Đề cương ôn tập địa 9 học kỳ 1 năm 2022-2023
Tổng hợp Đề cương ôn tập địa 9 học kỳ 1 năm 2022-2023 rất hay và bổ ích giúp bạn đạt điểm cao. Các bạn tham khảo và ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp sắp đến nhé. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
HỌC KÌ I- NĂM HỌC: 2022 – 2023
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản của một số ngành kinh tế và
4 vùng kinh tế mà các em đã được học gồm các kiến thức trọng tâm sau:
- Nhận biết đặc điểm các ngành kinh tế. Tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.
- Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên của vùng (thuận lợi, khó khăn đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội).
- Thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ… và sự phân bố của các nghành kinh tế đó.
- Các trung tâm kinh tế của từng vùng và các nghành kinh tế trọng điểm của mỗi trung tâm.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1:
- Loại hình vận tải nào đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động xuất, nhập khẩu
hàng hóa của nước ta? - Đường biển Câu 2:
- Kể tên hai sân bay quốc tế lớn nhất nước ta? - Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
- Kể tên ba cảng biển quốc tế lớn nhất nước ta? - Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn Câu 3:
- Quốc lộ 1A được kéo dài từ đâu tới đâu? - Lạng Sơn đến Cà Mau.
- Đường mòn Hồ Chí Minh được kéo dài từ đâu tới đâu? - Hà Nội đến TP.HCM.
- Đường sắt Thống Nhất được kéo dài từ đâu tới đâu? - Hà Nội đến TP.HCM. Câu 4:
- Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta ở tỉnh/thành nào? + Hà Nội, TP.HCM. Câu 5:
- Hiện nay hoạt động nội thương của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào? Ít nhất ở vùng nào?
+ Đông Nam Bộ/Tây Nguyên Câu 6:
- Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long là những địa điểm du lịch được UNESCO công
nhận là di sản thiên nhiên Thế giới thuộc tỉnh nào?
+ Động Phong Nha: Quảng Bình
+ Vịnh Hạ Long: Quảng Ninh Câu 7:
- Những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của nước ta ra nước ngoài là gì?
+ Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu Trang 1
- Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta ra nước ngoài là gì?
+ Công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp;
hàng nông, lâm, thủy sản Câu 8:
- Nêu vị trí tiếp giáp của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
+ Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ, ĐBS Hồng, vịnh Bắc Bộ. Câu 9.
- Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển
thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
+ Vì tiểu vùng Đông Bắc là khu vực tập trung nhiều các mỏ khoáng sản nhất nước ta
như:…(hs tự tìm và kể tên các mỏ khoáng sản có trong vùng để chứng minh cho sự phong
phú về nguồn tài nguyên khoáng sản của tiểu vùng Đông Bắc)
+ Còn ở tiểu vùng Tây Bắc, là vùng địa hình đồi núi cao nhất nước ta, tập trung nhiều
những con sông lớn và dốc nên ở đây thuận lợi phát triển thuỷ điện. Ở đây có các nhà máy
thủy điện lớn như:….(hs tự tìm và kể tên các nhà máy thủy điện lớn ở trong vùng để
chứng minh cho thế mạnh phát triển thủy điện của tiểu vùng Tây Bắc) Câu 10:
- Đồng bằng sông Hồng là vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông lớn nào?
- sông Hồng và sông Thái Bình. Câu 11:
- Kể tên các trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng bằng sông Hồng? + Hà Nội, Hải Phòng. Câu 12.
- Nguyên nhân nào mà năng suất lúa của vùng đồng bằng sông Hồng luôn cao nhất cả nước?
- Có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng cây lương thực như:….(HS tự
nêu những yếu tố tự nhiên thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước của vùng)
- Cơ sở hạ tầng ở nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
- Người dân có trình độ thâm canh, tăng vụ cao. Câu 13.
- Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở ĐB sông Hồng?
+ Nâng cao sản lượng lương thực góp phần tăng sản lượng lương thực bình quân theo
đầu người và có dư để xuất khẩu Câu 14:
- Dải núi nằm dọc biên giới phía tây của vùng Bắc Trung Bộ là dãy núi nào? + Trường Sơn Bắc Câu 15:
- Hãy chứng minh vùng Bắc Trung Bộ là vị trí “cầu nối” có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Vị trí cầu nối giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta:…
+ Cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại…
+ Cửa ngõ hành lang Đông-Tây của Tiểu vùng Sông Mê Công… Câu 16.
- Hãy kể tên một số cơ sở sản xuất muối lớn ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? + Cà Ná, Sa Huỳnh. Câu 17. Trang 2
- “Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh” là một trong những đặc điểm tự nhiên của
vùng kinh tế nào? - Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 18.
- Vì sao việc trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan
tâm đối với các vùng đồi núi ở nước ta? - Địa hình dốc dễ xảy ra lũ lụt… HẾT Trang 3