-
Thông tin
-
Quiz
Đề 1 Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân - Ngữ Văn 12
LẬP DÀN Ý CHI TIẾT CHO ĐỀ VĂN A. MỞ BÀI: -Giới thiệu về tác giả Tô Hoài -Giới thiệu truyện ngắn VCAP -Vấn đề nghị luận: hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, qua đó thấy được ngòi bút nhân đạo của nhà văn. *Đôi nét về tác giả: - Là nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. -Khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại khác nhau. Trong hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại gần 200 tác phẩm. - Vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán nhiều dân tộc khác nhau, có nhiều hiểu biết về Hà Nội. -Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của một người từng trải. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Đề 1 Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân - Ngữ Văn 12
LẬP DÀN Ý CHI TIẾT CHO ĐỀ VĂN A. MỞ BÀI: -Giới thiệu về tác giả Tô Hoài -Giới thiệu truyện ngắn VCAP -Vấn đề nghị luận: hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, qua đó thấy được ngòi bút nhân đạo của nhà văn. *Đôi nét về tác giả: - Là nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. -Khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại khác nhau. Trong hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại gần 200 tác phẩm. - Vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán nhiều dân tộc khác nhau, có nhiều hiểu biết về Hà Nội. -Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của một người từng trải. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
ĐỀ ÔN TẬP: VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua đoạn trích sau và chỉ
ra giá trị nhân đạo mà Tô Hoài gửi gắm trong đoạn này.
Ngày tết,…. Em không yêu, quả pao rơi rồi... (SGK tr.7-8)
[…] Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm
mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày
trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa
xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay
như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ
một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà
từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy
giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị
thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị
trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết.
Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ
thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
"Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...".[…]
LẬP DÀN Ý CHI TIẾT CHO ĐỀ VĂN A. MỞ BÀI:
-Giới thiệu về tác giả Tô Hoài
-Giới thiệu truyện ngắn VCAP
-Vấn đề nghị luận: hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, qua đó thấy
được ngòi bút nhân đạo của nhà văn.
*Đôi nét về tác giả:
- Là nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
-Khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại khác nhau. Trong hơn sáu mươi năm lao
động nghệ thuật, ông đã để lại gần 200 tác phẩm.
- Vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán nhiều dân tộc khác nhau, có nhiều hiểu biết về Hà Nội.
-Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của một người từng trải.
*Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài:
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Tô Hoài như một pho từ điển sống, một pho sách sống.
Ông như cuốn Bách khoa toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể so sánh được.”
* Đôi nét về truyện ngắn VCAP:
- In trong tập “Truyện Tây Bắc” – tập truyện được trao giải nhất về truyện, kí- Giải
thưởng của hội văn nghệ VN 1954-1955.
- Là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc
(1952). Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó tình nghĩa với đồng bào dân tộc
Thái, Mường, Mông,… Chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi
nguồn cảm hứng sáng tạo cho Tô Hoài.
*Nhận định về nhân vật Mị trong cuốn “Tác phẩm văn học 1930-1975”của NXB Khoa
học xã hội: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác
cũng không giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn
sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt.”
DỰA VÀO PHẦN ÔN TẬP TỰ VIẾT MỞ BÀI.
CÔNG THỨC: NHẬN ĐỊNH NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA + GIỚI THIỆU VỀ
TẬP TRUYỆN TÂY BẮC; TRUYỆN VCAP+ NHẬN ĐỊNH VỀ NHÂN VẬT MỊ
VỚI SỐNG TIỀM TÀNG.
B. THÂN BÀI: Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong trích đoạn + Ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài.
*Khái quát tác giả+Tác phẩm: Sử dụng phần ôn tập đôi nét về tác giả+tác phẩm. (5- 6 câu)
Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị.
- Trước khi về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí: Mị là cô gái trẻ trung người H’mông
xinh đẹp, yêu đời, yêu tự do, có tài thổi sáo, nhiều người say mê. Có tuổi trẻ và những
khát khao. Trái tim của Mị đã bao lần hồi hộp trước âm thanh hò hẹn của người yêu. Tuổi
thanh xuân của Mị, tương lai của Mị hứa hẹn bao điều tốt lành, tươi sáng. Khi mùa xuân
về, Mị đã sống trong những giây phút tươi đẹp nhất của tuổi thiếu nữ.
- Sau khi bị bắt về cúng trình ma nhà thống lí: Mị dần chai lì cảm xúc, bị vật hóa, dần
mất đi sức sống. Cuộc sống của Mị trong nhà thống lí đầy đau khổ, như một nhà ngục
giam hãm, tha hóa tâm hồn Mị. Từ một cô gái hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời và ham sống,
Mị trở thành một “con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa”, Mị bị vật hóa, bị tha hóa, mất cả sức
phản kháng. Dưới sợi dây thép trói buộc của cường quyền và thần quyền, Mị phải sống
kiếp sống như con vật, thậm chí không bằng con vật “bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là
con trâi, cũng là con ngựa”, “lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc làm giống nhau,
tiếp nhau vẽ ra mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng, lại làm đi làm lại”. “Ở lâu trong cái khổ,
Mị đã quen khổ rồi”. Mị bị giam cầm trong căn buồng kín mít với cái cửa sổ vuông to
bằng bàn tay… Nhà thống lí là nơi địa ngục trần gian giam hãm cuộc đời Mị.
Luận điểm 2: Nhân vật Mị trong trích đoạn:
Sức sống tiềm tàng là khả năng sống từ sâu thẳm bên trong của con người được bộc
lộ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Nó được ví như hạt mầm bị vùi trong cát
bỏng, chỉ đợi một cơn mưa là nảy mầm thành cây đời xanh tươi.
+ Bối cảnh: mùa xuân đến trên rẻo cao, vạn vật tươi mới, căng tràn sức sống.
Khung cảnh mùa xuân vui tươi và tràn đầy sức sống, màu sắc: cỏ gianh vàng ửng, những
chiếc váy hoa xoè như con bướm sặc sỡ, đám trẻ đợi Tết chơi quay, cười ầm lên trên sân trước nhà…
+ Chất xúc tác: men rượu nồng của vùng cao, tiếng sáo gọi bạn tình.
+ Hành động và diễn biến tâm trạng của Mị: •
Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát: uống như thể uống cả nỗi uất ức, căm hờn. •
Men rượu say nống chính là chất xúc tác để Mị sống lại những cảm xúc của ngày xưa. •
Mị say, lịm mặt nhìn người nhảy đồng, người hát: đối lập giữa cảnh ngộ của Mị
với những người khác trong đêm tình mùa xuân. •
Mị hồi tưởng những ngày xưa cũ: ngày xuân đến, Mị thường ngồi bên bếp lửa,
uống rượu và thổi sáo. Tiếng sáo đánh thức trong Mị những kỉ niệm đẹp: Mị uốn chiếc lá
trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Nhiều người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. •
Mị có ý thức về không gian và thời gian: lắng nghe tiếng sáo văng vẳng trong
không gian, nhớ về ngày trước với lòng bồi hồi => ý thức về sự hiện hữu, sự tồn tại. Chỉ
khi nào con người có ý thức về sự hiện hữu của mình khi đó mới thực sự là sống. •
Khi rượu đã tan, người về hết, Mị quay trở vào buồng: hành động vô thức, vì
chẳng năm nào Mị được đi chơi tết. •
Mị vào buồng, trông ra cửa sổ, vừa nãy, Mị thấy lòng phơi phới trở lại. Niềm vui,
tình yêu đời, yêu cuộc sống của Mị khơi dậy trở lại. Tuy nhiên, Mị vẫn ý thức được hoàn
cảnh: Mị không được đi chơi. •
Mị muốn đi chơi, phá bỏ giới hạn nhà tù giam hãm tâm hồn mình bấy lâu. •
Sự mâu thuẫn giữa thực tại với ước muốn dẫn Mị tới suy nghĩ: giải thoát bằng lá
ngón. Mị đã thức dạy với sức sồng tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Trong lòng Mị
đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng theo quá tính lại bước vào buồng, ngồi
xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy, ý
nghĩ đầu tiên là muốn được chết đi ngay: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ
ăn cho chết ngay chứ không còn buồn nhớ lại nữa.” •
Tiếng sáo gọi bạn yêu cứ văng vẳng, lơ lửng bay ngoài đường, trong không gian
và trong tâm hồn của mị: “ Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả pao rơi rồi.”
(Phân tích thêm chi tiết tiếng sáo) •
Ý thức sống của Mị đã quay trở lại. Đó chính là biểu hiện của sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt vẫn cháy âm ỉ trong tâm hồn Mị.
Luận điểm 3: Ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài:ĐỒNG CẢM, XÓT XA,
THƯƠNG CẢM, LÊN ÁN, TỐ CÁO, TRÂN TRỌNG, NGỢI CA,… •
Đồng cảm với nỗi đau của Mị: Mị có ý thức phản kháng, có sức sống tiềm tàng,
Mị muốn đi chơi nhưng Mị không được đi chơi bởi Mị bị trói buộc bởi sợi dây thép của
cường quyền và thần quyền. •
Sự trân trọng, ngợi ca sức sống mãnh liệt của Mị qua sự thức tỉnh của cô trong đêm tình mùa xuân. •
Trân trọng ước mơ chính đáng của Mị: muốn được đi chơi, khao khát được
sống, được thoát khỏi kiếp sống nô lệ của thực tại. •
Khẳng định, đề cao sức sống tiềm tàng, ý thức về quyền con người. •
Lên án, tố cáo giai cấp thống trị miền múi trước CMT8, tước đoạt đi quyền con
người. bày tỏ niềm thương cảm với Mị và tầng lớp nhân dân lao động. •
Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật: lòng khao khát tự do, yêu đời,
yêu người, tinh thần phản kháng,… C. KẾT BÀI *Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nghệ thuật tương phản, đối lập
-Chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đắt giá: tiếng sáo, men rượu,… -….