Phương pháp dạy học kể chuyện | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Phương pháp dạy học kể chuyện | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 11 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN 1. Khái niệm
- Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi cần
thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người
ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể
chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình
phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học...
2. Vai trò, nhiệm vụ a) V
ai trò của truyện và kể chuyện trong cuộc sống con người
- Nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người.
Hàng ngày, do vô tình hay cố ý, ta được thông tin về đủ mọi chuyện trong
nhà, ngoài ngõ, rộng hơn là trong vùng, trong nước và trên thế giới ngày nay
hay ngày xưa. Từ những chuyện lớn, chuyện nhỏ ta nghe kể từ tuổi ấu thơ
bên bếp lửa của bà, đến những điều nghe thầy cô, bạn bè kể, bình giảng ở
trường, nhờ đó sự hiểu biết về thế giới và con người cứ tăng dần lên theo năm tháng.
- Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn
ngữ. Mặc dù đã có những phương tiện thông tin đại chúng hiện tại như ti vi,
đài phát thanh, rađiô cát xét, người ta vẫn thích nghe nói chuyện bằng miệng.
- Theo định nghĩa rộng, thuật ngữ “kể chuyện” có thể bao hàm toàn bộ ngôn
ngữ nói sinh hoạt hàng ngày. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói
là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu. Chúng ta phải biết quý
trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó”.
- Khi ngôn ngữ ngày càng phát triển, số lượng từ cơ bản tăng lên, đời sống
vật chất và tinh thần ngày một phong phú thì kể chuyện không chỉ dừng ở
mức độ thông tin nữa mà mang thêm chức năng giải trí, hay cao hơn nữa là
chức năng nghệ thuật. Nhờ vậy mà kho tàng đồ sộ truyện cổ dân gian hết sức
giàu có, hết sức đa dạng được truyền lại đến ngày nay bằng hình thức kể.
Trong một thời gian lịch sử lâu dài, khi đã có văn tự để ghi chép, in ấn rồi thì
kể chuyện vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển song song với sự phát triển của văn tự.
b) Vai trò của truyện và kể chuyện trong đời sống trẻ em
- Những truyện kể, truyện dân gian là một trong những hình thức nhận thức
thế giới của các em, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có về
thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới
và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em.
- Những tác phẩm ấy giúp cho các em xác lập một thái độ đối với các hiện
tượng của đời sống xung quanh. c) Nhiệm vụ
- Phân môn Kể chuyện có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện ở
trẻ em, phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe – nói, đồng thời phát
triển tư duy và bồi dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho HS.
- Phân môn Kể chuyện phát triển các kĩ năng tiếng Việt cho HS: Trước hết,
phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho HS. Giờ kể chuyện rèn cho
HS kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độc thoại thành đoạn bài theo
phong cách nghệ thuật. Đồng thời với nói, các kĩ năng nghe, đọc, kĩ năng ghi
chép cũng được phát triển trong quá trình kể lại truyện đã nghe, kể lại truyện đã đọc.
- Phân môn Kể chuyện góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình
tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở HS: Cùng với sự rèn luyện các kĩ năng ngôn
ngữ, tư duy cũng được phát triển. Đặc biệt, sống trong thế giới các nhân vật,
thâm nhập vào các tình tiết của truyện, tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ kể
chuyện, tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ của HS cũng được phát triển.
- Phân môn Kể chuyện góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho HS: Giờ
kể chuyện giúp HS tiếp xúc với tác phẩm văn học. Giờ kể chuyện còn mở
rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em. Qua từng câu
chuyện, thế giới muôn sắc màu mở rộng trước các em. Các em tìm thấy ở
trong truyện từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ những thân
phận và biết bao hành động nghĩa hiệp của con người trong muôn vàn trường
hợp khác nhau. Truyện kể đã làm tăng vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài
người xưa và nay cho HS. Truyện kể còn chắp cánh cho trí tượng tượng và
ước mơ của HS, thúc đẩy sự sáng tạo ở các em.
3. Chương trình và Nội dung dạy học a) Chương trình
- Kể chuyện được dạy ở tất cả các lớp của bậc Tiểu học Chương trình Kể
chuyện ở Tiểu học được phân bố theo các lớp như sau:
+ ở lớp 1, trong phần Học vần chưa có giờ kể chuyện riêng, nhưng từ phần
Luyện tập tổng hợp (bắt đầu từ tuần 23), mỗi tuần có 1 tiết Kể chuyện.
+ ở lớp 2, mỗi tuần có 1 tiết Kể chuyện.
+ ở lớp 3, mỗi tuần 0,5 tiết Kể chuyện, học chung trong 1 tiết với bài tập đọc đầu tuần.
+ ở lớp 4, 5, mỗi tuần có 1 tiết Kể chuyện.
- Yêu cầu về kĩ năng kể chuyện
+ Yêu cầu về kĩ năng kể chuyện cho HS lớp 1 là sau khi nghe thầy cô kể 2, 3
lần một câu chuyện đơn giản, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi, các
em phải nắm được nội dung chính của câu chuyện và dựa vào trí nhớ, vào
các tranh minh họa trong SGK, các câu hỏi dưới tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
+ ở các lớp 2, 3 kĩ năng nghe kể vẫn tiếp tục được rèn luyện. Đó là các kĩ
năng độc thoại và hội thoại nhưng với yêu cầu cao hơn so với lớp 1. ở lớp 2,
3, trong độc thoại có thêm yêu cầu HS kể bằng lời của mình, kể có thêm một
hai chi tiết sáng tạo. Trong hội thoại có thêm yêu cầu dựng lại câu chuyện đã
học theo vai, bước đầu sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ ...). ở lớp 3, khi rèn kĩ năng độc thoại có thêm yêu cầu kể lại
truyện theo lời một nhân vật.
+ ở lớp 4, 5, HS vẫn tiếp tục được củng cố kĩ năng kể chuyện đã được hình
thành từ lớp dưới, đồng thời được hình thành những kĩ năng mới. Nội dung
các câu chuyện được kể ở lớp 4, 5 đã phong phú hơn, độ dài lớn hơn. So với
lớp 2, 3, có thêm yêu cầu mới là HS kể lại các truyện đã nghe, đã đọc ngoài
giờ Kể chuyện. Nhiều đề bài chỉ nêu ý nghĩa của câu chuyện mà không chỉ
rõ các chuyện cụ thể. Ngoài ra, HS còn phải kể lại được các chuyện đã
chứng kiến hoặc tham gia. b) Nội dung dạy học ở lớp 1
- Trong giai đoạn Học vần, cuối mỗi tiết ôn tập, HS đã bắt đầu được nghe kể
những câu chuyện đơn giản có tên truyện gắn với với các vần mới học và tập kể
một vài câu về nội dung câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đó là các truyện:
Hổ, Cò đi lò dò, Thỏ và Sư tử, Tre ngà, Khỉ và Rùa, Cây khế, Sói và Cừu, Chia
phần, Quạ và Công, Chuột nhà và Chuột đồng, Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
- Phần Luyện tập tổng hợp được học trong 13 tuần, trừ tuần ôn tập, mỗi tuần có
1 tiết kể chuyện, đó là những truyện sau: Rùa và Thỏ, Cô bé trùm khăn đỏ, Trí
khôn, Sư tử và Chuột nhắt, Bông hoa cúc trắng, Niềm vui bất ngờ, Sói và Sóc,
Dê con nghe lời mẹ, Con rồng cháu tiên, Tình bạn, Hai tiếng kì lạ, Sự tích dưa hấu. ở lớp 2
- Các bài học kể chuyện ở lớp 2 được phân bố theo từng tuần như sau: Học kì I:
1. Có công mài sắt có ngày nên kim 2. Phần thưởng 3. Bạn của Nai nhỏ 4. Bím tóc đuôi sam 5. Chiếc bút mực 6. Mẩu giấy vụn 7. Người thầy cũ 8. Người mẹ hiền 9. Ôn tập
10. Sáng kiến của bé Hà 11. Bà cháu 12. Sự tích cây vú sữa 13. Bông hoa niềm vui 14. Câu chuyện bó đũa 15. Hai anh em 16. Con chó nhà hàng xóm 17. Tìm ngọc 18. Ôn tập Học kì II: 19. Chuyện bốn mùa
20. Ông Mạnh thắng Thần gió
21. Chim sơn ca và bông cúc trắng
22. Một trí khôn hơn trăm trí khôn 23. Bác sĩ Sói 24. Quả tim khỉ 25. Sơn Tinh Thủy Tinh 26. Tôm càng và cá con 27. Ôn tập 28. Kho báu 29. Những quả đào
30. Ai ngoan sẽ được thưởng 31. Chiếc rễ đa tròn 32. Chuyện quả bầu 33. Bóp nát quả cam 34. Người làm đồ chơi 35. Ôn tập ở lớp 3
- Các bài học Kể chuyện ở lớp 3 được phân bố theo từng tuần như sau: Học kì I: 1. Cậu bé thông minh 2. Ai có lỗi? 3. Chiếc áo len 4. Người mẹ 5. Người lính dũng cảm 6. Bài tập làm văn
7. Trận bóng dưới lòng đường
8. Các em nhỏ và cụ già 9. Ôn tập 10. Giọng quê hương 11. Đất quý đất yêu 12. Nắng phương Nam
13. Người con của Tây Nguyên 14. Người liên lạc nhỏ
15. Hũ bạc của người cha 16. Đôi bạn 17. Mồ côi xử kiện 18. Ôn tập Học kì II: 19. Hai Bà Trưng
20. ở lại với chiến khu 21. Ông tổ nghề thêu
22. Nhà bác học và bà cụ 23. Nhà ảo thuật 24. Đối đáp với vua 25. Hội vật
26. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 27. Ôn tập
28. Cuộc chạy đua trong rừng 29. Buổi học thể dục
30. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua 31. Bác sĩ Y-éc-xanh
32. Người đi săn và con vượn 33. Cóc kiện trời
34. Sự tích chú Cuội cung trăng 35. Ôn tập ở lớp 4, 5
- có ba dạng bài học kể chuyện: kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp; kể
chuyện đã nghe, đã đọc; kể chuyện đã được chứng kiến, tham gia. - Các bài học
được phân bố theo các tuần học như sau:
Kể chuyện lớp 4 Học kì I:
1. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Sự tích hồ Ba Bể)
2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc bài thơ Nàng tiên ốc và kể lại)
3. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng nhân hậu)
4. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một nhà thơ chân chính)
5. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tính trung thực)
6. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng tự trọng)
7. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lời ước dưới trăng)
8. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc
những ước mơ viển vông, phi lí)
9. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một ước mơ đẹp của em
hoặc của bạn bè, người thân) 10. Ôn tập
11. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bàn chân kì diệu)
12. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về một người có nghị lực)
13. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện thể hiện tinh
thần kiên trì, vượt khó)
14. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Búp bê của ai)
15. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện có nhân vật là những đồ
chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em)
16. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện có liên quan
đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh)
17. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một phát minh nho nhỏ) 18. Ôn tập Học kì II:
19. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bác đánh cá và gã hung thần)
20. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể câu chuyện về một người có tài)
21. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về người có
khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết)
22. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Con vịt xấu xí)
23. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh
cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác)
24. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về việc em
(hoặc người xung quanh đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố,
trường học xanh, sạch, đẹp)
25. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Những chú bé không chết)
26. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm)
27. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về lòng
dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia) 28. Ôn tập
29. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Đôi cánh của ngựa trắng)
30. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về du lịch hay thám hiểm)
31. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuyện về một cuộc du
lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia)
32. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Khát vọng sống)
33. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan yêu đời)
34. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuyện về một người vui tính mà em biết) 35. Ôn tập.
- Các bài học Kể chuyện lớp 5 được phân bố theo các tuần học như sau: Học kì I:
1. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lí Tự Trọng)
2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta)
3. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể việc làm tốt góp phần xây dựng
quê hương đất nước của một người mà em biết)
4. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai)
5. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh)
6. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề: Kể một
câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị
giữa nhân dân ta với nhân dân các nước/Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh)
7. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Cây cỏ nước Nam)
8. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên)
9. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về một lần
em đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác) 10. Ôn tập
11. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Người đi săn và con nai)
12. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường)
13. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề: Kể một
việc làm tốt của em hoặc một người xung quanh để bảo vệ môi trường/ Kể về
một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường)
14. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Pastơ và em bé)
15. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về những người đã góp
sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân)
16. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình)
17. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những người biết sống
đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh) 18. Ôn tập Học kì II:
19. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Chiếc đồng hồ)
20. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những tấm gương sống
và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh)
21. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong các đề bài sau:
Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình
công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa / Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp
hành luật giao thông/ Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ)
22. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Ông Nguyễn Khoa Đăng)
23. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những người đã góp sức
mình bảo vệ trật tự an ninh)
24. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một việc làm tốt góp phần
bảo vệ trật tự an ninh nơi làng xóm, phố phường)
25. Kể chuyện đã nghe thấy cô kể trên lớp (Vì muôn dân)
26. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học
hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam)
27. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề bài sau:
Kể một câu chuyện trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của
người Việt Nam/ Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể
hiện lòng biết ơn của em với thầy cô) 28. Ôn tập
29. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lớp trưởng lớp tôi)
30. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài)
31. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một việc làm tốt của bạn em)
32. Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Nhà vô địch)
33. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về gia đình, nhà trường
và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia
đình, nhà trường và xã hội)
34. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề bài sau:
Kể một câu chuyện em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo
vệ thiếu nhi/ Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội) 35. Ôn tập
4. Pp và kĩ thuật dạy học
5. Tổ chức dạy học và rút ra quy trình dạy học