Đề cương Chữ viết và dạy học chữ viết ở tiểu học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đề cương Chữ viết và dạy học chữ viết ở tiểu học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 11 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Giáo viên cần
lưu ý cho học sinh đảm bảo viết liền mạch và đều nét:
- Hướng dẫn Học sinh nắm rõ được định nghĩa các dòng kẻ: “Dòng kẻ ngang
1, dòng kẻ ngang 2, … đường kẻ ngang dưới, đường kẻ ngang trên, dòng kẻ
dọc 1,…” trong bảng con, vở tập viết, vở ô li,…
- Giúp HS nắm chắc và viết tốt hơn những nét cơ bản của các con chữ, nắm
tên gọi và cấu tạo từng nét cơ bản gồm: Nét sổ, nét ngang, nét xiên phải, nét
xiên trái, nét móc dưới, nét móc trên, nét khuyết đôi, phải, nét cong hở trái,
nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt,…
- Hướng dẫn HS nắm vững được cấu tạo của các chữ cái.
- Rèn cách đặt bút, dừng bút sao cho chuẩn nhất, cách nhấc đầu bút nhẹ nhưng
vẫn chạm vào mặt giấy nhưng vẫn tạo ra vệt mờ để có nét khác đè lên sau đó.
- Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ
- Phải nhấn mạnh hơn chỗ nét nối, nhất là chỗ rê bút, từ điểm dừng bút của
con chữ vừa viết, rê bút lên viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút.
- Tư vấn cho học sinh sử dụng bút viết hợp lí, cách cầm bút đúng, cách giữ gìn và bảo quản bút. Câu 2: Hướng dẫn:
Viết ứng dụng chữ ghi vần, tiếng.
- Cách nối chữ: 4 trường hợp nối chữ
TH1: Điểm kết thúc của chữ cái đứng gần kề và cùng hướng với điểm đặt
bút của chữ cái đứng sau (ai, đi, …)
TH2: Đòi hỏi sự điều chỉnh đôi chút: có 2 hướng điều chỉnh
+Hướng 1: Phần cuối nét của chữ cái đứng trước cần mở rộng hơn để nối
chữ cái đứng sau (me, he, …)
+Hướng 2: Phần cuối nét của chữ cái đứng trước cần thu hẹp lại để nối chữ cái đứng sau (an, um, …)
TH3: Đòi hỏi có sự điều chnhr về khoảng cách giữa các con chữ khá nhiều (on, oi, bi, ve, …) TH4: Có 2 hướng xảy ra:
+Hướng 1: phải ước lượng bằng mắt vị trí điểm đặt bút cho con chữ đứng
sau mà vẫn đảm bảo khoảng cách và hình dáng chữ viết (da, ca, no, nga, …)
+Hướng 2: Phải thêm nét phụ (nét hất) trước chữ cái đứng sau (Pác Bó, …)
Viết ứng dụng từ ngữ, câu
Khi hướng dẫn cần chú ý:
- Hướng dẫn học sinh nắm được nội dung viết ứng dụng: viết cái gì, nghĩa như thế nào.
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét cách viết: độ cao các chữ cái, quy
trình viết liền mạch, khoảng cách giữa các chữ. - Ví dụ: Viết từ Bé:
+ GV Gắn thẻ từ bé lên bảng
+ GV giải thích nghĩa: “bé là từ chỉ kích thước hoặc thể tích không đáng kể
hoặc kém hơn so với nhiều cái cùng loại”
+ GV hướng dẫn HS phân tích từ bé:
Cấu tạo của từ bé như thế nào? (gồm 2 con chữ: chữ b và e, thanh sắc)
Nhận xét độ cao các con chữ, vị trí của dấu thanh?) chữ b cao 5 ô li, chữ e
cao 2 ô li, thanh sắc được đặt phía trên các chữ e) Câu 3:
Phương pháp dạy tập viết
a) Phương pháp trực quan
Giáo viên khắc sâu cho các em về con chữ bằng nhiều con đường: kết hợp
mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích
hình dáng, kích thước và cấu tạo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau
của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng
thao tác so sánh tương đồng.
Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu
tiên để các e viết đúng. Có các hình thức mẫu chữ: chữ mẫu in sẵn, chữ
phóng to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu… Tiêu chuẩn
cơ bản của chữ mẫu là phải đúng chữ quy định, rõ ràng và đẹp.
*Chữ mẫu có tác dụng :
-Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều
kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo
chữ cái cần viết trong bài học.
-Chữ mẫu GV viết tiếp trên bảng giúp cho HS nắm được thứ tự viết các nét
của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong cùng ột chx nhằm đả bảo yêu
cầu viết liền mạch, viết nhanh.
-Chữ mẫu trong hộp chữ các em kết hợp mắt nhìn, tay xếp để phối hợp các
thao tác viết chữ một cách đồng bộ.
Chữ viêt của GV khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát như
một loại chữ mẫu, vì thế, GV cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ viết không đơn điệu, GV cần coi trọng việc xử lí
quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó, trong tiến trình dạy
tập viết, nhất là tập viết những âm mà địa phương hay nhầm lẫn, GV cần đọc
mẫu. Việc viết đúng sẽ củng cố việc dạy đọc đúng, ngược lại đọc đúng đóng
vai trò rất quan trọng để đảm bảo viết đúng.
b) Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. GV
dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ
việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so
sánh các nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học giữa các
chữ cái đữ phân tích. Chẳng hạn, khi dạy chữ cái A, GV có thể đặt câu hỏi
“chữ A cấu tạo bằng những nét nào? (2 nét móc ngược và 1 nét lượn ngang).
Chữ cao mấy ô? Độ rộng của chữ bao nhiêu (trong bảng chữ mẫu)? Nét nào
viết trước, nét nào viết sau”? với những câu hỏi khó, Gv cần định hướng câu
trả lời cho các em. Vai trò của người Gv ở đây là người tổ chức hướng dẫn
học sinh phân tích cấu tạo chữ cái, chuẩn bị cho giai đọan luyện tập viết chữ tiếp theo.
c) Phương pháp luyện tập
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng
dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao giúp học
sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các
cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ
năng viết chữ phải dược tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân ôn
tập viết cũng như ở các môn của bộ môn tiếng việt và các môn học khác.
Hình thức tập viết chữ trên bảng đen có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách
viết chữ và bước đầu đánh giá kĩ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này
thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, cách
luyện tập viết chữ ở lớp. Qua đó, GV phát hiện chỗ sai của học sinh (về hình
dáng, kích thước, thứ tự viết các nét…) để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá cho điểm.
-Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
HS luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở. HS
có thể tập viết chữ cái, viết các vần, các chữ hoặc từ có hai hoặc ba chữ vào
bảng con. Khi sử dụng bảng con, GV cần hướng dẫn các em cả cách lau
bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết
để giữ vệ sinh (phải có giẻ ướt để lau bảng). Viết vào bảng song, HS cần giơ
lên để học sinh kiểm tra. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức
luyện tập này và nên tận dụng hai mặt bảng khi viết.
-Luyện tập viết chữ trong vở tập viết
Muốn cho HS sử dụng có hiệu quả vở tập viết, GV cần hướng dẫn tỉ mĩ nội
dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài viết (chữ mẫu, các dấu chỉ
khoảng cách chữ, dấu vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ,
viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Việc đảm bảo tốt các công
việc trên sẽ giúp các em viết tốt hơn những dòng sau.
-Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác
Cần tận dụng việc viết các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh
tập viết. Đối với lớp 1 nói riêng, bậc Tiểu học nói chung, sự nghiêm khắc
của GV về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế,
việc luyện viết chữ mới được củng cố đồng bộ, thường xuyên. Việc làm này
đòi hỏi GV ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn
thận, lòng yêu nghề mến trẻ.
d. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Trong phân môn Tập viết, phân tích ngôn ngữ chính là phân tích cấu tạo chữ, kích
thước chữ, mối liên kết giữa các nét chữ trong chữ cái hoặc mối liên kết giữa các
chữ cái, dấu thanh trong chữ ghi tiếng.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ yêu cầu học sinh chủ động phân tích hình dáng,
kích thước, cấu tạo chữ, tìm sự tương đồng, khác biệt giữa chữ cái đang học và chữ
cái đã học, nắm bắt được quy trình viết chữ cái và liên kết các chữ cái.
Trong quá trình dạy, giáo viên cần cho học sinh quan sát các mẫu chữ trực quan để
khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập.
Có những hình thức trực quan chủ yếu sau đây:
- Chữ mẫu phóng to: Giúp học sinh dễ quan sát, phân tích hình dáng, kích thước và
các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng: Giúp học sinh nắm được quy trình viết
chữ, cách liên kết các nét chữ thành chữ cái, liên kết chữ cái thành chữ ghi âm / vần / tiếng.
- Chữ mẫu trong vở Tập viết: Giúp học sinh quan sát và rèn viết chữ trong vở một
cách hiệu quả. Phương pháp Phân tích ngôn ngữ còn biểu hiện ở thao tác tổng hợp
các nét chữ thành các chữ cái, liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, ghi vần hoặc ghi
e. Phương pháp giao tiếp
Thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với chữ sẽ
học bằng một hệ thống câu hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, kích thước chữ cái, điểm
tương đồng, khác biệt giữa chữ cái đang học với chữ cái đã học. Giao tiếp còn là
yêu cầu học sinh tự nhận xét về chữ viết của mình và nhận xét về chữ viết của các
bạn. Cần kết hợp một cách linh hoạt giữa dạy viết chữ và giải nghĩa từ, giảng nghĩa
của bài viết ứng dụng, tạo tình huống, nhu cầu nói viết cho học sinh để giờ học hấp
dẫn, sinh động, giúp học sinh chủ động, tự giác, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập.
g. Phương pháp luyện tập theo mẫu
Trong dạy học Tập viết, phương pháp rèn luyện theo mẫu cần được sử dụng
thường xuyên để các kĩ năng viết chữ hình thành ở học sinh một cách nhanh chóng và chắc chắn.
Khi hướng dẫn học sinh luyện tập theo mẫu, cần chia việc luyện tập thành nhiều
bước với mức độ dễ – khó khác nhau. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải
được thực hiện từ thấp đến cao để các kĩ năng hình thành một cách thuận lợi: lúc
đầu là việc viết chữ đúng quy trình, hình dáng, cấu tạo, kích thước, sau đó là viết
đúng tốc độ quy định, viết đẹp.
Hoạt động rèn luyện kĩ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như
ở nhà, ở phân môn Tập viết cũng như ở các phân môn khác của môn Tiếng Việt và của các môn học khác.
Việc luyện tập trong phân môn Tập viết luôn phải được thực hiện theo mẫu. Mẫu
cần quan sát là các loại chữ mẫu trong vở tập viết, mẫu chữ của giáo viên. Mẫu còn
là quy trình viết mà giáo viên thực hiện để học sinh quan sát.
Để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy tập viết phải trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xây dựng biểu tượng về chữ viết; học sinh phải nhận biết và ghi
nhớ cấu tạo, hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông
qua việc luyện viết chữ: luyện viết chữ cái, liên kết các chữ cái để luyện viết từ,
cao hơn là viết câu ứng dụng
Có những hình thức luyện tập cơ bản sau:
- Tập viết chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu… trên bảng lớp hoặc bảng con. Hình thức
này có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kĩ năng viết
chữ. Hình thức này thường được dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích
cách viết chữ, bước luyện viết chữ ở lớp.
- Tập viết trong vở tập viết: Sau khi luyện tập trên bảng con, học sinh luyện viết
trong vở tập viết. ở bước này, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu về nội dung, dung
lượng viết, cần viết mẫu để học sinh xác định được một lần nữa yêu cầu về kĩ thuật
viết (quy trình viết, khoảng cách các chữ, vị trí và trình tự viết dấu phụ, dấu thanh…).
Ngoài ra, chữ mẫu của giáo viên khi chấm bài, chữa bài cũng là một loại phương
tiện trực quan, vì vậy, giáo viên cần có ý thức viết đẹp, đúng mẫu, rõ ràng khi
chấm, chữa bài cho học sinh. Trong quá trình rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh,
giáo viên cần nhắc các em ngồi đúng tư thế, cầm bút, để vở đúng cách để tránh các
di hại không tốt về sau như: cận thị, gù lưng, cong vẹo cột sống. Việc đánh giá bài
tập viết của các em không chỉ là đánh giá sản phẩm cuối cùng mà còn là đánh giá
cả quá trình viết (viết đúng quy trình, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, viết đúng Câu 5: Biện
pháp giúp học sinh tiến bộ khi viết chữ xấu và hay mắc lỗi chính tả :
- Tâ |p cho học sinh phát âm đúng (đúng ở đây được hiểu là phát âm chuẩn).
Có phát âm đúng thì mới viết đúng, vì chính tả Tiếng viê |t là chính tả ghi âm.
Tuy nhiên đây là yêu cầu hết sức khó vì cách phát âm của mỗi người, mỗi
vùng khác nhau đã thành thói quen khó sửa chữa. Do đó giáo viên cần phát
âm chuẩn và rõ ràng khi đọc mẫu để làm chỗ dựa cho học sinh viết đúng và đọc đúng
- Trong giờ dạy giáo viên cần cho học sinh phát hiện các từ khó viết dễ lẫn
sau đó vận dụng các cách giải nghĩa để giúp học sinh ghi nhớ viết đúng.
- Hướng dẫn học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả,Trong những trường hợp
không có quy tắc chung ta cần chia thành những trường hợp nhỏ cụ thể để
học sinh hiểu nghĩa từ mà phân biệt viết sao cho đúng.
- Thường xuyên theo dõi động viên dành thêm thời gian cho học sinh viết
theo tiến trình từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó khi đọc bài, lưu ý những từ khó
để học sinh ghi nhớ, luôn tạo sự tự tin niềm hứng khởi cho các em tránh sự
mặc cảm, chán nản khuyến khích khen ngợi kịp thời những em tiến bộ.
- Giáo viên hướng dẫn các em cách lia bút sao cho nét chữ không bị gãy và
hướng dẫn các em cách viết liền mạch. Vì phần đông các em viết xấu, viết
không đều con chữ là do các em không biết viết liền mạch mà hay nhấc bút
sau khi viết xong một con chữ hoặc ngừng bút ở những con chữ có dấu mũ.
Điều này không chỉ làm cho chữ viết của học sinh bị xấu, không đều, mà
còn ảnh hưởng đến kỹ năng viết của các em ở những lớp học, bậc học tiếp theo
- Giáo viên đưa ra những lỗi phổ biến của học sinh. Sau đó, giáo viên phân
tích cho học sinh thấy những nguyên nhân dẫn đến những lỗi bị sai và cách
sửa sai. Giáo viên cần phải cho học sinh tập phát âm, tập phân biệt nghĩa,
hướng dẫn các em nắm vững các quy tắc chính tả, nắm cấu tạo của âm tiết
tiếng Việt. Sau đó các em phải viết lại cho nhớ. Từ đó có kế hoạch rèn cho tiết sau.
- Đối với học sinh viết hay sai chính tả giáo viên cần yêu cầu các em phải có
một tập riêng sổ tay chính tả để nghi các lỗi hay mắc để giáo viên có thể rèn
thêm trong các giờ ra chơi
- Giáo viên kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi
trước được viết trong sách, báo, câu chuyện Câu 6: Bảng phấn:
- Là công cụ rất phù hợp cho việc dạy và học, đặc biệt là đối với các lớp tiểu
học. Tấm bảng phấn giúp các giáo viên trình bày bài học cho toàn thể lớp
học, dễ dàng kiểm soát nhịp độ bài giảng và sử dụng từ, câu ngắn, biểu đồ
đơn giản, hình vẽ, biểu tượng... một cách linh hoạt.
- Bảng phấn cũng giúp học sinh tiểu học luyện chữ viết một cách hiệu quả bởi
học sinh tiểu học cầm phấn dễ và chắc chắn hơn bút, bảng phấn giúp GV
giải thích vấn đề cho học sinh một cách dễ dàng hơn. Cách cầm phấn:
-Cầm phấn bằng 3 đầu ngón tay nhưng khác so với cách cầm bút. Nếu khi
cầm bút cây bút hướng lên phía trên thì khi cầm phấn viên phấn hướng
xuống phía dưới sao cho viên phấn tạo với mặt bảng một góc 45 độ.
-Khi cầm bút bàn tay để nghiêng, ngón tay cái ở trên còn khi cầm phấn bàn
tay để úp, ngón tay cái ở dưới.
-Khi viết bút tay tì xuống mặt giấy nhưng khi viết bảng không nên tì tay vào
bảng vì biên độ giao động của nét chữ khi viết bảng rất rộng, tì tay vào bảng
làm hạn chế biên độ khi đưa phấn dẫn tới tốc độ viết chậm, không linh hoạt
khi viết cỡ chữ to và nhanh mỏi tay.
Cách điều khiển phấn:
-Tùy vào hướng đi của viên phần mà người viết tạo độ nhấn cho từng ngón
sao cho phù hợp. Ví dụ điều khiển nét viết sang phải thì nên nhấn mạnh
ngón cái. Điều khiển nét viết sang trái thì tập trung nhấn mạnh ngón giữa và trỏ.
-Muốn tạo nét thanh, người viết cầm phấn nhẹ tay và di chuyển lên trên.
Ngược lại, để tạo nét đậm khi di chuyển phấn xuống cần miết mạnh một
chút. Luôn xoay đầu phấn là cách để sở hữu các nét chữ trên bảng đều đặn, thanh mảnh.
-Để biết cách viết chữ đẹp trên bảng không hề khó nhưng cũng không đơn
giản chút nào. Điều quan trọng nhất là người viết phải thực sự chú tâm rèn
luyện mỗi ngày. Mới đầu tập viết chắc chắn trình bày bảng sẽ vụng về, nét
chữ không được đều. Nhưng nếu chăm chỉ tập luyện một thời gian chắc chắn
chữ viết sẽ cải thiện và đẹp như ý muốn. Tư thế đứng:
Tuyệt đối không đứng đối diện che hết mặt bảng, vì người ở dưới không thể
nhìn thấy được. Khi viết nên đứng tránh về một bên trái hoặc phải tùy vào
hướng viết. Tránh không che khuất tầm nhìn của người ở dưới. Một lưu ý
khác để biết cách viết chữ đẹp trên bảng. Đó là không viết quá cao hoặc quá
thấp. Việc khum cúi người hay nhón lên cao khiến chữ dễ bị lệch, nét không đều.
Câu 4: Muốn viết chữ đẹp cần:
- Lựa chọn bút viết phù hợp, cách cầm bút và đặt cách tay đúng chuẩn. - Luyện viết mỗi ngày.
- Viết từ nét cơ bản đến các chữ thông thường, chữ cách điệu.
- Thời gian luyện tập lâu dài.
Câu 7: Yêu cầu về kĩ thuật viết chữ ở TH:
Biết ngồi viết đúng tư thế.
Viết thành thạo chữ viết thường, chữ số, viết đúng chữ viết hoa Tiếng Việt.
Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài.
Viết đúng tên riêng của tổ chức, cơ quan.
Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt.
Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.
Tốc độ viết chính tả:
+ Lớp 1: 30-35 chữ trên 15 phút
+ Lớp 2: 50-55 chữ trên 15 phút
+Lớp 3: 65-70 chữ trên 15 phút
+ Lớp 4: 80-90 chữ trên 15 phút
+ Lớp 5: 100-110 chữ trên 15 phút
Câu 8. Nguyên tắc dạy học trong chữ viết
*Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ.
- Qúa trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của HS
+Tư thế ngồi viết có quan hệ đến cột sống, đến phổi, lưng
+ Cách cầm bút có quan hệ đến cả ngón tay, bàn tay và cánh tay
+ Hình dáng kích thước chữ trong vở tập viết có quan hệ đến mắt.
-Việc tập viết k đảm bảo đúng các quy định sẽ đem lại nhiều di hại:
+ Cận thị do ngồi viết thiếu ánh sáng, cúi đầu sát.
+ Cột sống bị vẹo, lưng gù, phổi ảnh hưởng do k ngồi đúng tư thế
-Kĩ năng viết của HS chỉ thực sự có đc khi có sự phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể.
-Việc đánh giá sản phẩm chữ viết cần phải đc kết hợp vs việc theo dõi quá trình
viết của HS. Chu trình viết chữ của trẻ là quá trình vận động của việc viết = toàn
thân đến việc viết = 3 ngón tay 1 cách thoải mái chủ động.
*Nguyên tắc coi việc dạy tập viết là dạy hình thành 1 kĩ năng
-Khi rèn kĩ năng viết chữ, HS phải nắm đc hình dáng, đặc điểm từng chữ cái, các
thao tác viết các nhóm chữ cái và từng chữ và phải luyện tập liên tục nhiều lần.
- Khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng viết chữ:
+ Khi tiếp thu kĩ thuật viết chữ: Tri giác của các em thiên về nhận biết tổng quát
đối tượng. Nhưng khi viết chữ người viết phải tri giác cụ thể, chi tiết từng nét chữ,
từng động tác kĩ thuật tỉ mỉ
+ HSTH thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận
-Khắc phục: GV có đức tính kiên trì, sự nhiệt tâm, chu đáo
- Kĩ năng viết chữ đc rèn luyện ở 2 mức độ:
+ Tập viết các chữu cái: viết đúng hình dáng, cấu tạo, quy trình viết.
+ Tập viết ứng dụng: hướng dẫn HS viết liền mạch các chữ cái. Viết dấu phụ, dấu
thanh trên hoặc dưới các chữ cái. Để có đc kĩ năng viết thật sự khi sp viết của các
em đúng mẫu, rõ ràng, đúng tốc độ, có thẩm mĩ và thực hiện đúng quy trình: tư thế
ngồi, cầm bút, để vở,...
-Các giai đoạn hình thành kĩ năng viết chữ
+Gđ 1: hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết giúp các em hiểu và ghi nhớ
đc hình dáng,kích thước, quy trình viết từng chữ cái
+Gđ 2: củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện
tập chữ viết. Gđ này hướng dẫn luyện viết, liên kết các chữ cái để luyện viết từ,
cao hơn là viết câu ứng dụng.
-Lưu ý: trong quá trình hình thành kĩ năng viết chữ cho HS, cần tính đến các yếu tố
cảm xúc- tâm lí chi phối việc viết chữ. Qúa trình lĩnh hội và thể hiện chữ viết sẽ
hiện ra nhanh nếu trẻ viết với tâm lí vui vẻ, phấn chấn.
QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP VIẾT LỚP 1
I.Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS viết trên bảng lớp, bảng con âm hoặc vần đã học ở tiết trước. - GV nhận xét, sửa sai. III. Tiến trình bài dạy:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng.
2. Phân tích chữ mẫu và hướng dẫn viết:
- Chữ cái, vần, tiếng, từ. - Hướng dẫn phân tích chữ cái. Cho HS quan sát chữ mẫu
- Phân tích chữ mẫu (Độ cao, chiều rộng, các nét cơ bản … của con chữ).
- GV viết mẫu đồng thời nêu cấu tạo con chữ. - Cho HS luyện viết bảng con, GV
quan sát, giúp đỡ HS yếu
3. Hướng dẫn luyện viết vào vở:
- Hướng dẫn HS mở vở tập viết, GV nhắc tư thế ngồi viết của HS.
- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV viết mẫu ít nhất 2 từ trong bài viết
- Cho HS quan sát chữ mẫu trên bảng phụ. - Cho HS viết bài vào vở tập viết, GV
quan sát uốn nắn, cách cầm bút, tư thế ngồi viết 4. Chấm chữa bài:
GV thu ít nhất một nửa số HS trong lớp để chấm bài.
GV nhận xét bài viết và chữa lỗi cho HS (nếu sai nhiều GV chữa lỗi chung nhất trên bảng). IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV có thể cho HS chơi trò chơi để sửa những lỗi sai trên bài của HS.
- GV tuyên dương những bài viết đẹp, viết tốt.
- Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về nhà luyện viết vào vở ô ly.