Đề cương môn Tư pháp quốc tế | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương môn Tư pháp quốc tế | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ÔN TẬP TƯ PHÁP QUỐC TẾ A. Lý thuyết
1. So sánh với pháp luật dân sự quốc gia và công pháp quốc tế để chỉ ra đặc điểm
của tư pháp quốc tế (đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh đặc trưng, chủ thể).
2. Xem Điều Khoản 2 Điều 663 và cho 3 ví dụ về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
3. Giải thích 3 đặc điểm của quy phạm xung đột.
4. Chỉ ra đặc điểm nhận dạng của phần hệ thuộc trong một quy phạm xung đột.
5. Phân tích cấu trúc quy phạm xung đột. Ví dụ:
“Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung của quyền sở hữu đối tài sản được
xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. (Khoản 1 Điều 766 BLDS Việt Nam).
6. Phân tích cơ sở pháp lý cho phép quốc gia hưởng
ền miễn trừ tư pháp trong quy
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
Hậu quả pháp lý gì xảy ra nếu quốc gia tuyên bố từ bỏ hưởng quyền miễn trừ tư
pháp trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
7. Việt Nam có thể dành các quyền và ưu đãi gì cho người nước ngoài/pháp nhân
nước ngoài có mặt ở trên lãnh thổ Việt Nam?
B. Trả lời đúng hay sai các nhận định sau? Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm
2015, anh (chị) giải thích tại sao?
1 – Khi các bên trong một hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài thỏa thuận chọn hệ
thống pháp luật của quốc gia A để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng thì pháp luật của quốc gia A được áp dụng. (=> xem Điều 683)
2 – Khi một người Đức tiến hành kết hôn với công dân Việt Nam ở Việt Nam thì người
đó phải tuân thủ những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước Đức và
pháp luật Việt Nam. (=> xem Điều 674 BLDS và Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
3 – Các bên là cá nhân trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước
ngoài có thể lựa chọn một hệ thống pháp luật của một quốc gia để điều chỉnh năng
lực hành vi dân sự của mình. (=> xem Điều 674 BLDS)
4 – Một điều ước quốc tế sẽ trở thành là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam khi điều
ước quốc tế đó được Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. (=> xem Điều 664 & 665)
5. Theo pháp luật Việt Nam, quy tắc Luật quốc tịch là hệ thuộc duy nhất được áp dụng
để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, cấm kết hôn. (=> xem Điều 672, 673 & 674)
6. Luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu
có yếu tố nước ngoài đối với tài sản là động sản và bất động sản. (=> xem Điều 678)
7. Hình thức di chúc của công dân Việt Nam lập ở nước ngoài phải được điều chỉnh
bởi pháp luật Việt Nam. (=>xem Điều 681)
8. Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh khi có quan hệ mang tính chất dân sự có
yếu tố nước ngoài phát sinh.
9. Đối tượng điều chỉnh của luật tư pháp quốc tế là những quan hệ mang bản chất
dân sự có liên quan đến tài sản ở nước ngoài. => (xem Điều 663)
10. Điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế luôn có hiệu lực ưu tiên áp dụng so với pháp
luật Việt Nam. (=> Điều 665) C. BÀI TẬP: Vận d nh c ụng các quy đị
ủa pháp luật, giải quy t cá ế c tình huống sau đây
- Tình huống 1. Công dân A (quốc tịch Việt Nam) ký một hợp đồng dịch vụ để thuê
công dân B (quốc tịch Singapore) làm bản thiết kế xây dựng. Hợp đồng trên được ký
kết tại Việt Nam, thực hiện tại Singapore. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận chọn
Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh. Trong quá trình thực hiên
hợp đồng, A cho rằng B không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, A khởi kiện B tại Tòa án Việt Nam. Câu hỏi
a/ – Hợp đồng thuê dịch vụ thiết kế có phải là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không? Cơ sở pháp lý?
b/ – Việc các bên chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp hợp đồng trên có
bao gồm việc chọn pháp luật Việt Nam hay không? Tại sao?
c/ – Trong những trường hợp nào pháp luật của Singapore có thể được áp dụng nhằm
giải quyết tranh chấp hợp đồng trên? Hãy phân tích điều kiện để pháp luật nước ngoài
được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam?
Gợi ý: Xem Điều 683 và 670 BLDS 2015
- Tình huống 2. Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi và để lại di sản là một căn nhà tại Nga. Câu hỏi:
a Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Nga – Việt Nam hay Bộ luật dân sự năm 2015
được lựa chọn làm cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống này? Giải thích.
b/ Pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga được áp dụng để giải quyết việc
thừa kế tài sản này? Chỉ ra quy định cụ thể?
* Tài liệu được sử dụng trong phòng thi:
- Phần thứ năm Bộ Luật Dân sự 2015
- Hiệp định tương trợ ư ph t ữa Việt Nam v áp và pháp lý gi à Ng a