Đề cương câu ngắn - Triết học Mác Lênin (SSH1111) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đề cương câu ngắn - Triết học Mác Lênin (SSH1111) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (BKHN)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304
Tổng quan thị trường bất động sản trong 5 năm gần đây ( Giai đoạn 2016 – 2020)
Trong hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 5 năm (2016-2020) và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ
giải pháp của ngành xây dựng cho giai đoạn 5 năm tới cũng như năm 2021, theo Thứ
trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị:
Không chỉ duy trì được sự ổn định, thời gian qua, thị trường bất động sản có sự phát
triển, tăng trưởng cả về quy mô, cơ cấu hàng hóa và doanh nghiệp. Hiện số vốn đăng ký
và đang triển khai ở các dự án bất động sản khoảng 4,5 triệu tỷ đồng; thu hút vốn FDI
trong 5 năm trở lại đây đạt khoảng 17,63 tỷ USD; đóng góp khoảng 0,4 điểm % trong
tăng trưởng kinh tế; tổng thu liên quan đến xây dựng và bất động sản khoảng 11% GDP;
xuất hiện nhiều doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn như VINGROUP, FLC,
SUNGROUP, NOVALAND... – Bộ Xây dựng dẫn chứng.
Thị trường ngày càng phát triển mở rộng cả về quy mô vốn, loại hình, số lượng, chất
lượng dự án với cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản liên tục tăng; các chủ thể
tham gia thị trường ngày càng đa dạng và có tiềm lực mạnh.
Đây là kết quả của việc tập trung sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan, thực
hiện tái cơ cấu thị trường, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa theo yêu cầu thực của thị trường.
Giai đoạn 2016 - 2020, thị trường bất động sản không xuất hiện các hiện tượng cực đoan
như phát triển nóng hoặc trầm lắng, đóng băng. Tình trạng sốt giá cục bộ ở một số phân
khúc và một số địa phương được kiểm soát kịp thời.
Đặc biệt, năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã có
các chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều nghị quyết, chỉ thị, tạo công cụ điều tiết về tín
dụng, thuế, đất đai, quy hoạch, cơ cấu lại các dự án... nên thị trường bất động sản chưa
rơi vào trạng thái trầm lắng, đóng băng toàn diện mà chỉ giảm phát ở một số phân khúc
như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê.
Đến cuối năm 2020, thị trường có dấu hiệu phục hồi, phát triển ở một số phân khúc như
bất động sản công nghiệp, nhà ở giá thấp.
Thị trường bất động sản ở Việt Nam trong năm 2019 – 2020
Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh
tế và là động lực phát triển cho nhiều ngành, nghề và thị trường khác. Theo Hiệp hội Bất
động sản Việt Nam (VNREA), mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và biến động, song nhìn
chung, thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay về cơ bản vẫn có sự
phát triển ổn định, lành mạnh, chuyên nghiệp hơn và đã giảm thiểu các nguy cơ rủi ro so lOMoAR cPSD| 44729304
với thời kỳ trước. Tuy nhiên, bước sang nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thị trường
bất động sản gặp nhiều khó khăn và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều
ngành nghề khác, khiến nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường đứng
trước nguy cơ phá sản, nhất là khi mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài, việc triển
khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.
Đánh giá tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2019, hiện nay, đa số
doanh nghiệp bất động sản Việt Nam quy mô vẫn nhỏ, nguồn vốn phát triển chủ yếu là
vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng; trong khi đó, Chính phủ đã có nhiều biện
pháp hạn chế dòng vốn vay cho thị trường bất động sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm
mạnh, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định. Ngay từ đầu năm 2019, Ngân
hàng Nhà nước đã “mạnh tay” với tín dụng bất động sản, khi mà tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng
cho vay trung và dài hạn đã bị siết từ 45% xuống còn 40%. Theo các chuyên gia, động
thái này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản, khiến nhiều doanh nghiệp
gặp trở ngại trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế một phần nguồn vốn tín
dụng. Trên thực tế, tại thị trường bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều ghi nhận
những con số sụt giảm về nguồn cung và lượng giao dịch; trong đó có phần tác động lớn
từ chính sách giảm tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với đó, do những vướng mắc về mặt pháp lý, một số phân khúc như condotel,
officetel không còn sôi động như giai đoạn trước. Ngoài ra, việc thực hiện những quy
định về quy hoạch, xây dựng, đất đai, giải phóng mặt bằng… kể cả thủ tục hành chính
cũng được siết chặt, làm giảm mạnh các dự án được phê duyệt và triển khai.
Bên cạnh những điểm sáng trong thị trường như bất động sản công nghiệp, nguồn vốn
đầu từ nước ngoài, nhìn chung, thị trường bất động sản 2019 có phần ảm đạm hơn so với
sự sôi động đến từ thị trường của các năm trước bởi các vấn đề liên quan đến thủ tục
pháp lý, độ lệch pha cung – cầu trên thị trường cũng như vấn đề liên quan đến tâm lý,
nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Chính bởi những khó khăn tồn đọng, đến cuối
năm 2019, nhiều chuyên gia đã đưa ra nhận định, điểm trũng trong năm 2019 sẽ tạo tiền
đề, làm bàn đạp để năm 2020, thị trường có thể phát triển lớn mạnh hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế đối với thị trường bất động sản trong năm 2020, hàng loạt các
tín hiệu xấu đã ập đến với thị trường bất động sản ngay từ những ngày đầu của năm 2020
như nguồn cung mới sản phẩm vẫn tiếp đà khan hiếm từ năm 2019, siết tín dụng, tạm
ngưng cấp visa đối với toàn bộ người nước ngoài vào Việt Nam và thêm đại dịch
Covid19... khiến nhiều phân khúc sản phẩm rơi vào trạng thái “ngủ đông”. Số lượng giao
dịch nhà ở, căn hộ du lịch ảm đạm, chỉ đạt khoảng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.
Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát đầu năm 2020, có thể nói, hầu hết các phân khúc bất
động sản như nhà ở, công nghiệp và đặc biệt là thị trường du lịch, nghỉ dưỡng đã có
những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trước hết đối với phân khúc nhà ở năm 2020, theo số liệu từ Sở Xây dựng TP.Hà Nội,
năm 2020 phê duyêt 45 Dự án có sản phẩm đủ điều kiệ n bán hàng ra thị trường với ̣
17.626 căn hộ và 1.584 thấp tầng. So với năm 2019 (60 Dự án) lượng sản phẩm đủ điều
kiên bán hàng năm 2020 chỉ đạt 66,9%.̣ lOMoAR cPSD| 44729304
Lượng cung đủ điều kiên bán hàng tại Hà Nội năm 2019-2020̣
Lượng cung mới chào bán năm 2020 chỉ đạt 47,8% so với năm 2017; 41,8% so với năm
2018 và 72,6% so với năm 2019. Lượng giao dịch chỉ đạt 20,9% so với năm 2017; 15,8%
so với năm 2018 và 29,5% so với năm 2019.
Lượng cung, giao dịch căn hộ mới chào
bán tại TP.Hà Nội năm 2017-2020 Biến động giá lOMoAR cPSD| 44729304
Biến động giá căn hộ bán tại TP.Hà Nội
Còn tại TP. Hồ Chí Minh, theo số liêu từ Sở Xây dựng TP. HCM, năm 2020 phê duyệ
t ̣ 31 Dự án có sản phẩm đủ điều kiên bán hàng ra thị trường với 15.275 căn hộ và 1.620 ̣
thấp tầng. Lượng cung đủ điều kiên chỉ đạt 59,7% so với năm 2018 (77 Dự án) và 68,1% ̣
so với năm 2019 (47 Dự án).
Lượng cung đủ điều kiên bán hàng tạị TP. HCM năm 2018-2020
Lượng cung mới chào bán năm 2020 chỉ đạt 47,5% so với năm 2018 và 84,9% so với
năm 2019. Lượng giao dịch chỉ đạt 42,1% so với năm 2018 và 61,1% so với năm 2019. lOMoAR cPSD| 44729304
Lượng cung, giao dịch căn hộ mới chào
bán tại TP.HCM năm 2018-2020
Biến động giá: Giá bán căn hộ bình dân đã được đẩy lên thành phân khúc trung cấp. Giá
bán căn hộ trung cấp tăng mạnh (so với năm 2019 tăng 26,5% và so với năm 2018 tăng 50,7%).
Biến động giá căn hộ trung cấp tại TP.HCM
Lượng sản phẩm mới chào bán trên thị trường cả nước năm 2020 đạt 94.344 s/p, giao
dịch 34.085 s/p. Tỉ lê hấp thụ đạt 36,1%.Mặc dù đã mở rộng phạm vi nghiên cứu nhưng: ̣
Lượng cung mới chào bán cả năm 2020 chỉ đạt 54,1% so với năm 2018 và 87,6% so với
năm 2019. Lượng giao dịch chỉ đạt 30,3% so với năm 2018 và 46,6% so với năm 2019. lOMoAR cPSD| 44729304
Nhìn tổng thể, thị trường BĐS 2020 đang có dấu hiệu lệch pha cung – cầu ngày càng
nghiêm trọng. Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, nhu cầu của
người dân đối với phân khúc nhà ở trung, cao cấp (có giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) chỉ
chiếm từ 20-30%, nguồn cung nhà ở dạng này lại chiếm hơn 65% sản phẩm triển khai.
Thị trường hiện đang dư thừa khoảng 70-100 triệu m2 sàn cao trung cấp. Mặt khác, nhu
cầu về phân khúc nhà ở thương mại bình dân, giá rẻ (dưới 25 triệu đồng/m2) dù chiếm
đến 70-80% thị trường nhưng lại thiếu nguồn cung khá lớn. Đặc biệt là tại các thị trường
lớn như Tp.HCM và Hà Nội, sự lệch pha cung – cầu ngày càng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, do tác động của dịch COVID-19 đã dẫn đến nguồn cung khan hiếm khiến
cho giá nhà tăng theo. Theo thống kê của CBRE, mức giá sơ cấp căn hộ trung bình tại
Hà Nội và TP HCM đã tăng lần lượt 2% và 9%/năm trong giai đoạn 2017 - quý III/2020.
Khảo sát từ Navigos cho thấy, hiện giá nhà tại Hà Nội và TP HCM đang cao hơn nhiều
lần so với thu nhập của người dân. Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho biết, hiện nay căn
hộ trung cấp có giá khoảng 2,5 tỷ đồng cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập
trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu
đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm.
Đối với các dự án nhà ở: Tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và
mới mở bán) đạt hơn 53,2 nghìn sản phẩm, nhưng chỉ giao dịch thành công hơn 7,6 nghìn
sản phẩm (tỷ lệ hấp thụ: 14,3%). Trong tổng lượng cung mới chào bán gần 18,7 nghìn
sản phẩm, có hơn 8.350 căn hộ chung cư và hơn 10,3 nghìn nhà ở thấp tầng, giao dịch
thành công đạt hơn 2.750 sản phẩm (chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019). Số sản
phẩm tồn kho từ 2019 là hơn 34.550 sản phẩm, nay đã giao dịch được 4.872 sản phẩm,
trong đó căn hộ cao cấp là phân khúc có tỷ lệ tồn kho lớn nhất.
Trên thực tế, tại thị trường bất động sản Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều ghi nhận những
con số sụt giảm về nguồn cung và lượng giao dịch; trong đó có phần tác động lớn từ
chính sách giảm tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước. Tại các khu vực khác, lOMoAR cPSD| 44729304
giao dịch chủ yếu là các dòng sản phẩm thấp tầng (đất nền, liền kề...). Trước Tết Nguyên
đán, đây là dòng sản phẩm dành được nhiều sự quan tâm từ khách hàng và các nhà đầu tư
nhỏ lẻ, nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp nên giao dịch diễn ra rất hạn chế.
Bên cạnh phân khúc nhà ở, phân khúc du lịch và khách sạn cũng đang chịu ảnh hưởng
khá nặng nề. Đối với các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, trong quý I/2020, sản phẩm mới
chào bán ra thị trường rất hiếm, chỉ có một số ít các giao dịch đến từ các Dự án đã chào
bán trước đó. Tính đến hết năm 2019, trên cả nước (ngoại trừ Phú Yên, Quảng Bình, Hải
Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực rừng núi) có trên 139,2 nghìn sản
phẩm du lịch nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng, trong đó 41,7 nghìn sản phẩm đã đi vào sử dụng.
Thị trường bất động sản khó khăn từ năm 2019 nhưng sang đến năm 2020 nhiều doanh
nghiệp rơi vào trạng thái “tê liệt’, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản cao. Tập đoàn
Sun Group cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, dịch vụ vui chơi giải trí chiếm tới 70%
doanh thu của Tập đoàn đã giảm tới 2 triệu lượt khách trong 2 tháng đầu năm và có thể
sau nửa đầu năm, số khách giảm sẽ lên tới 7 triệu lượt, tương đương mức giảm doanh thu
2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ khách lấp đầy tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cũng
giảm mạnh, chỉ còn 10-20% khiến doanh nghiệp này buộc phải lùi tiến độ khai trương
hàng loạt công trình và tạm đóng cửa một số khu vực.
Đồng cảnh ngộ, đại diện một số doanh nghiệp khác trong lĩnh vực nghỉ dưỡng như FLC,
Flamingo… cho biết, cũng đang đối mặt với sự sụt giảm đáng kể về du khách, khiến doanh số giảm mạnh.
Ngoài ra, bên cạnh những phân khúc chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch, thị trường bất động
sản công nghiệp đã trở thành điểm sáng trong thị trường, trở thành định hướng giúp cho
thị trường bất động sản phát triển.
Báo cáo ngành cập nhật mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư
và phát triển Việt Nam (BSC) cho thấy, tính đến hết tháng 11/2020, Việt Nam có 369 khu
công nghiệp được thành lập; tổng diện tích 113,300 ha; diện tích thương phẩm 73,600 ha.
Trong đó, khu công nghiệp đang hoạt động là 280 khu; tổng diện tích 82,800 ha; diện tích
thương phẩm 56,600 ha; tỷ lệ lấp đầy 70,1%. Còn 89 khu công nghiệp đang xây dựng;
tổng diện tích 30,500 ha; diện tích thương phẩm 16,300 ha.
Có thể thấy, bất động sản công nghiệp lại trở thành điểm sáng trong năm nay và dự báo
cho cả năm 2021 bởi những tác động từ các hiệp định thương mại EVFTA, RCEP, kế
hoạch lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam của nhiều tập đoàn.
Ngoài ra, việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
cũng là lực kéo quan trọng để kinh tế có thêm nhiều hy vọng. Thống kê của BW
Industrial cho thấy trong 9 tháng qua, đã có nhiều doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung lOMoAR cPSD| 44729304
Quốc và chọn Việt Nam là điểm đến, nhất là những doanh nghiệp có nguồn gốc từ châu Âu.
Song hành cùng thị trường bất động sản công nghiệp, thị trường bất động sản hiện nay
vẫn ghi nhẫn những tín hiệu tích cực làm tiền đề cho sự trở mình phát triển. Cụ thể thứ
nhất hưởng lợi từ lãi suất: Việc lãi suất hạ thấp trong thời gian quan sẽ hỗ trợ rất nhiều
cho thị trường bất động sản cả về hai phía gồm những doanh nghiệp kinh doanh, xây
dựng bất động sản lẫn khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi được vay
tiền của ngân hàng với lãi suất thấp, giảm được chi phí vốn và hỗ trợ được tốt trong vấn
đề xây dựng công trình bất động sản. Các doanh nghiệp kinh doanh sẽ có cơ hội vay
thêm được các khoản vay từ ngân hàng phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường.
Trong khi đó, người mua bất động sản cũng có lợi khi được vay tiền với lãi suất thấp hơn
để mua nhà. Dự báo, trong thời gian tới, chính sách lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì
để hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Thứ hai hiệu ứng từ dòng vốn đầu tư nước ngoài:
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày
20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6%
tổng vốn đầu tư đăng ký. Đặc biệt, điểm tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt
Nam trong quý đầu năm, là vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ
năm 2020. Theo đó, tình hình sản xuất - kinh doanh tích cực hơn sau ảnh hưởng của
Covid-19, cộng thêm việc đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đã khiến các
nhà đầu tư nước ngoài đẩy nhanh hơn việc giải ngân và triển khai xây dựng các nhà máy ở Việt Nam.
Thị trường bất động sản Việt Nam hồi phục và phát triển
Năm 2021, dự báo, phân khúc bất động sản công nghiệp đang và sẽ là “điểm sáng” nổi
bật của thị trường bất động sản. Đồng thời, cơ hội và các dòng đầu tư bất động sản nhiều
hơn, song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chủ động và tích cực hơn
trong thay đổi tư duy, hình thức kinh doanh phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn... Trong đó,
để hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững trong bối cảnh tác động của
Covid19, cần chú trọng một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt
động đầu tư, kinh doanh bất động sản để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống
pháp luật; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hình thức liên thông, cắt giảm thủ
tục, rút ngắn thời gian giải quyết, hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây
dựng các dự án bất động sản. Đặc biệt, tạo điều kiện giải quyết ngay thủ tục chuyển đổi
đối với các dự án bất động sản nhà ở trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu
cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân hoặc làm nhà ở xã hội. lOMoAR cPSD| 44729304
Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần có những thay đổi trong thiết kế
và cung ứng dịch vụ với những xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản, ngoài
xây dựng đáp ứng nhu cầu để ở, để nghỉ ngơi thì cần quan tâm hơn đến mảng cây xanh,
sức khỏe cộng đồng, công nghệ và an toàn nơi ở.
Thứ ba, Nhà nước tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc xem xét tỷ trọng đầu
tư chiếm tỷ lệ cao ở phân khúc nhà ở thương mại giá thấp, căn hộ bình dân, nhà ở giá rẻ,
tiếp đến là phân khúc căn hộ trung cấp và cuối cùng chiếm tỷ lệ nhỏ là phân khúc căn hộ
cao cấp. Đồng thời, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho dự án
thương mại giá thấp, nhà ở xã hội cho thuê. Song song với đó, Nhà nước tiếp tục bám sát
thị trường để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, bất cập của chính sách, pháp
luật và những tác động của dịch Covid-19 nhằm giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Thị trường bất động sản năm 2021 đã và đang ghi nhận tiếp tục đà phục hồi từ quý
III2020 và dự báo sức cầu hồi phục thị trường sẽ tương đương 70% của năm 2019. Hơn
nữa, thị trường vẫn giữ nguyên trạng thái mất cân đối về cung - cầu bất động sản nhà ở
cho người có thu nhập thấp, trung bình và trung bình kéo dài nhiều năm qua là do nhu
cầu khá rất lớn, nhưng nguồn cung hạn hẹp. Trong khi đó, phân khúc bất động sản bán lẻ,
nghỉ dưỡng, khách sạn vẫn chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19; còn phân khúc văn
phòng, đất nền, chung cư chịu ảnh hưởng nhẹ hơn…
Nhìn chung, thị trường bất động sản năm 2021 đang nhận được nhiều xung lực phát triển
hơn năm 2020 từ sự điều chỉnh cơ cấu nhanh nhạy theo tình hình dịch bệnh; mở rộng áp
dụng công nghệ vào bán hàng; tăng tốc giải ngân đầu tư công và cả những kỳ vọng từ
việc sửa đổi bổ sung luật về huy động vốn từ các quỹ, như: Luật Doanh nghiệp và Luật
Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021. Năm 2021 còn là năm đầu tiên thực
hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội năm năm 2021-2025 mới, với các ê kip lãnh đạo mới hình thành sau bầu cử
Quốc hội, HĐND và UBND, có nhiều động lực và quyết tâm triển khai các dạng đề án,
dự án phát triển bất động sản đa dạng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Hơn
nữa, năm 2021 đang là thời điểm lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua, do đó các hộ gia
đình, người trẻ sẽ thuận lợi để mua nhà, hay đầu tư.
Những động thái trên đây đã, đang và sẽ có sức chi phối, định vị dòng vốn chảy vào các
phân khúc thị trường nêu trên.
Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản chắc chắn sẽ hội tụ và gia tăng cho phân khúc
bất động sản công nghiệp; đặc biệt, đầu tư bất động sản phục vụ hoạt động logicstics (hậu
cần và kho bãi) sẽ ngày càng trở thành động lực lớn cho thị trường. Điều này được quyết
định do kỳ vọng tăng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thương mại điện tử nhờ các
hiệp định thương mại tự do và xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất trên thế giới. Song
năm 2021 cũng mới là thời điểm chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực gồm quỹ đất, cơ sở hạ lOMoAR cPSD| 44729304
tầng... để thu hút các nhà đầu tư khi dịch bệnh được kiểm soát. Nguồn vốn này chủ yếu
huy động từ ngân hàng và vốn tự có của nhà đâu tư hạ tầng chuyên nghiệp.
Vốn đang và sẽ tiếp tục tăng cho các dự án BĐS nhà ở vừa túi tiền sẽ được phát triển
mạnh mẽ và năm 2021 vẫn tiếp tục là phân khúc chủ đạo vì đáp ứng được nhu cầu thực
của người dân. Vốn đầu tư tự có, vốn vay ngân hàng và cả vốn huy động từ người mua
cũng sẽ gia tăng cho phát triển các sản phẩm bất động sản nhà ở đáp ứng nhu cầu “đô thị
trong đô thị” hay “bất động sản tích hợp” môi trường sống xanh, lành mạnh và những
khu dân cư được quy hoạch tốt với nhiều tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sống
ngày càng cao hơn của người dân, cũng như từ yêu cầu nghiêm ngặt hơn trong quản lý
nhà nước (chẳng hạn, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc quy hoạch khu đô thị,
khu dân cư tập trung phải hướng tới phát triển khu đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng,
sử dụng năng lượng tái tạo, bảo đảm tỷ lệ diện tích cây xanh, mặt nước, cảnh quan theo
quy định của pháp luật). Điều này sẽ giúp định hướng phát triển bền vững ngành xây
dựng và thị trường bất động sản trong năm 2021 và cả trong trung hạn, dài hạn.
Đặc biệt, năm 2021, dòng vốn đầu tư vào ngành bất động sản y tế và chăm sóc sức khỏe
sẽ gia tăng; trong đó, vốn sẽ tập trung nhiều hơn cho phát triển các dạng kho lạnh phục
vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như vaccine, mỹ
phẩm, thực phẩm, dược phẩm... Vốn đầu tư vào BĐS du lịch sẽ không chỉ hướng tới
biển, mà sẽ lan tỏa tới những vùng có lợi thế rừng núi có khả năng khai thác kinh doanh
tốt; đặc biệt, tập trung vào những dự án phát triển hạ tầng du lịch có quy mô lớn, đồng
bộ, hiện đại về hạ tầng, đa dạng về chức năng cung ứng dịch vụ, có cơ hội khai thác kinh
doanh tốt và bền vững. Cơ hội thu hút vốn sẽ mở ra đối với hoạt động đầu tư chuyển đổi
mô hình nhà nghỉ dưỡng theo xu hướng tập trung thành “các khu, đặc khu kinh tế nghỉ
dưỡng xanh”, thay vì các nhà nghỉ dưỡng đơn lẻ, tự phát như vừa qua…
Các đặc khu kinh tế - y tế nghỉ dưỡng này có thểm tham khảo mô hình nước ngoài, như
của Indonesia trung tâm du lịch y tế với nhiều tiện ích, bao gồm bệnh viện quốc tế, công
viên sinh thái, khu thương mại, chợ nghệ thuật, khách sạn, nhằm thu hút khách du lịch,
đặc biệt là người cao tuổi, giúp giảm số người xuất cảnh với mục đích khám chữa bệnh.
Tính đến cuối năm 2020, Indonesia đã thành lập 15 SEZ đặc khu kinh tế, trong đó có 9
SEZ công nghiệp và 6 SEZ du lịch. Tổng số vốn cam kết đầu tư vào các SEZ này đạt
70.400 tỷ rupiah (5,03 tỷ USD) và tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 23.100 tỷ rupiah.
Năm 2020, tổng nguồn thu ngoại hối của các SEZ này đạt khoảng 5.200 tỷ rupiah. Đầu
tháng 2-2021, Hội đồng SEZ quốc gia Indonesia cũng phê duyệt thêm hai SEZ mới gồm
SEZ du lịch Lido với tổng diện tích 3.000 ha ở tỉnh Tây Java, và khu công nghiệp cảng
và bất động sản tích hợp (JIIPE) rộng 2.933 ha ở tỉnh Đông Java. Hai cơ sở này dự kiến thu hút gần 20 tỷ USD
Để thị trường bất động sản phát triển ổn định, khắc phục lệch pha cung - cầu, năm 2021
các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, giải
pháp khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản; chú trọng lOMoAR cPSD| 44729304
khuyến khích phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội như: Nhà
ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Đồng thời, thường xuyên bám sát tình hình thị
trường, kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách,
đặc biệt là tác động của dịch Covid-19;. Cùng với việc lựa chọn, chấp thuận nhà đầu tư
làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, cần có quy định cơ chế chặt chẽ về
quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư; có các cơ chế, chính sách khả thi để huy động
các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng lại hàng trăm nhà chung cư cũ, hư hỏng hiện nay
và thực hiện tái định cư cho các hộ gia đình có nhà ở tốt hơn chỗ ở cũ.