Đề cương Kinh tế chính trị | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh

Đề cương Kinh tế chính trị | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KỲ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Câu 1: Hàng hóa là gì? Phân tích 2 thuộc tính cơ bản của hàng hóa và mối quan hệ giữa nó? Tại
sao hàng hóa lại có những thuộc tính đó?
Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa đã và đang trải qua 2 hình thức tổ chức kinh tế, đó là nền
sản xuất tự cấp tự túc và nền sản xuất hàng hóa. Trong nền sản xuất hàng hóa tồn tại một phạm trù lịch
sử đó là hàng hóa.
Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người trong trao
đổi, lưu thông hàng hóa.
Hàng hóa tồn tại ở hai dạng chủ yếu. Dạng hữu hình như sắt, thép, lương thực, thực phẩm … và dạng
vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, y, bác sĩ …
Thuộc tính cơ bản của hàng hóa:
Giá trị sử dụng của hàng hóa:
Khái niệm công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Bất cứ hàng hóa
nào cũng một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó là cho hàng hóa có giá trị sử
dụng. công dụng của gạo là để ăn, cho nên giá trị sử dụng của gạo là để ăn...Ví dụ:
Đặc trưng:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên (vật lí, hóa học) của thực thể hàng hóa
quyết định, do đó, giá trị sử dụng là một thuộc tính tự nhiên của nước là phạm trù vĩnh viễn. Ví dụ:
một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị do vậy thể dùng trong cả sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp.
Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật
và của lực lượng sản xuất vì vậy khi xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì
số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú, chất lượng
ngày càng cao. than đá, dầu mỏ lúc đầu làm chất đốt sau đó dùng làm nguyên liệu cho một số Ví dụ:
ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm: như dược phẩm...
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho xã hội, cho người mua chứ không phải cho người
sản xuất trực tiếp ra nó. Giá trị sử dụng của hàng hóa đến tay người mua thông qua trao đổi mua bán.
Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn quan tâm đến nhu cầu xã hội, làm cho sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì hàng hóa của họ mới bán được.
Trong nền sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, người ta không trao đổi những
vật phẩm không có giá trị sử dụng.
2
Giá trị của hàng hóa:
Để hiểu được giá trị của hàng hóa ta cần đi từ giá trị trao đổi:
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi
với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc. Tức là 1m vải có giá trị bằng 5kg thóc.
Tại sao vải và thóc được trao đổi với nhau và hơn nữa lại trao đổi theo một tỷ lệ nhất định ( )? Vì giữa
chúng có một cơ sở chung, cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng của vải là để
mặc, thóc là để ăn. Mà cái chung đó là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động
kết tinh trong đó. Nhờ sở chung đó mà các loại hàng a thể trao đổi được với nhau.
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của
hàng hóa.
Khái niệm: Giá trị hàng hóa là lao động XH của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị hàng hóa mà chúng ta đề cập ở trên chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, còn giá
trị là nội dung,cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất
hàng hóa, khi nào còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì những người sản xuất còn quan tâm đến giá
trị. Vì vậy giá trị là một phạm trù lịch sử.
Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa.
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu
một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, của XH), nhưng không
có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên sẽ không
phải là hàng hóa. Ngược lại một vật giá trị (tức có lao động kết tinh) nhưng không có giá trị sử dụng
(tức không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hóa.
Mặt mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Với cách giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (sắt thép, lúa gạo,...)
Nhưng ngược lại với tư cách là giá trị thì chúng lại đồng nhất về chất, đều là do kết tinh của lao động.
Thứ hai: Quá trình thực hiện giá trị giá trị sử dụng có sự tách biệt về cả không gian thời gian:
Giá trị thực hiện trước, trong lĩnh vực lưu thông. Giá trị sử dụng thực hiện sau, trong nh vực tiêu
dùng.
Người sản xuất quan tâm đến giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý
đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu
3
dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy
trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không
giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị giá trị sử dụng cũng chính một trong những nguyên
nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất hàng hóa.
Tại sao hàng hóa lại có 2 thuộc tính đó:
Hàng hóa có 2 thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó mà là lao
động của sản xuất hàng hóa tính hai mặt: vừa mang tính cụ thể (LĐ cụ thể) vừa mang tính trừu
tượng (LĐ trừu tượng). C.Mác là người đã phát hiện ra tính hai mặt đó.
Lao động cụ thể lao động ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, kết quả lao động riêng.
Những cái riêng đó là cơ sở để phân biệt các loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ lao động của người thợ
may, thợ mộc những loại lao động cụ thể khác nhau nó tạo ra giá trị sử dụng khác nhau của hàng
hóa. LĐ cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng sự tiêu hao sức lao động (sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng
hóa nói chung. Các hình thức lao động cụ thể rất nhiều, rất khác nhau nhưng một cái chung là sự
tiêu hao sức lực của con người bao gồm cả thể lực trí lực. Lao động trừu ợng tạo ra giá trị của
hàng hóa. Vậy có thể nói giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Đó cũng là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Câu 2: Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa. Ý
nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất
trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Yêu cầu:
Trong sản xuất: Trong nền sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất có điều kiện sản xuất khác nhau do vậy
mà hao phí lao động cá biệt cũng rất khác nhau nhưng khi trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí
lao động xã hội. Do vậy muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi đòi hỏi nhà
sản xuất phải hạ được chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội.
Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị hàng hóa làm cơ sở, không dựa
trên giá trị biệt. Nếu bán cao hơn giá trị thì hàng hóa không bán được, không thu hồi được vốn.
Ngược lại nếu bán thấp hơn giá trị thì sẽ bị thua lỗ dẫn đến phá sản.
4
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Những
người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân thủ mệnh lệnh của giá cả thị trường.
Tác động của quy luật giá trị:
Thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy lãi cao, những người
sản xuất sẽ mở rộng quy sản xuất. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng thể
chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy
mô sản xuất càng được mở rộng.
Nếu như một mặt hàng nào đó giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản
xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho
liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt
hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các
ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ví dụ: công ty cổ phần bột giặt Lix chủ yếu sản xuất bột giặt, nước rửa chén, sau đó để đáp ứng nhu
cầu xã hội ngày càng cao trong thời kì dịch Covid 19 đã cho ra mắt gel rửa tay khô On1.
Trong lưu thông, Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút
hàng hóa từ nơi giá cả thấp hơn đến nơi giá cả cao hơn, do đó, góp phần làm cho hàng hóa
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa SX, tăng năng suất lao động.
Để giá trị biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hội. Đòi hỏi người SX không ngừng cải
tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lí, thực hiện tiết kiệm...nhằm tăng
năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất.
Trong sự cạnh tranh quyết liệt trên, nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì sẽ dẫn đến toàn bộ
năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên, chi phí sản xuất sẽ giảm xuống.
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu và nghèo một cách tự nhiên.
Trong cạnh tranh, người sản xuất nào nhạy bén với thị trường, hao phí biệt thấp hơn mức hao
phí chung của hội sẽ có thu nhập cao, trở nên giàu có. Ngược lại nếu giá trị cá biệt cao hơn giá trị
XH, dẫn đến thua lỗ, phá sản và trở thành người nghèo.
5
Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này: Quy luật giá trị vừa có những giá trị tích cực
và tiêu cực đối với người sản xuất.
Quy luật giá trị làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa, đây là sự lựa chọn tự nhiên, nó đào thải
những yếu kém, kích thích những nhân tố tích cực. Nếu xét ở góc độ này nó là động lực để thúc đẩy
phát triển sản xuất, nhanh chóng chuyển nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn hiện đại, cơ cấu kinh
tế hiện đại, linh hoạt.
Nếu xét ở góc độ xã hội, sự phân hóa giàu nghèo của sản xuất hàng hóa có tác động tiêu cực. Bên cạnh
đó, QLGT cũng dẫn đến khai thác cạn kiệt, quá mức các tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Do đó, nhà
nước cần có những biện pháp để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Riêng đối Việt Nam, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
XHCN thì điều này còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
Câu 3: Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? sao nói giá trị thặng siêu
ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Để thực hiện được điều này, tùy vào
hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - kỹ thuật khác nhau, nhà tư bản sẽ chọn cho mình các phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư khác nhau. Trên thực tế có các phương pháp sau:
Giá trị thặng dư tuyệt đối:
Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu,
trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ,
thì tỷ suất thặng 100%. Nếu kéo dài lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn như cũ,
thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 150%.
Nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động của công nhân. Tuy nhiên nó không thể vượt quá
giới hạn sinh lí của công nhân vì họ còn có các nhu cầu cơ bản là ăn, uống, ngủ nghỉ, giải trí để phục
hồi sức khỏe, ... Nếu ngược lại, họ sẽ gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm
giờ làm. Trong lịch sử cũng đã chỉ ra nhiều cuộc bãi công, đấu tranh liên quan đến vấn đề này với các
khẩu hiệu như “tăngơng, giảm giờ làm” thành quả đó chính sự ra đời của ngày Quốc tế lao
động 1.5.
Ngoài ra, khi không thể kéo dài thêm thời gian lao động thì họ tìm cách tăng cường độ lao động của
công nhân. Nhưng về thực chất, nó cũng như việc kéo dài ngày lao động.
6
Phương pháp này được ứng dụng trong giai đoạn đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi trình độ sản
xuất còn thấp, máy móc còn lạc hậu.
Giá trị thặng dư tương đối:
Khái niệm: giá trị thặng thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao
năng suất lao động trong ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, để hạ thấp giá giá trị sức lao động, nhờ đó
kéo dài thời gian lao động thặng dư khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Ví dụ, ngày lao động 8 giờ, với 4 giờ lao động tất yếu, 4 giờ lao động thặng dư, tỷ suất giá trị thặng
dư là 100%, nếu giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 2 giờ thì thời
gian lao động thặng dư là 6 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 300%.
Để hạ giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất
lao động, tức tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản
xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.
Phương pháp này được ứng dụng khi sản xuất bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công
nghiệp cơ khí, kỹ thuật tiến bộ làm cho năng suất tăng lên nhanh chóng thì phương pháp chủ yếu để
tăng giá trị thặng dư là tăng năng suất lao động xã hội.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Hiểu được phương thức bóc lột sức lao động của các nhà tư bản, giúp nhìn nhận bản chất của CNTB
để công nhân đấu tranh đòi các quyền của mình.
Giúp các nhà tư bản có cơ sở để có phương pháp SX phù hợp, mang lại giá trị thặng dư cao nhất, đặc
biệt là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Bởi vì:
Gía trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các
xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi số đông các
nghiệp đều đổi mới kỹ thuật công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng siêu ngạch của
doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.
Là hiện tượng tạm thời trong từng xí nghiệp nhưng trong phạm vi hội thì nó lại thường xuyên tồn
tại. Nó là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất cá biệt
đánh bại đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối.
Câu 4: Trình bày tuần hoàn chu chuyển của tư bản? Phân tích căn cứ ý nghĩa phân chia
tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động?
7
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và lưu thông. Lưu thông
của tư bản, theo nghĩa rộng sự vận động của bản, nhừ đó tư bản lớn lên thu được giá trị
thặng dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Tuần hoàn của tư bản:
Khái niệm: Tuần hoàn tư bản sự vận động của tư bản lần lượt trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang
về 3 hình thức rồi quay trở về hình thức ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng thêm.
Công thức chung của tuần hoàn tư bản là:
SLĐ
T … SX … H’H < T’
TLSX
Giai đoạn thứ nhất giai đoạn lưu thông, bản xuất hiện trên thị trường với cách một người
mua. Tư bản tồn tại dưới hình thức bản tiền tệ, có chức năng mua các yếu tố sản xuất như liệu
sản xuất và sức lao động để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Kết thúc giai đoạn này tư bản tiền tệ biến
thành tư bản sản xuất.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sản xuất, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất, thực hiện chức
năng kết hợp các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất hàng hóa. Kết thúc giai đoạn này
tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hóa. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định nhất vì nó gắn trực
tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai đoạn thứ ba, là giai đoạn lưu thông, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hóa, chức năng là
thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng
dư. Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hóa biến thành bản tiền tệ. Giai đoạn này tư bản xuất hiện
trên thị trường với tư cách là một người bán. Đến đây, tư bản quay trở lại với hình thái ban đầu nhưng
trong tay chủ của nó với số lượng lớn hơn trước.
Tóm lại, tuần hoàn của tư bản vận động có tính tuần hoàn, trải qua 3 giai đoạn liên tục, lần lượt mang
3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau rồi quay trở về hình thái ban đầu kèm theo giá
trị thặng dư.
Chu chuyển của tư bản:
Khái niệm: Sự tuần hoàn bản, nếu xét với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên
lặp đi lặp lại thì gọi đó là chu chuyển tư bản.
Thời gian chu chuyển tư bản:
8
Khái niệm: là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho
đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm
thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm: thời
gian lao động, thời gian gián đoạn lao động, thời gian dự trữ sản xuất.
(Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố như:
Tính chất của ngành sản xuất, dụ ngành đóng tàu thời gian sản xuất thường dài hơn ngành dệt
vải hay dệt thảm trơn thời gian thường ngắn hơn dệt thảm trang trí hoa văn....
Quy hoặc chất lượng các sản phẩm dụ như xây dựng một nghiệp, công xưởng mất thời
gian dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường.
Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn.
Năng suất lao động.
Dự trữ sản xuất.)
Thời gian lưu thông thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông,
bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị
thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. (Thời gian lưu thông
dài hay ngắn là do các nhân tố sau quy định:
Thị trường xa hay gần
Tình hình thị trường xấu hay tốt
Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải, bưu chín viễn thông...)
Như vậy, thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được
sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Tốc độ chu chuyển tư bản
Khái niệm: số lần một bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định quay trở về dưới hình
thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thời gian nhất định. Tốc độ chu chuyển tư bản
được tính bằng công thức: n = CH/ch.
Trong đó: n là số vòng chu chuyển của tư bản, CH là thời gian trong một năm, ch là thời gian của một
vòng chu chuyển của tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 4 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm là: n =
12 tháng / 4 tháng = 3 vòng.
9
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Muốn tăng
tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và lưu thông của nó.
Căn cứ để phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động:
Các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển giống nhau. Căn cứ vào phương thức
chu chuyển khác nhau của từng bộ phận tư bản, người ta chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và
tư bản lưu động.
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào
quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng
phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu,
vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá
trình sản xuất.
Ý nghĩa:
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản
cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá
hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó, mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh, nâng cao hiệu quả sử
dụng tư bản.
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của bản lưu
động ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng
lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do
tăng tốc độ chu chuyển của bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng khối lượng
giá trị thặng dư hàng năm tăng lên.
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định vàbản u thông ý nghĩa quan trọng trong quản
kinh tế. Nósở để quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, đặc biệt với sự phát triển khoa học công
nghệ hiện nay đặt ra đòi hỏi bức xúc trong quản lí sản xuất kinh doanh sao cho giảm tối đa hao mòn
của vốn cố định.
Câu 5: Phân tích bản chất và động cơ của tích lũy tư bản? Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô
tích lũy tư bản? Hệ quả của tích lũy tư bản?
Bản chất và động cơ của tích lũy tư bản:
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của hội loài người. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư
10
bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm bản ứng trước. Sự chuyển hóa một phần
giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Ví dụ: Một nhà tư bản thu được một số giá trị thặng dư là 100 đơn vị tiền tệ, anh ta tiêu dùng 40 đơn
vị còn 60 đơn vị dùng để đầu tư thêm mở rộng sản xuất, 60 đơn vị đó đã trở thành bản, khi đó đã
có sự tích lũy và 60 đơn vị tiền tệ đầu tư thêm gọi là tư bản tích lũy.
Như vậy, có thể thấy, nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng - là lao động của công nhân bị
các nhà tư bản chiếm không.
Động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện mục
đích đó, các nhà bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, muốn tích lũy càng nhiều thì
phương tiện căn bản chính là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. thể nói “tư bản ban đầu chỉ
là giọt nước, tư bản tích lũy là cả dòng sông mênh mông”.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy tích lũy bản: Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến
quy mô tích lũy tư bản phải được xem xét ở hai trường hợp:
Một là, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ
lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng. Đương nhiên
tỷ lệ quỹ này tăng lên thì tỷ lệ quỷ kia sẽ giảm đi.
Hai , nếu tỷ lệ phân chia đó đã được c định thì quy của tích lũy bản phụ thuộc vào khối
lượng giá trị thặng dư. Trong trường hợp này, khối lượng giá trị thặng bị phụ thuộc vào những nhân
tố sau đây:
Thứ nhất, trình độ bóc lột giá trị thặng dư. Muốn tăng giá trị thặng dư, nhà tư bản có thể tăng thêm
các thiết bị máy móc, công nhân. Hoặc nếu không, nhà tư bản tăng ờng bóc lột công nhân bằng cách
tăng thời gian lao động và cường độ làm việc, cắt giảm tiền lương,...
Thứ hai, năng suất lao động hội. Năng suất lao động hội tăng lên thì sẽ làm cho giá tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Điều này có thể dẫn đến một số hệ quả cho tích lũy như một lượng giá
trị thặng dư dành cho ch lũy có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động
thêm nhiều hơn trước,...
Thứ ba, chênh lệch giữa tư bản sản xuất và tư bản tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao
động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị
khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy
móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục
vụ không ng. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng bản
| 1/20

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KỲ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Câu 1: Hàng hóa là gì? Phân tích 2 thuộc tính cơ bản của hàng hóa và mối quan hệ giữa nó? Tại
sao hàng hóa lại có những thuộc tính đó?
Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa đã và đang trải qua 2 hình thức tổ chức kinh tế, đó là nền
sản xuất tự cấp tự túc và nền sản xuất hàng hóa. Trong nền sản xuất hàng hóa tồn tại một phạm trù lịch sử đó là hàng hóa.
Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người trong trao
đổi, lưu thông hàng hóa.
Hàng hóa tồn tại ở hai dạng chủ yếu. Dạng hữu hình như sắt, thép, lương thực, thực phẩm … và dạng
vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, y, bác sĩ …
Thuộc tính cơ bản của hàng hóa:
Giá trị sử dụng của hàng hóa:
Khái niệm là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Bất cứ hàng hóa
nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó là cho hàng hóa có giá trị sử
dụng. Ví dụ: công dụng của gạo là để ăn, cho nên giá trị sử dụng của gạo là để ăn... Đặc trưng:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên (vật lí, hóa học) của thực thể hàng hóa
quyết định, do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Ví dụ: thuộc tính tự nhiên của nước là
một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị do vậy nó có thể dùng trong cả sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp.
Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật
và của lực lượng sản xuất vì vậy khi xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì
số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú, chất lượng
ngày càng cao. Ví dụ: than đá, dầu mỏ lúc đầu làm chất đốt sau đó dùng làm nguyên liệu cho một số
ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm: như dược phẩm...
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho xã hội, cho người mua chứ không phải cho người
sản xuất trực tiếp ra nó. Giá trị sử dụng của hàng hóa đến tay người mua thông qua trao đổi mua bán.
Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn quan tâm đến nhu cầu xã hội, làm cho sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì hàng hóa của họ mới bán được.
Trong nền sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, người ta không trao đổi những
vật phẩm không có giá trị sử dụng. 1
Giá trị của hàng hóa:
Để hiểu được giá trị của hàng hóa ta cần đi từ giá trị trao đổi:
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi
với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc. Tức là 1m vải có giá trị bằng 5kg thóc.
Tại sao vải và thóc được trao đổi với nhau và hơn nữa lại trao đổi theo một tỷ lệ nhất định (⅕)? Vì giữa
chúng có một cơ sở chung, cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng của vải là để
mặc, thóc là để ăn. Mà cái chung đó là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động
kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà mà các loại hàng hóa có thể trao đổi được với nhau.
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
Khái niệm: Giá trị hàng hóa là lao động XH của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị hàng hóa mà chúng ta đề cập ở trên chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, còn giá
trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất
hàng hóa, khi nào còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì những người sản xuất còn quan tâm đến giá
trị. Vì vậy giá trị là một phạm trù lịch sử.
Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa.
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu
một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, của XH), nhưng không
có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên sẽ không
phải là hàng hóa. Ngược lại một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh) nhưng không có giá trị sử dụng
(tức không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hóa.
Mặt mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (sắt thép, lúa gạo,...)
Nhưng ngược lại với tư cách là giá trị thì chúng lại đồng nhất về chất, đều là do kết tinh của lao động.
Thứ hai: Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách biệt về cả không gian và thời gian:
Giá trị thực hiện trước, trong lĩnh vực lưu thông. Giá trị sử dụng thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm đến giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý
đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu 2
dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy
trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không
có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng cũng chính là một trong những nguyên
nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất hàng hóa.
Tại sao hàng hóa lại có 2 thuộc tính đó:
Hàng hóa có 2 thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó mà là lao
động của sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: vừa mang tính cụ thể (LĐ cụ thể) vừa mang tính trừu
tượng (LĐ trừu tượng). C.Mác là người đã phát hiện ra tính hai mặt đó.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, kết quả lao động riêng.
Những cái riêng đó là cơ sở để phân biệt các loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ lao động của người thợ
may, thợ mộc là những loại lao động cụ thể khác nhau nó tạo ra giá trị sử dụng khác nhau của hàng
hóa. LĐ cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng là sự tiêu hao sức lao động (sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng
hóa nói chung. Các hình thức lao động cụ thể rất nhiều, rất khác nhau nhưng có một cái chung là sự
tiêu hao sức lực của con người bao gồm cả thể lực và trí lực. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của
hàng hóa. Vậy có thể nói giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Đó cũng là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Câu 2: Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa. Ý
nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và
trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Yêu cầu:
Trong sản xuất: Trong nền sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất có điều kiện sản xuất khác nhau do vậy
mà hao phí lao động cá biệt cũng rất khác nhau nhưng khi trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí
lao động xã hội. Do vậy muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi đòi hỏi nhà
sản xuất phải hạ được chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội.
Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị hàng hóa làm cơ sở, không dựa
trên giá trị cá biệt. Nếu bán cao hơn giá trị thì hàng hóa không bán được, không thu hồi được vốn.
Ngược lại nếu bán thấp hơn giá trị thì sẽ bị thua lỗ dẫn đến phá sản. 3
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Những
người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân thủ mệnh lệnh của giá cả thị trường.
Tác động của quy luật giá trị:
Thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người
sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể
chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy
mô sản xuất càng được mở rộng.
Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản
xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư
liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt
hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các
ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ví dụ: công ty cổ phần bột giặt Lix chủ yếu sản xuất bột giặt, nước rửa chén, sau đó để đáp ứng nhu
cầu xã hội ngày càng cao trong thời kì dịch Covid 19 đã cho ra mắt gel rửa tay khô On1.
Trong lưu thông, Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút
hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa SX, tăng năng suất lao động.
Để có giá trị cá biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Đòi hỏi người SX không ngừng cải
tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lí, thực hiện tiết kiệm...nhằm tăng
năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất.
Trong sự cạnh tranh quyết liệt trên, nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì sẽ dẫn đến toàn bộ
năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên, chi phí sản xuất sẽ giảm xuống.
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu và nghèo một cách tự nhiên.
Trong cạnh tranh, người sản xuất nào nhạy bén với thị trường, có hao phí cá biệt thấp hơn mức hao
phí chung của xã hội sẽ có thu nhập cao, trở nên giàu có. Ngược lại nếu giá trị cá biệt cao hơn giá trị
XH, dẫn đến thua lỗ, phá sản và trở thành người nghèo. 4
Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này: Quy luật giá trị vừa có những giá trị tích cực
và tiêu cực đối với người sản xuất.
Quy luật giá trị làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa, đây là sự lựa chọn tự nhiên, nó đào thải
những yếu kém, kích thích những nhân tố tích cực. Nếu xét ở góc độ này nó là động lực để thúc đẩy
phát triển sản xuất, nhanh chóng chuyển nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn hiện đại, cơ cấu kinh
tế hiện đại, linh hoạt.
Nếu xét ở góc độ xã hội, sự phân hóa giàu nghèo của sản xuất hàng hóa có tác động tiêu cực. Bên cạnh
đó, QLGT cũng dẫn đến khai thác cạn kiệt, quá mức các tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Do đó, nhà
nước cần có những biện pháp để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Riêng đối Việt Nam, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
XHCN thì điều này còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả.
Câu 3: Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Vì sao nói giá trị thặng dư siêu
ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Để thực hiện được điều này, tùy vào
hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - kỹ thuật khác nhau, nhà tư bản sẽ chọn cho mình các phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư khác nhau. Trên thực tế có các phương pháp sau:
Giá trị thặng dư tuyệt đối:
Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu,
trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ,
thì tỷ suất thặng dư là 100%. Nếu kéo dài lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn như cũ,
thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 150%.
Nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động của công nhân. Tuy nhiên nó không thể vượt quá
giới hạn sinh lí của công nhân vì họ còn có các nhu cầu cơ bản là ăn, uống, ngủ nghỉ, giải trí để phục
hồi sức khỏe, ... Nếu ngược lại, họ sẽ gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm
giờ làm. Trong lịch sử cũng đã chỉ ra nhiều cuộc bãi công, đấu tranh liên quan đến vấn đề này với các
khẩu hiệu như “tăng lương, giảm giờ làm” và thành quả đó chính là sự ra đời của ngày Quốc tế lao động 1.5.
Ngoài ra, khi không thể kéo dài thêm thời gian lao động thì họ tìm cách tăng cường độ lao động của
công nhân. Nhưng về thực chất, nó cũng như việc kéo dài ngày lao động. 5
Phương pháp này được ứng dụng trong giai đoạn đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi trình độ sản
xuất còn thấp, máy móc còn lạc hậu.
Giá trị thặng dư tương đối:
Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao
năng suất lao động trong ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, để hạ thấp giá giá trị sức lao động, nhờ đó
kéo dài thời gian lao động thặng dư khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Ví dụ, ngày lao động 8 giờ, với 4 giờ lao động tất yếu, 4 giờ lao động thặng dư, tỷ suất giá trị thặng
dư là 100%, nếu giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 2 giờ thì thời
gian lao động thặng dư là 6 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 300%.
Để hạ giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất
lao động, tức tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản
xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.
Phương pháp này được ứng dụng khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công
nghiệp cơ khí, kỹ thuật tiến bộ làm cho năng suất tăng lên nhanh chóng thì phương pháp chủ yếu để
tăng giá trị thặng dư là tăng năng suất lao động xã hội.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Hiểu được phương thức bóc lột sức lao động của các nhà tư bản, giúp nhìn nhận rõ bản chất của CNTB
để công nhân đấu tranh đòi các quyền của mình.
Giúp các nhà tư bản có cơ sở để có phương pháp SX phù hợp, mang lại giá trị thặng dư cao nhất, đặc
biệt là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Bởi vì:
Gía trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các
xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi số đông các
xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của
doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.
Là hiện tượng tạm thời trong từng xí nghiệp nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn
tại. Nó là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất cá biệt
đánh bại đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối.
Câu 4: Trình bày tuần hoàn và chu chuyển của tư bản? Phân tích căn cứ và ý nghĩa phân chia
tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động? 6
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và lưu thông. Lưu thông
của tư bản, theo nghĩa rộng là sự vận động của tư bản, nhừ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị
thặng dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Tuần hoàn của tư bản:
Khái niệm: Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang
về 3 hình thức rồi quay trở về hình thức ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng thêm.
Công thức chung của tuần hoàn tư bản là: SLĐ T – H < … SX … H’ – T’ TLSX
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lưu thông, tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách là một người
mua. Tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ, có chức năng mua các yếu tố sản xuất như tư liệu
sản xuất và sức lao động để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Kết thúc giai đoạn này tư bản tiền tệ biến
thành tư bản sản xuất.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sản xuất, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất, thực hiện chức
năng kết hợp các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất hàng hóa. Kết thúc giai đoạn này
tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hóa. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định nhất vì nó gắn trực
tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai đoạn thứ ba, là giai đoạn lưu thông, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hóa, chức năng là
thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng
dư. Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hóa biến thành tư bản tiền tệ. Giai đoạn này tư bản xuất hiện
trên thị trường với tư cách là một người bán. Đến đây, tư bản quay trở lại với hình thái ban đầu nhưng
trong tay chủ của nó với số lượng lớn hơn trước.
Tóm lại, tuần hoàn của tư bản vận động có tính tuần hoàn, trải qua 3 giai đoạn liên tục, lần lượt mang
3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau rồi quay trở về hình thái ban đầu kèm theo giá trị thặng dư.
Chu chuyển của tư bản:
Khái niệm: Sự tuần hoàn tư bản, nếu xét với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên
lặp đi lặp lại thì gọi đó là chu chuyển tư bản.
Thời gian chu chuyển tư bản: 7
Khái niệm: là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho
đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm
thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm: thời
gian lao động, thời gian gián đoạn lao động, thời gian dự trữ sản xuất.
(Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố như:
● Tính chất của ngành sản xuất, ví dụ ngành đóng tàu thời gian sản xuất thường dài hơn ngành dệt
vải hay dệt thảm trơn thời gian thường ngắn hơn dệt thảm trang trí hoa văn....
● Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm ví dụ như xây dựng một xí nghiệp, công xưởng mất thời
gian dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường.
● Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn. ● Năng suất lao động. ● Dự trữ sản xuất.)
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư
bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị
thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. (Thời gian lưu thông
dài hay ngắn là do các nhân tố sau quy định:
● Thị trường xa hay gần
● Tình hình thị trường xấu hay tốt
● Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải, bưu chín viễn thông...)
Như vậy, thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được
sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Tốc độ chu chuyển tư bản
Khái niệm: là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định quay trở về dưới hình
thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thời gian nhất định. Tốc độ chu chuyển tư bản
được tính bằng công thức: n = CH/ch.
Trong đó: n là số vòng chu chuyển của tư bản, CH là thời gian trong một năm, ch là thời gian của một
vòng chu chuyển của tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 4 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm là: n =
12 tháng / 4 tháng = 3 vòng. 8
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Muốn tăng
tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và lưu thông của nó.
Căn cứ để phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động:
Các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển giống nhau. Căn cứ vào phương thức
chu chuyển khác nhau của từng bộ phận tư bản, người ta chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào
quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng
phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu,
vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất. Ý nghĩa:
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản
cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá
hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó, mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu
động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng
lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do
tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng
giá trị thặng dư hàng năm tăng lên.
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu thông có ý nghĩa quan trọng trong quản lý
kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, đặc biệt với sự phát triển khoa học công
nghệ hiện nay đặt ra đòi hỏi bức xúc trong quản lí sản xuất kinh doanh sao cho giảm tối đa hao mòn của vốn cố định.
Câu 5: Phân tích bản chất và động cơ của tích lũy tư bản? Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô
tích lũy tư bản? Hệ quả của tích lũy tư bản?
Bản chất và động cơ của tích lũy tư bản:
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư 9
bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một phần
giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Ví dụ: Một nhà tư bản thu được một số giá trị thặng dư là 100 đơn vị tiền tệ, anh ta tiêu dùng 40 đơn
vị còn 60 đơn vị dùng để đầu tư thêm mở rộng sản xuất, 60 đơn vị đó đã trở thành tư bản, khi đó đã
có sự tích lũy và 60 đơn vị tiền tệ đầu tư thêm gọi là tư bản tích lũy.
Như vậy, có thể thấy, nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư - là lao động của công nhân bị
các nhà tư bản chiếm không.
Động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện mục
đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, muốn có tích lũy càng nhiều thì
phương tiện căn bản chính là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Có thể nói “tư bản ban đầu chỉ
là giọt nước, tư bản tích lũy là cả dòng sông mênh mông”.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản: Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến
quy mô tích lũy tư bản phải được xem xét ở hai trường hợp:
Một là, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ
lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng. Đương nhiên
tỷ lệ quỹ này tăng lên thì tỷ lệ quỷ kia sẽ giảm đi.
Hai là, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối
lượng giá trị thặng dư. Trong trường hợp này, khối lượng giá trị thặng dư bị phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:
Thứ nhất, trình độ bóc lột giá trị thặng dư. Muốn tăng giá trị thặng dư, nhà tư bản có thể tăng thêm
các thiết bị máy móc, công nhân. Hoặc nếu không, nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách
tăng thời gian lao động và cường độ làm việc, cắt giảm tiền lương,...
Thứ hai, năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động xã hội tăng lên thì sẽ làm cho giá tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Điều này có thể dẫn đến một số hệ quả cho tích lũy như một lượng giá
trị thặng dư dành cho tích lũy có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động
thêm nhiều hơn trước,...
Thứ ba, chênh lệch giữa tư bản sản xuất và tư bản tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao
động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị
khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy
móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục
vụ không công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản 10