh, giúp nhân dân vượt qua thời kỳ khó khan mà không bỏ ai
ở lại phía sau. Vì vậy, việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đông đảo, vững
mạnh tại các địa phương là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. 4
3. Đối tượng nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu, phân tích vị trí, vai trò và đưa ra những phương
hướng xây dựng hiệu quả để xậy dựng lực lượng dân quân tự vệ lớn mạnh. Từ đó
giúp cho việc bảo vệ an ninh, chính trị, tang gia sản xuất và công tác phòng, chống
dịch tại địa phương trở nên hiệu quả, vững mạnh hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và đi đến tóm tắt để
đưa ra những vấn đề mới, vấn đề đặt ra về những giải pháp để nâng cao hiệu quả
của công cuộc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại các địa phương. Từ đó gợi
mở những vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi và mở rộng. 5. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài Lời cảm ơn, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề tài tiểu luận bao gồm:
Phần 1: Tính tất yếu phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng dân quân tự vệ.
Phần 2: Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ.
2.1 Khái niệm dân quân tự vệ.
2.2 Vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ.
2.3 Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ.
Phần 3: Phương hướng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay. 5 NỘI DUNG
1. Tính tất yếu phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng dân quân tự vệ
Xuất phát từ quan điểm về chiến tranh nhân dân của Đảng ta là luôn luôn
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp
chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Tổ
quốc luôn đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Vì thế những quốc gia
dân tộc khi giành được chính quyền, giành được độc lập tự do thì phải luôn
chú trọng, quan tâm giải quyết mối quan hệ này. Xây dựng Tổ quốc và bảo vệ
Tổ quốc là hai vấn đề khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ,
biện chứng, hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Xây dựng Tổ quốc là làm cho
đất nước từng bước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội, quân sự,
khoa học kỹ thuật.. Tuy nhiên chỉ xây dựng Tổ quốc không thôi thì chưa đủ,
cùng với xây dựng ta còn phải phối kết hợp với việc bảo vệ Tổ quốc, có như
vậy xây dựng mới có cơ sở, nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển và huy
động được mọi tiềm năng vốn có. Bảo vệ Tổ quốc là để chống lại mọi âm mưu
thủ đoạn của kẻ thù nhằm chống phá ta về mọi mặt, trên cơ sở đó bảo vệ mọi
thành tựu xây dựng đất nước của mọi thế hệ những người Việt Nam chúng ta.
An ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định là điều kiện cho đất nước phát triển về
mọi mặt, do đó những quốc gia đã có độc lập chủ quyền phải chăm lo đến việc
xây dựng và bảo vệ. Xây dựng để bảo vệ, bảo vệ để xây dựng, hai vấn đề đó
tuy mới thoạt nghe tưởng chừng hoàn toàn khác nhau,nhưng giữa chúng có 6
mối quan hệ vô cùng mật thiết, không thể tách rời, luôn tác động qua lại lẫn
nhau. Mối quan hệ hữu cơ đó là điều kiện tiền đề để thúc đẩy đất nước phát
triển, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Xuất phát từ những quan điểm, tư tưởng nhận thức của Đảng ta về việc giải
quyết mối quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ quốc trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Đảng ta luôn luôn cho rằng xây dựng và bảo vệ có một mối quan
hệ luôn luôn đi đôi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Bản chất âm mưu của
kẻ thù không thay đổi là xoá bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa, do đó xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc là quy luật phổ biến của các nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm
của Đảng ta phù hợp với lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Mối quan hệ giữa xây
dựng và bảo vệ, nó vẫn và luôn luôn là quy luật phổ biến của cách mạng Xã hội
chủ nghĩa. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng giải
quyết tốt mối quan hệ này.
Xuất phát từ thực tiễn của địa hình, của vị trí địa lí, chính trị, quân sự của
Việt Nam trong khu vực. Việt Nam có địa hình: chiều dài lớn, chiều rộng hẹp, có
đường bờ biển dài trên 3200 km,có nhiều đảo và quần đảo, có vị trí rất quan trọng
ở khu vực Đông Dương. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa, là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á đã và
đang giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ
quốc, đòi toàn vẹn lãnh thổ trước các cường đế quốc lớn; đồng thời cũng đã giành
được nhiều thắng lợi to lớn và vang dội, gây được uy tín lớn trên trường quốc tế,
điều đó làm cho kẻ thù vô cùng tức tối và càng làm cho chúng chống phá ta quyết liệt hơn.
Xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, đặc biệt
là từ những năm đổi mới, chúng ta đã thu được những kết quả to lớn trong nhiều
lĩnh vực song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó kẻ thù cấu kết với nhau 7
triệt để lợi dụng những khó khăn và tìm mọi cách để chống phá, thôn tính Việt
Nam. Nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ hoà bình, đang thực
hiện những đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội sau những năm đổi
mới, đẩy lùi lạm phát, đưa kinh tế nhanh chóng phát triển, trật tự an ninh được giữ
vững. Nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, phấn khởi hăng hái
khắc phục những khó khăn chống tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó ta còn vấp phải một
số khó khăn như nền kinh tế còn mất cân đối về cơ cấu, tệ nạn xã hội còn nhiều do
đó an ninh chính trị chưa thật vững chắc. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa mà Bác và Đảng ta đã chọn. Việc kiên định với mục tiêu, con đường đã chọn
của Đảng và nhân dân ta càng làm cho kẻ thù chống phá ta quyết liệt hơn. Chúng
thông qua những hoạt động diễn biến hoà bình để thực hiện xoá bỏ chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, triệt tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta. Chúng tiếp tục chống phá về
chính trị, tư tưởng, văn hoá, kích động đấu tranh đòi đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập; chúng chống phá trên lĩnh vực kinh tế, gây rối loạn về chính trị; chúng lợi
dụng vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc để chống Việt Nam; chúng móc nối sử dụng
bọn phản động tay sai trong chế độ cũ, vô hiệu hoá sức mạnh lực lượng vũ trang của ta.
Xuất phát từ kinh nghiệm trong lịch sử truyền thống dựng nước và giữ nước
của dân tộc, xây dựng đất nước vững mạnh luôn luôn làm cơ sở cho việc bảo vệ Tổ
quốc. Thực hiện việc kết hợp xây dựng kinh tế để củng cố quốc phòng. Truyền
thống động viên sức người, sức của tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn trước những
tình huống khi chiến tranh xâm lược xảy ra. 8
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, ta có thể rút ra kết luận vấn đề xây dựng
một nền quốc phòng toàn dân với lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh của nước ta
trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ
2.1. Khái niệm dân quân tự vệ
Lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của “chiến tranh nhân
dân” Việt Nam, là công cụ bạo lực và là một trong những lực lượng chuyên
chính của chính quyền nhân dân ở cơ sở, là một bộ phận của lực lượng vũ
trang nhân dân, là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ
chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân của đất nước, đồng thời
lực lượng dân quân tự vệ cũng là nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc ở địa phương. 9
Lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam(ảnh tư liệu)
Theo đường lối quân sự của Đảng ta, lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ
quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Từ trước tới nay, dân
quân tự vệ luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh nhân dân. Nói đến
chiến tranh nhân dân nhất thiết phải nói đến lực lượng dân quân tự vệ. Vì vậy, việc
nhận thức vai trò của dân quân tự vệ là rất quan trọng.
2.2. Vị trí và vai trò của lực lượng dân quân tự vệ
Trong chiến tranh, dân quân tự vệ luôn là lực lượng đi đầu trong các công tác
bảo vệ an ninh, trật tự tại hậu phương và luôn sẵn sàng tham gia chiến đấu mỗi khi Tổ quốc cần. 10
Dân quân tự vệ còn có đóng vai trò như là lực lượng chủ yếu để tiến hành các
cuộc tấn công du kích ở vùng sau lưng địch và để bảo vệ hậu phương của ta trong các
cuộc kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp, dân quân tự vệ chính là lực lượng
vũ trang đông đảo nhất, hang hái nhất. Tuy tham gia chiến đấu những họ không thoát
ly khỏi sản xuất mà luôn bám đất, bám dân để giữ làng, chống lại sự càn quét khủng
bố và làm thất bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh
người Việt” của địch. Lực lượng dân quân tự vệ còn đảm nhiệm luôn nhiệm vụ trừ
gian tiễu phỉ, tiêu diệt sinh lực địch và tấn công hậu phương của chúng...Tuy chỉ sử
dụng những vũ khí tự chế khá thô sơ như giáo mác, gậy gộc, súng đạn... nhưng lực
lượng dân quân tự vệ của ta luôn biết cách khiến làm cho địch ăn không ngon, ngủ
không yên một cách rất tài tình. Không những vậy, họ còn là lực lượng nòng cốt trong
công cuộc động viên tổ chức và rèn luyện toàn dân tham gia chống giặc. Vì vậy, có
thể thấy lực lượng dân quân tự vệ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ
hậu phương và nền hòa bình của nước nhà.
Khái niệm về lực lượng dân quân tự vệ chỉ mới xuất hiện trong mấy chục
năm gần đây, tuy nhiên, xét về bản chất lực, lượng này đã luôn tồn tại trong thế
trận chiến tranh nhân dân của ta từ rất lâu rồi. Từ thời phong kiến trong các cuộc
chiến tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân ta đã biết lập thế trận “vườn không
nhà trống” với thế trận này. Nhân dân không phải là những người trực tiếp tham
gia đánh phá quân địch nhưng họ cũng đã có công không nhỏ trong việc ngăn cản
khiến cho quân địch không thể cướp phá được lương thực và làm suy yếu một phần
sức mạnh của chúng. Có thể nói, nhờ có lực lượng tại chỗ này mà vó ngựa quân
Nguyên Mông không thể đạp gẫy được một ngọn cỏ nào của nước ta.
Đến những cuộc chiến tranh thời hiện đại với các nước đế quốc gần đây, một
lần nữa, lực lượng dân quân tự vệ lại khẳng định được những đóng góp to lớn của
mình trong thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đứng trước một trong những cường quốc 11
quân sự mạnh nhất nhì thế giới, lực lượng tại chỗ của ta không hề nao núng, sợ hãi.
Thậm chí, dân quân tự vệ của ta đã bắn rơi được máy bay Mỹ chỉ với những vũ khí
đơn giản, thô sơ như giáo mác, súng 12.7 ly, hay các loại pháo hạng nhẹ. Vai trò của
lực lượng dân quân tự vệ trong chiến đấu thậm chí đã trở thành một câu thành ngữ
thấm thía đến tận bây giờ“giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Đội Du kích Ba Tơ tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc”. (ảnh tư liệu)
Trong thời bình, dân quân tự vệ là một công cụ chuyên chính chủ yếu của
chính quyền nhân dân ở các cấp cơ sở, nhiệm vụ của họ là thực hiện chuyên
chính đối với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích
của nhân dân. Trong suốt quá trình đấu tranh vũ trang cách mạng, lực lượng dân
quân tự vệ luôn tỏ ra rất mực trung thành với quốc gia, với dân tộc và với nhân
dân lao động. Lực lượng này đóng vai trò hậu thuẫn tin cậy của tầng lớp nông dân
lao động trong các cuộc đấu tranh nhằm thực hiện cách mạng dân chủ, vận động
giảm tô, giảm thuế, giảm tức, cải cách ruộng đất. Dân quân tự vệ phối hợp cùng 12
lực lượng công an nhân dân ngày đêm ra sức giữ gìn trật tự cho xóm làng yên
vui, trấn áp các thành phần phản động. Vì vậy mà dân quân tự vệ luôn được nhân
dân ta hết lòng tin yêu giúp đỡ, nhờ đó mà không ngừng phát triển ngày càng vững mạnh.
Trong lao động sản xuất, lực lượng dân quân tự vệ lại đóng vai trò là lực
lượng sản xuất chủ yếu, làm ra của cải vật chất cho xã hội trên cả đồng ruộng
cũng như là trong các nhà máy, xí nghiệp.
Lực lượng dân quân tự vệ tích cực nạo vét mương kênh, chung sức xây dựng nông thôn mới tại xã
Hải Tiến (ảnh sưu tầm)
Như ta đã biết lực lượng dân quân được tổ chức tại các phường, xã, thị trấn
và lực lượng tự vệ thì được tổ chức trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành
chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế. Ngoài nhiệm vụ giữ
gìn an ninh, trật tự tại địa phương, công việc hàng ngày và cũng là nhiệm vụ 13
chính của họ là lao động sản xuất. Theo pháp lệnh quy định về độ tuổi của lực
lượng dân quân tự vệ thì họ có độ tuổi từ 18 đến 45 đối với nam và 18 đến 40
đối với nữ. Có thể thấy, hầu hết những cán bộ trong lực lượng đang trong độ
tuổi lao động nhiệt tình và sáng tạo nhất, vì vậy mà lực lượng dân quân tự vệ
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động lao động sản xuất. Đặc
biệt, trong thời điểm nóng của dịch bênh Covid-19, lực lượng dân quân tự vệ
cũng góp một phần công sức không nhỏ, góp phần giúp đội ngũ y, bác sĩ và cả
nước ngăn ngừa đại dịch.
Dân quân và bảo vệ dân phố phường Nại Hiên Đông tiếp nhận hàng thiết yếu từ bên ngoài gửi để
chuyển vào khu vực bị phong tỏa, cách ly.(ảnh: Việt Hùng).
Tóm lại, trong cả thời bình và thời chiến, lực lượng dân quân tự vệ đều nắm
giữ những vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời chiến, dân quân tự vệ là cơ sở để
Việt Nam có thể giành được độc lập, chủ quyền dân tộc. Còn trong thời bình, ngoài 14
giữ trọng trách bảo vệ trật tự, an ninh cho xã hội, dân quân tự vệ còn là lực lượng
hàng đầu trong lao động, sản xuất của cải vật chất.
2.3. Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ
Chiến tranh đã qua đi, nhưng không phải vì vậy mà ta có thể lơ là cảnh giác,
bởi còn tồn tài rất nhiều thế lực thù địch và phản động. Chúng chỉ trực chờ nước ta
xảy ra bất kì mâu thuẫn nào là sẽ nhaye bổ vào chia rẽ và thâu tóm nhân dân.
Không chỉ vậy, trong các hoạt động sản xuất kinh tế, ta cần phải có một lực lượng
đi đầu, tiên phong nhưng vẫn phải gần gũi và hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng
của người dân. Vì vậy mà lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng nên để thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Sẵn sàng chiến đấu và tiêu diệt làm tiêu hao sinh lực địch. Làm nòng cốt
tiên phong cho phong trào phát động toàn dân đánh giặc, bảo vệ địa phương, cơ sở của mình;
2. Phối hợp cùng với lực lượng công an, bộ đội biên phòng, bộ đội thường
trực và tất cả các đoàn thể nhân dân chung tay giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ các công trình quốc phòng, các kho vũ
khí trang bị kỹ thuật, phát hiện và thu giữ các loại vũ khí trang bị quân sự tồn giữ
bất hợp pháp ở địa phương, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;
3. Bổ sung cho quân đội, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến;
4. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, xung kích trong lao động sản
xuất, bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và các
sự cố nghiêm trọng khác. 15
Với những nhiệm vụ đó, công tác dân quân tự vệ hiện nay cần phải được triển
khai toàn diện, có chiều sâu và có sự gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng cơ sở
vững mạnh toàn diện, đồng thời xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
vững mạnh của địa phương. Đặc biệt, trong thời kì mới, ngoài nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc và xây dựng đất nước với yêu cầu ngày càng cao và phối hợp cùng với lực
lương y, bác sĩ và các tình nguyện viên tham gia chống dịch Covid-19 nên lại càng
đòi hỏi công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phải có sự đổi mới hơn nữa để
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ngang tầm nhiệm vụ trên.
3. Phương hướng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay
Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt trong giữ gìn an ninh, trật tự tại các
đoàn thể cấp cơ sở địa phương, đồng thời là lực lượng hùng hậu nhất trong công
cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà nhiệm vụ xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay không chỉ là đơn thuần xây dựng theo
khía cạnh quân sự chính trị, mà còn phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào hoạt động xây dựng đất nước của lực lượng dân quân tự vệ để đem lại hiệu quả tốt hơn.
Định hướng chung của Đảng ta về công tác xây dựng lực lượng dân quân
tự vệ là tạo ra sự ổn định và hợp lý về số lượng, nâng cao về chất lượng. Việc
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ một cách có tổ chức và quy mô sao cho phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm của dân tộc, tôn giáo, điều kiện địa lý và
các nhiệm vụ quốc phòng an ninh của từng địa phương, sự chuyển đổi về cơ chế
kinh tế trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết. 16
Định hướng cụ thể về phương hướng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
được thể hiện theo 4 điểm sau:
3.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng nhằm
tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ
các cấp và lực lượng dân quân tự vệ trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn
dân vững mạnh. Đồng thời, còn đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam trong mọi tình huống. 17
Huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho dân quân tự vệ.
Phải giáo dục và quán triệt sâu sắc về quan điểm và đường lối của Đảng, chủ
trương và chính sách của Nhà nước về việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân cho
tất cả đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và thế hệ trẻ. Kết hợp giáo dục
tại tập trung theo lớp học giáo dục thường xuyên bằng nhiều hình thức. Hoạt động
này giúp cho mọi cán bộ, Đảng viên ở tất cả các cấp, các ngành và nhân dân có 18
nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện về việc xây dựng, củng cố nền quốc
phòng toàn dân. Kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế, phối hợp chặt chẽ với
các hoạt động quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đề cao cảnh giác trước những âm
mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Từ đó, nâng cao tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa xã hội, đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, xác định rõ trách
nhiệm, trước hết là của đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng thuộc
trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức, kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến
lược "diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
3.2. Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an
ninh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Tăng cường xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc,
làm nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, coi trọng
xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Tập trung chỉ đạo xây dựng thế trận quốc
phòng, an ninh, đặc biệt là ở tuyến biên giới, đảo và các địa bàn trọng điểm ở nội
địa. Nắm chắc tình hình, chủ động phát hịên và đối phó có hiệu quả với những âm
mưu, thủ đoạn phá hoại của địch, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống. Giải
quyết tốt tình hình an ninh ở cơ sở, các vụ khiếu kiện, tố cáo và mâu thuẫn trong
nội bộ, nhất là những điểm nóng; xử lý kịp thời và có hiệu quả các hoạt động lợi
dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. 19
Tập trung xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, đặc biệt là ở tuyến biên giới, đảo và các địa bàn
trọng điểm ở nội địa.(ảnh sưu tầm)
Các Bộ, ngành, địa phương cần nắm vững và tổ chức thực hiện có hiệu quả
việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Bổ sung
hoàn chỉnh kế hoạch A, triển khai xây dựng cụ thể kế hoạch B của các ngành, các
cấp, trước hết là đối với các Bộ, ngành Trung ương. Các cấp, các ngành, các địa
phương phải thể hiện rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc
phòng trong xây dựng và thực hiện các dự án dài hạn, ngắn hạn, các dự án liên
doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong điều chỉnh bố trí dân cư, xây
dựng củng cố bến cảng, sân bay, đường giao thông thủy, bộ, chú trọng phát triển
giao thông nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng và phát triển mô
hình kinh tế - quốc phòng trên từng địa bàn cụ thể. Kết hợp thực hiện tốt các
chính sách xã hội với chính sách hậu phương quân đội. Coi trọng xây dựng tiềm 20
lực và nguồn bảo đảm để đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
3.3. Xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp, tạo bước phát triển mới về
chất lượng và sức mạnh chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ địa phương.
Các Bộ, ngành và các địa phương phải chăm lo xây dựng để nâng cao sức
mạnh chiến đấu toàn diện. Xây dựng cơ quan quân sự địa phương, cơ quan và cán
bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành với chất lượng
tốt, đủ sức làm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy thực hiện công tác quốc phòng trong thời kỳ mới.
Xây dựng bộ đội địa phương đủ số lượng, có chất lượng. Tổ chức huấn
luyện cho từng đối tượng theo đúng nội dung chương trình quy định sát với tình
hình nhiệm vụ địa bàn hoạt động, phù hợp với sở trường cách đánh của từng lực lượng.
Nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định
của pháp lệnh về Dân quân tự vệ, nhất là chất lượng về chính trị. Duy trì số lượng,
quy mô tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với từng vùng, từng địa
phương. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự để bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực sự là lực lượng nòng cốt xung kích trong
phòng, chống thiên tai ở cơ sở.