Đề cương môn Tố tụng hành chính | Đại học Văn hóa Hà Nội

Đề cương môn Tố tụng hành chính | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu

Thông tin:
12 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương môn Tố tụng hành chính | Đại học Văn hóa Hà Nội

Đề cương môn Tố tụng hành chính | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

63 32 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|42676072
ĐỀ CƯƠNG MÔN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm, đặc điểm của tài phán hành chính?
Trả lời:
Khái niệm tài phán hành chính:
- hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính do Tòa án thực hiện theo trình tự theo thủ tục
được pháp luật quy định.
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, ta nói đến thẩm quyền tài phán của một quốc gia được hiểu quyền
lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là quyền tối cao
của một nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình. Một nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia.
Có nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thẩm quyền tài phán có quyền thực hiện các quyền
năng trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp pháp không bất k sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Điều đó đồng nghĩa với việc, thẩm quyền tài phán có quyền thông qua những quyết định về mọi vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. mục đích tối cao đảm bảo quyền lực lợi ích
của nhân dân.
Quốc gia còn thực hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải
của mình
Như vậy, có thể hiểu tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay
các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các quan hành chính nhà nước, trong
đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay
hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Tài phán hành chính tổng thể những quyền hạn của tòa án hoặc quan hành chính về việc
đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp hành
chính và áp dụng chế tài theo luật định.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, thẩm quyền tài phán của quốc gia là thẩm quyền giải quyết các vụ việc
thuộc quyền hạn xét xử của quốc gia này.
- Bản chất: hoạt động kiểm tra (phán quyết) pháp về tính hợp pháp của hoạt động hành
pháp.
Về bản chất, tài phán hành chính việc xem xét ra phán quyết giá trị pháp lý nhằm giải
quyết tranh chấp liên quan đến một hành vi, quyết định hành chính.
Về hành vi hành chính là hành vi của quan nh chính nhà nước, của người thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo qui định của
pháp luật.
Theo đó, quyết định hành chính nội dung bản của luật hànhchính, trong đó việc ban hành
các quyết định này thể hiện rõ tính chất quyềnuy, quyền lực phục tùng của chủ thể quản lý tác động lên
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích của hành vi xử sự.
lOMoARcPSD|42676072
Theo quy định của luật ttụng hành chính năm 2015, quyết địnhhành chính văn bản do
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức đượcgiao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành
hoặc người thẩm quyềntrong quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt
độngquản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Như vậy quyết định hành chính vừa mang tính quyền lực nhà nướcvừa mang tính pháp lý. Tính
quyền lực nhà nước được thể hiện ở việc chủ thể banhành là cơ quan nhà nước thẩm quyền, đồng thời
việc sử dụng quyền lực nàycũng đòi hỏi phải đúng thẩm quyền mà pháp luật qui định nhằm đảm bảo s
hàihòa,thống nhất trong quá trình sử dụng quyền lực của các bộ phận cấu thành bộmáy nhà nước… Về
nguyên tắc,mọi quyết định hành chính đều phảiđược thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng
từ phía đối tượng quản lí, nghĩa quyết định sẽ được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà
nướckhi cần thiết. Ngoài ra quyền lực nhà nước còn được thể hiện trong việc các chủthể có thẩm quyền
tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ýchí của nhà nước như các biện pháp về kinh
tế,giáo dục, thuyết phục…
Thông thường, đó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước với một bên là đối
tượng tác động của hành vi, quyết định hành chính (công dân và các tổ chức cụ thể).
Như vậy, có thể hiểu tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay
các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các quan hành chính nhà nước, trong
đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay
hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
* Vai trò của tài phán hành chính trong Nhà nước pháp quyn:
Bản chất của nhà nước pháp quyền.
- Vai trò chức năng của tài phán hành chính: quyền của đối tượng bị quản và pháp
chếtrong quản lý.
- Mối quan hệ giữa tài phán hành chính và Nhà nước pháp quyền: Quyền con người.
* Mối quan hệ giữa tài phán hành chính và cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính:
- Tiền tố hành chính yêu cầu giải quyết khiếu nại lần đầu tới người đã ra quyết định
theoLuật khiếu nại tố cáo 1998 (Sửa đổ 2004, 2006). Phải khiếu nại trước hết đến người đã ra quyết
định hay người có hành vi hành chính.
- Bỏ giai đoạn tiền tố hành chính theo Luật khiếu nại 2011.
- Có thể khiếu nại hành chính xong và chuyển sang khiếu kiện hành chính bất cứ khi nào.
- Vấn đề thông báo của cơ quan thẩm quyền cho đương sự trao đổi với họ trước khi
raquyết định hành chính.
Đặc điểm của tài phán hành chính:
- Là cơ chế có tính tư pháp.
- chế giải quyết khách quan khác: Bộ trưởng Quan tòa. chế bảo đảm quyền
con người,quyền công dân cao nhất.
- Là kiểm tra của tư pháp đối với hành pháp.
- Chỉ xem xét về tính hợp pháp chứ không về tính hợp lý.
2. Bình luận quy định sự hiện diện của Viện Kiểm sát trong TTHC của Việt Nam?
lOMoARcPSD|42676072
Trả lời:
Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 25/11/2015 (sau
đây gọi tắt Luật TTHC năm 2015) gồm 23 chương, 372 điều với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng;
trong đó, đáng chú ý nhiều quy định mới, bổ sung về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
trong tố tụng hành chính. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những quy định về kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm làm vai trò của VKSND trong tố tụng hành
chính theo Luật TTHC năm 2015.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong Luật TTHC năm 2015
Khoản 1 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 quy định VKSND quan tiến hành tố tụng hành
chính cùng với Tòa án nhân dân. Như vậy, Luật TTHC năm 2015 vẫn tiếp tục kế thừa quy định trước
đây của Luật TTHC năm 2010 khi tiếp tục quy định VKSND quan tiến hành tố tụng hành chính.
Theo chúng tôi, việc giữ nguyên quy định này hợp lý bởi lẽ trong tố tụng hành chính, VKSND nhân
danh quyền lực Nhà nước thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động pháp, cụ thể kiểm sát tính hợp
pháp về các quyết định hành vi của người tiến hành tố tụng hành vi của người tham gia tố tụng,
bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm
minh giúp cho việc giải quyết vụ án hành chính được đúng đắn và khách quan.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát,
Kiểm sát viên (KSV), Kiểm tra viên là những người tiến hành tố tụng hành chính cùng với Chánh án
Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. Như vậy, Luật TTHC năm 2015
đã bổ sung thêm Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng hành chính, thể hiện sự đồng bộ, phù hợp với
quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014; tiếp tục kế thừa các quy định trước đây của Luật TTHC
năm 2010 khi quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm
bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật”. Viện kiểm sát kiểm sát các vụ
án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của
Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công c thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực
hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Thông qua việc thực hiện
chức năng này, Viện kiểm sát giúp Tòa án kịp thời sửa chữa những thiếu t, sai lầm trong hoạt động xét
xử nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên và Kiểm tra
viên
Đối với nhiệm vụ và quyền hạn của KSV, nếu như Điều 40 Luật TTHC năm 2010 trước đây chỉ
quy định một ch chung chung thì Luật TTHC năm 2015 đã sự liệt các nhiệm vụ, quyền hạn
ràng và chi tiết hơn.
Theo đó, Điều 43 quy định khi được Viện trưởng phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, KSV có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện;
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án; nghiên cứu hồ sơ vụ án;
- Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật
này;
- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải
quyết vụ ántheo quy định của Luật này;
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
lOMoARcPSD|42676072
- Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật
này;
- Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết
định của Tòaán có vi phạm pháp luật;
- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng;
- Yêu cầu, kiến nghị quan, tổ chức thẩm quyền xnghiêm minh người
tham gia tố tụngvi phạm pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Với việc quy định cụ thể và chi tiết về nhiệm vụ và quyền hạn của KSV giúp cho KSV thuận lợi
hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; lập
hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát;
giúp KSV kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định.
Về sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp trong TTHC
* Điều 156 Luật TTHC năm 2015 quy định về sự có mặt của KSV tại phiên tòa sơ thẩm như sau:
1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ
tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham
gia phiên tòa xét xử, nhưng Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên
tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Với quy định trên có thể thấy Luật TTHC năm 2015 có hai điểm kế thừa Luật TTHC năm 2010:
- Một là, KSV được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công phải có mặt tại
phiên tòa xétxử sơ thẩm vụ án hành chính;
- Hai là, trường hợp KSV bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia
phiên tòaxét xử, nhưng có KSV dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ
án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Tuy nhiên, Luật TTHC năm 2015 một điểm sửa đổi so với quy định của Luật TTHC năm 2010
trong trường hợp KSV được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công vắng mặt tại phiên tòa thì
Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử thay vì phải hoãn phiên tòa như quy định trước đây.
Sở Luật TTHC năm 2015 sự sửa đổi này xuất phát từ do nhằm bảo đảm việc giải quyết
vụ án hành chính được xét xử kịp thời nhằm bảo đảm đúng thời hạn tố tụng đã được quy định.
* Về sự có mặt của KSV tại phiên tòa phúc thẩm được Luật TTHC năm 2015 quy định tại Điều
224, cụ thể như sau:
1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia
phiên tòa. Hội đồng xét xquyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường
hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
2. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng
có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên
vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.
Với quy định trên thể thấy rằng, Luật TTHC năm 2015 điểm kế thừa quy định của Luật
TTHC năm 2010 khi quy định KSV được phân công phải nhiệm vụ tham gia phiên a phúc thẩm,
trường hợp KSV vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng KSV dự khuyết tham
gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế KSV vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.
lOMoARcPSD|42676072
Tuy nhiên, nếu như Điều 194 Luật TTHC năm 2010 trước đây quy định trong trường hợp KSV
vắng mặt nếu không có KSV dự khuyết tham dự phiên tòa ngay từ đầu thay thế thì bắt buộc phải hoãn
phiên tòa, trong khi đó theo Luật TTHC năm 2015 trong trường hợp KSV vắng mặt thì Hội đồng xét xử
quyết định hoãn phiên tòa khi KSV vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị. Với quy
định trên thể hiểu, nếu KSV vắng mặt nhưng vụ án hành chính phát sinh do sự kháng cáo của
đương sự mà không phải là kháng nghị của Viện kiểm sát thì trong trường hợp này vẫn tiến hành xét xử
bình thường mà không cần phải hoãn phiên tòa.
* Về sự có mặt của KSV tại phiên tòa giám đốc thẩm trong Luật TTHC năm 2015:
Luật TTHC năm 2015 vẫn tiếp tục kế thừa quy định của Luật TTHC năm 2010 khi Điều 267 quy
định “Phiên tòa giám đốc thẩm phải sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp”. Quy định này cũng
được áp dụng tương tự tại thủ tục tái thẩm.
Bên cạnh đó, đối với thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thì theo quy định tại Điều 290 vthành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị thì nêu rõ “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị
của y ban pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề
nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 287 của Luật này”.
Phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp trong tố tụng hành chính
So với quy định của Luật TTHC năm 2010, quy định của Luật TTHC năm 2015 về phát biểu của
KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có sự sửa đổi quan trọng.
* Đối với việc phát biểu của KSV trong phiên tòa phúc thẩm:
Luật TTHC năm 2015 kế thừa những quy định trước đây của Luật TTHC năm 2010 khi quy định
“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý
kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính giai
đoạn phúc thẩm” khoản 4 Điều 243 quy định phát biểu của KSV tại phiên họp phúc thẩm đối với
quyết định của Tòa án cấp thẩm bị kháng cáo, kháng nghị “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp
tham gia phiên họp phúc thẩm phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi
Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên
vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị”. Tương tự như quy định ở cấp xét xử sơ thẩm,
Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung thêm quy định “Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải
gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án”.
* Việc phát biểu của KSV tại phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm:
Luật TTHC năm 2015 bổ sung thêm quy định mới đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về
quyết định kháng nghị thay chỉ phát biểu về việc giải quyết vụ án hành chính như Luật TTHC năm
2010 trước đây. Với việc bổ sung này, giúp cho Hội đồng xét xử có thêm một kênh thông tin quan trọng
để xem xét việc kháng nghị căn cứ hay không từ đó quyết định việc chấp nhận hay không chấp
nhận kháng nghị để đưa ra phán quyết đúng với sự thật khách quan của vụ án. Kiểm sát hoạt động
thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hành chính
Viện kiểm sát với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính góp phần
giúp cho hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, đương sự được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định. Việc kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ, chứng minh trong Luật TTHC năm 2015
có những điểm mới sau:
lOMoARcPSD|42676072
- Thứ nhất, đối với hoạt động trưng cầu giám định yêu cầu giám định, khoản 5
Điều 89 LuậtTTHC năm 2015 đã bổ sung quy định Viện trưởng VKSND tối cao được quyn yêu
cầu giám định lại trong trường hợp đặc biệt.
- Thứ hai, đối việc bảo vệ chứng cứ, khoản 2 Điều 97 Luật TTHC năm 2015 quy
định “Trườnghợp người làm chứng bị đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp
chứng choặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành
vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc
người làm chứng. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát
xem xét về trách nhiệm hình sự”. thể thấy, Luật TTHC năm 2015 đã sự quy định cụ thể,
rõ ràng và chi tiết hơn giúp cho Tòa án thuận lợi trong công tác xử các hành vi có dấu hiệu vi
phạm pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính được kịp thời, đúng pháp luật.
Kiểm sát thi hành án hành chính
Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo Luật TTHC năm 2015
có điểm bổ sung khá quan trọng khi cho phép Tòa án được quyền ra quyết định buộc thi hành án hành
chính. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của VKSND cũng được bổ sung thêm quy định mới tại khoản 2 Điều
312: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án,
Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thi hành án
phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp…”.
Ngoài điểm bổ sung trên thì Điều 315 Luật TTHC năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định Luật TTHC
năm 2010 về kiểm sát thi hành án hành chính khi quy định:
- Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, quan, tổ chức,
cá nhân cóliên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án bảo đảm việc thi hành bản
án, quyết định kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.
- Viện kiểm sát quyền kiến nghị với quan, tổ chức, nhân nghĩa vụ thi
hành án hànhchính quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của quan, tổ chức phải chấp hành
bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định
của Tòa án.
- Với việc quy định quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát
cùng cấp giúpcho Viện kiểm sát kịp thời thực hiện công tác kiểm sát để phát hiện ra các sai phạm
trong hoạt động thi hành án để có các biện pháp kiến nghị chủ thể có thẩm quyền xử lý nhằm bảo
đảm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành nghiêm chỉnh từ
đó kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Tóm lại, Luật TTHC năm 2015 đã kế thừa những quy định bản về vai trò của VKSND trong
hoạt động tố tụng hành chính của Luật TTHC năm 2010; đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới.
Chúng tôi cho rằng, đâynhững sửa đổi, bổ sung quan trọng giúp Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình trong hoạt động tố tụng hành chính.
3. Bình luận quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự trong Luật TTHC năm 2015 của
Việt Nam?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Luật TTHC 2015 về cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh trong tố
tụng hành chính quy định rõ:
lOMoARcPSD|42676072
“1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa
án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa
vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu
thập, xác minh chứng cứ; yêu cầu quan, tổ chức, nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án
hoặc đương sự theo quy định của Luật này.”
Cụ thể hơn, Điều 78 Luật TTHC 2015 quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cụ
thể đối với từng đường sự:
“1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định
giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
2. Người bị kiện nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án hồ giải quyết khiếu nại (nếu )
bảnsao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc có hành vi hành chính.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền,
lợiích hợp pháp của mình.”
Theo quy định trên có ththấy, nghĩa vụ chứng minh tố tụng hành chính chỉ thuộc về đương sự
trong vụ án bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người quyền, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên,
Khoản 1 Điều 9 Luật TTHC 2015 với quy định: “Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác quyền nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như
đương sự" được áp dụng trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vị thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hình chính thông qua người đại diện theo
pháp luật thì trong trường hơn y nghĩa vụ chứng minh thuộc về người đại diện tại pháp luật của đương
sự.
Ngoài ra, đối với a án tiến hành xminh, thu thập tài liệu chứng cứ trong trường hợp đương
số không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ và có số cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án có thể
tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để làm tôi có tình tiết của vụ án theo
quy định tại Khoản 6 Điều 83 Luật TTHC 2015. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 6 Điều 14 Luật TTHC
2015 quy định “Trường hợp kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám
đốc thẩm tới thẩm thì Viện kiểm sát thể xác minh, thu thập tài liệu chúng cử để bảo đảm cho việc
kháng nghị".
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy một điểm hạn chế trong quy định của Luật TTHC 2015
về nghĩa vụ chứng minh là chưa quy định đầy đủ về chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hành
chính. Cụ thể, pháp luật tố tụng hành chính quy định nghĩa vụ chứng minh chủ yếu thuộc về dương
trong vụ án hành chính và trong một số trường hợp thì Tòa án và Viện kiểm sát cũng được thực hiện một
số hoạt động tố tụng chứng minh.
Như vậy, Luật TTHC 2015 đã bỏ đi hai chủ thể quan trọng cũng có nghĩa vụ chứng minh trong
TTHC là người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền lợi và ích hợp pháp của đương sự.
Đối với người đại diện của đương sự người thay mặt đường sự thực hiện các quyền nghĩa
vụ tố tụng đương sự có nghĩa vụ chứng minh nên đương nhiên người đại diện của họ cũng có nghĩa
lOMoARcPSD|42676072
vụ này thế nhưng Điều 78 Luật TTHC 2015 lại không đề cập đến chủ thể này. Tương tự như vậy, đối với
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự theo yêu cầu của đường sự được Tòa án làm thủ tục đăng ký nên đương
nhiên họ sẽ có nghĩa vụ chứng minh các yêu cầu của đương sự mà mình đưa ra là có căn chợp pháp,
đồng thời đưa ra các chứng cứ, lập luận để phản bác lại yêu cầu của các đương skhác trong vụ án để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự mình bảo vệ.
Như vậy, Luật TTHC 2015 cần phải bổ sung người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự cũng có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hành chính.
4. Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính?
Trả lời:
Pháp luật đã có quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, cụ
thể là theo quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 , quy định về đối tượng khởi kiện của vụ
án hành chính như sau:
“Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh
vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi
cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2.Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng
tương đương trở xuống.
3.Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4.Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Theo quy định này có thể hiểu các đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm:
Một là, quyết định hành chính
Các cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành rất nhiều quyết định hành chính trong lĩnh vực quản
hành chính nhà nước. Các quyết định hành chính này bao gồm ba loại quyết định chủ đạo, quyết
định quy phạm và quyết định cá biệt. Trong đó, quyết định hành chính cá biệt được coi là đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính.
thể hiểu quyết định hành chính cá biệt là văn bản của quan, tổ chức, nhân trong quan,
tổ chức đó có thẩm quyền ban hành, áp dụng một lần với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Các cá nhân,
tổ chức, quan quyền khởi kiện khi cho rằng quyết định hành chính biệt này xâm phạm đến quyền,
lợi ích của mình.
Hai là, hành vi hành chính
Hành vi hành chính được hiểu các hành vi của các quan hành chính nhà nước hoặc của
người thẩm quyền trong quan hành chính nhà nước hoặc quan, tổ chức được giao thực hiện quản
lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện một nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp
luật. ( Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 )
Theo đó, có thể hiểu hành vi hành chính được coi là một dạng của quyết định hành chính. Nó có
thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Các nhân, quan, tổ chức quyền khởi kiện hành vi hành chính khi cho rằng hành vi đó
xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình.
lOMoARcPSD|42676072
Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định hành chính và hành vi hành chính đề thuộc đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính, theo quy định trên có thể thấy ngoại trừ một số trường hợp như: đó là quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an
ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật hoặc quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng
biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hoặc quyết định hành chính, hành vi
hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức
Ba là, là quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng
tương đương trở xuống
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hiểu là các là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định
của người đứng đầu quan, tổ chức. Tuy nhiên, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính chỉ những
quyết định kỷ luật buộc thôi việc chỉ áp dụng đối với các công chức giữ chức vụ Tổng cục trưởng
tương đương trở xuống.
Bốn là, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Theo quy định của pháp luật, thể hiểu vụ việc cạnh tranh các hành vi hạn chế cạnh tranh
hoặc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi xảy ra vụ việc cạnh tranh, các bên không quyền
khởi kiện vụ án hành chính.Thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh do Hội đồng xử vụ việc cạnh
tranh giải quyết hoặc do Thủ trưởng quan quản cạnh tranh giải quyết đối. Kết quả của việc giải
quyết vụ việc cạnh tranh là quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính về quyết định giải quyết
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Nghĩa là, khi có quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nếu
không đồng ý với quyết định các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thể khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, kết quả của hoạt động giải quyết khiếu nại này là quyết định giải quyết khiếu nại quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Khi các nhân, tổ chức, quan y không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì
mới được khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xlý vụ việc
cạnh tranh.
Năm là, Các cá nhân, tổ chức cơ quan có thể khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến
danh sách cử tri
Theo quy định của pháp luật, có thể xác định danh sách cử tri có thể bị khởi kiện bao gồm: Danh
sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội; Danh sách cử tri bầu cử Hội đồng nhân dân; Danh sách cử tri trưng
cầu ý dân.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định khá cụ thể về vấn đề thời hiệu khởi kiện của từng đối tượng
khởi kiện
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật TTHC 2015, thì thời hiệu khởi kiện đối với từng
trường hợp được quy định như sau:
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính,
hành vi hành chính là : 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là danh sách cử tri là:
lOMoARcPSD|42676072
từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc
thời hạn giải quyết khiếu nại không nhận được thông o kết quả giải quyết khiếu nại của quan
lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức, cơ quan khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến
quan nhà nước, người thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
được quy định như sau:
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính,
hành vi hành chính là: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính,
hành vi hành chính là: 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật
quan nhà nước, người thẩm quyền không giải quyết không văn bản trả lời cho người
khiếu nại.
Nếu các nhân, tổ chức, quan không khởi kiện được trong thời hạn quy định vì sự kiện bất
khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Tóm lại, thể hiểu thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính sẽ y thuộc vào đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI:
1. Khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự vắng mặt, tòa án phải hoãn phiên tòa.
=> Nhận định Sai.
Vì: Vẫn có các trường hợp đương sự vắng mặt, Tóa án vẫn tiến hành xét xử, theo Điều 158 LTTHC năm
2015.
2. Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâmhại
bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
=> Nhận định Sai.
Vì: Có các trường hợp người khởi kiện không hề bị xâm hại, họ chỉ đại diện. Khoản 4 Điều 54 LTTHC
2015.
3. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận ở giai đoạn xét xử sơ thẩm.
=> Nhận định Sai.
Vì: Việc kế thừa ở bất kỳ giai đoạn nào. LTTHC 2015.
4. Khi được Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án, cá nhân, tổ chức được yêu
cầudù cung cấp hay không cũng phải trả lời Tòa án bằng văn bản và nêu rõ lý do.
=> Nhận định Đúng.
Vì: Đây là nghĩa vụ (Điều 10 LTTHC2015).
5. Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án hành chính.=> Nhận
định Đúng.
Vì: Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử, không HTND thì phiên tòa phải hoãn (Điều
162, 232 LTTHC 2015).
6. Mọi vụ án hành chính đều phải qua hai cấp xét xử vì vậy đây là nguyên tắc của TTHC.=>
Nhận định Sai.
Vì: Tuy nguyên tắc, nhưng không có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì không cần qua cấp xét xử phúc
thẩm (Điều 11 LTTHC 2015).
lOMoARcPSD|42676072
7. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, Tòa án bắt buộc phải mở phiên tòa xét xử theo thủ tụcphúc
thẩm.
=> Nhận định Sai.
Vì: còn tùy thuộc vào điều kiện trong Điều 11 LTTHC 2015.
8. Tòa án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.=> Nhận
định Đúng.
Vì: Trong một số trường hợp có thể dùng luật khác. VD Luật dân sự (bồi thường ngoài hợp đồng), luật
đất đai (đền bù hòa giải). Điều 7 LTTHC 2015.
9. Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi người khởi kiện nộp đơn kiện.
=> Nhận định Sai.
Vì thời điểm theo từng trường hợp cụ thể (Khoản 1 Điều 116 LTTHC 2015).
Câu 10. Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong 1 vụ án
Đúng. Vì theo khoản 3 Điều 61 LTTHC 2015, trong trường hợp này thì miễn là quyền lợi không đối
lập nhau
Câu 11. TAND cấp Tỉnh không có quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm
Đúng. Điều 266 LTTHC 2015 quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm chỉ toàn án nhân dân cấp cao
tòa án nhân dân tốc cao điều 286 LTTHC 2015 chỉ thẩm quyền tái thẩm được thực hiện như
giám đốc thẩm
Câu 12. TAND cấp tỉnh phải thụ lý xét xử theo trình tự phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ
thẩm của tand cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị
Sai. Tòa án cấp trên trực tiếp Trực tiếp xử lý vụ án sơ thẩm của cấp dưới nhưng phải tuân thủ các điều
kiện như quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực điều 203 luật tố tụng hành chính 2015
Câu 13. Trong vụ án hành chính người khởi kiện không phải là đối tượng áp dụng QDHC bị
khiếu kiện
Đúng. Đúng do người khởi kiện bị ảnh hưởng quyền lợi không bị áp dụng QDHC dụ quyết định
đặt tên doanh nghiệp bị trùng lặp hoặc giấy phép xây dựng lấn không gian xung quanh khoản 2 điều 3
luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 14 Cán bộ công chức nhà nước bị xử kỷ luật có quyền khởi kiện tại tòa án hành chính Tai
vì sai vì chỉ cán bộ công chức nhà nước bị kluật thôi việc từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống
mới có quyền khởi kiện tại tòa án hành chính điều 30 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 15. Chuẩn bị xét xử là giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa
Đúng vì đây là phần quan trọng của của tố tụng giải quyết vụ án tại tòa án cấp thẩm để chuẩn bị xét
xử. Chương X: Thủ tục đối ngoại và chuẩn bị xét xử
Câu 16. Nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm các bên có quyền kháng cáo để yêu cầu Xem xét
lại thủ tục giám đốc thẩm
Sai phải trong thời hạn quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực khoản 1 điều 11 luật tố tụng hành chính 2 0
15
Câu 17. Đối với mọi phiên tòa hành chính sơ thẩm thì phải có mặt đương sự
Sai vì có thể vắng mặt theo các trường hợp tại điều 105 8 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 18. Tòa án phải đình chỉ vụ án nếu đương sự đã được triệu tập 3 lần đều không có mặt
Sai vì chỉ đình chỉ khi người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt từ trường hợp
họ đề nghị tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng trở ngại khách quan điểm
đ khoản một 1 điều 143 luật tố tụng hành chính 2015
lOMoARcPSD|42676072
Câu 19. Các vụ án hành chính mà đối tượng áp dụng QĐHC là người chưa thành niên đều phải
có luật sư tham gia
Sai thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc toà án cử không bắt buộc luật (người bảo vquyền,
lợi ích của đương sự) khoản 4 điều 5 4 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 20. Người nước ngoài không được là người đại diện tham gia trong vụ án hành chính Sai theo
khoản 2 điều 60 luật tố tụng hành chính 2 0 15 về người đại diện không giới hạn người nước ngoài
Câu 21. Quan hệ giữa các chủ thể trong tố tụng hành chính là quan hệ bất bình đẳng
Sai ngoài quan hệ giữa tòa án người bị xét xử còn quan hệ bình đẳng giữa các nhân về quyền
nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính điều 17 của tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 22. Tòa án nhân dân cấp tỉnh không chỉ giải quyết thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về
QĐHC,HVHC của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ
Đúng còn có các trường hợp khác tại điều 32 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 23. Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất kỳ vụ khiếu kiện
hành chính nào
Đúng theo khoảng 3 điều 38 luật tố tụng hành chính 2 0 15 nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán Câu 24.
Việc cung cấp bản sao các QĐHC, QĐKLBTV, QD giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có)
và các chứng cứ khác (nếu có) là nghĩa vụ của người khởi kiện lẫn người bị kiện
Đúng đây là nghĩa vụ đương sự Điều 9 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 25. Tại phiên tòa chánh án tòa án nhân dân có quyền quyết định việc thay đổi thẩm phán hội
đồng nhân dân và thư ký tòa án
Đúng điểm c khoản 1 điều 37 luật tố tụng hành chính 2 0 15 về nhiệm vụ và quyền hạn của chánh án tòa
án
Câu 26. Người nước ngoài không được tham gia tố tụng hành chính với tư cách là luật sư
Sai vẫn được tham gia vì điều 61 quy định rõ
Câu 27. Xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc để giải quyết vụ án hành chính
Đúng theo nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp xét xử điều 11 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 28. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất kỳ giai đoạn nào
trong quá trình giải quyết vụ án
Đúng khoảng 1 điều 66 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết tùy
do quyết định của thẩm phán
Câu 29. Đối tượng xét xử của tòa án hành chính là mọi quyết định hành chính bị coi là trái pháp
luật
Sai vì không có bất kỳ QĐHC cũng là đối tượng xét xử của tòa án hành chính ví dụ các quy định về điều
động về khen thưởng mặt khác QĐHC được đưa ra xét xử kết luận cuối cùng chưa hẳn trái pháp
luật
Câu 30. Mọi cá nhân tổ chức có quyền lợi bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính
nhà nước đều là người khởi kiện
Sai người khởi kiện có thể chỉ là người đại diện theo khoản 4 điều 54 luật hành chính 2015
| 1/12

Preview text:

lOMoARcPSD| 42676072
ĐỀ CƯƠNG MÔN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm, đặc điểm của tài phán hành chính? Trả lời:
Khái niệm tài phán hành chính:
- Là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính do Tòa án thực hiện theo trình tự theo thủ tục
được pháp luật quy định.
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, ta nói đến thẩm quyền tài phán của một quốc gia được hiểu là quyền
lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là quyền tối cao
của một nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình. Một nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia.
Có nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thẩm quyền tài phán có quyền thực hiện các quyền
năng trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Điều đó đồng nghĩa với việc, thẩm quyền tài phán có quyền thông qua những quyết định về mọi vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Vì mục đích tối cao là đảm bảo quyền lực và lợi ích của nhân dân.
Quốc gia còn thực hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình
Như vậy, có thể hiểu tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay
các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong
đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay
hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Tài phán hành chính là tổng thể những quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc
đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp hành
chính và áp dụng chế tài theo luật định.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, thẩm quyền tài phán của quốc gia là thẩm quyền giải quyết các vụ việc
thuộc quyền hạn xét xử của quốc gia này.
- Bản chất: Là hoạt động kiểm tra (phán quyết) tư pháp về tính hợp pháp của hoạt động hành pháp.
Về bản chất, tài phán hành chính là việc xem xét và ra phán quyết có giá trị pháp lý nhằm giải
quyết tranh chấp liên quan đến một hành vi, quyết định hành chính.
Về hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo qui định của pháp luật.
Theo đó, quyết định hành chính là nội dung cơ bản của luật hànhchính, trong đó việc ban hành
các quyết định này thể hiện rõ tính chất quyềnuy, quyền lực phục tùng của chủ thể quản lý tác động lên
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích của hành vi xử sự. lOMoARcPSD| 42676072
Theo quy định của luật tố tụng hành chính năm 2015, quyết địnhhành chính là văn bản do cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức đượcgiao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành
hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt
độngquản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Như vậy quyết định hành chính vừa mang tính quyền lực nhà nướcvừa mang tính pháp lý. Tính
quyền lực nhà nước được thể hiện ở việc chủ thể banhành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời
việc sử dụng quyền lực nàycũng đòi hỏi phải đúng thẩm quyền mà pháp luật qui định nhằm đảm bảo sự
hàihòa,thống nhất trong quá trình sử dụng quyền lực của các bộ phận cấu thành bộmáy nhà nước… Về
nguyên tắc,mọi quyết định hành chính đều phảiđược thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng
từ phía đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà
nướckhi cần thiết. Ngoài ra quyền lực nhà nước còn được thể hiện trong việc các chủthể có thẩm quyền
tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ýchí của nhà nước như các biện pháp về kinh
tế,giáo dục, thuyết phục…
Thông thường, đó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước với một bên là đối
tượng tác động của hành vi, quyết định hành chính (công dân và các tổ chức cụ thể).
Như vậy, có thể hiểu tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay
các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong
đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay
hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
* Vai trò của tài phán hành chính trong Nhà nước pháp quyền:
Bản chất của nhà nước pháp quyền. -
Vai trò và chức năng của tài phán hành chính: quyền của đối tượng bị quản lý và pháp chếtrong quản lý. -
Mối quan hệ giữa tài phán hành chính và Nhà nước pháp quyền: Quyền con người.
* Mối quan hệ giữa tài phán hành chính và cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính: -
Tiền tố hành chính và yêu cầu giải quyết khiếu nại lần đầu tới người đã ra quyết định
theoLuật khiếu nại tố cáo 1998 (Sửa đổ 2004, 2006). Phải khiếu nại trước hết đến người đã ra quyết
định hay người có hành vi hành chính. -
Bỏ giai đoạn tiền tố hành chính theo Luật khiếu nại 2011. -
Có thể khiếu nại hành chính xong và chuyển sang khiếu kiện hành chính bất cứ khi nào. -
Vấn đề thông báo của cơ quan có thẩm quyền cho đương sự và trao đổi với họ trước khi
raquyết định hành chính.
Đặc điểm của tài phán hành chính: -
Là cơ chế có tính tư pháp. -
Cơ chế giải quyết khách quan khác: Bộ trưởng – Quan tòa. Cơ chế bảo đảm quyền
con người,quyền công dân cao nhất. -
Là kiểm tra của tư pháp đối với hành pháp. -
Chỉ xem xét về tính hợp pháp chứ không về tính hợp lý.
2. Bình luận quy định sự hiện diện của Viện Kiểm sát trong TTHC của Việt Nam? lOMoARcPSD| 42676072 Trả lời:
Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10, ngày 25/11/2015 (sau
đây gọi tắt là Luật TTHC năm 2015) gồm 23 chương, 372 điều với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng;
trong đó, đáng chú ý có nhiều quy định mới, bổ sung về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
trong tố tụng hành chính. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những quy định về kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm làm rõ vai trò của VKSND trong tố tụng hành
chính theo Luật TTHC năm 2015.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong Luật TTHC năm 2015
Khoản 1 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 quy định VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng hành
chính cùng với Tòa án nhân dân. Như vậy, Luật TTHC năm 2015 vẫn tiếp tục kế thừa quy định trước
đây của Luật TTHC năm 2010 khi tiếp tục quy định VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng hành chính.
Theo chúng tôi, việc giữ nguyên quy định này là hợp lý bởi lẽ trong tố tụng hành chính, VKSND nhân
danh quyền lực Nhà nước thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, cụ thể là kiểm sát tính hợp
pháp về các quyết định và hành vi của người tiến hành tố tụng và hành vi của người tham gia tố tụng,
bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm
minh giúp cho việc giải quyết vụ án hành chính được đúng đắn và khách quan.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 36 Luật TTHC năm 2015 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát,
Kiểm sát viên (KSV), Kiểm tra viên là những người tiến hành tố tụng hành chính cùng với Chánh án
Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. Như vậy, Luật TTHC năm 2015
đã bổ sung thêm Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng hành chính, thể hiện sự đồng bộ, phù hợp với
quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014; tiếp tục kế thừa các quy định trước đây của Luật TTHC
năm 2010 khi quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm
bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật”. Viện kiểm sát kiểm sát các vụ
án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của
Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực
hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Thông qua việc thực hiện
chức năng này, Viện kiểm sát giúp Tòa án kịp thời sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét
xử nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên
Đối với nhiệm vụ và quyền hạn của KSV, nếu như Điều 40 Luật TTHC năm 2010 trước đây chỉ
quy định một cách chung chung thì Luật TTHC năm 2015 đã có sự liệt kê các nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng và chi tiết hơn.
Theo đó, Điều 43 quy định khi được Viện trưởng phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, KSV có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: -
Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; -
Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án; nghiên cứu hồ sơ vụ án; -
Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này; -
Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải
quyết vụ ántheo quy định của Luật này; -
Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; lOMoARcPSD| 42676072 -
Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này; -
Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết
định của Tòaán có vi phạm pháp luật; -
Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; -
Yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người
tham gia tố tụngvi phạm pháp luật; -
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Với việc quy định cụ thể và chi tiết về nhiệm vụ và quyền hạn của KSV giúp cho KSV thuận lợi
hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; lập
hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát;
giúp KSV kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định.
Về sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp trong TTHC
* Điều 156 Luật TTHC năm 2015 quy định về sự có mặt của KSV tại phiên tòa sơ thẩm như sau:
1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ
tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham
gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên
tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Với quy định trên có thể thấy Luật TTHC năm 2015 có hai điểm kế thừa Luật TTHC năm 2010: -
Một là, KSV được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công phải có mặt tại
phiên tòa xétxử sơ thẩm vụ án hành chính; -
Hai là, trường hợp KSV bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia
phiên tòaxét xử, nhưng có KSV dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ
án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Tuy nhiên, Luật TTHC năm 2015 có một điểm sửa đổi so với quy định của Luật TTHC năm 2010
là trong trường hợp KSV được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công vắng mặt tại phiên tòa thì
Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử thay vì phải hoãn phiên tòa như quy định trước đây.
Sở dĩ Luật TTHC năm 2015 có sự sửa đổi này xuất phát từ lý do nhằm bảo đảm việc giải quyết
vụ án hành chính được xét xử kịp thời nhằm bảo đảm đúng thời hạn tố tụng đã được quy định.
* Về sự có mặt của KSV tại phiên tòa phúc thẩm được Luật TTHC năm 2015 quy định tại Điều 224, cụ thể như sau: 1.
Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia
phiên tòa. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường
hợp Viện kiểm sát có kháng nghị. 2.
Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng
có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên
vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.
Với quy định trên có thể thấy rằng, Luật TTHC năm 2015 có điểm kế thừa quy định của Luật
TTHC năm 2010 khi quy định KSV được phân công phải có nhiệm vụ tham gia phiên tòa phúc thẩm,
trường hợp KSV vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng có KSV dự khuyết tham
gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế KSV vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án. lOMoARcPSD| 42676072
Tuy nhiên, nếu như Điều 194 Luật TTHC năm 2010 trước đây quy định trong trường hợp KSV
vắng mặt nếu không có KSV dự khuyết tham dự phiên tòa ngay từ đầu thay thế thì bắt buộc phải hoãn
phiên tòa, trong khi đó theo Luật TTHC năm 2015 trong trường hợp KSV vắng mặt thì Hội đồng xét xử
quyết định hoãn phiên tòa khi KSV vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị. Với quy
định trên có thể hiểu, nếu KSV vắng mặt nhưng vụ án hành chính phát sinh do có sự kháng cáo của
đương sự mà không phải là kháng nghị của Viện kiểm sát thì trong trường hợp này vẫn tiến hành xét xử
bình thường mà không cần phải hoãn phiên tòa.
* Về sự có mặt của KSV tại phiên tòa giám đốc thẩm trong Luật TTHC năm 2015:
Luật TTHC năm 2015 vẫn tiếp tục kế thừa quy định của Luật TTHC năm 2010 khi Điều 267 quy
định “Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp”. Quy định này cũng
được áp dụng tương tự tại thủ tục tái thẩm.
Bên cạnh đó, đối với thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thì theo quy định tại Điều 290 về thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị thì nêu rõ “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị
của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề
nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 287 của Luật này”.
Phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp trong tố tụng hành chính
So với quy định của Luật TTHC năm 2010, quy định của Luật TTHC năm 2015 về phát biểu của
KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có sự sửa đổi quan trọng.
* Đối với việc phát biểu của KSV trong phiên tòa phúc thẩm:
Luật TTHC năm 2015 kế thừa những quy định trước đây của Luật TTHC năm 2010 khi quy định
“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý
kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai
đoạn phúc thẩm” và khoản 4 Điều 243 quy định phát biểu của KSV tại phiên họp phúc thẩm đối với
quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp
tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi
Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên
vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị”. Tương tự như quy định ở cấp xét xử sơ thẩm,
Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung thêm quy định “Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải
gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án”.
* Việc phát biểu của KSV tại phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm:
Luật TTHC năm 2015 bổ sung thêm quy định mới là đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về
quyết định kháng nghị thay vì chỉ phát biểu về việc giải quyết vụ án hành chính như Luật TTHC năm
2010 trước đây. Với việc bổ sung này, giúp cho Hội đồng xét xử có thêm một kênh thông tin quan trọng
để xem xét việc kháng nghị là có căn cứ hay không từ đó quyết định việc chấp nhận hay không chấp
nhận kháng nghị để đưa ra phán quyết đúng với sự thật khách quan của vụ án. Kiểm sát hoạt động
thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hành chính

Viện kiểm sát với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính góp phần
giúp cho hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, đương sự được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định. Việc kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ, chứng minh trong Luật TTHC năm 2015
có những điểm mới sau: lOMoARcPSD| 42676072 -
Thứ nhất, đối với hoạt động trưng cầu giám định và yêu cầu giám định, khoản 5
Điều 89 LuậtTTHC năm 2015 đã bổ sung quy định Viện trưởng VKSND tối cao được quyền yêu
cầu giám định lại trong trường hợp đặc biệt. -
Thứ hai, đối việc bảo vệ chứng cứ, khoản 2 Điều 97 Luật TTHC năm 2015 quy
định “Trườnghợp người làm chứng bị đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp
chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành
vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc
người làm chứng. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát
xem xét về trách nhiệm hình sự”. Có thể thấy, Luật TTHC năm 2015 đã có sự quy định cụ thể,
rõ ràng và chi tiết hơn giúp cho Tòa án thuận lợi trong công tác xử lý các hành vi có dấu hiệu vi
phạm pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính được kịp thời, đúng pháp luật.
Kiểm sát thi hành án hành chính
Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo Luật TTHC năm 2015
có điểm bổ sung khá quan trọng khi cho phép Tòa án được quyền ra quyết định buộc thi hành án hành
chính. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của VKSND cũng được bổ sung thêm quy định mới tại khoản 2 Điều
312: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án,
Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thi hành án
phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp…”.
Ngoài điểm bổ sung trên thì Điều 315 Luật TTHC năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định Luật TTHC
năm 2010 về kiểm sát thi hành án hành chính khi quy định: -
Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức,
cá nhân cóliên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án bảo đảm việc thi hành bản
án, quyết định kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật. -
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thi
hành án hànhchính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành
bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án. -
Với việc quy định quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát
cùng cấp giúpcho Viện kiểm sát kịp thời thực hiện công tác kiểm sát để phát hiện ra các sai phạm
trong hoạt động thi hành án để có các biện pháp kiến nghị chủ thể có thẩm quyền xử lý nhằm bảo
đảm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành nghiêm chỉnh từ
đó kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Tóm lại, Luật TTHC năm 2015 đã kế thừa những quy định cơ bản về vai trò của VKSND trong
hoạt động tố tụng hành chính của Luật TTHC năm 2010; đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới.
Chúng tôi cho rằng, đây là những sửa đổi, bổ sung quan trọng giúp Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình trong hoạt động tố tụng hành chính.
3. Bình luận quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự trong Luật TTHC năm 2015 của Việt Nam? Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Luật TTHC 2015 về cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh trong tố
tụng hành chính quy định rõ: lOMoARcPSD| 42676072
“1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa
án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa
vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu
thập, xác minh chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án
hoặc đương sự theo quy định của Luật này.”

Cụ thể hơn, Điều 78 Luật TTHC 2015 quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cụ
thể đối với từng đường sự:
“1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định
giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
2.
Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và
bảnsao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc có hành vi hành chính.
3.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền,
lợiích hợp pháp của mình.”
Theo quy định trên có thể thấy, nghĩa vụ chứng minh tố tụng hành chính chỉ thuộc về đương sự
trong vụ án bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên,
Khoản 1 Điều 9 Luật TTHC 2015 với quy định: “Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như
đương sự"
được áp dụng trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vị thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hình chính thông qua người đại diện theo
pháp luật thì trong trường hơn này nghĩa vụ chứng minh thuộc về người đại diện tại pháp luật của đương sự.
Ngoài ra, đối với Tòa án tiến hành xử minh, thu thập tài liệu chứng cứ trong trường hợp đương
số không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ và có số cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án có thể
tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để làm tôi có tình tiết của vụ án theo
quy định tại Khoản 6 Điều 83 Luật TTHC 2015. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 6 Điều 14 Luật TTHC
2015 quy định “Trường hợp kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám
đốc thẩm tới thẩm thì Viện kiểm sát có thể xác minh, thu thập tài liệu chúng cử để bảo đảm cho việc kháng nghị".
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy một điểm hạn chế trong quy định của Luật TTHC 2015
về nghĩa vụ chứng minh là chưa quy định đầy đủ về chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hành
chính. Cụ thể, pháp luật tố tụng hành chính quy định nghĩa vụ chứng minh chủ yếu thuộc về dương sư
trong vụ án hành chính và trong một số trường hợp thì Tòa án và Viện kiểm sát cũng được thực hiện một
số hoạt động tố tụng chứng minh.
Như vậy, Luật TTHC 2015 đã bỏ đi hai chủ thể quan trọng cũng có nghĩa vụ chứng minh trong
TTHC là người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền lợi và ích hợp pháp của đương sự.
Đối với người đại diện của đương sự là người thay mặt đường sự thực hiện các quyền và nghĩa
vụ tố tụng mà đương sự có nghĩa vụ chứng minh nên đương nhiên người đại diện của họ cũng có nghĩa lOMoARcPSD| 42676072
vụ này thế nhưng Điều 78 Luật TTHC 2015 lại không đề cập đến chủ thể này. Tương tự như vậy, đối với
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự theo yêu cầu của đường sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký nên đương
nhiên họ sẽ có nghĩa vụ chứng minh các yêu cầu của đương sự mà mình đưa ra là có căn cứ và hợp pháp,
đồng thời đưa ra các chứng cứ, lập luận để phản bác lại yêu cầu của các đương sự khác trong vụ án để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự mình bảo vệ.
Như vậy, Luật TTHC 2015 cần phải bổ sung người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự cũng có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hành chính.
4. Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính? Trả lời:
Pháp luật đã có quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, cụ
thể là theo quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 , quy định về đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính như sau:
“Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh
vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi
cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2.Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và
tương đương trở xuống.
3.Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4.Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Theo quy định này có thể hiểu các đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm:
Một là, quyết định hành chính
Các cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành rất nhiều quyết định hành chính trong lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước. Các quyết định hành chính này bao gồm ba loại là quyết định chủ đạo, quyết
định quy phạm và quyết định cá biệt. Trong đó, quyết định hành chính cá biệt được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Có thể hiểu quyết định hành chính cá biệt là văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ quan,
tổ chức đó có thẩm quyền ban hành, áp dụng một lần với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Các cá nhân,
tổ chức, cơ quan có quyền khởi kiện khi cho rằng quyết định hành chính cá biệt này xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình.
Hai là, hành vi hành chính
Hành vi hành chính được hiểu là các hành vi của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản
lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện một nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp
luật. ( Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 )
Theo đó, có thể hiểu hành vi hành chính được coi là một dạng của quyết định hành chính. Nó có
thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện hành vi hành chính khi cho rằng hành vi đó
xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình. lOMoARcPSD| 42676072
Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định hành chính và hành vi hành chính đề thuộc đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính, theo quy định trên có thể thấy ngoại trừ một số trường hợp như: đó là quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an
ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật hoặc q
uyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng
biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hoặc quyết định hành chính, hành vi
hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức
Ba là, là quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và
tương đương trở xuống
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hiểu là các là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính chỉ là những
quyết định kỷ luật buộc thôi việc chỉ áp dụng đối với các công chức giữ chức vụ Tổng cục trưởng và
tương đương trở xuống.
Bốn là, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Theo quy định của pháp luật, có thể hiểu vụ việc cạnh tranh là các hành vi hạn chế cạnh tranh
hoặc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi xảy ra vụ việc cạnh tranh, các bên không có quyền
khởi kiện vụ án hành chính.Thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh là do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh giải quyết hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết đối. Kết quả của việc giải
quyết vụ việc cạnh tranh là quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính về quyết định giải quyết
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Nghĩa là, khi có quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nếu
không đồng ý với quyết định các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thể khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, kết quả của hoạt động giải quyết khiếu nại này là quyết định giải quyết khiếu nại quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Khi các cá nhân, tổ chức, cơ quan này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì
mới được khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Năm là, Các cá nhân, tổ chức cơ quan có thể khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến danh sách cử tri
Theo quy định của pháp luật, có thể xác định danh sách cử tri có thể bị khởi kiện bao gồm: Danh
sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội; Danh sách cử tri bầu cử Hội đồng nhân dân; Danh sách cử tri trưng cầu ý dân.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định khá cụ thể về vấn đề thời hiệu khởi kiện của từng đối tượng khởi kiện
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật TTHC 2015, thì thời hiệu khởi kiện đối với từng
trường hợp được quy định như sau:
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính,
hành vi hành chính là : 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là danh sách cử tri là: lOMoARcPSD| 42676072
từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc
thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan
lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức, cơ quan khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
được quy định như sau:
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính,
hành vi hành chính là: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính,
hành vi hành chính là: 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật
mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
Nếu các cá nhân, tổ chức, cơ quan không khởi kiện được trong thời hạn quy định vì sự kiện bất
khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Tóm lại, có thể hiểu thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính sẽ tùy thuộc vào đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI:
1. Khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự vắng mặt, tòa án phải hoãn phiên tòa. => Nhận định Sai.
Vì: Vẫn có các trường hợp đương sự vắng mặt, Tóa án vẫn tiến hành xét xử, theo Điều 158 LTTHC năm 2015.
2. Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâmhại
bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. => Nhận định Sai.
Vì: Có các trường hợp người khởi kiện không hề bị xâm hại, họ chỉ là đại diện. Khoản 4 Điều 54 LTTHC 2015.
3. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. => Nhận định Sai.
Vì: Việc kế thừa ở bất kỳ giai đoạn nào. LTTHC 2015.
4. Khi được Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án, cá nhân, tổ chức được yêu
cầudù cung cấp hay không cũng phải trả lời Tòa án bằng văn bản và nêu rõ lý do. => Nhận định Đúng.
Vì: Đây là nghĩa vụ (Điều 10 LTTHC2015).
5. Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án hành chính.=> Nhận định Đúng.
Vì: Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử, không có HTND thì phiên tòa phải hoãn (Điều 162, 232 LTTHC 2015).
6. Mọi vụ án hành chính đều phải qua hai cấp xét xử vì vậy đây là nguyên tắc của TTHC.=> Nhận định Sai.
Vì: Tuy là nguyên tắc, nhưng không có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì không cần qua cấp xét xử phúc
thẩm (Điều 11 LTTHC 2015). lOMoARcPSD| 42676072
7. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, Tòa án bắt buộc phải mở phiên tòa xét xử theo thủ tụcphúc thẩm. => Nhận định Sai.
Vì: còn tùy thuộc vào điều kiện trong Điều 11 LTTHC 2015.
8. Tòa án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.=> Nhận định Đúng.
Vì: Trong một số trường hợp có thể dùng luật khác. VD Luật dân sự (bồi thường ngoài hợp đồng), luật
đất đai (đền bù hòa giải). Điều 7 LTTHC 2015.
9. Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi người khởi kiện nộp đơn kiện. => Nhận định Sai.
Vì thời điểm theo từng trường hợp cụ thể (Khoản 1 Điều 116 LTTHC 2015).
Câu 10. Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong 1 vụ án
Đúng. Vì theo khoản 3 Điều 61 LTTHC 2015, trong trường hợp này thì miễn là quyền lợi không đối lập nhau
Câu 11. TAND cấp Tỉnh không có quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm
Đúng. Điều 266 LTTHC 2015 quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm chỉ có toàn án nhân dân cấp cao
và tòa án nhân dân tốc cao và điều 286 LTTHC 2015 chỉ rõ thẩm quyền tái thẩm được thực hiện như giám đốc thẩm
Câu 12. TAND cấp tỉnh phải thụ lý xét xử theo trình tự phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ
thẩm của tand cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị
Sai. Tòa án cấp trên trực tiếp Trực tiếp xử lý vụ án sơ thẩm của cấp dưới nhưng phải tuân thủ các điều
kiện như quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực điều 203 luật tố tụng hành chính 2015
Câu 13. Trong vụ án hành chính người khởi kiện không phải là đối tượng áp dụng QDHC bị khiếu kiện
Đúng. Đúng do người khởi kiện bị ảnh hưởng quyền lợi dù không bị áp dụng QDHC ví dụ quyết định
đặt tên doanh nghiệp bị trùng lặp hoặc giấy phép xây dựng lấn không gian xung quanh khoản 2 điều 3
luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 14 Cán bộ công chức nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khởi kiện tại tòa án hành chính Tai
vì sai vì chỉ cán bộ công chức nhà nước bị kỷ luật thôi việc từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống
mới có quyền khởi kiện tại tòa án hành chính điều 30 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 15. Chuẩn bị xét xử là giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa
Đúng vì đây là phần quan trọng của của tố tụng giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm để chuẩn bị xét
xử. Chương X: Thủ tục đối ngoại và chuẩn bị xét xử
Câu 16. Nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm các bên có quyền kháng cáo để yêu cầu Xem xét
lại thủ tục giám đốc thẩm
Sai phải trong thời hạn quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực khoản 1 điều 11 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 17. Đối với mọi phiên tòa hành chính sơ thẩm thì phải có mặt đương sự
Sai vì có thể vắng mặt theo các trường hợp tại điều 105 8 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 18. Tòa án phải đình chỉ vụ án nếu đương sự đã được triệu tập 3 lần đều không có mặt
Sai vì chỉ đình chỉ khi người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt từ trường hợp
họ đề nghị tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng trở ngại khách quan điểm
đ khoản một 1 điều 143 luật tố tụng hành chính 2015 lOMoARcPSD| 42676072
Câu 19. Các vụ án hành chính mà đối tượng áp dụng QĐHC là người chưa thành niên đều phải
có luật sư tham gia
Sai thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc toà án cử không bắt buộc là luật sư (người bảo vệ quyền,
lợi ích của đương sự) khoản 4 điều 5 4 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 20. Người nước ngoài không được là người đại diện tham gia trong vụ án hành chính Sai theo
khoản 2 điều 60 luật tố tụng hành chính 2 0 15 về người đại diện không giới hạn người nước ngoài
Câu 21. Quan hệ giữa các chủ thể trong tố tụng hành chính là quan hệ bất bình đẳng
Sai ngoài quan hệ giữa tòa án và người bị xét xử còn có quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân về quyền
nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính điều 17 của tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 22. Tòa án nhân dân cấp tỉnh không chỉ giải quyết thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về
QĐHC,HVHC của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ
Đúng còn có các trường hợp khác tại điều 32 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 23. Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất kỳ vụ khiếu kiện hành chính nào
Đúng theo khoảng 3 điều 38 luật tố tụng hành chính 2 0 15 nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán Câu 24.
Việc cung cấp bản sao các QĐHC, QĐKLBTV, QD giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có)
và các chứng cứ khác (nếu có) là nghĩa vụ của người khởi kiện lẫn người bị kiện
Đúng đây là nghĩa vụ đương sự Điều 9 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 25. Tại phiên tòa chánh án tòa án nhân dân có quyền quyết định việc thay đổi thẩm phán hội
đồng nhân dân và thư ký tòa án
Đúng điểm c khoản 1 điều 37 luật tố tụng hành chính 2 0 15 về nhiệm vụ và quyền hạn của chánh án tòa án
Câu 26. Người nước ngoài không được tham gia tố tụng hành chính với tư cách là luật sư
Sai vẫn được tham gia vì điều 61 quy định rõ
Câu 27. Xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc để giải quyết vụ án hành chính
Đúng theo nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp xét xử điều 11 luật tố tụng hành chính 2 0 15
Câu 28. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất kỳ giai đoạn nào
trong quá trình giải quyết vụ án
Đúng khoảng 1 điều 66 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết tùy
do quyết định của thẩm phán
Câu 29. Đối tượng xét xử của tòa án hành chính là mọi quyết định hành chính bị coi là trái pháp luật
Sai vì không có bất kỳ QĐHC cũng là đối tượng xét xử của tòa án hành chính ví dụ các quy định về điều
động về khen thưởng mặt khác QĐHC được đưa ra xét xử có kết luận cuối cùng chưa hẳn là trái pháp luật
Câu 30. Mọi cá nhân tổ chức có quyền lợi bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính
nhà nước đều là người khởi kiện
Sai người khởi kiện có thể chỉ là người đại diện theo khoản 4 điều 54 luật hành chính 2015