Đề cương dân tộc học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày sự hình thành và những thành tựu cơ bản của khoa học dân tộc học trên thế giới? Nhận xét? Trình bày lịch sử phát triển và những thành tựu nghiên cứu của ngành dân tộc học Việt Nam? Nêu các đặc điểm phân loại chủng tộc? Liên hệ với Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
1. Trình bày sự hình thành và những thành tựu cơ bản của khoa học dân
tộc học trên thế giới? Nhận xét?
1.2.1. Sự hình thành khoa học dân tộc học thế giới
Xã hội loài người ngày càng phát triển và gắn liền với nó là sự tích lũy tri
thức của con người về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy đến giữa thế kỉ XIX, dân
tộc học mới trở thành một ngành khoa học độc lập, nhưng trước đó, qua các thời
kỳ lịch sử, kiến thức dân tộc học cũng đã rất phong phú và nằm rải rác trong các
ngành sử học, địa lý học, các phong tục tập quán, văn hoá. - Thời cổ đại
Từ thời cổ đại, di sản của nền văn minh phương Đông, phương Tây được
ghi chép trong nhiều tác phẩm của những học giả người Ai Cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Quốc…ít nhiều đã đề cập đến tộc danh và bộ mặt của các tộc người.
Ở phương Đông, Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc. Trong các cuốn
sách “Sơn Hải kinh”, “Sử ký”, “Kinh thi”…chứa đựng nhiều tư liệu về phong tục,
tập quán và sinh hoạt của các tộc người ở Trung Quốc xưa kia. Sử ký của Tư Mã
Thiên (145-86 TCN) ngoài những tài liệu về dân tộc Trung Quốc còn có những ghi
chép về người Việt cổ sống ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam.
Phương Tây, người Hy Lạp và La Mã kể từ thời Hôme, đã chú ý nhiều tới
việc tích lũy tri thức về các tộc người láng giềng, thể hiện qua các câu chuyện thần
thoại. Nhà bác học người Hy Lạp là Hêrôđốt (484-425TCN) được coi là người cha
của sử học và dân tộc học. Với tác phẩm “Lịch sử” đã có những ghi chép về cuộc
chiến tranh giữa Hy Lạp với Ba Tư, có miêu tả tình hình nhiều tộc người lúc bấy giờ.
Một số tên tuổi khác thường được nhắc đến như Xenophon (431-354TCN),
Julius Caesar (-V), và đặc biệt phải kể đến nhà thơ người La Mã là Lucretius Carus
(98-55 TCN) với tác phẩm “Tính chất của sự vật”, trong đó ông chia lịch sử phát
triển của kĩ thuật sản xuất ra làm ba thời kì: đồ đá, đồng, sắt và nêu lên thuyết ba
giai đoạn trong lịch sử phát triển kinh tế là săn bắn, nông nghiệp, trồng trọt. Luận
thuyết này đã tồn tại rộng rãi và có ảnh hưởng đến các quan điểm của nhiều nhà khoa học. - Thời Trung đại
Sự phát triển các quan điểm dân tộc học luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các
vấn đề kinh tế, chính trị và cuộc đấu tranh của các hệ tư tưởng. Bước sang thời kỳ
trung đại, các kiến thức dân tộc học tiếp tục được tích lũy, nhưng trong điều
kiện thao túng của nhà thờ nên đã không có sự thấu hiểu vấn đề mang tính lý luận.
Thời kỳ trung cổ ở Tây Âu, do giáo lý của đạo Thiên Chúa bao phủ toàn
châu Âu, do đó các ngành khoa học không phát triển được. Trong bối cảnh đó, việc
tích luỹ tri thức dân tộc học cũng bị ngừng trệ. Tuy nhiên, một số ít các sử gia và
địa lý học người Bidăngtin, Mariki đã ghi chép được nhiều tài liệu về các tộc người
châu Âu thời bấy giờ. Bên cạnh đó, các tài liệu quý giá về cư dân Trung Á và Châu
Á được các nhà du lịch mô tả trong nhật ký hành trình của mình.
Cùng với các phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ
phát triển rực rỡ của văn hoá Phục Hưng. Tài liệu trên thế giới được tích luỹ
ngày một nhiều, kiến thức dân tộc học ngày một phong phú, nhiều tác phẩm dân
tộc học lần lượt ra đời.
Cuốn sách đầu tiên “So sánh những phong tục tập quán của thổ dân
Châu Mĩ với những phong tục tập quán cổ đại” do giáo sĩ G.Lapiths (1670-
1740) người Pháp viết đã thể hiện quan điểm về tính qui luật phổ biến của quá
trình lịch sử toàn thế giới được hình thành, từ đó ra đời phương pháp lịch sử so
sánh trong nghiên cứu các hiện tượng của đời sống văn hoá và xã hội và sau này
hình thành nên phương pháp dân tộc học lịch sử.
Đồng thời lúc này triết gia Adam Ferguson người Xcốtlen thế kỷ XVII đã
dựa vào chế độ sở hữu trong xã hội, chia lịch sử loài người làm ba thời kỳ: mông
muội, dã man và văn minh.
- Thời cận-hiện đại
Bước sang thế kỷ XVIII, khi học thuyết duy vật đã bước vào trận tiến công
học thuyết kinh viện của nhà thờ, các quan điểm của các nhà khai sáng và các nhà
bách khoa thư đã có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển các quan niệm dân tộc
học và coi dân tộc học như là một khoa học. Lúc này, quan điểm về tính quy luật
phổ biến của quá trình lịch sử toàn thế giới được hình thành. Theo quan điểm này,
các dân tộc “hoang dã” được xem xét như là giai đoạn sớm của lịch sử nhân loại.
Đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc học trở thành một bộ môn khoa học độc
lập. Có người lấy việc Hội Dân tộc học Pari được thành lập vào năm 1839 là mở
đầu cho dân tộc học phương Tây; có người coi việc xuất bản cuốn sách “Xã hội cổ
đại” của Moocgan năm 1877 là thời điểm mở đầu của dân tộc học phương Tây.
Thời kỳ này nhiều trường phái dân tộc học được hình thành với các đại biểu
nổi tiếng như: Wetdơ, Ratxen (Đức), Taylor, Lepbôc, Xpenxơ (người Anh),
MacLennan (người Êcôt), Morgan (Mĩ). Morgan đã độc lập đi tới sự hiểu biết về
sự phát triển của lịch sử. Ông là người đầu tiên tiến hành sự phân kỳ xã hội nguyên
thuỷ trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và văn hoá. Các công trình của ông về
người Anh Điêng (Bắc Mĩ) được biết đến rộng rãi trong dân tộc học. Tác phẩm nổi
tiếng của ông là “Xã hội cổ đại”- cuốn sách ra đời đã hơn 100 năm, được dịch ra
nhiều thứ tiếng, viết về xã hội của các cổ dân.
Các cơ quan và hội nghiên cứu dân tộc học ở nhiều nước được thành lập và
đã xuất bản các tạp chí chuyên ngành.
2. Trình bày lịch sử phát triển và những thành tựu nghiên cứu của ngành dân tộc học Việt Nam?
- Nghiên cứu và xác định rõ thành phần tộc người ở nước ta. Tháng 3 năm
1979, lần đầu tiên các nhà Dân tộc học Việt Nam đã công bố bảng thành phần các
dân tộc Việt Nam, bao gồm 54 dân tộc anh em.
- Nghiên cứu xác định trình độ phát triển kinh tế xã hội của các tộc người ở
Việt Nam đến năm 1975, trong đó có những nghiên cứu về các tộc người thiểu số.
Trên cơ sở đó, các nhà dân tộc học đã có những đề xuất với Đảng và Nhà nước để
xây dựng chính sách toàn diện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho các tộc người.
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người ở Việt
Nam. Các công trình tập trung nghiên cứu các giá trị của văn hóa sản xuất, văn hóa
đảm bảo đời sống, để các dân tộc hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau, chung tay xây dựng đất nước.
- Nghiên cứu lịch sử tộc người, nghiên cứu các truyền thống quý báu, đặc
biệt là truyền thống đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ đó,
góp phần quan trọng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
3. Nêu các đặc điểm phân loại chủng tộc? Liên hệ với Việt Nam.
Các đặc điểm hình thái cơ thể
Sự cấu tạo của sắc tố
Sắc tố biểu hiện trên cơ thể người bao gồm: màu da, màu mắt, màu tóc.
Nhân loại có nhiều màu da, màu mắt, màu tóc khác nhau, từ da trắng hồng, da
vàng, da đen, da màu, từ tóc đen, tóc nâu, tóc bạch kim, từ mắt đen, mắt xanh, mắt
nâu… Sự khác nhau đó phụ thuộc vào sắc tố mêlanin trong cơ thể quyết định. Sắc
tố mêlanin có khả năng hấp thụ tia tử ngoại mặt trời, có tác dụng bảo vệ các kết
cấu quan trọng trong da, tóc. Đây chính là vai trò của hoàn cảnh địa lý tự nhiên
trong quá trình hình thành đặc điểm chủng tộc.
Da: Da màu tối: da đen, da nâu.
Da màu trung gian: da hơi nâu
Da màu sáng: da vàng, da trắng, da hồng.
Mắt: Mắt màu sẫm: đen, hạt dẻ Mắt màu trung bình: hung
Mắt màu nhạt, sáng: xanh thẫm hay xanh da trời.
Tóc: Tóc sẫm màu: đen, nâu Tóc màu trung gian: hung
Màu sáng: tóc vàng, tóc bạch kim.
Hình dạng tóc: gồm 3 dạng:
Tóc thẳng: là loại tóc mọc thẳng từ da đầu, cắt ngang có tiết diện tròn.
Tóc xoăn: là loại tóc mọc xiên từ da đầu, cắt ngang có tiết diện hình bầu dục
Tóc uốn dạng sóng: là yếu tố trung gian.
Mức độ nhiều hay ít của lớp lông thứ ba trên cơ thể
Lần 1: lông xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trong bào thai từ tháng thứ 4 đến tháng
thứ 8. Lúc này lông gần như phủ kín cả cơ thể, trừ lòng bàn tay và bàn chân, sau đó
rụng đi vào lúc em bé gần chào đời.
Lần 2: Lông có màu sáng, kích thước lớn hơn, như: tóc, lông mi, lông mày.
Lần 3: lớp lông gồm có râu và lông chỉ xuất hiện khi đến một độ tuổi trưởng
thành và lớp lông này tuỳ thuộc từng chủng tộc mà mức độ nhiều hay ít có khác nhau.
Hình dạng khuôn mặt (trắc diện mặt)
Nhìn trực diện, hình dạng khuôn mặt có 3 loại: rộng, hẹp, trung bình. Trắc diện
mặt do xương gò má phát triển nhiều hay ít qui định:
Nếu xương gò má rộng và cao: khuôn mặt rộng và cao.
Xương gò má kém phát triển: khuôn mặt dài và thon (theo thang chuẩn). Hình dạng mắt
Hình dạng mắt do mí trên của mắt phát triển nhiều hay ít qui định. Nếu mí trên
phát triển sẽ tạo ra nếp mí trên, làm cho mắt hẹp lại. Nếu mí trên quá phát triển thì
sẽ tạo ra một nếp gấp hình lưỡi liềm ở góc mắt phía mũi, tạo ra nếp mí góc, làm
cho mắt xếch về một bên. (Nếu mí trên có một nếp gấp gọi là mắt hai mí. Nếu mí
trên không có nếp gấp gọi là mắt một mí). Sự phát triển của mí mắt có bốn chuẩn
số: không có nếp, ít phát triển, phát triển trung bình, phát triển nhiều. Hình dạng mũi
Hình dạng mũi chủ yếu do sương và sụn phát triển nhiều hay ít qui định, tạo ra
góc mũi cao hay thấp, sống mũi thẳng, khoằm, lõm, rộng hay hẹp. Về hình dạng lỗ
mũi, có ba chuẩn số: tròn, tam giác và bầu dục. Hình dạng môi
Môi được phân thành 4 loại: mỏng, vừa, dày và rất dày, căn cứ vào độ dày của
môi, tức là chiều dày của hai môi khi ta ngậm miệng lại. Ở tất cả các chủng tộc,
môi dưới bao giờ cũng dày hơn môi trên, nhưng có thay đổi theo lứa tuổi.
Nhìn chung, các tộc người da trắng thường là môi mỏng; các tộc người da vàng
môi trung bình và người da đen môi dày. Hình dạng đầu
Hình dạng đầu nhìn từ trên xuống có 4 loại: dài, trung bình, ngắn, quá ngắn.
Ví dụ: Thổ dân châu Úc đầu dài; Dân vùng Ban căng, châu Âu và Việt Nam: là đầu ngắn. Tầm vóc
Tầm vóc là chỉ độ cao của con người, có sự phân biệt giữa nam và nữ. Theo các
nhà nhân loại học, tầm vóc trung bình của nam từ 164- 168,9 cm. Tầm vóc trung
bình nữ là: 153- 155,9 cm. Sự chênh lệch giữa nam và nữ từ 8-12 cm. Cá biệt:
Người có tầm vóc trung bình dưới 150 cm như người Bích mê (Trung Phi),
Busmen (Nam Phi). Người có tầm vóc trung bình cao nhất thế giới là người
Nêgritô ở Đông Phi: 182 cm. Tỉ lệ thân hình
Tỉ lệ thân hình là tỉ lệ giữa bề dài của mình, đầu, cổ với chiều dài của chân.
Trên thực tế, hai người cao bằng nhau nhưng chưa chắc chân đã dài bằng nhau. Cách phân loại như sau:
Nếu mình ngắn, chân dài: Thuộc khổ người hình dài.
Nếu mình và chân bằng nhau:Thuộc khổ người trung bình.
Nếu mình dài, chân ngắn: Thuộc khổ người hình ngắn.
Phần lớn nhân loại thuộc thuộc khổ người trung bình và những người có tầm
vóc cao đều thuộc khổ người hình dài. Răng
Hình dáng răng ở từng đại chủng có khác nhau, có loại răng hình lưỡi xẻng
hoặc bằng, hoặc ở răng hàm trên có núm phụ…
Người Môngôlôít (đại diện Mông Cổ); Ôtxtralôít (đại diện Ôxtrâylia): răng cửa
hình lưỡi xẻng- là răng có hai gờ nối cao, giữa lõm xuống, với số lượng khoảng 60%.
Đối với người Ơrôpôit và Nêgrôit, răng hình xẻng ít, răng hàm trên có núm phụ
gọi là núm Karabêli mà hầu như không có ở hai đại chủng trên. Vân tay
Vân tay toàn nhân loại có 3 dạng: Xoáy, móc, cung. Vân tay ở các đại chủng
cũng có khác nhau. Ví dụ: Ở các đại chủng Môngôlôít và Ôxtralôít: vân xoáy nhiều
hơn. Trong khi đó ở các đại chủng Ơrôpôít và Nêgrôít dạng vân xoáy ít hơn.
Theo quan điểm nhân học hiện đại, về mặt sinh học, toàn thể nhân loại trên trái
đất hợp thành một loài duy nhất, loài người (HomosapienL) và phân cấp trực tiếp
dưới loài là chủng tộc. Liên hệ:
Các tộc người ở Việt Nam thuộc hai nhóm loại hình nhân chủng là Nam Á và
Anhđônêdiêng thuộc đại chủng Môngôlôit, có chung đặc điểm: Tóc đen, thẳng,
mặt dẹt ngang, mũi rộng trung bình, cánh mũi bè và dẹt; lông trên người ít phát
triển, gò má nhô trung bình, kích thước đầu và mặt thuộc loại trung bình. Các tộc
người Việt, Khơme và các dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc
nhóm loại hình Nam Á; Còn các tộc người ở Tây Nguyên, người Bru-Vân Kiều,
thuộc loại hình Anhđônêdiêng.
Tuy nhiên, hai nhóm loại hình này cũng có một số nét khác biệt. Nhóm Nam Á có
tầm vóc người cao hơn nhóm Anhđônêdiêng; màu da sáng hơn; hình dáng đầu
ngắn hơn, mũi hẹp hơn; tỷ lệ tóc uốn sóng không đáng kể;
Ngoài ra còn có loại hình trung gian: người Khơ-mú, Xinh-mun và Kháng.
Về đo đạc, họ gần giống loại hình Anhđônêdiêng, về miêu tả, họ lại giống loại hình
Nam Á, nhưng nhìn chung vẫn có tính thống nhất về mặt nhân chủng.
Sự tương đồng cũng như những khác biệt về hình thái bên ngoài cơ thể giữa
hai nhóm loại hình này có nguyên nhân từ lịch sử, đó là do họ có mối quan hệ đặc
biệt về nguồn gốc tộc người, cùng thuộc đại chủng Môngôlôit phương Nam, đều là
những cư dân bản địa ở khu vực Đông Nam Á.
4. Trình bày sự phân bố các chủng tộc trên thế giới? Nhận xét?
Theo những kết quả nghiên cứu hiện nay, có thể kể đến 3 nguyên nhân cơ
bản dẫn đến việc hình thành các chủng tộc trên thế giới hiện nay.
- Sự thích nghi hoàn cảnh địa lý tự nhiên
Trong quá trình hình thành các đặc điểm chủng tộc, hoàn cảnh tự nhiên đóng
một vai trò quan trọng. Nhiều đặc điểm chủng tộc là kết quả sự chọn lọc tự nhiên
và sự thích nghi với môi trường. Vì lúc bấy giờ, sức sản xuất rất thấp và những
thiết chế của con người chưa được hoàn chỉnh, chưa đủ sức chống lại những điều
kiện của thiên nhiên. Tuy vậy, hoàn cảnh tự nhiên chỉ có tác dụng đối với quá trình
hình thành chủng tộc trong giai đoạn sớm của chế độ công xã nguyên thuỷ. Khi
nền kinh tế, văn hoá phát triển thì sự thích ứng tự nhiên không còn là nguyên nhân nữa.
- Sự sống biệt lập giữa các nhóm người hay còn gọi là di truyền “tự động” hay “phiêu dạt”.
Do số dân ít, mỗi quần thể ban đầu chỉ vài trăm người, ở các môi trường
khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về một số đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cơ thể.
Do sống biệt lập nên họ đã độc lập trao đổi nội hôn với nhau trong nội bộ nhóm.
Đến một lúc nào đó, có những đặc trưng của nhóm biến đổi hẳn, quá trình như vậy
gọi là di truyền tự động hay phiêu dạt.
Di truyền học cho biết, nếu lấy nhau trong nội bộ thì khoảng 50 thế hệ, mỗi
thế hệ khoảng 25 năm, thì khoảng 1250 năm có thể làm biến đổi một số đặc điểm
của chủng tộc ban đầu.
Ví dụ: Trong khoảng ba thế kỉ, người da đen bị bán sang Châu Mĩ làm nô lệ
có 30% yếu tố da trắng. Sau 70 thế hệ, họ có thể đạt được sự cân bằng để tạo thành chủng tộc duy nhất.
- Do sự hỗn huyết hay lại nòi
Xã hội ngày càng phát triển thì sự giao lưu ngày càng mở rộng về mọi mặt.
Do vậy mà hiện tượng hỗn huyết giữa các bộ phận người cũng trở thành một
nguyên nhân quan trọng để làm xuất hiện các loại hình chủng tộc. Hiện tượng này
có từ thời đá cũ và rất phát triển. Khi kim loại xuất hiện, đã tạo điều kiện thúc đẩy
sản xuất phát triển, làm chiến tranh xảy ra liên miên, tạo điều kiện khách quan cho hiện tượng hỗn huyết.
Đặc biệt là sau những phát kiến địa lý vào thế kỷ XV- XVI, người châu Âu
kéo sang những vùng đất mới, càng làm cho quá trình hỗn huyết phát triển mạnh.
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá mạnh mẽ, hầu như không có tộc người nào
thuần chủng về mặt chủng tộc, chỉ khác ở cấp độ mà thôi.
5. Trình bày sự phân bố các chủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam? Nhậnxét? - Đông Nam Á
Theo tài liệu cổ nhân học, loại hình nhân chủng ở Đông Nam Á thuộc đại
chủng Môngôlôit, tiểu chủng Môngôlôit phương Nam, bao gồm các loại hình nhân
chủng Nam Á, Vêđôit, Nêgritô, một số ít thuộc loại hình Anhđônediêng.
Loại hình nhân chủng Nam Á và Anhđônêdiêng là hai nhóm loại hình chủ
yếu ở Đông Nam Á và bán đảo Đông Dương. Sự hình thành các nhóm loại hình
này diễn ra lâu dài và rất phức tạp. Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có cố giáo sư
Hà Văn Tấn cho rằng người Anhđônêdiêng chính là thuộc chủng tộc Môngôlôit
phương Nam, được hình thành do sự hỗn chủng giữa đại chủng Môngôlôit và đại
chủng Ôxtralô - Nêgrôít. Như vậy nghĩa là địa vực phát sinh người Anhđônêdiêng
là vùng tiếp xúc giữa hai đại chủng, có thể là Đông Dương, về sau mở rộng ra
Đông Nam Á lục địa và hải đảo.
Loại hình nhân chủng Vêđôit và Nêgritô có số lượng ít hơn, phân bố chủ yếu
ở khu vực Đông Nam Á hải đảo như Philippin, Inđônêxia, một số tộc người như
Sêmay, Sênoi, Vecđa ở Malaixia; người Ê Đê, Gia Rai ở Việt Nam. Họ có đặc
điểm nhân chủng là đầu tương đối dài, da thẫm màu, mang yếu tố Ôxtralôit trội.
Bên cạnh đó, ở bắc Đông Dương và nam Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của
loại hình Môngôlôit phương Nam tràn xuống. Đây chính là kết quả sự hỗn chủng
giữa hai đại chủng Môngôlôit và Ôxtralôit. Sự hỗn chủng này diễn ra tuần tự
nhưng theo chiều hướng yếu tố Môngôlôit ngày càng tăng và càng về sau càng
đậm và ngược lại. Ngày nay, Đông Nam Á chủ yếu là loại hình Môngôlôit phương
Nam gồm: Loại hình đông Hymalaya ở bắc Đông Dương; Loại hình
Anhđônêdiêng ở nam Đông Dương và loại hình Nam Á.
2.4.2. Loại hình nhân chủng ở Việt Nam
Các tộc người ở Việt Nam thuộc hai nhóm loại hình nhân chủng là Nam Á
và Anhđônêdiêng thuộc đại chủng Môngôlôit, có chung đặc điểm: Tóc đen, thẳng,
mặt dẹt ngang, mũi rộng trung bình, cánh mũi bè và dẹt; lông trên người ít phát
triển, gò má nhô trung bình, kích thước đầu và mặt thuộc loại trung bình. Các tộc
người Việt, Khơme và các dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc
nhóm loại hình Nam Á; Còn các tộc người ở Tây Nguyên, người Bru-Vân Kiều,
thuộc loại hình Anhđônêdiêng.
Tuy nhiên, hai nhóm loại hình này cũng có một số nét khác biệt. Nhóm Nam Á có
tầm vóc người cao hơn nhóm Anhđônêdiêng; màu da sáng hơn; hình dáng đầu
ngắn hơn, mũi hẹp hơn; tỷ lệ tóc uốn sóng không đáng kể;
Ngoài ra còn có loại hình trung gian: người Khơ-mú, Xinh-mun và Kháng.
Về đo đạc, họ gần giống loại hình Anhđônêdiêng, về miêu tả, họ lại giống loại hình
Nam Á, nhưng nhìn chung vẫn có tính thống nhất về mặt nhân chủng.
Sự tương đồng cũng như những khác biệt về hình thái bên ngoài cơ thể giữa
hai nhóm loại hình này có nguyên nhân từ lịch sử, đó là do họ có mối quan hệ đặc
biệt về nguồn gốc tộc người, cùng thuộc đại chủng Môngôlôit phương Nam, đều là
những cư dân bản địa ở khu vực Đông Nam Á.
6. Nêu khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong dân tộc học?
Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được trừu
tượng hoá và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là một phương
tiện, một công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và đi đến hiểu
nhau. Như vậy, ngôn ngữ làm chức năng nhận thức và giao tiếp trong quá trình
hoạt động của con người.
Ngôn ngữ là công cụ tư duy nên nó là sản phẩm cao cấp của ý thức con
người. Chủ nghĩa Mác-Lênin định nghĩa ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng, là ý thức hiện thực, thực tiễn. Ngôn ngữ có tác dụng quan trọng bậc nhất
trong sự tiến hóa của loài người. Trong đó, tư duy là một trong những đặc tính
quan trọng của nhận thức, làm cho nhận thức đó khác hoàn toàn với bản năng của loài động vật.
Ngôn ngữ loài người là một hệ thống các kí hiệu bao gồm những phương
tiện vật chất như: âm thanh, từ vị, qui luật cấu trúc ngữ pháp, thanh điệu…
Ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong xã hội loài người. Nó là hiện tượng xã hội nảy sinh
do nhu cầu trao đổi và truyền đạt tư tưởng, kinh nghiệm trong quá trình lao động,
sản xuất. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là thực tôn của ý thức. Lời
nói và ngôn ngữ làm cho loài người có thể sáng tạo ra nhiều thành tựu quan trọng
trong đời sống xã hội, cho phép đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Tư
tưởng của loài người không thể tồn tại và phát triển nếu không có ngôn ngữ. Chính
vì thế, người ta thường quan niệm ngôn ngữ là vật chất tự nhiên của tư duy; thông
qua ngôn ngữ, ý thức và tư duy mới phản ánh được hiện thực khách quan.
Ngôn ngữ có có tác dụng quan trọng bậc nhất bên cạnh yếu tố lao động và tư
duy trong quá trình tiến hoá của loài người. Ngôn ngữ là hiện thực của ý thức, là
cái biểu thị của tư duy, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ý
thức. Chỉ có thông qua ngôn ngữ thì ý thức tư duy mới phản ánh và nhận thức
được qui luật khách quan. Ý thức không tồn tại và không thể tồn tại bên ngoài cái
vỏ ngôn ngữ (không có ý thức phi ngôn ngữ).
Ngôn ngữ không có tính giai cấp, nó là sản phẩm chung của toàn thể xã hội
và phục vụ cho tất cả mọi người bởi chức năng giao tiếp của nó. Nhưng khi xã hội
có giai cấp, giai cấp thống trị đã lợi dụng ngôn ngữ để phục vụ quyền lợi của mình,
bằng cách đem những từ vựng, thuật ngữ, thành ngữ riêng của mình để ghép vào ngôn ngữ chung.
Do hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt của con người không ngừng
phát triển nên ngôn ngữ cũng phát triển liên tục. Tuy nhiên, ngôn ngữ không có
bước phát triển nhảy vọt từ một chất lượng này sang một chất lượng khác, mà sự
tiêu vong dần nhưng yếu tố chất lượng cũ, lạc hậu và sự ra đời những yếu tố có
chất lượng mới theo qui luật khách quan. Ý nghĩa
Chúng ta đều biết, ngôn ngữ bao giờ cũng là ngôn ngữ tộc người, bao giờ cũng gắn
với một tộc người cụ thể, cho nên, ngôn ngữ trở thành một nguồn sử liệu vô cùng
quý giá để nghiên cứu về lịch sử dân tộc, nhất là vấn đề nguồn gốc dân tộc, bao
gồm một số vấn đề sau:
- Môi trường sinh thái của tộc người trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển.
- Quan hệ về mặt nguồn gốc giữa các tộc người trong cùng một ngữ hệ cũng
như mối quan hệ giữa các tộc người về mặt ngôn ngữ và sự giao tiếp giữa các ngôn ngữ đó.
- Lịch sử phát triển của văn hóa tộc người hay đặc trưng cơ bản của văn hóa tộc người.
Người ta thường sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh ngôn ngữ học
lịch sử để xác định mối quan hệ thân thuộc giữa giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau
phân bố trên một phạm vi rộng lớn để tìm hiểu về những tộc người đã hoặc đang
sử dụng những ngôn ngữ đó. Phương pháp so sánh được sử dụng ở đây là so sánh
theo phổ hệ, tức là tìm ra những yếu tố giống nhau giữa các ngôn ngữ so sánh:
giống nhau về cấu tạo ngữ pháp, từ vị cơ bản, thanh điệu, ngữ nghĩa. Trong đó, từ
vị cơ bản là một trong những yếu tố mang đậm đặc trưng sinh hoạt của tộc người,
gắn với quá trình sản xuất, sinh hoạt văn hóa và mối quan hệ qua lại giữa các tộc người.
Nhờ có phương pháp này mà các nhà ngôn ngữ học lịch sử xác định được
một số vấn đề quan trọng về lịch sử tộc người như:
- Nguồn gốc và quá trình hình thành của tộc người; mối quan hệ giữa tộc
người đó với các tộc người khác khi tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc.
- Dựa vào tài liệu ngôn ngữ làm sáng tỏ các đặc điểm về lịch sử sinh hoạt văn hóa tộc người.
- Tìm ra mối quan hệ qua lại giữa các dân tộc thông qua những đặc điểm của ngôn ngữ tộc người
Tìm hiểu về ngôn ngữ không chỉ xác định được nguồn gốc ngôn ngữ và
nguồn gốc tộc người mà còn có thể dựng lại hoạt động văn hóa và sinh hoạt kinh tế
của mỗi tộc người thông qua toàn bộ hệ thống từ vị cơ bản của ngôn ngữ đó.
13. Phân tích các tiêu chí để phân biệt tộc người? Liên hệ các tiêu chí đó đối
với các tộc người ở Việt Nam?
Tiêu chí ngôn ngữ
Trong nhiều nhiệm vụ của dân tộc học, việc nghiên cứu thành phần tộc
người và cấu tạo cư dân của một quốc gia, một khu vực và trên toàn thế giới được
coi là nhiệm vụ quan trọng số một. Muốn giải quyết được nhiệm vụ đó thì phải có
các tiêu chí để xác định.
Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản để người ta phân biệt các tộc người khác nhau,
nên ngôn ngữ được xem là tiêu chí rất quan trọng để xác định bất kì tộc người nào.
Các nhà dân tộc học coi đây là tiêu chí quan trọng nhất để xác định tộc người.
Song có phải mỗi tộc người chỉ nói một thứ tiếng hay nhiều tộc người cùng chung một ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ
Tình trạng phổ biến là các tộc người lấy tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ của tộc
người. Ngôn ngữ mẹ đẻ là yếu tố gắn bó các tộc dân trong cộng đồng, được tiếp
thu từ thuở lọt lòng một cách hết sức tự nhiên thông qua môi trường gia đình như
ông bà, bố mẹ và những người xung quanh đứa trẻ.
Tuy nhiên, tiếng mẹ đẻ không phải bao giờ cũng là ngôn ngữ tộc người,
cũng không có nghĩa là trên trái đất có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêu tộc
người. Thực tế cho thấy, nhiều tộc người tự coi mình là tộc người riêng biệt lại nói
chung một ngôn ngữ với những tộc người khác.
- Ngôn ngữ của tộc người khác được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người
Có một số ngôn ngữ, chủ yếu là ngôn ngữ châu Âu, được nhiều bộ phận cư
dân sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người, mặc dù họ là những tộc người
riêng biệt và sống ở các quốc gia khác nhau. Sau đây là một số trường hợp điển hình.
Tiếng Anh: không chỉ có người Anh sử dụng mà còn được nhiều tộc người
khác trên các lục địa sử dụng làm ngôn ngữ tộc người. Người Mĩ, người Canađa
gốc Anh, người Xcốtlen, người Ôxtrâylia gốc Anh, người Niu Dilân và nhiều quốc gia khác.
Tiếng Tây Ban Nha ngoài là tiếng mẹ đẻ của người Tây Ban Nha, còn là
tiếng mẹ đẻ của nhiều tộc dân khác. Đại bộ phận cư dân của các nước Nam Mỹ và
Trung Mỹ đều nói tiếng Tây Ban Nha: Mêhicô, Côlômbia, Achentina, Cuba, Chilê,
Pêru…, trong đó, châu Âu là quê hương của tiếng Tây Ban Nha chỉ chiếm 12%.
Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của người Đức và còn cho người Áo, người Thụy
Sỹ gốc Đức, người Engiac và người Lúcxămbua.
Tiếng Bồ Đào Nha, ngoài người Bồ Đào Nha còn được dùng làm tiếng mẹ
đẻ cho người Braxin, người Galis ở tây bắc Tây Ban Nha.
Ở châu Á, tiếng Hinđi là ngôn ngữ trải rộng, được thể hiện trong nhiều tiếng
địa phương khác nhau, được coi là tiếng mẹ đẻ của nhiều tộc dân bắc Ấn Độ.
Như vậy, trên thế giới tồn tại nhiều ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ không phải chỉ
cho một tộc dân mà là cho nhiều nhóm người. Vì vậy, ngôn ngữ là tiêu chí quan
trọng để phân biệt tộc người nhưng không phải là dấu hiệu đặc trưng nhất.
- Hai ngôn ngữ cho một tộc người
Đây là trường hợp thứ ba về tiêu chí ngôn ngữ nói chung. Có một số tộc dân
mà các nhóm địa phương của họ lại sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Sau đây là
một số trường hợp điển hình.
Người Xcốtlen đại bộ phận sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tộc người, song
ở các vùng miền núi, một nhóm người Xcốtlen lại sử dụng ngôn ngữ Kentơ. Hoặc
người xứ Uên là một nhóm bộ phận người Kentơ ở Anh, họ cũng sử dụng hai thứ
tiếng là tiếng Anh và tiếng Vanlis.
Ở Việt Nam, người Sán Chay gồm hai nhóm là Cao Lan và Sán Chỉ. Nhóm
Cao Lan sử dụng ngôn ngữ Tày - Thái; nhóm Sán Chỉ nói ngôn ngữ Hán.
4.1.2. Tiêu chí lãnh thổ
Lãnh thổ tộc người được hiểu bao gồm toàn bộ đất đai của tổ tiên, là môi
trường sống của tất cả cộng đồng, thể hiện quyền sở hữu và sử dụng của các thành
viên, là nơi chứa đựng những vật linh thiêng của cộng đồng.
Lãnh thổ là một trong những điều kiện bắt buộc cho việc hình thành bất kỳ
một tộc người nào, bởi lẽ, với một tập thể người được hình thành trong lịch sử,
cùng nói một thứ tiếng, thì các thành viên của họ phải có chung các mối liên hệ xác
định. Các mối liên hệ này chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp tộc người đó cùng
sống chung trên một lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ còn là điều kiện đảm bảo sự phát
triển các mối quan hệ kinh tế và các mối quan hệ khác giữa các bộ phận của tộc
người. Bên cạnh đó, mối quan hệ biện chứng giữa tộc người và lãnh thổ không chỉ
là tiền đề và điều kiện cho sự hình thành và tồn tại của tộc người, mà còn để lại dấu
ấn sâu đậm trong hoạt động kinh tế và sáng tạo văn hóa tộc người.
Tuy nhiên, lãnh thổ tộc người là một phạm trù lịch sử có nhiều biến động phức tạp,
với các trường hợp sau.
- Sự mở rộng lãnh thổ tộc người
Sau một thời gian ổn định, do nhiều nguyên nhân, như dân số tăng, nguồn
sống suy giảm…, lãnh thổ tộc người được phát tán rộng hơn so với lãnh thổ ban
đầu, gọi là sự mở rộng lãnh thổ tộc người.
Tộc người Nga mở rộng lãnh thổ không ngừng. Phương Bắc đã vươn tới bờ
biển Bạch Hải và biển Bơren; phương Tây đến Bantích, phương Nam đến biển đen
và vùng Cápcadơ. Sau đó, lãnh thổ của Nga lại tiếp tục mở rộng lên miền Bắc, đến
đảo Xakhalin, Camtratka, Alassca.
Tộc người Hán từ lưu vực hai sông Trường Giang và Hoàng Hà đã mở rộng lãnh thổ như ngày nay.
Lãnh thổ tộc người Việt cũng mở rộng liên tiếp về phía Nam.
Quá trình mở rộng lãnh thổ cũng có thể dẫn đến trường hợp phân chia về mặt tộc
người, thường gắn với những cuộc chuyển cư, hình thành nên nhiều tộc người khác nhau.
- Sự suy giảm lãnh thổ tộc người
Từ lãnh thổ ổn định ban đầu, lãnh thổ dần dần bị thu hẹp lại, do nhiều
nguyên nhân, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai hay khó khăn về kinh tế và điều kiện
lao động, trong đó nguyên nhân chiến tranh là phổ biến, gọi là sự suy giảm lãnh
thổ tộc người. Hiện tượng này thấy rõ nhất ở thời kỳ thực dân xâm lược. Nhiều
lãnh thổ tộc người bị thu hẹp, thậm chí bị xoá bỏ hẳn. Tuy nhiên, các quá trình
đồng hóa hầu như đóng vai trò chính trong việc làm suy giảm lãnh thổ tộc người.
Đó là quá trình thu hút dần những tộc người nhỏ hơn vào khối cộng đồng người
lớn hơn, có thể bằng con đường hòa bình, có thể bằng con đường cưỡng bức ngôn
ngữ và văn hóa của tộc người khác.
Sự suy vong của các tộc dân ở các nước châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương
là do chiến tranh xâm lược của những kẻ thống trị thực dân Tây Âu từ thế kỷ XVI đến XIX.
Cư dân đảo Tasman bị người Anh tiêu diệt toàn bộ. Trước sự xâm lược của
người châu Âu, họ có khoảng 4000 người. Đến 1876 người phụ nữ Tasman cuối
cùng là Truganini đã chết. Người Tasman đã hoàn toàn biến mất và lãnh thổ tộc
người của họ cũng không còn nữa.
Số phận của thổ dân châu Đại Dương cũng vậy. Vào đầu thế kỷ XIX họ có
khoảng 300.000 người, đến nay họ còn khoảng 150.000 người với lãnh thổ tộc
người thu hẹp còn lại 1,1%.
- Sự trở lại của lãnh thổ tộc người
Trong lịch sử, có dân tộc hình thành ổn định trên một lãnh thổ nhưng do
nhiều nguyên nhân họ phải phiêu bạt ra khỏi lãnh thổ tộc người, sau đó họ lại trở
về. Ví dụ: người Do Thái, người Di gan. Trước công nguyên, tộc người Do Thái
sinh sống ở vùng đất Paletxtin hiện nay: thiên niên kỉ II-I. Từ thế kỉ thứ VII-II do
hậu quả của các cuộc chinh phạt từ Ai Cập, Atxiti, Ba Tư, những bộ phận dân Do
Thái đã rời bỏ Tổ quốc mình. Vào thế kỷ II đất Paletxtin bị La Mã chinh phục.
Theo quyết định 29-11-1947 sẽ thành lập trên lãnh thổ Paletxtin hai nhà nước độc
lập là Do Thái và Ả Rập. 14/7/1948 nhà nước Ixraen ra đời, còn nhà nước Ả Rập
của người Paletxtin đã không được thiết lập. Sau các cuộc chiến tranh 1948-1949
và 1967, Ixraen đã chiếm toàn bộ lãnh thổ dành cho nhà nước Ả Rập. Đó là nguyên
nhân dẫn đến tình hình căng thẳng và phức tạp ở khu vực này cho đến tận ngày nay.
- Sự giữ gìn lãnh thổ tộc người và sự phân tán tộc người điển hình
Có những trường hợp, lãnh thổ tộc người được bảo lưu, nhưng trong cùng
một thời gian, các thành viên của tộc người lại sống phân tán.
Ví dụ: Người Acmêni có khoảng 6,5 triệu người, trong đó 4,5 triệu người ở
Acmêni và các quốc gia của SNG; 1,9 triệu người ở các nước châu Á: Xini, Iran,
Libăng, Thổ Nhĩ Kì; 700.000 người ở nước Mỹ, 70.000 ở Achentina; 30.000 người
ở Ai Cập thuộc châu Phi.
Người Tácta: Bộ phận lớn sống ở Cộng hoà Liên bang Nga. Họ có nước
cộng hòa tự trị Tácta và tập trung khoảng 1/2 dân Tácta của SNG. Ngoài ra, họ có
mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Mỹ…
Ở châu Á: Người Hán cũng di cư hầu như khắp thế giới. Người Việt cũng có
thành viên của mình cư trú hầu như ở cả các châu lục.
4.1.3. Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người
- Các đặc trưng sinh hoạt văn hoá tộc người
Đây là một trong những đặc trưng quan trọng nhất. Văn hoá được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, được kế thừa và phát triển. Văn hoá bao gồm những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên trong lịch sử. Văn hoá luôn
luôn có mối liên hệ và chịu tác động của kinh tế, xã hội và các điều kiện tự nhiên.
Ngày nay, không nên hiểu văn hoá là các giá trị đương đại, mà còn bao gồm sự kế
thừa và tiếp nhận các di sản được sáng tạo nên trong lịch sử.
Tuy nhiên, có một nguyên tắc là, cứ sống chung trên một lãnh thổ và nói
cùng một ngôn ngữ là có chung nền văn hoá. Nhưng có trường hợp trong điều kiện
như vậy lại có nền văn hoá riêng (ví dụ: người Caren, người Do Thái…).
Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng. Giữa các tộc người lại có yếu tố văn
hoá giống và khác nhau. Nhưng những yếu tố đó được nhào nặn và kế thừa trong
lịch sử tộc người nên rất bền vững, và đó chính là bản sắc văn hoá của tộc người.
Bản sắc tất nhiên là chịu sự tác động của kinh tế, xã hội nên nó cũng có sự thay đổi
nhưng lại bền vững, nó là cốt lõi xuyên qua nhiều giai đoạn lịch sử của tộc người.
Như vậy, văn hoá tộc người rất bền vững. Nếu một dân tộc để mất nền văn
hoá riêng thì coi như đánh mất chính mình, vì bản sắc đã bị hoà đồng vào nền văn
hoá khác. Cộng đồng người ấy sẽ không tồn tại với tư cách tộc người mà bị đồng
hoá vào tộc người khác. Quá trình này diễn ra dưới hai hình thức: tự nhiên hoặc cưỡng bức.
Ví dụ: Khối bách Việt cổ đại đã bị hoà vào văn hoá Hán…
Đặc thù văn hoá là dấu hiệu phân định tộc người, dù ở bất kì dân tộc nào,
tộc người nào. Vì vậy người ta nói, văn hoá có chức năng tộc người và dân tộc học
là khoa học nghiên cứu về văn hoá là điều dễ hiểu.
- Ý thức tự giác tộc người
Tổng hoà bốn đặc trưng ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hoá hình thành nên
ý thức tự giác tộc người. Hay nói một cách khác, ý thức tự giác là tổng hoà các đặc
trưng tộc người, bao gồm ba trường hợp sau:
- Ý thức tự giác tộc người được hình thành từ nguồn gốc của các cá nhân.
Mỗi thành viên của cộng đồng tộc người tự ý thức về cá nhân mình đơn giản là chỉ
việc xét đến nguồn gốc dân tộc của bố mẹ. Cá nhân sẽ tự xếp mình vào môi trường
tộc người bố mẹ, vì đặc trưng văn hoá tộc người bố mẹ bao quanh và tác động vào
cá nhân từ bé đến lớn, tất yếu hình thành nên ý thức tự giác tộc người.
Nguồn gốc cá nhân, gia đình hay cả nhóm cư dân đóng vai trò quan trọng
để hình thành nên ý thức tự giác tộc người (điển hình là người Do Thái: họ nói
tiếng mẹ đẻ không phải tiếng tộc người, tư duy, suy nghĩ không bằng ngôn ngữ dân
tộc, nhưng họ vẫn nhận là người Do Thái. Họ vẫn sống theo phong tục tập quán
của tộc người mình và theo đạo của họ-Judaisme chứng tỏ ý thức tự giác tộc người của họ rất cao).
- Ý thức tự giác nhị nguyên tộc người: Đây là trường hợp các nhóm cư dân
thuộc các tộc người khác nhau, ở các quốc gia khác nhau, di cư đến một vùng đất
mới, tạo thành một cộng đồng mới, điển hình là các dân tộc Mĩ. Ở Mĩ có tất cả các
chủng tộc thuộc hầu hết các khu vực trên thế giới đến cư trú. Thành phần tộc người
Mĩ có sự pha tạp rất lớn. Quá trình hình thành dân tộc Mĩ là quá trình nhào nặn các
cư dân từ các miền khác nhau về Mĩ, lấy tiếng Anh là công cụ tập hợp lại, vì thế ở
Mĩ, những trường hợp ý thức là người Mĩ nhưng vẫn nhớ về quê hương cũ chiếm
1/5 dân số (khoảng 50 triệu người).
- Ý thức tộc người của cư dân bản địa bị nô dịch: một vấn đề phổ biến là cư
dân bản địa bị nô dịch luôn có ý thức tự giác tộc người rất cao; ngay cả khi các tộc
người thống trị chiếm số đông và cùng sống trên lãnh thổ và đồng hoá nhưng bản
sắc tộc người vẫn được bảo lưu.
Như vậy ý thức tự giác tộc người nhị nguyên ở các cư dân đã nói ở trên kết
hợp với hiện tượng song ngữ nhìn chung là hiện tượng tiêu biểu cho nhà nước với
thành phần tộc người phức tạp. Ý thức tự giác tộc người thống nhất hay nhị nguyên
là phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử và xã hội.
14. Phân tích các loại hình cộng đồng tộc người trong lịch sử nhân loại?
- Bộ lạc mà cơ sở là thị tộc là một loại hình cộng đồng tộc người, được xây
dựng trên cơ sở huyết thống và gắn bó với nhau bằng lao động tập thể. Đây là yếu
tố tồn tại hàng đầu của thị tộc, bộ lạc và là cơ sở cho các yếu tố cộng đồng khác.
- Bộ lạc có ngôn ngữ riêng (thổ ngữ), cư trú trên một lãnh thổ nhất định. Bộ
lạc có nền kinh tế chung mang tính cộng đồng và đã phần nào đóng vai trò là sợi
dây cố kết cộng đồng như: cùng săn bắn, hái lượm trên lãnh thổ chung, có nguồn
nước để uống và đánh cá, có đồng cỏ chung để chăn nuôi, với các hoạt động kinh
tế tập thể và mọi thành viên đều được hưởng quân bình sản phẩm lao động chung.
Đồng thời, trong cộng đồng có tập tục riêng, nghi lễ tôn giáo riêng và lưu truyền
truyền thuyết thần thoại riêng.
- Về xã hội, ở giai đoạn đầu, tổ chức bộ lạc sớm chưa có thiết chế xã hội.
Đến giai đoạn muộn, các tổ chức có tính chất hành chính bắt đầu xuất hiện, mà
đỉnh cao là hội đồng bộ lạc- tiền thân của nhà nước.
- Trong cộng đồng bộ lạc, chế độ sở hữu và lao động tập thể, mọi thành viên
đều bình đẳng, chưa xuất hiện giai cấp và cũng chưa xuất hiện tư hữu.
4.2.2. Cộng đồng tộc người của xã hội chiếm hữu nô lệ
Khi tư hữu tư liệu sản xuất phát triển, làm cho xã hội nảy sinh giai cấp và có đối
kháng giai cấp, tất yếu dẫn đến sự kết thúc của chế độ thị tộc và nhà nước ra đời.
Các cộng đồng tộc người ở thời kì này đã tách biệt khỏi các bộ lạc và các nhóm
thâu thuộc của nó bằng hai dấu hiệu cơ bản.
- Các cộng đồng này bao gồm những người có mối liên hệ với nhau bằng
các quan hệ kinh tế, văn hoá, trên cơ sở quan hệ lãnh thổ láng giềng, chứ không
phải bằng quan hệ huyết thống như trước.
- Các cộng đồng này bao gồm trong nó các giai cấp thống trị và bị thống trị,
được phân định bằng địa vị kinh tế, văn hoá xã hội và làm cho văn hoá mang tính
giai cấp, nhưng điều đặc biệt là quan hệ tộc người bao giờ cũng bền vững hơn quan hệ giai cấp.
Trong giai đoạn này, điều kiện hình thành xã hội có giai cấp cũng là điều
kiện hình thành bộ tộc. Bộ tộc hình thành trên cơ sở hợp nhất các bộ lạc, trước hết
là những bộ lạc có quan hệ huyết thống, và hợp nhất các lãnh thổ bộ lạc tạo thành
một liên minh đất đai: Trên cơ sở cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng về văn hoá (bao
gồm ngôn ngữ) và liên kết kinh tế là tất yếu đẫn đến hình thành bộ tộc. Và như
vậy, sự khác biệt dần dần bị xoá bỏ; sự hoà nhập và đồng hoá dần dần đạt đến một
cái chung, đó là lúc bộ tộc ra đời. Bộ tộc sớm là loại hình cộng đồng tộc người của
chế độ chiếm hữu nô lệ.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, thành phần chủ yếu là: Quý tộc, nông dân tự
do và nô lệ, trong đó, nông dân tự do và nô lệ là lực lượng lao động chính, nuôi
sống xã hội. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu, nô lệ- giai cấp sản xuất chủ yếu (ở phương
Tây) hay nô lệ gia đình ở phương đông, không được tính vào thành phần tộc người,
họ đứng ngoài tộc người và bị phân biệt với chủ nô và cả với nông dân tự do. Sau
đó, từng bước tầng lớp nô lệ được bao hàm vào thành phần tộc người nhưng ở mức
độ thấp, vì nguồn gốc của nô lệ là tù binh chiến tranh, thuộc tộc người khác.
Các nô lệ La Mã cổ đại là chiến tù các tộc Phraki, Gall (kentơ), Giéc manh,
Xlaư- bộ phận này nằm ngoài tộc người La Mã. Sự phân biệt còn ghi rõ trong luật
Menu của ấn Độ cổ đại hay trong kinh thánh đạo Do Thái.
- Như vậy: Cộng đồng tộc người của xã hội chiếm hữu nô lệ là các bộ tộc chiếm nô.
4.2.3. Cộng đồng tộc người trong xã hội phong kiến
Dưới chế độ phong kiến, cơ cấu xã hội bao gồm giai cấp thống trị và giai
cấp bị trị, trong đó, nông dân và thị dân là thành phần cư dân chủ yếu và là lực
lượng lao động sản xuất nuôi sống xã hội, nên họ là thành phần tộc người cơ bản.
Bên cạnh đó, giai cấp thống trị lại có khuynh hướng bành trướng thế giới và thoát
ly khỏi khối quần chúng nhân dân lao động, đối lập mình với nhân dân, kiêu ngạo
về nguồn gốc xuất thân, cho nên, trong xã hội xuất hiện nhiều mối quan hệ: quân
tử - tiểu nhân, Vua quan - dân đen, kẻ thống trị trời phú - dân bị trị vô quyền.
- Hiện tượng thoát ly văn hoá của tầng lớp thống trị và tiếp thu các yếu tố
văn hoá ngoại lai đối với tầng lớp trên trong xã hội phong kiến là một hiện tượng phổ biến.
Ví dụ: + vào giai đoạn sơ kì phong kiến, ở nhà nước Bắc Phi, trong quá trình
Ixlam hoá, giới thượng lưu đã thoát ly nền văn hoá của nhân dân mình và bước vào con đường Ả Rập hoá.
+ Vào giai đoạn hậu kì phong kiến, đặc biệt là thế kỉ XVII – XVIII, ở
đại bộ phận các nước Châu Âu, quý tộc phong kiến hầu như hoàn toàn thoát ly các
tập quán trong đời sống của nhân dân. Họ nói tiếng Pháp và bằng mọi cách mô
phỏng đời sống và tập quán của quý tộc Pháp.
- Ngược lại với xã hội chiếm hữu nô lệ, tầng lớp trên, tầng lớp thống trị của
xã hội phong kiến lại có thể đứng ngoài thành phần tộc người.
VD: + Vào thế kỷ XVI, các cuộc xâm lược của thập tự quân Đức đã chinh
phục các vùng Lít Va, Lát via, Extônia…Các cư dân địa phương ở đây trở thành
nông nô, còn tầng lớp chúa đất là người ngoại bang - là người Đức. Ngoài ra, còn
có cả người Đan Mạch, Thuỵ Điển, Trung Quốc… Trong những trường hợp này,