Đề cương hướng nghiệp nghề luật - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế

Đề cương hướng nghiệp nghề luật - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật học (LHK45) 67 tài liệu

Thông tin:
10 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương hướng nghiệp nghề luật - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế

Đề cương hướng nghiệp nghề luật - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

352 176 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ LUẬT
Câu 1: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nghề luật ?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Các đặc trưng:
- Thứ nhất, đây là nghề có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hướng tới mục đích là
bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của Nhà nước của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân, giáo dục công dân trung thành với
Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Những người
hành nghề luật có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hoạt động hướng đến mục
đích chung như trên. Và mỗi chức danh tư pháp lại có những mục đích cụ thể khác nhau. Ví
dụ như luật sư tiến hành những hoạt động của mình nhằm mục đích cụ thể là bảo vệ lợi ích
khách hàng thông qua đó có vai trò giám sát phản biện cho hoạt động của các cơ quan nhà
nước đồng thời hướng dẫn thực hiện pháp luật, đưa những ý kiến pháp lý giúp khách hàng
tiến hành công việc đúng luật và đạt hiệu quả cao nhất.
- Thứ hai, Nghề luật hoạt động trong khuôn khổ luật định: Những người hành nghề luật luôn
phải đặt hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Nghề luật là một trong những
nghề có sự hạn chế cao trong hoạt động nghề nghiệp. Cụ thể là ngoài việc tuân thủ đầy đủ
pháp luật chung như luật Hiến pháp, luật dân sự..., còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy
định nghiêm ngặt của pháp luật về ngành nghề mà mình tham gia. Có thể hiểu nghề luật lấy
các quy định pháp luật là công cụ sử dụng để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh
trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật hoạt động dựa trên pháp luật và quy chế
trách nhiệm nghề nghiệp. Vì vậy những người hoạt động nghề luật phải có những phẩm
chất cần thiết cho quá trình hành nghề của mình như: yêu công lý, công bằng, khách quan,
trung thực ...và các kĩ năng chuyên môn như khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng đánh
giá. Ví dụ đối với một luật sư ngoài việc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn đào tạo, tập sự
và điều kiện hành nghề của Luật Luật sư thì trong từng hoạt động của mình còn phải tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật ở mỗi hoạt động như trong hoạt động tại phiên
tòa thì phải tuân theo luật Tố tụng, nếu tham gia vào vụ án từ giai đoạn điều tra thì phải
tuân thủ pháp lệnh điều tra hình sự... Đây cũng là điểm khác biệt của khuôn khổ hành nghề
của các nhà luật của nước ta so với các nước tư bản trên Thế Giới; Ở Việt Nam dù bào chữa
như thế nào luật sư cũng không được vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật luôn phải tôn trọng
pháp luật luôn phải tôn trọng sự thật khách quan, nhưng ở những nước tư bản thì luật sư
1
có thể bào chữa một cách vô tư làm sao có lợi cho thân chủ của mình kể cả việc biện hộ đổi
trắng thành đen miễn là có căn cứ không trái pháp luật.
- Thứ ba, tính bất khả kiêm nhiệm trong công việc: Điều này có nghĩa là một cá nhân không
thể đồng thời làm hai chức danh hoặc làm hai vị trí nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống
nghề luật. Một người khi đang là Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán thì không thể được làm luật
sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại. Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền
thay đổi hoạt động hành nghề của mình. Ví dụ cụ thể Điều 10 luật Luật sư 2006 quy định
Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư một trong những trường hợp bị thu hồi
Chứng chỉ hành nghề luật sư là: cán bộ, công chức, viên chức. điều này có nghĩa là khi họ trở
thành các chức danh tư pháp trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì không được làm luật
sư...
- Thứ tư, sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết những vấn
đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật hoạt động dựa trên pháp
luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được gọi là quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Mỗi
vị trí chức danh hành nghề luật khác nhau, pháp luật được sử dụng, áp dụng trong hoạt
động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau. Đối với thẩm phán, pháp luật được sử dụng để
xác định tính đúng/sai của tranh chấp, có tội hay không có tội. Đối với luật sư, Công chứng
viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng “hành lang pháp lý” dành cho
mình. Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau đòi hỏi phải có các kỹ năng khác nhau, có các
kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật.
Câu 2: Phân tích vị trí và vai trò của nghề luật trong xã hội ?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Vị trí và vai trò:
- Nghề luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện nay. Nghề luật có sứ mệnh trong
việc bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, là căn cứ để đánh giá uy tín và chất lượng của
hoạt động tư pháp.
- Trong những năm gần đây những những người hành nghề luật cũng như các hoạt động lập
pháp trong lĩnh vực này đã đạt được những thành quả tích cực. Với điều kiện về tình hình
hội nhập kinh tế quốc tế cùng với toàn cầu hoá thì người hoạt động trong lĩnh vực hành
nghề luật đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp
đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực
mới mẻ như đầu tư nước ngoài...
- Ở nước ta hiện nay thì nghề luật đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của
mình đối với sự phát triển của xã hội.
2
- Để góp phần tạo nên nét văn hóa của những người hành nghề luật thì mỗi người cần phải
có những nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa và phong cách văn hóa của nghề luật. Những
người hành nghề luật cần có trách nghiệm trong việc phát huy và duy trì được những điểm
sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với
mọi người, với đồng nghiệp. Nghề luật có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội cũng như là
đối với mỗi người dân trong xã hội.
- Trong thời đại hiện nay các quyền của con người ngày càng được pháp luật và nhà nước tôn
trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề luật có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ
quyền lợi của người dân.
- Đảm bảo cho những công bằng xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách
công bằng, công khai và minh bạch tạo sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật và hệ
thống chính trị của nhà nước.
- Mọi hoạt động hành nghề luật đều hướng tới bảo vệ công lý, hướng tới t việc bảo vệ pháp
luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Như vậy có thể thấy được rằng nghề luật có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội
hiện nay.
- Nghề luật luôn có một vị trí xã hội đáng kính trọng trong suốt lịch sử nhân loại. Trên thế giới
rất nhiều chính trị gia danh tiếng xuất phát điểm là những người tốt nghiệp ngành luật, là
những luật sư nổi tiếng trong xã hội và được tôn trọng.
Câu 3: Yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nghề luật?
*Khái niệm đạo đức nghề luật: Đạo đức nghề luật là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đức nhằm điều chỉnh, kiểm soát, đánh giá và định hướng hành vi của những người làm
nghề luật (thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên và các chức danh khác).
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Các đạo đức chuẩn mực nghề luật:
- Người làm nghề luật phải có phẩm chất đạo của một công dân trong xã hội.
Trong xã hội, làm nghề gì cũng cần cái đức, cái tâm, cần những quy tắc ứng xử, đặc biệt là
những quy tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan đến pháp luật như thẩm phán, kiểm sát viên, luật
sư, công chứng viên – những nghề nghiệp được ví như nắm trong tay sinh mệnh chính trị của
người khác... Một khi họ không nằm lòng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình thì việc
“sảy chân” là hoàn toàn dễ hiểu. Do đó khi xem xét chuẩn Đạo đức nghề luật cần có sự đánh
giá, so sánh ở các vị trí công việc khác nhau trong hệ thống tư pháp.
3
Những phẩm chất đó có thể là tính trung thực, lòng dũng cảm, tính công bằng, khách quan và
tính nhân bản...
Bản lĩnh nghề nghiệp. Bản lĩnh là sự kiên định, là sự quyết đoán. Bản lĩnh còn là khả năng hướng
tới cái đúng, cái công bằng và cái hoàn thiện. Bản lĩnh nghề nghiệp của người hành nghề luật là
một tố chất không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Do điều kiện
hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật gắn liền với tính độc lập, tính tự quyết, khả
năng phán quyết mọi vấn đề trên cơ sở phân tích pháp luật và niềm tin nội tâm. Bản lĩnh nghề
nghiệp của người hành nghề luật được hình thành, xây dựng, củng cố và phát triển trên cơ sở
của tính tự tin, thái độ cương quyết, tinh thần độc lập và thái độ khách quan, tôn trọng sự công
bằng, không thiên lệch, vô tư, trong sáng, không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc
những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Như vậy bản lĩnh cùng phải được hình
thành và phát triển trên cơ sở một sự hiểu biết sâu sắc về công việc của mình đang làm. Bản
lĩnh sẽ không có đất tồn tại và phát triển nếu như người hành nghề luật không được đào tạo,
bồi dưỡng; bản thân người hành nghề luật không có ý thức chú trọng tự bồi dưỡng nâng cao
kiến thức của mình.
- Tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trách nhiệm hay nghĩa vụ là
một khái niệm mang màu sắc pháp lý. Tuy vậy nó là một tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Nếu
ở phương diện luật học, người ta nói nghĩa vụ đi đôi với quyền thì ở phương diện đạo đức.
người ta đề cao tinh thần trách nhiệm mà không gắn với quyền lợi.
Như vậy, trách nhiệm của người hành nghề luật được hiểu là thái độ tự tin vào công việc hàng
ngày của mình và ý thức bảo đảm cho những gì mình thực hiện là đúng đắn. Nói một người
hành nghề luật có trách nhiệm có nghĩa là người hành nghề luật đó ý thức được công việc mình
làm, dám chịu trách nhiệm về các hành vi của mình và điều quan trọng là tự giác thực hiện các
công việc được giao theo đúng lương tâm. Nếu một người hành nghề luật có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm thì
không thể nói đó là một người hành nghề luật có đạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm nghề
nghiệp của người hành nghề luật thể hiện sự tận tuỵ trong công việc, sự chu đáo, cẩn trọng khi
thực hiện các hành vi.
- Tình thương yêu con người, nghề luật hướng tới một nhóm đối tượng người cụ thể, đó là
những người “vướng vào vòng lao lý”, những người mà số phận pháp lý của họ do những người
làm nghề luật quyết định trong phạm vi thẩm quyền, đó có thể là nạn nhân của tội phạm, nạn
nhân của những sai lầm trong nhận thức của bản thân hoặc là nạn nhân của gia đình, của điều
kiện, hoàn cảnh sống không được trọn vẹn. Vì vậy, người làm nghề luật phải hướng tới mục tiêu
cứu giúp con người, giúp con người nhận ra sai lầm và tạo cho họ những cơ hội để giáo dục cải
tạo, đề sửa chữa, khắc phục sai lầm. Dù như thế nào là yêu thương con người, như thế nào là
nhân đạo, nhân đạo với ai, nhân đạo ở mức độ nào luôn là những vấn đề có nhiều ý kiến tranh
luận nhưng nếu người làm nghề luật không có tình yêu thương con người thì không thể là
người có đạo đức nghề luật.
4
Có rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau giữa những người làm nghề luật, mỗi lĩnh vực
nghề luật lại có những đặc thù khác nhau, những yêu cầu khác nhau dẫn tới những quy phạm
đạo đức nghề nghiệp đặc thù. Những thành tố đạo đức của những người thuộc các lĩnh vực
khác nhau của nghề luật tạo thành đạo đức nghề luật. Ví dụ, đối với thẩm phán, việc tạo cho
bản thân tính độc lập, trung lập vô tư là đòi hỏi quan trọng đối với đạo đức nghề nghiệp thẩm
phán, tính độc lập thể hiện ở: Độc lập dựa trên cơ sở đánh giá của mình về các tình tiết của vụ
án chỉ dựa vào pháp luật, không bị ảnh hưởng, tác động của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào và vì
bất cứ lý do gì; Độc lập trong các mối quan hệ xã hội có liên quan đến giải quyết vụ án và độc
lập với các bên trong vụ án mình xét xử; Độc lập trong xét xử nhưng không tùy tiện mà thẩm
phán phải triệt để tuân theo các quy định của pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở duy nhất để
đưa ra các phán quyết. Rèn luyện tính độc lập trong việc trau dồi đào tạo nghề nghiệp thẩm
phán là đặc đặc thù công việc xét xử quyết định. tin Trong khi đó, đối với kiểm sát viên tinh thần
kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa lại là đòi hỏi hàng đầu đối với đạo đức nghề nghiệp
kiểm sát, tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện ở: Yêu cầu kiểm sát
viên phải kiên quyết đấu tranh với tội phạm, quyết định truy tố và bảo vệ quyết định truy tố,
kiên quyết khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn và đề ra yêu cầu điều tra
trong những trường hợp cần thiết; Kiên quyết đấu tranh với những vi phạm của các cơ quan tố
tụng và các chủ thể khác vi phạm pháp luật; Kiên quyết đấu tranh với bản thân, với đồng
nghiệp, với thủ trưởng nếu ngay cả trong nội bộ có những hiện tượng tiêu cực hoặc thỏa hiệp
với tiêu cực; Kiểm sát viên phải có các quyết định tố tụng khẩn trương, kịp thời, đúng thời
điểm, đúng thời hạn tố tụng nhưng không thiếu cẩn trọng. Đối với đạo đức nghề nghiệp luật sư,
việc tận tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, của khách hàng lại là yêu cầu hàng
đầu đối với quá trình rèn luyện đạo đức nghề luật. Như vậy, với nền tảng đạo đức xã hội và
những mẫu số chung của đạo đức nghề luật, sự khác biệt và đa dạng của mồi loại hình, lĩnh vực
đạo đức nghề nghiệp của tất cả những người làm nghề luật tạo nên đạo đức nghề luật.
Câu 4: Đánh giá cơ hội nghề luật ở Vnam hiện nay và trong tương lai?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Đánh giá cơ hội nghề luật ở VN hiện nay và tương lai: Hiện nay và cả trong tương lai, ngành
luật luôn là một ngành “ khát “ nhân sự. Bởi lẽ, Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế,
nền kinh tế mở cửa sâu rộng, xu thế toàn cầu hóa đã và đang du nhập VN một cách mạnh mẽ.
Theo báo cáo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, trong năm 2020, đất nước cần khoảng
13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra
viên thi hành án dân sự và thừa phát lại... Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay mỗi năm nước ta chỉ
đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân luật. Vì thế ngành luật hiện nay đang vô cùng thiếu
nhân lực. Hiện nay và tương lai, pháp luật ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội,
5
từ việc mua bán tài sản đến việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh, tranh chấp. Am hiểu và
vận dụng pháp luật vào đời sống là một việc không hề đơn giản với tất cả mọi người bởi luật
pháp là một lĩnh vực chuyên ngành không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, mọi
hoạt động của một xã hội văn minh, hội nhập đều được quản lí trong khuôn khổ luật lệ nhất
định nên Luật có thể xem là ngành học nền tảng cho các lĩnh vực khác trong đời sống. Với
những vai trò to lớn cho sự nghiệp đổi mới ở VN hiện nay và trong tương lai, ngành luật là một
nghề nghiệp giàu triển vọng, có nhiều cơ hội phát triển và tương lai vô cùng rộng mở.
Câu 5: Để đáp ứng yêu cầu nghề luật người học cần trang bị những kiến thức, kỷ năng gì?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Khái niệm kiến thức: Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được
nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức khác nhau
nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn.
*Khái niệm kỹ năng: Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực
hiện một cái gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn, v.v.
*Những kiến thức, kỹ năng cần trang bị là:
- Về bằng cấp
Ứng cử viên phải có bằng cử nhân luật hoặc cử nhân luật chuyên ngành được cấp bởi các cơ sở
giáo dục được phép đào tạo mã ngành luật hoặc luật chuyên ngành.
Việc có bằng luật là “chứng thư” xác nhận kiến thức luật pháp của ứng cử viên để nhà tuyển
dụng có cơ sở xem xét năng lực của ứng cử viên có đáp ứng được yêu cầu của công việc theo vị
trí chức danh mà ứng cử viên muốn ứng tuyển hay không.
- Về kiến thức tin học và ngoại ngữ
Ứng cử viên ngoài bằng cấp chuyên môn còn cần có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ phù hợp với
yêu cầu của từng vị trí chức danh. Nhìn chung, yêu cầu về tin học và ngoại ngữ càng ngày càng
được chú ý bởi đòi hỏi từ thực tiễn. Với sự chuyển đổi số nhanh chóng, xã hội thay đổi từng
giây, mọi vấn đề cũng thay đổi theo32. Nếu như trước đây xã hội chỉ biết đến những phiên tòa
diễn ra trực tiếp tại phòng xét xử trong trụ sở của Tòa án, thì ngày nay xã hội không xa lạ với
những phiên xét xử online33. Nhiều công đoạn trong các quy trình công việc cần sử dụng kiến
thức tin học do đó các kiến thức tin học văn phòng, Excel và Powerpoint là hết sức cần thiết.
Bên cạnh tin học, kiến thức ngoại ngữ không kém phần quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, việc xử lý tài liệu nước ngoài, quan hệ với đối tác, các bên liên quan không cùng ngôn ngữ
6
ngày càng trở nên phổ biến. Một số vị trí công việc bắt buộc ứng cử viên phải thông thạo ngôn
ngữ nước ngoài nào đó.
- Các kỹ năng mềm:
Dù ở vị trí công việc nào thì nghề luật là nghề có sự tương tác cao với đối tác và các bên liên
quan, và vì thế ngoài kiến thức pháp luật, tin học và ngoại ngữ, các kỹ năng mềm không thể
thiếu được gồm:
+ Nhận thức xã hội: Ứng cử viên phải có kiến thức về những phát triển hiện tại trong doanh
nghiệp, địa phương, quốc gia và thế giới, đặc biệt là các vấn đề ảnh hưởng đến công việc ứng
tuyển. Người sử dụng lao động mong đợi ứng cử viên sẽ đem lại lợi ích cho đơn vị của mình, và
việc ứng cử viên có kiến thức xã hội hứa hẹn điều này hơn các ứng cử viên khác.
+ Khả năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản là quan trọng và nếu không
có những kỹ năng này, sẽ khó thực hiện nhiệm rát vụ một cách hiệu quả. Dù ở cương vị công
việc nào của nghề luật cũng cần một người tự tin khi giải quyết công việc trước khách hàng,
trước đối tác,... Khả năng viết cũng quan trọng không kém khi soạn thảo thư từ và các văn bản
pháp luật. Việc sử dụng thuần thúc ngôn ngữ kỹ thuật và pháp lý và có thể truyền đạt nó một
cách rõ ràng và ngắn gọn là hết sức cần thiết.
+ Kỹ năng làm việc nhóm: Dù trong vị trí công việc nào cũng đòi hỏi sự phối hợp ăn ý với đồng
đội. Khả năng làm việc như một phần của nhóm là một kỹ năng pháp lý cần thiết và cần phải có
khả năng giao dịch với mọi người ở mọi cấp độ của hệ thống phân cấp quản lý, từ khách hàng,
luật sư cho đến các công chức, nhân viên nhà nước.
+ Khả năng tổ chức và quản lý công việc: Nghiên cứu các quan điểm của - luật, soạn thảo các
văn bản pháp lý và hợp đồng, quản lý hồ sơ vụ án, gặp gỡ khách hàng, tham dự phiên tòa và kết
nối với các chuyên gia pháp lý,...Khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên và duy trì sự tập trung giữa các
ưu tiên là điều cần thiết và đó là lý do tại sao các kỹ năng tổ chức rất quan trọng đối với nghề
luật.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Nghề luật đòi hỏi việc áp dụng pháp luật chính xác, nhanh chóng
và thông minh để hoàn thành công việc. Để đạt được điều này sẽ cần sử dụng tư duy sáng tạo
và kỹ năng giải quyết vấn đề gần như hàng ngày đối với mọi vụ việc cụ thê.
Câu 6: Các phương pháp học luật hiệu quả?
*Khái niệm phương pháp học luật: Phương pháp học luật có thể hiểu là các cách thức, lộ trình
được sử dụng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu pháp luật, giúp người học định hướng
các vấn đề và đạt được hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kiến thức
pháp luật.
*Yêu cầu của phương pháp học luật: Học tập có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với cuộc đời
của mỗi con người. Người xưa luôn có câu: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ
chẳng thể làm được việc gì có ích cả. Sự thật cho thấy, trong suốt quá trình phát triển lịch sử,
7
nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức lớn. Tất cả những tri thức ấy luôn được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác qua nhiều hình thức khác nhau
như truyền miệng hay chữ viết. Để có thể tiếp thu được những tinh hoa, nguồn tri thức quý giá
đó, con người chỉ có thể học và học tập suốt đời.
Hiện nay, đào tạo Luật có rất nhiều chương trình đào tạo đa dạng như đào tạo trực tuyến, đào
tạo tín chỉ,...
Chương trình đào tạo đa dạng nhưng đều phải đảm bảo các mục tiêu chung là phải có kiến
thức, tư duy pháp luật nền tảng, có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp phù hợp để có thể nghiên cứu, xây dựng, thi hành pháp luật tại các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước,
có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
Chính vì vậy, tuỳ theo từng chương trình đào tạo sẽ phải có các phương pháp học luật phù hợp
đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học thì người học mới có thể đạt được các mục tiêu đề
ra cũng như đạt được kết quả cao trong quá trình học tập và nghiên cứu pháp luật.
*Các phương pháp học Luật:
- Phương pháp tự học
- Phương pháp ôn tập
- Phương pháp lắng nghe, ghi chép
- Phương pháp tương tác với giảng viên
- Phương pháp xử lý tình huống
- Phương pháp làm việc nhóm
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thi, kiểm tra
- Phương pháp viết bài tiểu luận
Câu 7: Để làm bài thi hiệu quả thì người học cần chú trọng những gì ?
*Để làm bài thi hiệu quả thì người học cần:
- Phân bố thời gian trong suốt quá trình học một các hợp lí.
- Trong quá trình học phải luôn ghi chép đầy đủ, học và nghiên cứu kỹ bài học sau khi học
xong một bài học nào đó.
- Phải luôn giữ sức khỏe tốt, để đảm bảo tiếp thu bài học một cách tốt nhất và tối ưu nhất.
- Khi làm bài thi cần thoải mái đầu óc, không nên hồi hộp, tâm trạng phải luôn ổn định để có
một bài thi tốt nhất có thể.
- Phải lập kế hoạch ôn thi kỹ càng để nắm vững các kiến thức có thể xuất hiện trong bài thi.
- Đầu tư thời gian phù hợp cho từng loại câu hỏi.
-
8
Câu 8: Hãy xây dựng kế hoạch làm việc nhóm để thực hiện bài thảo luận?
Stt Nội dung
cv
Yêu cầu cv Kết quả
hướng tới
Thời gian Người
thực hiện
Câu 9: Làm sao để có 1 buổi thuyết trình hiệu quả ( cbi nội dung, soạn bài, tập luyên, thuyết
trình thì tự tin, tương tác với mng,.. )
*Để có một buổi thuyết trình hiệu quả cần:
- Phải chuẩn bị nội dung thuyết trình một cách kỹ càng,
- Phải tập luyện kỹ trước buổi thuyết trình chính thức.
- Khi thuyết trình phải tập trung vào trọng tâm mà người nghe cần biết ( tập trung vào nội
dung chính của buổi thuyết trình ).
- Khi thuyết trình phải hạn chế thông tin viết ra, thay vào đó có thể là hình ảnh,...
- Khi thuyết trình phải tương tác với người nghe.
- Khi thuyết trình phải phối hợp cử chỉ, ánh mắt, nụ cười và ngôn ngữ cơ thể để mọi người
chú ý và thoải mái hơn.
Câu 10: Hãy chọn 1 nghề trong hệ thống nghề luật mà bạn yêu thích, từ đó xây dựng kế hoạch
học tập ngoại khóa, thức tập và tham các hdong khác để hướng đến nghề nghiệp đã chọn?
- Nghề mà em yêu thích là Luật sư.
- Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm nhất
Thông thường, trong quãng thời gian năm nhất sinh viên sẽ ít cảm giác “chìm” trong giáo
trình, kiến thức chuyên ngành. Thay vào đó, năm nhất sinh viên sẽ học các học phần đại cương
hay lý thuyết hàn lâm.
Bởi vậy, năm nhất khoảng thời gian tưởng để bản thân em học tập một ngoại ngữ mới,
trau dồi thêm các kỹ năng mềm, mở rộng các mối quan hệ thông qua việc đi làm thêm hay các
câu lạc bộ.
- Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm hai
Khi bạn lên sinh viên năm hai, em đã cơ bản thích nghi với cuộc sống đại học. Các mối quan hệ,
kỹ năng được cải thiện, lúc này nhiều thời gian để định hướng trong những năm học tiếp
theo.
Trong năm hai này, em có thể xây dựng kế hoạch học tập với các mục tiêu như:
9
Thi chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC, IELTS, TOEFL, v.v.
Trau dồi các kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng tin học văn phòng,kỹ năng soạn thảo văn
bản pháp luật, v.v.
- Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm ba
Trong năm học thứ ba, các sinh viên bắt đầu học vào chuyên ngành. Lúc này, việc tăng tốc
thúc đẩy bản thân không ngừng cố gắng và nỗ lực là hết sức cần thiết. Bản thân em cần đặt ra
những mục tiêu rõ ràng cho bản thân về nghề Luật sư.
Các kế hoạch học tập hai năm trước sẽtiền đề để bạn xây dựng mục tiêu trong năm học thứ
ba. Những mối quan hệ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bạn trau dồi được trong những năm
trước sẽ bước đà để em tìm kiếm hội thực tập Luậtđể giúp định vị bản thân tăng
thêm thu nhập.
- Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm tư
Là sinh viên năm cuối, chuẩn bị kết thúc quãng thời gian sinh viên. Trong năm học cuối này, em
sẽ vùi mình vào các hoạt động thực tập, làm khóa luận. phải cố gắng hoàn thành tốt
nghiệp đúng hạn.
- Khoảng thời gian tiếp theo: em sẽ xin việc vào các văn phong Luật để được thực tập và làm
việc.
10
| 1/10

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ LUẬT
Câu 1: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nghề luật ?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. *Các đặc trưng: -
Thứ nhất, đây là nghề có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hướng tới mục đích là
bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của Nhà nước của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân, giáo dục công dân trung thành với
Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Những người
hành nghề luật có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện hoạt động hướng đến mục
đích chung như trên. Và mỗi chức danh tư pháp lại có những mục đích cụ thể khác nhau. Ví
dụ như luật sư tiến hành những hoạt động của mình nhằm mục đích cụ thể là bảo vệ lợi ích
khách hàng thông qua đó có vai trò giám sát phản biện cho hoạt động của các cơ quan nhà
nước đồng thời hướng dẫn thực hiện pháp luật, đưa những ý kiến pháp lý giúp khách hàng
tiến hành công việc đúng luật và đạt hiệu quả cao nhất. -
Thứ hai, Nghề luật hoạt động trong khuôn khổ luật định: Những người hành nghề luật luôn
phải đặt hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Nghề luật là một trong những
nghề có sự hạn chế cao trong hoạt động nghề nghiệp. Cụ thể là ngoài việc tuân thủ đầy đủ
pháp luật chung như luật Hiến pháp, luật dân sự..., còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy
định nghiêm ngặt của pháp luật về ngành nghề mà mình tham gia. Có thể hiểu nghề luật lấy
các quy định pháp luật là công cụ sử dụng để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh
trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật hoạt động dựa trên pháp luật và quy chế
trách nhiệm nghề nghiệp. Vì vậy những người hoạt động nghề luật phải có những phẩm
chất cần thiết cho quá trình hành nghề của mình như: yêu công lý, công bằng, khách quan,
trung thực ...và các kĩ năng chuyên môn như khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng đánh
giá. Ví dụ đối với một luật sư ngoài việc đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn đào tạo, tập sự
và điều kiện hành nghề của Luật Luật sư thì trong từng hoạt động của mình còn phải tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật ở mỗi hoạt động như trong hoạt động tại phiên
tòa thì phải tuân theo luật Tố tụng, nếu tham gia vào vụ án từ giai đoạn điều tra thì phải
tuân thủ pháp lệnh điều tra hình sự... Đây cũng là điểm khác biệt của khuôn khổ hành nghề
của các nhà luật của nước ta so với các nước tư bản trên Thế Giới; Ở Việt Nam dù bào chữa
như thế nào luật sư cũng không được vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật luôn phải tôn trọng
pháp luật luôn phải tôn trọng sự thật khách quan, nhưng ở những nước tư bản thì luật sư 1
có thể bào chữa một cách vô tư làm sao có lợi cho thân chủ của mình kể cả việc biện hộ đổi
trắng thành đen miễn là có căn cứ không trái pháp luật. -
Thứ ba, tính bất khả kiêm nhiệm trong công việc: Điều này có nghĩa là một cá nhân không
thể đồng thời làm hai chức danh hoặc làm hai vị trí nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống
nghề luật. Một người khi đang là Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán thì không thể được làm luật
sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại. Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền
thay đổi hoạt động hành nghề của mình. Ví dụ cụ thể Điều 10 luật Luật sư 2006 quy định
Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư một trong những trường hợp bị thu hồi
Chứng chỉ hành nghề luật sư là: cán bộ, công chức, viên chức. điều này có nghĩa là khi họ trở
thành các chức danh tư pháp trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì không được làm luật sư... -
Thứ tư, sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết những vấn
đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật hoạt động dựa trên pháp
luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được gọi là quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Mỗi
vị trí chức danh hành nghề luật khác nhau, pháp luật được sử dụng, áp dụng trong hoạt
động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau. Đối với thẩm phán, pháp luật được sử dụng để
xác định tính đúng/sai của tranh chấp, có tội hay không có tội. Đối với luật sư, Công chứng
viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng “hành lang pháp lý” dành cho
mình. Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau đòi hỏi phải có các kỹ năng khác nhau, có các
kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật.
Câu 2: Phân tích vị trí và vai trò của nghề luật trong xã hội ?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Vị trí và vai trò: -
Nghề luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện nay. Nghề luật có sứ mệnh trong
việc bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, là căn cứ để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp. -
Trong những năm gần đây những những người hành nghề luật cũng như các hoạt động lập
pháp trong lĩnh vực này đã đạt được những thành quả tích cực. Với điều kiện về tình hình
hội nhập kinh tế quốc tế cùng với toàn cầu hoá thì người hoạt động trong lĩnh vực hành
nghề luật đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp
đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực
mới mẻ như đầu tư nước ngoài... -
Ở nước ta hiện nay thì nghề luật đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của
mình đối với sự phát triển của xã hội. 2 -
Để góp phần tạo nên nét văn hóa của những người hành nghề luật thì mỗi người cần phải
có những nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa và phong cách văn hóa của nghề luật. Những
người hành nghề luật cần có trách nghiệm trong việc phát huy và duy trì được những điểm
sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với
mọi người, với đồng nghiệp. Nghề luật có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội cũng như là
đối với mỗi người dân trong xã hội. -
Trong thời đại hiện nay các quyền của con người ngày càng được pháp luật và nhà nước tôn
trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề luật có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ
quyền lợi của người dân. -
Đảm bảo cho những công bằng xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách
công bằng, công khai và minh bạch tạo sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật và hệ
thống chính trị của nhà nước. -
Mọi hoạt động hành nghề luật đều hướng tới bảo vệ công lý, hướng tới t việc bảo vệ pháp
luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. -
Như vậy có thể thấy được rằng nghề luật có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. -
Nghề luật luôn có một vị trí xã hội đáng kính trọng trong suốt lịch sử nhân loại. Trên thế giới
rất nhiều chính trị gia danh tiếng xuất phát điểm là những người tốt nghiệp ngành luật, là
những luật sư nổi tiếng trong xã hội và được tôn trọng.
Câu 3: Yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nghề luật?
*Khái niệm đạo đức nghề luật: Đạo đức nghề luật là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đức nhằm điều chỉnh, kiểm soát, đánh giá và định hướng hành vi của những người làm
nghề luật (thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên và các chức danh khác).
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Các đạo đức chuẩn mực nghề luật: -
Người làm nghề luật phải có phẩm chất đạo của một công dân trong xã hội.
Trong xã hội, làm nghề gì cũng cần cái đức, cái tâm, cần những quy tắc ứng xử, đặc biệt là
những quy tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan đến pháp luật như thẩm phán, kiểm sát viên, luật
sư, công chứng viên – những nghề nghiệp được ví như nắm trong tay sinh mệnh chính trị của
người khác... Một khi họ không nằm lòng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình thì việc
“sảy chân” là hoàn toàn dễ hiểu. Do đó khi xem xét chuẩn Đạo đức nghề luật cần có sự đánh
giá, so sánh ở các vị trí công việc khác nhau trong hệ thống tư pháp. 3
Những phẩm chất đó có thể là tính trung thực, lòng dũng cảm, tính công bằng, khách quan và tính nhân bản...
Bản lĩnh nghề nghiệp. Bản lĩnh là sự kiên định, là sự quyết đoán. Bản lĩnh còn là khả năng hướng
tới cái đúng, cái công bằng và cái hoàn thiện. Bản lĩnh nghề nghiệp của người hành nghề luật là
một tố chất không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Do điều kiện
hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật gắn liền với tính độc lập, tính tự quyết, khả
năng phán quyết mọi vấn đề trên cơ sở phân tích pháp luật và niềm tin nội tâm. Bản lĩnh nghề
nghiệp của người hành nghề luật được hình thành, xây dựng, củng cố và phát triển trên cơ sở
của tính tự tin, thái độ cương quyết, tinh thần độc lập và thái độ khách quan, tôn trọng sự công
bằng, không thiên lệch, vô tư, trong sáng, không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc
những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Như vậy bản lĩnh cùng phải được hình
thành và phát triển trên cơ sở một sự hiểu biết sâu sắc về công việc của mình đang làm. Bản
lĩnh sẽ không có đất tồn tại và phát triển nếu như người hành nghề luật không được đào tạo,
bồi dưỡng; bản thân người hành nghề luật không có ý thức chú trọng tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của mình.
- Tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trách nhiệm hay nghĩa vụ là
một khái niệm mang màu sắc pháp lý. Tuy vậy nó là một tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Nếu
ở phương diện luật học, người ta nói nghĩa vụ đi đôi với quyền thì ở phương diện đạo đức.
người ta đề cao tinh thần trách nhiệm mà không gắn với quyền lợi.
Như vậy, trách nhiệm của người hành nghề luật được hiểu là thái độ tự tin vào công việc hàng
ngày của mình và ý thức bảo đảm cho những gì mình thực hiện là đúng đắn. Nói một người
hành nghề luật có trách nhiệm có nghĩa là người hành nghề luật đó ý thức được công việc mình
làm, dám chịu trách nhiệm về các hành vi của mình và điều quan trọng là tự giác thực hiện các
công việc được giao theo đúng lương tâm. Nếu một người hành nghề luật có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm thì
không thể nói đó là một người hành nghề luật có đạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm nghề
nghiệp của người hành nghề luật thể hiện sự tận tuỵ trong công việc, sự chu đáo, cẩn trọng khi thực hiện các hành vi.
- Tình thương yêu con người, nghề luật hướng tới một nhóm đối tượng người cụ thể, đó là
những người “vướng vào vòng lao lý”, những người mà số phận pháp lý của họ do những người
làm nghề luật quyết định trong phạm vi thẩm quyền, đó có thể là nạn nhân của tội phạm, nạn
nhân của những sai lầm trong nhận thức của bản thân hoặc là nạn nhân của gia đình, của điều
kiện, hoàn cảnh sống không được trọn vẹn. Vì vậy, người làm nghề luật phải hướng tới mục tiêu
cứu giúp con người, giúp con người nhận ra sai lầm và tạo cho họ những cơ hội để giáo dục cải
tạo, đề sửa chữa, khắc phục sai lầm. Dù như thế nào là yêu thương con người, như thế nào là
nhân đạo, nhân đạo với ai, nhân đạo ở mức độ nào luôn là những vấn đề có nhiều ý kiến tranh
luận nhưng nếu người làm nghề luật không có tình yêu thương con người thì không thể là
người có đạo đức nghề luật. 4
Có rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau giữa những người làm nghề luật, mỗi lĩnh vực
nghề luật lại có những đặc thù khác nhau, những yêu cầu khác nhau dẫn tới những quy phạm
đạo đức nghề nghiệp đặc thù. Những thành tố đạo đức của những người thuộc các lĩnh vực
khác nhau của nghề luật tạo thành đạo đức nghề luật. Ví dụ, đối với thẩm phán, việc tạo cho
bản thân tính độc lập, trung lập vô tư là đòi hỏi quan trọng đối với đạo đức nghề nghiệp thẩm
phán, tính độc lập thể hiện ở: Độc lập dựa trên cơ sở đánh giá của mình về các tình tiết của vụ
án chỉ dựa vào pháp luật, không bị ảnh hưởng, tác động của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào và vì
bất cứ lý do gì; Độc lập trong các mối quan hệ xã hội có liên quan đến giải quyết vụ án và độc
lập với các bên trong vụ án mình xét xử; Độc lập trong xét xử nhưng không tùy tiện mà thẩm
phán phải triệt để tuân theo các quy định của pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở duy nhất để
đưa ra các phán quyết. Rèn luyện tính độc lập trong việc trau dồi đào tạo nghề nghiệp thẩm
phán là đặc đặc thù công việc xét xử quyết định. tin Trong khi đó, đối với kiểm sát viên tinh thần
kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa lại là đòi hỏi hàng đầu đối với đạo đức nghề nghiệp
kiểm sát, tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện ở: Yêu cầu kiểm sát
viên phải kiên quyết đấu tranh với tội phạm, quyết định truy tố và bảo vệ quyết định truy tố,
kiên quyết khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn và đề ra yêu cầu điều tra
trong những trường hợp cần thiết; Kiên quyết đấu tranh với những vi phạm của các cơ quan tố
tụng và các chủ thể khác vi phạm pháp luật; Kiên quyết đấu tranh với bản thân, với đồng
nghiệp, với thủ trưởng nếu ngay cả trong nội bộ có những hiện tượng tiêu cực hoặc thỏa hiệp
với tiêu cực; Kiểm sát viên phải có các quyết định tố tụng khẩn trương, kịp thời, đúng thời
điểm, đúng thời hạn tố tụng nhưng không thiếu cẩn trọng. Đối với đạo đức nghề nghiệp luật sư,
việc tận tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, của khách hàng lại là yêu cầu hàng
đầu đối với quá trình rèn luyện đạo đức nghề luật. Như vậy, với nền tảng đạo đức xã hội và
những mẫu số chung của đạo đức nghề luật, sự khác biệt và đa dạng của mồi loại hình, lĩnh vực
đạo đức nghề nghiệp của tất cả những người làm nghề luật tạo nên đạo đức nghề luật.
Câu 4: Đánh giá cơ hội nghề luật ở Vnam hiện nay và trong tương lai?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Đánh giá cơ hội nghề luật ở VN hiện nay và tương lai: Hiện nay và cả trong tương lai, ngành
luật luôn là một ngành “ khát “ nhân sự. Bởi lẽ, Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế,
nền kinh tế mở cửa sâu rộng, xu thế toàn cầu hóa đã và đang du nhập VN một cách mạnh mẽ.
Theo báo cáo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, trong năm 2020, đất nước cần khoảng
13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra
viên thi hành án dân sự và thừa phát lại... Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay mỗi năm nước ta chỉ
đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân luật. Vì thế ngành luật hiện nay đang vô cùng thiếu
nhân lực. Hiện nay và tương lai, pháp luật ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội, 5
từ việc mua bán tài sản đến việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh, tranh chấp. Am hiểu và
vận dụng pháp luật vào đời sống là một việc không hề đơn giản với tất cả mọi người bởi luật
pháp là một lĩnh vực chuyên ngành không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, mọi
hoạt động của một xã hội văn minh, hội nhập đều được quản lí trong khuôn khổ luật lệ nhất
định nên Luật có thể xem là ngành học nền tảng cho các lĩnh vực khác trong đời sống. Với
những vai trò to lớn cho sự nghiệp đổi mới ở VN hiện nay và trong tương lai, ngành luật là một
nghề nghiệp giàu triển vọng, có nhiều cơ hội phát triển và tương lai vô cùng rộng mở.
Câu 5: Để đáp ứng yêu cầu nghề luật người học cần trang bị những kiến thức, kỷ năng gì?
*Khái niệm nghề luật: Nghề luật là một nghề, mà ở đó, những người hành nghề lấy pháp luật
làm “công cụ” thực hiện các hoạt động pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo pháp chế và
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Khái niệm kiến thức: Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được
nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức khác nhau
nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn.
*Khái niệm kỹ năng: Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực
hiện một cái gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn, v.v.
*Những kiến thức, kỹ năng cần trang bị là: - Về bằng cấp
Ứng cử viên phải có bằng cử nhân luật hoặc cử nhân luật chuyên ngành được cấp bởi các cơ sở
giáo dục được phép đào tạo mã ngành luật hoặc luật chuyên ngành.
Việc có bằng luật là “chứng thư” xác nhận kiến thức luật pháp của ứng cử viên để nhà tuyển
dụng có cơ sở xem xét năng lực của ứng cử viên có đáp ứng được yêu cầu của công việc theo vị
trí chức danh mà ứng cử viên muốn ứng tuyển hay không. -
Về kiến thức tin học và ngoại ngữ
Ứng cử viên ngoài bằng cấp chuyên môn còn cần có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ phù hợp với
yêu cầu của từng vị trí chức danh. Nhìn chung, yêu cầu về tin học và ngoại ngữ càng ngày càng
được chú ý bởi đòi hỏi từ thực tiễn. Với sự chuyển đổi số nhanh chóng, xã hội thay đổi từng
giây, mọi vấn đề cũng thay đổi theo32. Nếu như trước đây xã hội chỉ biết đến những phiên tòa
diễn ra trực tiếp tại phòng xét xử trong trụ sở của Tòa án, thì ngày nay xã hội không xa lạ với
những phiên xét xử online33. Nhiều công đoạn trong các quy trình công việc cần sử dụng kiến
thức tin học do đó các kiến thức tin học văn phòng, Excel và Powerpoint là hết sức cần thiết.
Bên cạnh tin học, kiến thức ngoại ngữ không kém phần quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, việc xử lý tài liệu nước ngoài, quan hệ với đối tác, các bên liên quan không cùng ngôn ngữ 6
ngày càng trở nên phổ biến. Một số vị trí công việc bắt buộc ứng cử viên phải thông thạo ngôn
ngữ nước ngoài nào đó. - Các kỹ năng mềm:
Dù ở vị trí công việc nào thì nghề luật là nghề có sự tương tác cao với đối tác và các bên liên
quan, và vì thế ngoài kiến thức pháp luật, tin học và ngoại ngữ, các kỹ năng mềm không thể thiếu được gồm:
+ Nhận thức xã hội: Ứng cử viên phải có kiến thức về những phát triển hiện tại trong doanh
nghiệp, địa phương, quốc gia và thế giới, đặc biệt là các vấn đề ảnh hưởng đến công việc ứng
tuyển. Người sử dụng lao động mong đợi ứng cử viên sẽ đem lại lợi ích cho đơn vị của mình, và
việc ứng cử viên có kiến thức xã hội hứa hẹn điều này hơn các ứng cử viên khác.
+ Khả năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản là quan trọng và nếu không
có những kỹ năng này, sẽ khó thực hiện nhiệm rát vụ một cách hiệu quả. Dù ở cương vị công
việc nào của nghề luật cũng cần một người tự tin khi giải quyết công việc trước khách hàng,
trước đối tác,... Khả năng viết cũng quan trọng không kém khi soạn thảo thư từ và các văn bản
pháp luật. Việc sử dụng thuần thúc ngôn ngữ kỹ thuật và pháp lý và có thể truyền đạt nó một
cách rõ ràng và ngắn gọn là hết sức cần thiết.
+ Kỹ năng làm việc nhóm: Dù trong vị trí công việc nào cũng đòi hỏi sự phối hợp ăn ý với đồng
đội. Khả năng làm việc như một phần của nhóm là một kỹ năng pháp lý cần thiết và cần phải có
khả năng giao dịch với mọi người ở mọi cấp độ của hệ thống phân cấp quản lý, từ khách hàng,
luật sư cho đến các công chức, nhân viên nhà nước.
+ Khả năng tổ chức và quản lý công việc: Nghiên cứu các quan điểm của - luật, soạn thảo các
văn bản pháp lý và hợp đồng, quản lý hồ sơ vụ án, gặp gỡ khách hàng, tham dự phiên tòa và kết
nối với các chuyên gia pháp lý,...Khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên và duy trì sự tập trung giữa các
ưu tiên là điều cần thiết và đó là lý do tại sao các kỹ năng tổ chức rất quan trọng đối với nghề luật.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Nghề luật đòi hỏi việc áp dụng pháp luật chính xác, nhanh chóng
và thông minh để hoàn thành công việc. Để đạt được điều này sẽ cần sử dụng tư duy sáng tạo
và kỹ năng giải quyết vấn đề gần như hàng ngày đối với mọi vụ việc cụ thê.
Câu 6: Các phương pháp học luật hiệu quả?
*Khái niệm phương pháp học luật: Phương pháp học luật có thể hiểu là các cách thức, lộ trình
được sử dụng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu pháp luật, giúp người học định hướng
các vấn đề và đạt được hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật.
*Yêu cầu của phương pháp học luật: Học tập có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với cuộc đời
của mỗi con người. Người xưa luôn có câu: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ
chẳng thể làm được việc gì có ích cả. Sự thật cho thấy, trong suốt quá trình phát triển lịch sử, 7
nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức lớn. Tất cả những tri thức ấy luôn được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác qua nhiều hình thức khác nhau
như truyền miệng hay chữ viết. Để có thể tiếp thu được những tinh hoa, nguồn tri thức quý giá
đó, con người chỉ có thể học và học tập suốt đời.
Hiện nay, đào tạo Luật có rất nhiều chương trình đào tạo đa dạng như đào tạo trực tuyến, đào tạo tín chỉ,...
Chương trình đào tạo đa dạng nhưng đều phải đảm bảo các mục tiêu chung là phải có kiến
thức, tư duy pháp luật nền tảng, có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp phù hợp để có thể nghiên cứu, xây dựng, thi hành pháp luật tại các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước,
có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
Chính vì vậy, tuỳ theo từng chương trình đào tạo sẽ phải có các phương pháp học luật phù hợp
đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học thì người học mới có thể đạt được các mục tiêu đề
ra cũng như đạt được kết quả cao trong quá trình học tập và nghiên cứu pháp luật.
*Các phương pháp học Luật: - Phương pháp tự học - Phương pháp ôn tập -
Phương pháp lắng nghe, ghi chép -
Phương pháp tương tác với giảng viên -
Phương pháp xử lý tình huống -
Phương pháp làm việc nhóm -
Phương pháp thu thập tài liệu - Phương pháp thi, kiểm tra -
Phương pháp viết bài tiểu luận
Câu 7: Để làm bài thi hiệu quả thì người học cần chú trọng những gì ?
*Để làm bài thi hiệu quả thì người học cần: -
Phân bố thời gian trong suốt quá trình học một các hợp lí. -
Trong quá trình học phải luôn ghi chép đầy đủ, học và nghiên cứu kỹ bài học sau khi học
xong một bài học nào đó. -
Phải luôn giữ sức khỏe tốt, để đảm bảo tiếp thu bài học một cách tốt nhất và tối ưu nhất. -
Khi làm bài thi cần thoải mái đầu óc, không nên hồi hộp, tâm trạng phải luôn ổn định để có
một bài thi tốt nhất có thể. -
Phải lập kế hoạch ôn thi kỹ càng để nắm vững các kiến thức có thể xuất hiện trong bài thi. -
Đầu tư thời gian phù hợp cho từng loại câu hỏi. - 8
Câu 8: Hãy xây dựng kế hoạch làm việc nhóm để thực hiện bài thảo luận? Stt Nội dung Yêu cầu cv Kết quả Thời gian Người cv hướng tới thực hiện
Câu 9: Làm sao để có 1 buổi thuyết trình hiệu quả ( cbi nội dung, soạn bài, tập luyên, thuyết
trình thì tự tin, tương tác với mng,.. )

*Để có một buổi thuyết trình hiệu quả cần: -
Phải chuẩn bị nội dung thuyết trình một cách kỹ càng, -
Phải tập luyện kỹ trước buổi thuyết trình chính thức. -
Khi thuyết trình phải tập trung vào trọng tâm mà người nghe cần biết ( tập trung vào nội
dung chính của buổi thuyết trình ). -
Khi thuyết trình phải hạn chế thông tin viết ra, thay vào đó có thể là hình ảnh,... -
Khi thuyết trình phải tương tác với người nghe. -
Khi thuyết trình phải phối hợp cử chỉ, ánh mắt, nụ cười và ngôn ngữ cơ thể để mọi người chú ý và thoải mái hơn.
Câu 10: Hãy chọn 1 nghề trong hệ thống nghề luật mà bạn yêu thích, từ đó xây dựng kế hoạch
học tập ngoại khóa, thức tập và tham các hdong khác để hướng đến nghề nghiệp đã chọn?
-
Nghề mà em yêu thích là Luật sư. -
Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm nhất
Thông thường, trong quãng thời gian năm nhất sinh viên sẽ ít có cảm giác “chìm” trong giáo
trình, kiến thức chuyên ngành. Thay vào đó, năm nhất sinh viên sẽ học các học phần đại cương hay lý thuyết hàn lâm.
Bởi vậy, năm nhất là khoảng thời gian lý tưởng để bản thân em học tập một ngoại ngữ mới,
trau dồi thêm các kỹ năng mềm, mở rộng các mối quan hệ thông qua việc đi làm thêm hay các câu lạc bộ. -
Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm hai
Khi bạn lên sinh viên năm hai, em đã cơ bản thích nghi với cuộc sống đại học. Các mối quan hệ,
kỹ năng được cải thiện, lúc này có nhiều thời gian để định hướng trong những năm học tiếp theo.
Trong năm hai này, em có thể xây dựng kế hoạch học tập với các mục tiêu như: 9
Thi chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC, IELTS, TOEFL, v.v.
Trau dồi các kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng tin học văn phòng,kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật, v.v. -
Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm ba
Trong năm học thứ ba, các sinh viên bắt đầu học vào chuyên ngành. Lúc này, việc tăng tốc và
thúc đẩy bản thân không ngừng cố gắng và nỗ lực là hết sức cần thiết. Bản thân em cần đặt ra
những mục tiêu rõ ràng cho bản thân về nghề Luật sư.
Các kế hoạch học tập hai năm trước sẽ là tiền đề để bạn xây dựng mục tiêu trong năm học thứ
ba. Những mối quan hệ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bạn trau dồi được trong những năm
trước sẽ là bước đà để em tìm kiếm cơ hội thực tập Luật sư để giúp định vị bản thân và tăng thêm thu nhập. -
Cách xây dựng kế hoạch học tập khi là sinh viên năm tư
Là sinh viên năm cuối, chuẩn bị kết thúc quãng thời gian sinh viên. Trong năm học cuối này, em
sẽ vùi mình vào các hoạt động thực tập, làm khóa luận. Và phải cố gắng hoàn thành và tốt nghiệp đúng hạn. -
Khoảng thời gian tiếp theo: em sẽ xin việc vào các văn phong Luật để được thực tập và làm việc. 10