Đề cương Kinh tế chính trị final | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh
Đề cương Kinh tế chính trị final | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (SS008)
Trường: Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN KTCT MÁC – LÊNIN Thời lượng: 2 TC
(Dùng cho sinh viên toàn trường)
Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học
1) Đối tượng nghiên cứu
Cấp độ 1: Đối tượng nghiên cứu của môn KTCT là gì?
(nếu là nêu thì chỉ nêu thôi)
● Theo nghĩa hẹp, đối tượng nghiên cứu của KTCT là nghiên
cứu quan hệ sản xuất trong 1 phương thức sản xuất nhất định.
● Theo nghĩa rộng, đối tượng nghiên cứu của KTCT là
nghiên cứu quan hệ sản xuất nhưng không đặt nó trong
trạng thái cô lập, mà đặt nó trong quá trình tái sản xuất,
nghĩa là đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại giữa
LLSX và KTTT tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.
Cấp độ 2: Nếu yêu cầu là phân tích (đầu tiên nêu, sau đó phân tích 3 khái niệm)
SAU KHI NÊU THÌ TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH ĐỒNG THỜI
- Quan hệ sản xuất: là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất
giữa người với người trong quá trình sản xuất.VD: quan hệ sở
hữu, tổ chức quản lý, phân phối,...
- Quá trình tái sản xuất: là quá trình đi theo trình tự sản xuất
– phân phối – trao đổi – tiêu dùng.
=> Nghiên cứu QHSX không thể xem xét trong một khâu tách
rời, mà cần xem xét một cách biện chứng trong tất cả 4 khâu
nói trên của quá trình tái sản xuất.
- Lực lượng sản xuất: là những yếu tố vật chất và tinh thần
tạo ra sức mạnh cho con người cải biến thế giới tự nhiên. Đó là
người lao động, là tư liệu sản xuất.
- Kiến trúc thượng tầng: là những ý thức xã hội được thể hiện
thông qua các thiết chế xã hội tương ứng.
=> Nghiên cứu QHSX không thể đặt trong trạng thái cô lập
mà cần xem xét chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với trình độ
phát triển của LLSX và KTTT tương ứng.
2) Phương pháp nghiên cứu
Cấp độ 1: Phương pháp nghiên cứu? (nêu có bao nhiêu nêu
hết ra: trừu tượng hóa, phân tích tổng hợp, logic lịch sử)
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp trừu tượng hóa
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp logic kết hợp với lịch sử
Cấp độ 2: Giải thích vì sao phương pháp trừu tượng hóa
khoa học là phương pháp nghiên cứu điển hình? (Khái
niệm, đặc điểm của phương pháp.) Vì:
- Đặc điểm của phương pháp trừu tượng hóa:
+ Là phương pháp được tiến hành bằng cách gạt bỏ những
yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tượng tạm thời, gián tiếp để
tìm ra được những dấu hiệu bền vững, ổn định, trực tiếp
của đối tượng nghiên cứu. Từ đó nắm được bản chất, khái quát
thành các phạm trù, khái niệm và phát hiện được quy luật
chi phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu.
- Đặc điểm của môn KTCT phù hợp với PP trừu tượng hóa:
+ Các nghiên cứu của KTCT không thể được thực hiện trong
phòng thí nghiệm, không thể dùng các thiết bị kỹ thuật như
trong nghiên cứu KHTN nên phương pháp TTH là phù hợp.
+ Mặt khác, quan hệ sản xuất cùng những quá trình kinh tế
phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên PP
này sẽ giúp cho việc nghiên cứu đơn giản và nhanh chóng tiếp
cận được bản chất hơn. Ví dụ:
Để nghiên cứu tìm ra bản chất quan hệ lợi ích kinh tế giữa
người lao động và người sử dụng lao động.
Có thể gạt bỏ các yếu tố tình cảm cá nhân giữa hai chủ thể này.
Không thể gạt bỏ lợi ích kinh tế mà mỗi chủ thể sẽ nhận được
trong mối quan hệ đó. Nếu gạt bỏ yếu tố lợi ích sẽ làm thay đổi
bản chất, khiến cho quan hệ đó không còn là quan hệ lợi ích kinh tế.
Chương 2: - Lý luận của Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa: + SXHH: Khái niệm: 2 Điều kiện ra đời:
Nêu thế nào là sản xuất hh, điều kiện? (Cấp độ 1) (nêu là chỉ
nêu thôi, nếu phân tích thì mất thời gian)
Cấp độ 3: Phân tích hai điều kiện ra đời: nêu khái niệm, đặc điểm, nêu ví dụ
Cấp độ 2: vì sao để nền sxhh ra đời phải có hai điều kiện? Nếu
chỉ có điều kiện 1 thì nền sxhh chưa xuất hiện vì từ công xã
nguyên thủy đã có rồi. Nếu chỉ có điều kiện 2 thì vẫn chưa có nền sxhh vì sao?
Cấp độ 4: liên hệ với nền kinh tế ở VN + HH:
- Khái niệm: Hàng hóa chỉ là hàng hóa khi nào. Hàng hoá có hai dạng.
Cấp 1: nêu, hàng hóa là gì, có mấy thuộc tính
Cấp 2: Phân tích, nêu, phân tích, giá trị sử dụng, giá trị, mối
quan hệ giữa hai thuộc tính. - Tính 2 mặt của LDSXHH
- Hai thuộc tính của HH, mối quan hệ Tính hai mặt (nêu) Phân tích tính hai mặt
Giải thích vì sao hh có hai thuộc tính? Vì lao động của người
sshh có tính hai mặt, mặt thứ nhất tạo ra giá trị sử dụng, mặt thứ hai tạo ra giá trị
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị Cấp độ 1: nêu
Cấp độ 3: so sánh năng suất lao động và cường độ lao động.
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, vì sao tăng năng suất mà
không tăng cường độ. (trl” năng suất lao động là gì? Tăng năng
suất điều gì sẽ xảy ra)
Cấp độ 4: rút ra ý nghĩa với doanh nghiệp, với bản thân trong mua hàng
- Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường
+ Quy luật giá trị (vị trí vai trò, nội dung và yêu cầu, tác động)
Cấp 1: nêu các tác động (chỉ 3 gạch đầu dòng)
Cấp 2: vì sao đây là quy luật kinh tế cơ bản
Phân tích quy luật, phân tích 3 tác động
Cấp 4: liên hệ với doanh nghiệp: ứng dụng phát triển lực lượng sản xuất
Chương 3: Lý luận của Mác về giá trị thặng dư - HH sức lao động
Khái niệm, hai điều kiện, hai thuộc tính Cấp độ 1: nêu
Cấp độ 3: vì sao hh sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Bám vào
hai thuộc tính của hàng hóa, giá trị và giá trị sử dụng khác gì
với hàng hóa thông thường.
Cấp 4: ý nghĩa đối với nền kinh tế: vấn đề nguồn nhân lực
- Các PPSX giá trị thặng dư: PP tuyệt đối và PP tương đối
Cấp 1: nêu, thế nào là PPSXTD tương đối, tuyệt đối
Cấp 2: phân tích: nêu khái niệm, vẽ sơ đồ, phương pháp áp dụng
Cấp 3: so sánh m tuyệt đối với m tương đối, so sánh m tuyệt đối với m siêu ngạch
Cấp 3: vì sao giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của tương đối
Vì sao giai đoạn sau của cntb lại sd ppsx thặng dư thứ hai chứ không phải thứ nhất.
Cấp 4: liên hệ với doanh nghiệp
Chương 4: Lý luận của Lênin về các đặc điểm kinh tế của độc
quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường TBCN - Đặc điểm CNTB ĐQ (5) Cấp 1: nêu 5 gạch
Cấp 3: Phân tích đặc điểm đầu tiên: Trong 5 đặc điểm, cái đầu tiên là
Cấp 2: Phân biệt 4 Hình thức tổ chức độc quyền
Đặc điểm xuất khẩu tư bản là hiện tượng phổ biến ngày nay vì
sao? Ngày xưa chỉ có các nước giàu, nhưng ngày nay các nước
chậm và đang phát triển cũng có xu hướng xuất khẩu tư bản.
Các nước giàu đầu tư cho nhau, chứ không như ngày xưa đầu tư cho nước nghèo.
Bản chất của xuất khẩu tư bản là gì: lấy gttd
Phân biệt xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa
Cấp 4: Ý nghĩa: liên hệ với nền kinh tế - Đặc điểm ĐQ NN (3) Cấp 1: nêu 3 gạch
Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Khái niệm - Tính tất yếu
Cấp 1: nêu tính tất yếu
Cấp 2: vì sao phát triển nền KTTT định hướng.... là một tất yếu khách quan. - Mục tiêu - Đặc trưng Cấp 1: nêu
Cấp 2: phân tích chỉ phân tích một trong những đặc trưng (sở
hữu nhiều thành phần kinh tế là đặc trưng của KTTT vn)
Đặc trưng thứ 5 phản ánh bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cấp 3: vì sao tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội Lưu ý:
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Cấu trúc đề thi gồm 4 cấp độ tương ứng với số điểm là 2 – 4 – 2 – 2 Thời gian thi rất nhanh Phân biệt 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Nhận biết, nhắc lại chỉ nêu được 2 điểm
Cấp độ 2: giải thích thêm: được 4 điểm, không phải viết dài, chỉ viết trúng và đúng
Cấp độ 3: Phân tích một vấn đề gì đó
Cấp độ 4: liên hệ với bản thân, doanh nghiệp, nhà sản xuất, nền kinh tế
Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.
Câu 1: Khái niệm SXHH? Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa?
1. Khái niệm SXHH: là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích mua bán, trao đổi.
2. Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài
người. Có 2 điều kiện để nền sản xuất hàng hóa ra đời
● Điều kiện 1: xuất hiện phân công lao động xã hội.
- PCLĐXH là sự phân chia lao động trong xã hội theo các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau (ví dụ như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ);
- Là cơ sở và tiền đề của sản xuất và trao đổi hàng hóa. VD: người thợ dệt
vải có nhiều vải hơn so với nhu cầu của bản thân mình nhưng người đó
lại cần lương thực. Người thợ vải sẽ mang số vải dư thừa để đổi lấy gạo.
Và ngược lại, người nông dân cũng dư thừa gạo và đồng thời thiếu vải để
may mặc nên sẽ dùng gạo để đổi lấy vải.
- PCLĐXH và chuyên môn hóa sản xuất làm cho năng suất lao động tăng
lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sản xuất, trao đổi.
- Các loại phân công lao động:
+ PCLĐ chung: phân chia nền kinh tế thành các loại sản xuất khác
nhau như công nghiệp, nông nghiệp, vận tải…
+ PCLĐ riêng (PCLĐ đặc thù): phân chia sản xuất thành những
ngành và phân ngành như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế
biến, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi…
+ PCLĐ cá biệt: phân công trong nội bộ xí nghiệp, mỗi người chỉ
thực hiện một khâu nào đó.
● Điều kiện 2: sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản
xuất. Sự tách biệt kinh tế làm cho người sản xuất trở thành những chủ thể
độc lập, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối.
Nguyên nhân dẫn đến sự độc lập này là do:
+ Xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có nhiều
hình thức về sở hữu TLSX và sự tách rời giữa quyền sử dụng và
quyền sở hữu. Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang hình
thức là trao đổi hàng hóa
+ Trong thời hiện đại, sự tách biệt này còn do: Có nhiều hình thức sở
hữu về tư liệu sản xuất. VD: có 3 hình thức sở hữu: sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Nhà nước sở hữu đất đai,
vùng trời, vùng biển. Sở hữu tập thể cái nhà là sở hữu của bố mẹ,
sở hữu tư nhân ví dụ cái xe mang tên mình.
+ Có sự tách rời giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng. VD: thuê quần áo chụp kỷ yếu
Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang hình thức là trao đổi hàng
hóa.vì sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế làm cho những chủ thể sản
xuất ấy có lợi ích kinh tế độc lập với nhau. Chính vì vậy, sản phẩm làm ra
phải mang hình thức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá mới công bằng,
bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các chủ thể đó. VD: trong thời kỳ chiếm
hữu nô lệ, người chủ nô sở hữu nhiều nô lệ, mỗi người làm một công việc
khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau. Nhưng, họ lại không có sự tách
biệt về kinh tế, sản phẩm của họ làm ra lại thuộc sở hữu của người chủ
nô. Người nô lệ không thể tự do đem sản phẩm đó đi trao đổi mua bán
được nên sản phẩm lao động của họ không được coi là hàng hóa. Chỉ khi,
người chủ nô mang sản phẩm lao động đó ra chợ buôn bán thì đó mới
được coi là hàng hóa. Người chủ nô khác với người nô lệ ở chỗ họ được
quyền sở hữu và có sự tách biệt kinh tế.
=> Khi còn sự tồn tại của 2 điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí
chủ quan mà xóa bỏ nền sxhh được. Trên đây là hai điều kiện cần và đủ của sản
xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện này thì không có sản xuất hàng
hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa. Hai điều kiện trên
cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc
vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau.
Đồng thời đây cũng là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông
qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau.
Câu 2: Vì sao nền sản xuất hàng hóa ra đời lại phải có 2 điều kiện? (cái này
t mới bổ sung thêm, khum chắc đâu nhé - MyDo)
+ Hai điều kiện của nền sản xuất hàng hóa: phân công lao động xã hội, sự tách biệt về mặt kinh tế.
+ Nếu chỉ có điều kiện 1 là phân công lao động xã hội, nền sản xuất hàng hóa
chưa ra đời. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, mỗi người nô lệ sẽ phải làm những
công việc khác nhau, người làm ruộng, người dệt vải, tức là có sự phân công lao
động. Nhưng những người nô lệ này không thể đem sản phẩm mình làm ra để đi
trao đổi như là hàng hóa, vì họ không có quyền sở hữu nó, tức là không có sự
tách biệt về mặt kinh tế giữa những người nô lệ với tư cách là chủ thể sản xuất.
+ Nếu chỉ có điều kiện 2 là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế, chắc chắn nền
SXHH chưa thể ra đời. Điều kiện 1 là điều kiện cần, điều kiện 2 là điều kiện đủ
cho nền sản xuất hàng hóa.
+ Hai điều kiện trên cho thấy sự mâu thuẫn, phân công lao động xã hội làm cho
những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt
kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau.
Muốn giải quyết được mâu thuẫn này nhất định phải có trao đổi, mua bán.
Câu 3: Nêu khái niệm, phân tích thuộc tính của hàng hóa?
1. Khái niệm hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua mua bán, trao đổi. Hàng hóa có 2 dạng:
dạng vật thể (xe máy, bút,...); dạng phi vật thể hay còn gọi là hàng hóa
dịch vụ (dịch vụ mạng, dịch vụ y tế, giáo dục,...
2. Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
a. Giá trị sử dụng của hàng hóa:
- Khái niệm: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
- Các đặc trưng của giá trị sử dụng:
★ Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hoặc một số công dụng nhất
định. VD: Quần áo có thể dùng để mặc, cũng có thể dùng làm giẻ lau hay quà tặng
★ GTSD của hàng hóa được phát hiện dần trong quá trình của
khoa học, kỹ thuật và LLSX. Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản
xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều,
chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử
dụng ngày càng cao. VD: Quả dừa ngày xưa chỉ để uống giải khát,
ngày nay đã tinh chế thành dầu dừa, lấy mu làm thạch,..
★ Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của hàng
hóa quy định, nó là một phạm trù vĩnh viễn (thuộc tính tự nhiên là
thuộc tính về mặt vật lý, hóa học hay sinh lý). VD: cao su đàn hồi,
mềm làm đệm, làm lốp xe.
- Đặc điểm của GTSD của HH không phải cho bản thân mà là cho người
khác, cho xã hội thông qua trao đổi và mua bán. Trong nền kinh tế hàng
hóa, GTSD là vật mang giá trị trao đổi. GTSD chỉ thể hiện khi con người
sử dụng hay tiêu dùng (cho sản xuất và cho các nhân)
- Một vật phẩm là hàng hóa thì nhất thiết phải có GTSD
b. Giá trị của hàng hóa:
- Khái niệm: Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao
đổi với giá trị sử dụng khác. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người
SXHH kết tinh trong hàng hóa.