-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật - Law Vietnam | Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật - Law Vietnam | Trường Đại học Luật, Đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Việt Nam 38 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật - Law Vietnam | Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật - Law Vietnam | Trường Đại học Luật, Đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Việt Nam 38 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
CÂU 1 PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM HIỆU QUẢ?
1. Xây dựng nhóm học tập
Bước đầu tiên là tiến hành xây dựng đội nhóm học tập, số lượng từ khoảng 4 – 6
thành viên. Việc lựa chọn các thành viên phải dựa trên tiêu chí tự nguyện và tích
cực. Trong nhóm cần phân rõ vai trò của các thành viên, nhóm trưởng người điều
phối và tổng hợp các hoạt động của nhóm. Thư kí người ghi chép, take note các nội
dung thảo luận của nhóm.
2. Xác định mục tiêu, lên kế hoạch cho cả nhóm
Học nhóm là sự kết của nhiều người chính vì vậy sau khi đã thành lập nhóm học
tập xong thì phải xác định mục tiêu học tập. Bạn cần phải đưa mục tiêu rõ ràng, ví
dụ như: học môn gì, mục tiêu đạt được sau khi học nhóm là gì,…Từ đó, lên kế
hoạch cụ thể cho từng buổi học từ giờ giấc, địa điểm học, kiến thức của từng buổi
học,… Và phải đề ra kỷ luật cho cả nhóm. Nhiều nhóm học tập không đạt hiệu quả
vì các thành viên không xác định được mục tiêu chung của cả nhóm.
3. Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp
Khi học nhóm cần trao đổi và thống nhất, phối hợp. Các bạn hãy tìm hiểu phong
cách học tập của từng thành viên trong nhóm. Từ đó, rút ra được phương pháp học
tập tốt nhất cho tất cả mọi người điều đó sẽ khiến quá trình học tập hiệu quả và thú
vị không nhàm chán. Hãy thử nhiều phương pháp học tập khác nhau như: Thảo luận nhóm Sơ đồ tư duy Brain storming Trải nghiệm thực tế…
4. Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực từng cá nhân
Để quá trình học tập diễn ra thuận lợi cũng như hiệu quả, tiết kiệm thời gian, hiệu
suất làm việc tốt thì cần phải phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng cá
nhân và để thúc đẩy cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình.
5. Đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau và tạo bầu không khí vui vẻ
Bầu không khí học tập vui vẻ, thân thiện sẽ giúp việc học và cả mối quan hệ của cả
nhóm tốt hơn giúp mỗi cá nhân tự tin và sáng tạo. Để có thể gắn kết các thành viên
cũng như thúc đẩy sự tích cực thì cần có sự tôn trọng lẫn, không phán xét trong quá trình làm việc cùng nhau. 1 about:blank 1/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
6. Tuân thủ kỉ luật và tuân thủ thời gian
Giữ kỉ luận là một nguyên tắc quan trọng trong quá trình học nhóm, nó thể hiện sự
tích cực và tự giác của các thành viên. Nếu một nhóm không có kỉ luật dẫn đến các
thành viên sẽ rời rạc, không nghiêm túc và đương nhiên hiệu quả học tập không
cao. Chính vì vậy mỗi người phải có ý thức tuân thủ kỷ luật, kế hoạch và mục tiêu
mà nhóm đã đề ra. Ví dụ điển hình là quy định ngày, giờ học tập cụ thể của từng
buổi học. Tất cả mọi người đều phải đến đúng giờ để không làm ảnh hưởng đến các
bạn khác các bạn khác. Đây cũng là cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm và nâng cao tính tập thể hơn.
Để quá trình học nhóm hiệu quả thì các thành viên cần tuân thủ về mặt thời gian.
Đi đúng giờ, hoàn thành công việc đúng thời hạn
7. Tích cực tranh luận và trao đổi kiến thức
Học nhóm hiệu quả là ở việc trao đổi, tranh luận để cùng giải đáp thắc mắc và
truyền đạt lại cho người khác. Cách chúng ta đặt câu hỏi, lần lượt nêu ý kiến, lắng
nghe và soạn lập luận phản biện chặt chẽ. Tích cực tranh luận trong hòa bình sẽ
giúp cả nhóm tiếp thu kiến thức tốt hơn. Các bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng giao
tiếp, phân tích và phản biện trước đám đông. Những kỹ năng này rất tốt kể cả trong
công việc hay cuộc sống sau này.
8. Nghiên cứu cá nhân
Từng thành viên phải có trách nhiệm nghiên cứu trước và sau buổi học chung của
tập thể. Để trong quá học tập cùng nhau có thể chia sẻ với nhau về kiến thức. Với
việc nghiên cứu, suy nghĩ về bài học trước, các bạn có thể có những cách hiểu cũng
như câu hỏi để trao đổi với các thành viên. Sau đó, từng cá nhân đem những gì
mình hiểu được và thắc mắc đưa ra cho cả nhóm cùng giải quyết. Cuối cùng, sau
buổi học nhóm, mỗi bạn cũng phải tự về nhà ôn tập lại để nắm vững kiến thức hơn.
9. Tổng kết buổi học
Cuối buổi học, các bạn nên tập hợp ý kiến từng cá nhân và đưa ra kết luận thống
nhất. Tốt nhất nên viết ra một sơ đồ, văn bản để mỗi người có thể lưu giữ và dễ ôn
tập lại. Tổng kết sau mỗi buổi học giúp các bạn hệ thống lại kiến thức tốt hơn.
Thông qua hoạt động, nhóm cũng sẽ rút ra được những kinh nghiệm và thay đổi
phương pháp học tập kịp thời để nâng cao kết quả học tập. Các bạn có sử dụng các
cách thức sau để tổng kết vừa tổng hợp được kiến thức vừa có tài liệu tham khảo
cho cả nhóm cũng như giải trí: bài trắc nghiệm, câu hỏi ngắn, sơ đồ tư duy….
Với những chia se ở trên tôi mong muốn rằng mỗi bạn sinh viên sẽ có được những
phương pháp giúp ích cho quá trình học tập của mình. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng 2 about:blank 2/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau” tư duy cũng
như làm việc của một tập thể sẽ hiệu quả hơn tư duy và lao động của một cá nhân.
CÂU 2: TẠI SAO BẠN LẠI LỰA CHỌN HỌC ĐẠI HỌC LUẬT?
1. Cơ hội việc làm rộng mở
Sở dĩ các bạn sinh viên ra tốt nghiệp ra trường đều mong muốn tìm được một công
việc, trước tiên là ổn định cuộc sống, sau là duy trì cuộc sống với số tiền lương
nhận được. Bạn hãy yên tâm rằng học Luật không bao giờ lo thất nghiệp. Bởi với
một ngành học đa dạng như vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một cơ hội việc làm rộng
mở ở trong các cơ quan nhà nước, hay các văn phòng công ty Luật. Thậm chí ở các
doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều cần đến một nhà tư vấn luật, vì khi tham
gia bất cứ hoạt động nào thì cần có pháp luật bảo vệ và điều chỉnh. Luật không bao
giờ thiếu công việc cho các bạn lựa chọn
2. Bảo vệ bản thân và gia đình
Lớn , thì chúng ta cần nhận thức đúng đắn về một sự thật rằng chỉ có tuân thủ pháp
luật và hiểu biết pháp luật thì chúng ta mới có đủ khả năng bảo vệ bản thân, có thể
dùng vốn hiểu biết của mình để bảo vệ và " bào chữa" cho những người thân của
mình. Biết tuân thủ theo những quy định của Pháp luật, biết đánh giá mối quan
hệ đúng sai, phù hợp hay chưa phù hợp là một cái nhìn khách quan mà chỉ có
những người học luật mới có thể đánh giá được. Bài viết này đề cao vai trò của
những người học và theo ngành nghề luật, bởi chúng ta nghiên cứu về luật là chúng
ta nghiên cứu về chân lý, lẽ phải, những điều tỏ bày cho chúng ta trong cuộc sống.
3. Phục vụ những nhu cầu của xã hội
Chạy theo nhịp độ phát triển của xã hội là sự phát sinh những quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ. Bởi vậy mà nhu cầu của xã hội càng cao thì đòi hỏi con người
phải đưa ra những quy tắc để điều chỉnh và thực hiện. Từ đó, chúng ta nhận ra được
một sự thật "cung cầu" trong xã hội này. Từ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết
hôn, làm nhà ở, mua đất, thành lập doanh nghiệp, tham gia giao thông,.... kể cả
quan hệ mua bán dân sự được thực hiện bằng lời nói... Tất cả đều thể hiện sự có
mặt của pháp luật. Luật giống như một bầu trời bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực,
quan hệ, mọi lứa tuổi, tầng lớp. Đây cũng là điểm mạnh của ngành luật, luôn đưa ra
cách giải quyết tốt nhất trong mọi lĩnh vực và đưa khách hàng của mình vào thế
chủ động, được bảo vệ một cách tối đa nhất.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Bản thân tôi là một người rất ham học luật, từ khi xem những bộ phim, tôi đã có ấn
tượng về nghề luật sư. Tôi tự hỏi từ đâu mà họ có cách xử lý, vốn kiến thức uyên
bác và tài hùng biện xuất sắc đến vậy. Họ có thể nhạy bén trong mọi tình 3 about:blank 3/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
huống, đưa ra các chứng cứ, lập luận rất hợp lý mà còn nhằm phản bác lại ý kiến của bên đang tranh cãi.
5. Rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả
Nghề Luật đòi hỏi người làm phải có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và có thể đảm
nhiệm được ở tất cả các lĩnh vực. Vì thế, bạn có thể tư vấn cho khách hàng về thủ
tục để giải quyết công việc của họ, bạn có thể đứng trước tòa để bảo vệ lợi ích hợp
pháp cho thân chủ của mình, bạn có thể tự tin để đưa ra những lý lẽ thuyết phục
giúp đòi lại quyền lợi và lợi ích cho khách hàng của mình một cách tối đa nhất.
Trong quá trình học và làm, ngành luật trau dồi cho chúng ta những kỹ năng cần
thiết: tự tin thuyết trình, kỹ năng nghe và đàm phán, khả năng thuyết phục khách
hàng, tư vấn, tạo niềm tin đối với khách hàng.
Câu 3 Những định hướng nghề nghiệp cho ngành luật?
1. Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên
Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này
đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm
phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này. Những công việc, chức
danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ
hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn
nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các
nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có
chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư
mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy
chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không
qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.
2. Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước
Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có
thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước
thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng
lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan
Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng
năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển đấy.
3. Pháp chế doanh nghiệp
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn
nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa. Tuy nhiên, việc có thể tiên liệu
và phòng tránh rủi ro pháp lý không phải ai cũng làm được mà cần có một đội ngũ
những người am hiểu pháp luật. Vì vậy, ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp có
hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp
trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra. 4 about:blank 4/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học 4. Công chứng viên
Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng
phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra
kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ. Công chứng viên là người xác nhận những
giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi
hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao. 5. Giảng viên luật
Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn
phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số
trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật
để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho
những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một
tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng.
Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên
sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.
6. Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp
đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp
viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục
pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…
Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn,
người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người
không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được
luật sư hoặc tư vấn pháp luật.
7. Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…
Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông
thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên
pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc
nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu,
chuẩn, điều kiện không.
Ngoài những công việc trên, vài năm trở lại đây còn một ngành mới đó là Thừa
phát lại. Đây là cơ quan có chức năng tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác
minh điều kiện thi hành án…Hoạt động của Thừa phát lại vừa là độc lập vừa là
giúp việc cho các Cơ quan tố tụng như Tòa án, Cơ quan thi hành án nhưng lại
không phụ thuộc vào các cơ quan này. Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, bạn 5 about:blank 5/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
cần phải có bằng cử nhân luật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật pháp
là 5 năm trở lên, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về Thừa phát lại…
CÂU 4 LÀM SAO ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC KIẾN THỨC KỸ NĂNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT? 1. Kiến thức:
Kiến thức chuyên môn nền tảng là cái cơ bản nhất không thể thiếu.
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, giáo trình phù hợp trong quá trình học và nhớ đọc nó.
- Thường các buổi học về lý thuyết trên lớp sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán,
nhưng kinh nghiệm cho thấy các bạn nên tham gia đầy đủ vì có những vấn đề thắc
mắc sẽ được giảng viên giải đáp và được bổ sung thêm kiến thức ngoài sách vở,
giáo trình. Chỉ cần ghi chú lại sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho bạn khi cần.
- Tất nhiên là chúng ta không thể nhớ hết tất cả kiến thức trong một buổi học
nên cần phải xem đi, xem lại khi về nhà là điều rất cần thiết.
- Đối với những điều không hiểu nên mạnh dạn chia sẻ với giảng viên, bạn bè
để trao đổi, đảm bảo hiểu đúng vấn đề. Việc nhận ra cái sai của mình cũng là một
cách hữu hiệu để nhớ kiến thức.
- Sử dụng Sơ đồ tư duy là một trong những giải pháp hiệu quả để nắm kiến
thức một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Tích cực tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn sách báo, internet để cập nhật
kịp thời kiến thức mới, quy định mới.
- Luyện tập kĩ năng đọc sách nhanh bằng cách bao quát nội dung vấn đề từ
bằng những cụm từ cần thiết.
- Đọc nhiều tình huống trên các tạp chí chuyên ngành và tự tìm cách xử lý
đồng thời tham khảo cách xử lý tình huống của người đi trước, có chuyên môn, rút
ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Không những phải nắm chắc, nắm vững kiến thức pháp lý, sinh viên cần phải
trau dồi khả năng tư duy logic, tư duy khoa học mới có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Đừng để đến phút cuối mới chuẩn bị cho kỳ thi
- Tự tạo môi trường cạnh tranh: Đừng nghĩ mình vào trường chỉ để tốt nghiệp
với một tấm bằng, chỉ cần không quá thua kém người khác là chấp nhận được. Nếu
chỉ muốn hoà nhập vào đám đông đó, có thể đội ngũ thất nghiệp đang tìm kiếm
việc làm sẽ rất vui lòng chào đón bạn sau khi ra trường. Thay vì vậy hãy đặt cho 6 about:blank 6/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
mình những mục tiêu cao và nỗ lực vì những mục tiêu đó để tạo ra lợi thế cạnh
tranh của mình trong những cuộc đua phía trước nhé. 2. Kỹ năng:
Kỹ năng là những phương cách giúp bạn thực hiện được công việc một cách dễ
dàng hơnVì thế, trong quá trình học các bạn phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp bằng cách
- Tham gia vào các hoạt động thực tế tại khoa, trường.
- Tham gia các buổi tư vấn pháp luật tại các công ty.
- Tham dự các buổi sinh hoạt định kì của các câu lạc bộ chuyên môn.
- Nên tìm các công việc liên quan đến chuyên môn ngành học để làm thêm, có
thể là có lương hoặc không lương nhưng có thể tích lũy cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu.
Ngoài ra đây là một trong những ngành gắn liền với hoạt động giao tiếp, ứng
xử. Bạn có thể rèn luyện thêm kĩ năng mềm cho mình bằng cách:
- Tham gia các hoạt động xã hội của Khoa, Trường, các câu lạc bộ.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: hỏi những điều muốn hỏi, mạnh dạn đưa ra ý
kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động nhóm để có kỹ năng làm việc nhóm
như lập kế hoạch nhóm, phân chia đầu việc, phối hợp trong các hoạt động.
- Rèn luyện kỹ năng đàm phán, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề qua các
phiên tòa giả định, các buổi thực tập tư vấn luật pháp tại Khoa, Trường.
- Trong quá trình học tập, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng tra cứu thông tin
trên các phương tiện sách báo, internet,…
Nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành
CÂU 5: PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT HIỆU QUẢ? 1. đọc tài liệu
Hãy đọc tất cả các tài liệu mà giảng viên yêu cầu cho môn học của mình và cả
những tài liệu liên quan mà bạn có thể tìm thấy trên mạng hoặc các nguồn khác.
Tất nhiên là nên đọc các tài liệu trước khi đến lớp vì một khi bị bỏ lại phía sau sẽ
rất khó để có thể bắt kịp với tiến độ giảng dạy. Nếu như các bạn là sinh viên dĩ
nhiên các bạn hiểu mệt mỏi và lãng phí như thế nào khi ngồi trong lớp mà không
biết giảng viên đang nói gì và các bạn trong lớp đang làm gì.
2. đọc và phân tích các bản án
Hiện tại các bản án đã được công bố rộng rãi trên website:
congbobanan.toaan.gov.vn. Đây là đề án của nhà nước nhằm phổ biến các chính 7 about:blank 7/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
sách pháp luật đến với người dân. Đối với dân luật đây thực sự là một nguồn dữ
liệu quý giá cho việc học hành và nghiên cứu. Các bản án thường phức tạp với
nhiều chi tiết. Việc sinh viên nên làm là cố tóm tắt lại nội dung vụ án với những
vấn đề pháp lý cơ bản nhất. Kỹ năng nhận diện các vấn đề pháp lý trong vô vàn
những dữ liệu của một vụ việc là kỹ năng vô cùng quan trọng của người hành nghề luật trong tương lai.
3. chuẩn bị trước khi đến lớp
Xem lại những ghi chú của bạn hay các vụ án, bài tập về những vấn đề liên quan
đến bài học. Việc này sẽ giúp bạn theo được bài giảng, hiểu được diễn biến, tranh
luận ở lớp và không phải lo lắng hay xấu hổ khi bị giáo viên gọi trả bài. 4. chịu khó đi học
Mặc dù không ai đồng ý với việc lười biếng hay trốn học, cũng phải thừa nhận việc
dậy sớm đến trường và giữ được sự tập trung trong suốt buổi học là khó khăn đối
với nhiều người. Nếu bạn không đến trường chắc chắn bạn sẽ mất nhiều thời gian
để ôn thi hơn người khác. Thầy cô giáo thường nhấn mạnh ở những nội dung quan
trọng và liên quan đến đề thi. Bằng việc đi học và nghe giảng tập trung bạn sẽ có
thể tự giới hạn nội dung học thay vì tự mày mò và ôn tập dàn trải mỗi khi mùa thi đến.
5. tham gia tích cực vào bài học.
Đi kèm với những buổi thuyết giảng chắc chắn sẽ có những buổi thuyết trình, tranh
luận và nhiều cơ hội tương tác với giảng viên và những người học khác. Chỉ khi
tham gia tích cực và bày tỏ quan điểm của bạn thì những người khác và giảng viên
mới có thể biết mình suy nghĩ đúng hay sai và điều chỉnh. Ngoài ra việc phát biểu
thường xuyên cũng giúp bạn cải thiện nhiều kĩ năng quan trọng như nói chuyện
trước đám đông , kỹ năng trình bày hay tư duy phản biện. 6. ghi chép tại lớp
Đừng cố gắng ghi lại tất cả những gì giáo viên nói mà hãy tham gia tích cực hơn
vào bài học. Tuy nhiên khi nhận thấy được một điều tâm đắc nào thì hãy note
nhanh lại những nôi dung đó bằng ngôn ngữ và với cách nghĩ của bạn. Việc tự
mình ghi chép lại sẽ giúp tạo ấn tượng giúp người học ghi nhớ tốt hơn nhưng nội dung học tập. 7. học nhóm
Việc học nhóm đặc biệt có giá trị đối với các ngành khoa học xã hội như ngành
luật. Thường xuyên trao đổi với bạn bè về các vấn đề/câu hỏi chuyên môn sẽ cho
chúng ta những góc nhìn đa dạng để từ đó có thể nhìn nhận sự việc hiện tượng một
cách chân thực nhất. Ngoài ra, việc dành thời gian với những người bạn thân chắc
chắn sẽ bớt đi sự nhàm chán và khô khan của các môn luật đối với một số người.
Tất nhiên việc học nhóm phải hướng đến mang lại những lợi ích cho người học,
nếu bạn cảm thấy nhóm bạn chỉ ăn, chơi và không hướng đến một giá trị nào cụ thể
hãy cân nhắc nhóm đó có phù hợp với mình hay không. 8 about:blank 8/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
8. tham gia các buổi /chương trình nói chuyện chuyên đề
Các trường đào tạo luật dù lớn hay nhỏ đều có tổ chức những chương trình nói
chuyện chuyên đề của các chuyên gia, luật sư gắn với chương trình giảng dạy.
Đừng do dự, hãy đăng ký tham gia ngay, đó là cơ hội để bạn kết nối những kiến
thức đã học với những kinh nghiệm thực tế. Thậm chí nếu bạn chưa học môn đó thì
cũng nên tham gia vì chí ít bạn sẽ biết được một chút về nghề luật hay cách suy
nghĩ của những người học luật. Đồng thời hãy dành một chút thời gian nghiên cứu
về chủ đề của bài nói chuyện để có thể tham gia tích cực bằng việc đặt các câu hỏi
trong các buổi nói chuyện. Các hoạt động như vậy chắc chắn sẽ giúp mở rộng kiến
thức xã hội – thứ cần thiết nhưng có lẽ cũng là thứ sinh viên luật thiếu nhiều nhất.
9. đừng đợi đến phút cuối mới chuẩn bị cho kỳ thi
Việc học đại học không giống như khi bạn còn học trung học phổ thông. Việc tiếp
thu kiến thức là cả một quá trình lâu dài, bạn không thể chuẩn bị cho bài thi trong
vòng một buổi tối và đạt kết quả tốt được. Kỹ năng viết và trình bày cần thời gian
và nhiều nỗ lực. Hãy bắt đầu từ những bài tập về nhà, bài tập nhận định hay tình
huống về từng nội dung trong mỗi môn học. Đồng thời thường xuyên xem lại
những bài/kiến thức đã học đừng để nước đến chân mới nhảy. 10. giải quyết stress
Viêc học tại các trường luật chắc chắn là rất áp lực nhưng có 1 số cách để bạn có
thể giải quyết được bài toán stress này. Tự xây dựng một chế độ dinh dưỡng và lịch
sinh hoạt lành mạnh là một giải pháp đơn giản và cực kì hiệu quả. Hãy dành ra ít
nhất 15 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể thao, việc tập luyên có thể giúp cơ thể
bạn tìm thấy sự cân bằng sau cả ngày dài làm việc trong lớp, văn phòng. Hãy nhớ,
học luật không bắt buộc bạn phải từ bỏ những gì bạn thích mà có thể chỉ là dành ít
thời gian hơn cho chúng mà thôi. Nếu như mức độ stress vượt quá tầm kiểm soát
của bạn, hãy nói chuyện với những người thân bạn bè hay giáo viên của bạn để có
được những lời khuyên hữu ích.
11. tự tạo môi trường cạnh tranh
Đừng nghĩ mình vào trường chỉ để tốt nghiệp với một tấm bằng, chỉ cần không quá
thua kém chị em là chấp nhận được. Nếu chỉ muốn hoà nhập vào đám đông làng
nhàng đó, có thể đội ngũ thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm sẽ rất vui lòng chào
đón bạn sau khi ra trường. Thay vì vậy hãy đặt cho mình những mục tiêu cao và nỗ
lực vì những mục tiêu đó để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình trong những cuộc đua phía trước nhé.
12. tìm kiếm sự hỗ trợ
Sẽ không có gì quá đáng nếu một sinh viên hỏi giáo viên của mình về những kinh
nghiệm học tập, quản lý thời gian, chuẩn bị bài học, làm bài thi tốt từ giáo viên của
mình. Những giáo viên cố vấn của lớp thường có những khoảng thời gian dành
riêng để tư vấn, hỗ trợ sinh viên của mình. Hãy tận dụng tốt nhất những khoảng
thời gian quý giá này nhé. 9 about:blank 9/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
CÂU 6 LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ KẾT QUẢ HỌC TẬP CAO?
1.Đổi mới địa điểm học tập
Một số người cho rằng nên tìm cho mình một nơi yên tĩnh để tập trung học tập,
như thư viện của trường hoặc phòng học... Điều này là cần thiết, nhưng đừng cứ
mãi học ở một địa điểm nào đó. Thỉnh thoảng, bạn hãy thử thay đổi không gian và
địa điểm học, như tìm một quán cà phê văn phòng chẳng hạn. Điều này sẽ giúp bạn
thoát khỏi sự nhàm chán và cảm thấy được "làm mới". 2. Học nhóm
Có câu nói “Muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, nghĩa là khi đối mặt với một vấn đề
khó, cùng nhau giải quyết sẽ nhanh hơn. Vì thế, hãy cùng những thành viên khác
thảo luận và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ về
mặt thời gian, điều này còn tạo nên sự thân thiết, gắn kết giữa những người bạn. Và
nếu có thể, hãy thành lập một nhóm cố định, hoạt động có khoa học để cùng nhau tiến lên trong học tập.
3. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Học quá sức sẽ dẫn đến sự mệt mỏi trong cơ thể, đặc biệt là trí não. Khi đó, việc
suy nghĩ và tư duy sẽ diễn ra chậm lại. Vì vậy, bản thân mỗi người nên có chế độ
nghỉ ngơi hợp lý. Khi mệt mỏi cần một giấc ngủ sâu, khi chán có thể bật một bản
nhạc yêu thích, khi mất cân bằng cần một cốc sinh tố bổ dưỡng… sẽ giúp tinh thần
của bạn được hồi phục và có động lực học tập hơn.
4. Hãy tự mình kiểm tra và đánh giá kết quả
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, những bài đánh giá cá nhân nghiêm túc
không chỉ giúp củng cố mà còn nâng cao kiến thức. Cách tốt nhất giúp bạn học lại
thêm lần nữa và ghi nhớ thật kỹ thông tin chính là tự kiểm tra lại.
Tất nhiên, bạn cần lập cho mình một kế hoạch học tập khoa học trong những lần tự
kiểm tra. Ví dụ, khi bạn học hết một phần, hãy tự đặt ra hoặc tổng hợp lại những
vấn đề cần giải quyết, và cứ như vậy, mỗi vấn đề là một câu hỏi. Bạn sẽ cần một 10 about:blank 10/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
chiếc hộp đựng những lá phiếu câu hỏi mà bạn tự đặt ra. Sau đó, bạn bốc thăm
ngẫu nhiên và làm như một bài kiểm tra cuối kỳ. Bước tiếp theo, bạn sẽ tự kiểm tra
kết quả và tự đánh giá xem bài làm của mình đạt hiệu quả ra sao.
Việc thực hiện liên tục quá trình tự kiểm tra sẽ giúp bạn biết được trình độ của
mình đang ở đâu, từ đó biết cách xử lý tốt các tình huống phát sinh.
5. Cần đến lớp và ghi chép nội dung kiến thức đầy đủ
Đúng vậy, khi đã đến lớp, bạn cần phải ghi chép bài đầy đủ. Bạn đến lớp không
phải để điểm danh, mà cần có một tâm thế tốt để tiếp thu các nội dung và kiến thức.
Điều này sẽ giúp bạn ôn tập có chọn lọc cho các kỳ thi.
Trong việc ghi chép, bạn cần phải hiểu nội dung mà bạn đang ghi là gì, có thứ tự
ưu tiên rõ ràng. Cách tốt nhất là bạn nên học cách ghi và nhớ những từ khóa quan
trọng và từ đó tìm hiểu sâu và rộng hơn về vấn đề đó.
6. Tham khảo và đọc thật nhiều tài liệu
Việc học theo giáo trình có thể sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, kiến
thức của bạn sẽ bị giới hạn. Cách học này khá rập khuôn, vì vậy khiến cho bạn hạn
chế khả năng tư duy sáng tạo. Điều bạn nên làm là hãy tìm hiểu và mở rộng các vấn
đề bạn đang học bằng nhiều nguồn sách vở cũng như các phương tiện khác nhau.
Việc này sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về các chủ đề, bài tập.
Bên cạnh việc chú ý đến số lượng, chất lượng là một điều mà bạn cần đặc biệt quan
tâm hơn cả. Việc đọc thật nhiều là tốt, nhưng nếu bạn đọc nhiều mà chẳng hiểu gì,
chẳng có gì lưu lại trong tâm trí thì rất tai hại. Vì thế, hãy chuẩn bị một nền tảng đủ
tốt trước đã, sau đó thì hãy mở rộng ra và đào sâu hơn.
7. Phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ tư duy Mind-map 11 about:blank 11/12 22:56 8/8/24
Đề Cương Học Phần Hướng Nghiệp Nghề Luật Và Phương Pháp Học
Rất khó để có thể nhớ toàn bộ các công thức, định lý trong sách. Vì vậy, bạn nên cố
gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở
một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận.
Sau khi đã nắm được phần lý thuyết, bạn nên tự kiểm tra lại trình độ của mình bằng
cách đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung đã học và vẽ ra sơ đồ tư duy ghi lại
những ý chính. Đây cũng là một cách giúp ghi nhớ lâu hơn.
8. Cách thức quản lý thời gian cá nhân
Rất nhiều bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng vì khối lượng bài tập/công việc nhiều
nhưng thời gian để thực hiện không đủ. Nguyên nhân là vì chưa biết cách quản lý
thời gian một cách hợp lý nhất. Một ví dụ, đa số các bạn thường đợi đến gần thời
điểm thi mới bắt đầu ôn tập, ghi chép cho đủ những phần kiến thức bị bỏ sót, việc
này khiến cho mọi thứ đều trở nên gấp gáp, gây ra áp lực (stress) và mệt mỏi.
Vì thế, hãy biết cách sắp xếp thời gian và công việc một cách hiệu quả nhất. Đừng
để tất cả mọi thứ trì hoãn như một thói quen! Điều này khiến công việc tồn lại và
chất đống lên. Hãy tập làm dần và hoàn thành công việc càng sớm càng tốt và biết
cách ưu tiên những việc quan trọng. 12 about:blank 12/12