-
Thông tin
-
Quiz
ĐỀ CƯƠNG DÂN TỘC THIỂU SỐ | Học viện Hành chính Quốc gia
Nguyên nhân nào tạo nên sự khác nhau về văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam? Lấy ví dụ Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường có những nội dung nào? Lễ hội gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
ĐỀ CƯƠNG DÂN TỘC THIỂU SỐ | Học viện Hành chính Quốc gia
Nguyên nhân nào tạo nên sự khác nhau về văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam? Lấy ví dụ Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường có những nội dung nào? Lễ hội gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49633413
ĐỀ CƯƠNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Câu 1: Nguyên nhân nào tạo nên sự khác nhau về văn hóa của các dân tộc
thiểu số Việt Nam? Lấy ví dụ.
Nơi cư trú + điều kiện tự nhiên => đặc điểm về văn hóa. Để có thể so sánh sự khác
nhau về văn hóa của các dtts thì phải dựa vào 7 đặc điểm sau đây:
- Nơi cư trú: Sườn đồi, thung lũng: Mường, Thái...; Núi: Mông, Dao....; Núi,
cao nguyên: Các dân tộc Tây Nguyên (nơi cư trú khác nhau => phong tục
tập quán, sinh hoạt khác nhau) - Nhà ở - Ẩm thực - Kinh tế mưu sinh - Trang phục - Phong tục tập quán - Văn hóa dân gian VD:
- Nơi cư trú: Dân tộc Mường: Sườn đồi, thung lũng; Dân tộc vùng Tây Nguyên: Núi, cao nguyên.
- Nhà ở: Dân tộc Mường: Nhà sàn; Dân tộc vùng Tây Nguyên: Nhà Rông, nhà Dài.
- Phong tục tập quán: Dân tộc Mường: Lễ hội nông nghiệp, kéo si, tang ma
(12 ngày đêm Mo được đề cập đến trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước”); Dân tộc
Thái: Tục ở rể, thờ cúng tổ tiên,...
- Văn hóa dân gian: Dân tộc Mường: Cồng chiêng (Hòa Bình), Chàm Đuống
(Phú Thọ); Dân tộc Thái: “Xống chụ xon xao”, “Khún Lú, Nàng Ửa”.
Câu 2: Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường có
những nội dung nào? Lễ hội gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.
- Nền văn hóa của Việt Nam nói chung và của các dtts Việt Nam nói riêng là
nền văn hóa gốc nông nghiệp (nông thôn, nông dân) nên các lễ hội truyền
thống của các dtts thường xoay quanh chủ đề nông nghiệp và con người. Nội
dung chủ yếu của các lễ hội đó bao gồm: Cầu tài, cầu phúc, cầu lộc, cầu
mùa, cầu mưa; Vòng đời người; vòng đời cây cối, nghi thức, nghi lễ nông
nghiệp; Cầu thần linh; Trừ tà ma. lOMoARcPSD|49633413
- Lễ hội bao gồm 2 phần: Lễ (Cầu, cúng, lễ, nghĩa, tế) và Hội (sinh hoạt văn
hóa dân gian, minh họa mô phỏng, diễn trò, diễn xướng).
- Thời gian diễn ra lễ hội: Theo ngày cụ thể trong năm; Có sự lựa chọn mà
không cố định cụ thể; Theo mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông); Theo sự kiện đời
sống, sản xuất (Mùa nông nhàn: đã gặt xong-xuân, thu).
- Địa điểm hành lễ: Tổ chức trong khuôn khổ gia đình; Tổ chức ở cộng đồng (Bến bãi, chợ…).
Câu 3: Dân tộc thiểu số Việt Nam được chia thành bao nhiêu nhóm ngôn ngữ?
Nêu tên các nhóm ngôn ngữ? - Có 8 nhóm ngôn ngữ:
o Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường o
Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer o
Nhóm ngôn ngữ Tày Thái o Nhóm
ngôn ngữ Mông – Dao o Nhóm
ngôn ngữ Ka – Đai o Nhóm ngôn
ngữ Mã Lai – Đa Đảo o Nhóm ngôn
ngữ Hoa – Hán o Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến
Xét về mặt nguồn gốc, các ngôn ngữ thuộc khu vực Tây Bắc, Đông Bắc chủ yếu
thuộc về các ngữ hệ Nam Á, Thái – Kađai và Hán Tạng. Còn khu vực Bắc Tây
Nguyên và Tây Nguyên nói chung thì sử dụng nhóm Môn – Khmer và nhóm Mã Lai – Đa Đảo.
Câu 4: Dân tộc Mường thuộc nhóm ngôn ngữ nào? Hãy nêu một vài điểm chủ
đạo của trang phục truyền thống nam, nữ dân tộc Mường?
- Dân tộc Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.
- Trang phục truyền thống của dân tộc Mường:
NAM: Màu sắc chủ đạo là màu chàm.
o Áo ngắn (áo pắn) cổ tròn có nẹp viền quanh rộng chừng 2cm.
o Áo dài (áo chùng) màu thâm và trắng, may dài ngang gối hoặc dài hơn, cài
khuy lệch về bên phải, cổ áo cao hơn áo ngắn. lOMoARcPSD|49633413
o Thân áo may dài chùm mông mở tà từ eo xuống lưng gấu. o Khăn màu đen
hoặc tím than bằng vải tự dệt.
Hiện nay, trang phục của nam giới người Mường hầu như không còn nữa, chủ yếu
họ mua sắm trang phục của người Kinh ngoài chợ.
NỮ: Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường có 4 màu sắc chính là
nâu, trắng, xanh và hồng.
o Áo ngắn (áo pắn), xẻ giữa không cúc không khuy, ống tay dài, thường mặc thường ngày.
o Áo dài (áo chùng) là áo dài xẻ giữa kéo dài xuống ngang đầu gối, hơi xòe
rộng, không cúc, không khuy (màu trắng hoặc tối màu), thường được mặc đi
tiếp khách hay đi lễ hội.
o Yếm là một mảnh vải có cổ khoét tròn vòng cung với 2 đầu dây buộc ở sau
gáy và 2 dây buộc ngang lưng, hình vuông, thường có màu trắng. o Váy là
mảnh vải đen bó sát thân từ nách xuống đến mắt cá chân.
o Váy gồm có 2 phần: cạp váy (tính từ hông lên); thân váy (tính từ hông xuống
đến mắt cá chân). Đặc trưng nhất là cạp váy – hoa văn trang trí trên cạp váy
như hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn.
o Dải thắt lưng (tênh) là chiếc khăn dài hơn sải tay, thường nhuộm màu trắng,
tím, vàng, xanh, khâu nối 2 đầu, thít quanh váy ngay giữa eo. o Khăn đội
đầu (bít trôốc) là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu, rộng 35cm
dài 60cm. Bít trôốc có ý nghĩa quan trọng: người Mường quan niệm màu
trắng như một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát
tục nên phụ nữ Mường đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh.
o Khăn dài thắt quanh áo chùng 2 múi khăn buông ngắn đăng đối 2 bên.
o Các loại trang sức như: Vòng bạc, vòng cườm, bộ xà tích... Bộ xà tích không
chỉ là trang sức làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Mường mà còn tôn vẻ
quý phái và biểu hiện sự giàu sang của người phụ nữ có địa vị xã hội.
Trang phục dân tộc Mường Thanh Hóa KHÁC Mường Phú Thọ KHÁC Mường
Hòa Bình do mỗi một vùng ở gần những người dân tộc khác nhau -> có sự giao thoa và tiếp diễn.
Câu 5: Dân tộc Mường sinh sống ở đâu? Nhà truyền thống của người Mường là kiểu nhà gì? lOMoARcPSD|49633413
- Dân tộc Mường sinh sống ở sườn đồi, thung lũng các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La,…
- Nhà sàn: Nhà sàn truyền thống kết cấu 3, 5 hoặc 7 gian (giữa các gian nhà
không có vách ngăn), hình dáng bên ngoài giống như con rùa.
- Nhà lưng tựa đồi, cửa hướng ra ruộng; nhà có nhiều cửa sổ nên mùa đông thì
ấm áp, mùa hè thì mát mẻ.
- Nguyên liệu: cột gỗ tốt như lim, mài, lái...
- Cột cái (cột thiêng): Vì bàn thờ tổ tiên dựng ngay sau cột nhưng chỉ có con
trai trưởng mới được lập bàn thờ; cột chôn, vách liếp, sàn nứa/gỗ. - 2 cầu thang:
o Cầu thang chính đặt ở hồi bên phải: dành cho đàn ông trong nhà và khách,
dưới chân cầu thang đặt một ống bương nước để rửa chân tay trước khi lên nhà.
o Cầu thang phụ: dành cho phụ nữ trong gia đình.
- Bậc cầu thang luôn là số lẻ (quan niệm số lẻ là số may mắn).
- Nhà truyền thống không có hành lang bao quanh.
- Cửa sổ (cửa Voóng) chỗ gần cửa Voóng dành cho người già (ngồi không
được quay lưng vào cửa Voóng.
- Bếp: o Bếp chính được đặt phía dưới nhà sàn nơi có cửa sổ và gần vại nước.
o Bếp phụ dành để sưởi, đun nước pha trà, hong khô vật dụng.
Câu 6. Ẩm thực của dân tộc Mường được chế biến như thế nào? Nêu tên một
vài món ăn truyền thống của người Mường?
- Nguyên liệu: Có sẵn trong tự nhiên hay trong vườn nhà như cá suối,
măng rừng, rau rừng, lá tạo màu ngũ sắc, gà ri, vịt cỏ, gạo nếp gà gáy, lợn
cắp nách… - Chế biến:
o Đồ (nồi đồng và chõ) o Nướng: thịt, cá, củ quả...
o Muối chua: dưa chua, măng chua, rau sắng muối chua...
Câu 7. Dân tộc Mường có những nhạc cụ, điệu múa, dân ca truyền thống nào?
Câu 8: Dân tộc Mường có những dịp lễ hội truyền thống nào? Nêu một vài nét
phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc Mường? lOMoARcPSD|49633413
● Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa, Lễ Hội
KhuốngMùa (Khai Hạ), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7,
8 âm lịch), lễ hội Đền Bờ, …
● Phong tục tập quán và tín ngưỡng: thờ đá, thờ cây, thờ đa thần, thờ tổ
tiên, thờ Thánh Tản Viên, tín ngưỡng Vòng Đời, Tang Ma, 12 ngày đêm Mo, Lễ kéo ái
- Lễ hội sắc bùa thực chất là một loại hình xướng dân gian của
dân tộc Mường, đi kèm với một số nghi lễ cầu mong năm mới phát tài,
đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, mọi người đều khoẻ mạnh, may mắn.
Lễ hội thường được tổ chức từ mùng một Tết và kéo dài từ 7 đến 15
ngày. “Phường bùa”, tên gọi của tổ chức những người hát sắc bùa,
thường có từ 12 người trở lên, đều là những người biết đánh cồng chiêng
và biết hát những bài thường (điệu hát dân gian dân tộc Mường). Theo
phong tục của người Mường, phường bùa sẽ đi ghé qua nhiều nhà và hát
những lời chúc Tết. Khi tới cổng nhà nào đó, phường bùa sẽ đánh cồng
và hát bài mở cổng để chủ nhà ra mở cổng mời vào. Phường bùa vừa đi
vừa hát những bài chúc tụng, ca ngợi gia cảnh thịnh vượng của gia đình
nhà chủ. Nếu nhà nào không mời phường bùa lên gác thì chủ nhà sẽ trao
cho thầy thường một thúng thóc nhỏ làm quà còn thầy sẽ hát bài phát rác
tạ ơn chủ nhà. Cứ như thế phường bùa sẽ đến lần lượt các nhà khác trong làng.
- Lễ hội Khuống Mùa (khai hạ) được tổ chức vào ngày mồng
Tám tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa,
mùa màng tươi tốt trong năm mới. Lễ hội thường được tổ chức ở các
vùng như: Mường Động (Kim Bôi), Mường Bi (ở khu vực xóm Lũy-
huyện Tân Lạc) mường Chiềng, Mường Vang (ở khu vực xã Tân Lập,
huyện Lạc Sơn). Phần lễ diễn ra trong không khí trang trọng và linh
thiêng. Cũng giống như lễ hội xuống đồng ở các dân tộc khác, Lễ hội
Khuống Mùa thể hiện lòng biết ơn của những cư dân lúa nước với trời đất
và ước nguyện về sự no ấm, phồn thực. Đồng thời là minh chứng cho sự
phát triển về văn hóa tinh thần của cư dân lúa nước trên mảnh đất này. - Tang ma: 12 ngày đêm mo