-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương học phần Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đề cương học phần Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 1 tài liệu
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu
Đề cương học phần Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đề cương học phần Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 1 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Preview text:
Học phần: Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
1. Bản chất của giáo dục hòa nhập
* Khái niệm: Là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em
bình thường cùng độ tuổi trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. * Bản chất:
- Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh
- Học ở nơi trường mình sinh sống
- Mọi h/s đều cùng được hưởng một giáo dục chương trình phổ thông
- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm
cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để GDHN đạt hiệu quả cao nhất.
- Điều chỉnh chương trình là việc làm tất yếu của GDHN
- GDHN không đánh đồng mọi trẻ em như nhau
- Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác. Đó là mục tiêu dạy học hòa nhập Ví dụ minh họa:
Kết luận sư phạm:
Câu 2: Nguyên tắc trong GDHN
* Tôn trọng sự khác biệt
- Dựa trên quy luật đa dạng, khác biệt của mỗi người trong XH
- Đặc điểm riêng của từng cá nhân
- Chấp nhận những đặc điểm khác biệt của nhau
chấp nhận những khác biệt ở TKT
- M và N chương trình, PP, hình thức GDTKT cần phải thích ứng với sự khác biệt
của cá nhân trẻ và đảm bảo cho sự tôn trọng những khác biệt ấy.
* Tổ chức HĐGD linh hoạt, phù hợp
- Trẻ khuyết tật có khả năng, nhu cầu sở thích riêng.
- Mỗi loại trẻ khuyết tật những nhu cầu đặc trưng, đồng thời mỗi trẻ đều có đặc điểm, nhu cầu cá nhân.
- Tạo điều kiện cho TKT thành công trong học tập Ví dụ minh họa:
Kết luận sư phạm:
Câu 3: Ảnh hưởng của khuyết tật đến sự phát triển của trẻ: Khuyết tật trí tuệ; khiếm thính.
* Khuyết tật trí tuệ
Khái niệm: KTTT là một trong những khuyết tật phổ biến trên thế giới và ở VN.
Theo bảng phân loại DSM-IV với 3 tiêu chí:
- Chức năng trí tuệ dưới mức độ trung bình trẻ gặp khó khăn trong tất cả các môn
họ, IQ đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70.
- Kĩ năng xã hội kém (cực kì vụng về)
- KTTT xuất hiện trước 18 tuổi
Ảnh hưởng của KTTT đến sự phát triển của trẻ
KTTT ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ 1, Thể chất
- Trẻ KTTT thường chậm phát triển kỹ năng vận động thông thường như lẫy, bò, đi...
- Kĩ năng vận động tinh của trẻ gặp khó khăn, trẻ tỏ ra lóng ngóng, vụng về. 2, Ngôn ngữ giao tiếp
- Ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận đều kém, đặc biệt ngôn ngữ diễn đạt
- Không nắm được các kĩ năng giao tiếp thông thường như luân phiên, chờ đợi ... ít
hiểu các cử chỉ giao tiếp không lời: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ... 3, Nhận thức
- Khả năng bắt chước tốt.
- Trẻ gặp khó khăn nghe và nhìn. Khả năng tiếp thu các kiến thức chậm, khó nhớ,
mau quên, gợi nhớ không đầy đủ. Khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào thực
tiễn và trong các bối cảnh khác nhau
- Tập trung chú ý kém, hay bị phân tán chú ý. Ghi nhớ máy móc, khó khăn trong
việc hiểu và nhớ bản chất. Tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hành động, khó
khăn trong việc hiểu những thông tin mang tính logic, trừu tượng. Khó khắn trong
việc làm theo hướng dẫn, làm theo trình tự, tình huống mới cũng gặp khó khăn. 4, Tình cảm xã hội
- Có các hành vi xã hội không phù hợp với bối cảnh, một số trẻ có hành vi xâm hại bản thân và trẻ khác.
* Khiếm thính
Khái niệm: Trẻ khiếm thính là những trẻ em bị suy giảm sức nghe ở các mức độ
khác nhau dẫn tới khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh lời nói,
làm hạn chế khả năng giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ
Ảnh hưởng của khiếm thính đến sự phát triển của trẻ
1) Sự phát triển thể chất
- Sự phát triển kỹ năng vận động thô và tinh ở trẻ khiếm thính đạt được như các trẻ bình thường khác
- Đôi khi, trẻ khiếm thính có thể lần đầu tiên thực hiện được một vận động nào đó
muộn hơn trẻ nghe bình thường
2) Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Ảnh hưởng chính của tật khiếm thính là tới khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của trẻ
- Từ vựng: Vốn từ ngữ rất nghèo nàn, ít hơn nhiều so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi - Phát âm:
+ Phát âm không đúng, không phân biệt được những âm gần nhau, nói khó đúng các thanh điệu của TV
+ Giọng nói khó nghe: giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn
- Ngữ pháp: Thường nói sai cấu trúc ngữ pháp
người nghe khó đoán được nội dung câu nói
- Mức độ phát triển ngôn ngữ nói của trẻ bị ảnh hưởng phụ thuộc vào những yếu
tố: mức độ khiếm thính, thời gian bị khiếm thính, chất lượng hỗ trợ thính học, thời
điểm và chất lượng can thiệp sớm, trí tuệ của trẻ
Ảnh hưởng tới việc tiếp cận giáo dục, cơ hội tìm kiếm việc làm và vị trí của
người khiếm thính trong xã hội
3) Sự phát triển nhận thức
- Do hạn chế khả năng nghe
thị giác là phương tiện chủ yếu giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh
- Trẻ khiếm thính cũng phát triển nhận thức theo quy luật như các trẻ nghe bình
thường. Điều thách thức lớn nhất đối với trẻ khiếm thính là ngôn ngữ, sự chậm trễ
phát triển ngôn ngữ cũng dẫn đến sự phát triển chậm về nhận thức, hình thức tư
duy trực quan chiếm ưu thế trong sự phát triển tư duy của trẻ khiếm thính
- Trẻ khiếm thính có thể có ngưỡng ức chế thấp, dễ sao nhãng hoặc tỏ ra thiếu nhạy
cảm đơn giản chỉ bời vì chúng không nghe thấy những lời nhận xét, trò chuyện
thông thường và phải tập trung chú ý cao hơn để hiểu được lời nói
4) Sự phát triển tình cảm xã hội
- Gặp khó khăn để hiểu được các mỗi quan hệ xã hội phức tạp
- Chịu ảnh hưởng nhiều từ những kinh nghiệm mà trẻ có, cách ứng xử của người
lớn với chúng, khả năng biểu lộ cảm xúc, mong muốn, nhu cầu và hiểu được
những biểu lộ đó của người khác ở trẻ Kết luận sư phạm
Câu 4: phương pháp điều chỉnh trong giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật.
* Phương pháp điều chỉnh
Điều chỉnh chương trình là sự thay đổi mục tiêu, nội dung trong chương trình, điều
chỉnh phương pháp tổ chức hoạt động, học liệu sử dụng trong học tập, điều kiện
thực hiện chương trình và đánh giá phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú,
nhằm phát triển tối đa tiềm năng và năng lực của trẻ khuyết tật
* Nội dung điều chỉnh
- Điều chỉnh mục tiêu:
+ Điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với trẻ trong từng hoạt động
+ Cần điều chỉnh yêu cầu đối với khả năng tiếp thu của trẻ: trong lớp học hòa nhập
có nhiều trẻ khác nhau, trẻ sẽ lĩnh hội và vận dụng lượng tri thức ở các mức độ khác nhau.
+ Chẳng hạn trong cùng nội dung học tập khi trẻ bình thường và trẻ khuyết tật
được tham gia vào quá trình học tập như nhau nhưng có thể điều chỉnh mức độ
thực hiện các hoạt động củng cố, mở rộng kiến thức và đa dạng hóa các nhiệm vụ
nhận thức của trẻ khuyết tật cho phù hợp với khả năng của trẻ
- Điều chỉnh nội dung
+ Căn cứ vào nội dung chương trình, điều chỉnh nội dung kiến thức, kỹ năng và
các hoạt động sao cho phù hợp với nhận thức của mỗi đứa trẻ
+ Ví dụ: với trẻ khiếm thính nên giảm bớt mức độ thông tin trừu tượng, chị yêu cầu
trẻ hiểu được nội dung cơ bản của hoạt động
- Điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
+ Phương pháp tổ chức hoạt động cần được lựa chọn sao cho phù hợp với khả
năng, sở thích của trẻ và với từng nội dung hoạt động. Cần xem xét từng nội dung
cụ thể để lựa chọn, áp dụng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp
như: hoạt động cho cả lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, ...
+ Trẻ khuyết tật cần phải có người giúp đỡ. Việc phân công ai giúp cũng cần được
quan tâm. Sau một thời gian xem xét cần điều chỉnh cho thích hợp, có thể từ bạn
bè hay giáo viên học từ một người nào khác mà trẻ yêu thích
- Điều chỉnh cách đánh giá kết quả
+ Khi đánh giá phải chú ý đến những tiến bộ của trẻ về: phát triển ngôn ngữ, giao
tiếp, kỹ năng xã hội, phát triển nhận thức, ...
+ So sánh kết quả đạt được hiện tại với mức độ đạt được trước đó và mục tiêu giáo
dục đặt ra trong kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ
- Điều chỉnh các điều kiện thực hiện chương trình
+ Điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động và đồ dùng dạy học: lập kế hoạch cần
đảm bảo việc truyền đạt kiến thức của giáo viên đến trẻ có hiệu quả, ...
+ Phương tiện trực quan cần được điều chỉnh cho phù hợp với cách tiếp cận thông
tin của khuyết tật. Chẳng hạn đồ dùng cho trẻ khuyết tật trí tuệ cần đơn giản,
không có quá nhiều chi tiết làm sao lãng sự chú ý; đồ dùng cho trẻ khiếm thị cần
quan tâm đến chất liệu để giúp trẻ sử dụng xúc giác khi quan sát ...
+ Thời gian, hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng cần có những điều chỉnh thích hợp
+ Chế độ sinh hoạt của lớp học, các hoạt động hỗ trợ cá nhân cho trẻ khuyết tật cần
đảm bảo hoạt động tĩnh xen lẫn hoạt động động, thời lượng các hoạt động phù hợp
với độ tuổi, điều kiện sức khỏe, thời tiết ...
* Phương pháp điều chỉnh đồng loạt
- Nội dung điều chỉnh không đáng kể, áp dụng trong lớp học hòa nhập đối với trẻ
khuyết tật nhẹ hoặc một số lĩnh vực mà trẻ khuyết tật có thể tham gia được dễ dàng
- VD: trẻ khiếm thính khi tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên không cần
có những điều chỉnh đặc biệt
* Phương pháp điều chỉnh đa trình độ
- Tất cả trẻ đều tham gia vào hoạt động theo một chương trình quy định nhưng theo
các mục tiêu khác nhau ở các trình độ khác nhau dựa trên nhu cầu của mỗi trẻ
- VD: cùng trong hoạt động kể chuyện, các trẻ em bình thường trong lớp có thể
nhớ và kể lại được câu chuyện, song, đối với một trẻ khuyết tật trí tuệ lại tập trung
để đạt được mục tiêu là nhớ tên chuyện hoặc tên các nhân vật
* Phương pháp điều chỉnh trùng lặp giáo án
- Đối với một số nội dung trong chương trình không chỉ được dạy cho trẻ khuyết
tật trong quá trình tổ chức các hoạt động chung ở lớp mà có thể lặp lại nội dung đó
ở hoạt động hỗ trợ cá nhân, hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở trường
- VD: hướng dẫn trẻ đi lên cầu thang ở lớp và tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn trẻ trong
các hoạt động hàng ngày
* Phương pháp điều chỉnh thay thế
- Do những hạn chế của trẻ khuyết tật có những nội dung trong chương trình trẻ
không đáp ứng được. Vì vậy, có thể thay thế nội dung học tập không cùng chương trình
- VD: khi các trẻ khác trong lớp tô màu, trẻ mù có thể thực hiện hoạt động nặn