-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập dinh dưỡng động vật
Đề cương ôn tập dinh dưỡng động vật
Dinh dưỡng động vật 1 tài liệu
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 14 tài liệu
Đề cương ôn tập dinh dưỡng động vật
Đề cương ôn tập dinh dưỡng động vật
Môn: Dinh dưỡng động vật 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 14 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Preview text:
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP DINH DƢỠNG ĐỘNG VẬT
Câu 1 ) Một nguyên liệu dùng làm TĂ phải thỏa mãn những điều kiện gì ? Hãy vẽ
sơ đồ cấu tạo hóa học của TĂ . a. Điều kiện :
- nguyên liệu phải cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thú.
- phù hợp với đặc tính sinh lí , sinh hóa và cấu tạo của bộ máy tiêu hóa để con vật có thể
ăn để sống , sinh trưởng, phát triền, sinh sản và sản xuất một cách bình thường trong một thời gian dài . b. Sơ đồ : Thức ăn Nước Chất khô Chất vô cơ Chất hữu cơ Đa khoáng Vi khoáng Chất chứa nitơ Chất ko chứa nitơ Đường Dinh dưỡng Vitamin Xơ thô Đường tan
Câu 2 ) Vai trò của protein trong dinh dƣỡng động vật ?
-Tham gia cấu trúc tế bào .
- Tạo chất xúc tác , điều khiển sinh học , hormone , thần kinh, enzyme.
- Tạo hệ thống đệm để giữ pH ổn định, vận chuyển dịch gian bào .
- Bảo vệ cơ thể sống, cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu.
- Cấu tạo nên thông tin di truyền (DNA, RNA).
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
- Pro chuyển hóa thành các chất khác.
- Pro đảm bảo cho thú sinh trưởng lớn lên bình thường .
- Pro là nguyên liệu chính tạo nên sản phẩm chăn nuôi : thịt, trứng, sữa, lông, len,…
Câu 3 ) Ảnh hƣởng của sự thiếu thừa protein . Các biện pháp chủ yếu để nâng cao
hiệu quả sử dụng protein ? a. Thiếu :
- Thú chậm lớn, còi cọc, thành thục chậm, gia cầm mọc lông kém, chống chịu kém.
- Thú sinh sản giảm tiết sữa, đẻ trứng. Chu kì lên giống dài , tỉ lệ đậu thai không cao.
- Thú đề kháng kém, hiệu quả chủng ngừa không cao, thú có tập tính xấu(cắn mổ lẫn nhau). b. Thừa :
- Giảm tính thèm ăn, giảm sự tăng trưởng.
- Tiêu chảy do lên men thối ở ruột già, manh tràng.
- Hư hại gan, thận do phản ứng deamin quá mạnh tạo ra nhiều ure, uric, gia cầm bị bệnh Gout.
- Chất thải gây ô nhiễm môi trường, không hiệu quả kinh tế do giá thành protein đắt.
c. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng protein :
- Lựa chọn nguyên liệu tạo tổ hợp khẩu phần ăn cân đối.
- Không thể thiếu vitamin, khoáng vì chúng cần cho sinh trưởng, sản xuất.
- Bổ sung amino acid thiết yếu có giới hạn .
- Xử lí nhiệt để diệt các chất kháng men tiêu hóa (antitrypsin trong đậu nành).
- Loại trừ các yếu tố kháng dinh dưỡng, kháng amino acid.
Câu 4 ) Phân loại protein theo giá trị sinh vật học, cho ví dụ ?
- Protein hoàn toàn : là loại pro có giá trị sinh vật học cao nhất, có đầy đủ các aa thiết
yếu cho thú sinh trưởng bình thường .( sữa < trứng < thịt cá ).
- Protein bán hoàn toàn : là loại pro có giá trị sinh học trung bình, pro này chỉ đủ duy trì
cơ thể ( đậu nành, đậu phộng ).
- Protein không hoàn toàn : thiếu một hay vài aa thiết yếu, không đủ sức duy trì cơ thể,
thú suy nhược, chết ( trong bắp rất thiếu aa tryptophan).
- Protein lý tưởng : đáp ứng tối đa nhất, phù hợp nhất so với nhu cầu của động vật,
protein không những có tỉ lệ tiêu hóa cao mà còn chứa các aa thiết yếu.
Câu 5 ) Phân loại amino acid theo giá trị dinh dƣỡng ? Định nghĩa và cho ví dụ ?
- AA không thiết yếu : tự tổng hợp được trong cơ thể không cần cung cấp từ TĂ (vd:glutamin,..)
- AA thiết yếu : cơ thề thú không thể tự tổng hợp , được cung cấp từ TĂ, không thể thiếu
(vd : lysin , argrinin,…)
- AA nửa thiết yếu : có thể tổng hợp được trong cơ thể nhưng phải có đầy đủ aa tương
ứng của nó .Vd : Metthionin Cystine , Phenylalamin Thyrosin.
- AA có giới hạn : là những aa cần thiết thường hay thiếu nhất trong khẩu phần so với nhu
cầu của thú , nó quyết định mức độ tổng hợp protein trong cơ thể ( thường có 3aa giới
hạn : Lysine, Methionin, Tryptophan ).
Câu 6 ) Hợp chất NPN là gì ? Cho ví dụ ? Nguyên tắc sử dụng chất ure trong TĂ
thú nhai lại an toàn , có hiệu quả ?
1. Hợp chất NPN là gì ? Cho ví dụ ?
- Chất chứa N không phải protein là những hợp chất không nằm trong cấu trúc protein, có
thề là những sản phẩm chuyển hóa trung gian hoặc cuối cùng của quá trình chuyển hóa
protein, hoặc là một số vitamin hay là một số hoạt chất sinh học khác có chứa nitơ.
2. Nguyên tắc sử dụng chất ure trong TĂ thú nhai lại an toàn , có hiệu quả ?
a. Nguyên tắc sử dụng an toàn :
- Không dùng quá liều an toàn , có 3 cách tính :
+ Tính theo lượng protein của khẩu phần ăn : thay thế được 25-30% protein trong
khẩu phần . ( Ví dụL nhu cầu protein của thú : 800g/ngày, vậy lượng protein có thể thay
thế là 800x0,3=240g protein , lượng protein sử dụng 240/2,92=82g (1g urea = 2,92g protein )
+ Tính theo trọng lượng thú : cứ 100kg trọng lượng thì bổ sung 5g ure
+ Tính theo vật chất khô của TĂ hỗn hợp = 1% trọng lượng TĂ.
- Không đưa thêm ure vào khẩu phần chứa nhiều protein dễ tan , dễ len men trong dạ cỏ .
- Phải trộn đều ure trong TĂ.
- Sử dụng ure ở dạng phân giải chậm.
b. Nguyên tắc sử dụng hiệu quả :
- Phải sử dụng hợp chất hóa học chậm tan như gelatin, parafin bao bọc xung quanh bề
mặt hạt carbamid nhỏ xíu .
- Sử dụng hợp chất hóa học ức chế hoạt động của enzyme urease dạ cỏ.
- Phối hợp carbamid với hồ tinh bột và chất béo để nó hòa tan chậm , cung cấp từ từ NH
, vừa tránh ngộ độc , vừa trung hòa acid sinh ra thường xuyên trong dạ cỏ . 4
- Sử dụng hợp chất giữ NH không cho nó hấp thu vào máu . 4
Câu 7 ) Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tiêu hóa và hấp thu protein ?
1. Sự biến tính và tiêu hóa protein :
- Tác nhân gây biến tính : nhiệt độ , pH, kim loại nặng, một số dung môi alchol,
formol, sự oxy hóa, tia cực tím, tia Rơn gen,… một số trường hợp biến tính là có lợi
nhưng trong nhiều trường hợp có hại .
+ Sự biến tính có lợi : HCl dịch vị, acid lactic gây kết tủa casein trong sữa men
pepsin tiêu hóa protein tốt hơn .
+ Sự biến tính có hại : nhiệt độ quá cao phân hủy cấu trúc bậc II của protein
phản ứng đường có sẵn trong TĂ tạo phản ứng Nitro-plymer tạo hợp chất không tiêu hóa được .
Lysin trong TĂ dễ dàng bị biến tính khi gặp nhiệt độ để lộ ra các amin tự do dễ
phản ứng với :đường khử trong TĂ , oxygen trong không khí , peroxid trong chất béo bị
ôi các lysin này trở nên vô dụng ( có hại vì lysin là aa giới hạn ).
2. Các chất ức chế tiêu hóa :
- Antitrypsin trong đậu nành ức chế tiêu hóa protein trong đậu nành .
- Nếu dùng nhiệt độ để sử lý antitrypsin thì dễ làm ảnh hưởng đến lysin.
- Để khắc phục hiện tượng này , hiện nay người ta dùng phương pháp xử lý đậu nành
bằng tia cực tím , vừa hạn chế được tác hại của antitrypsin vừa không làm mất tác dụng của lysin.
Câu 8 ) Vai trò của lipid trong dinh dƣỡng động vật ?
- Cung cấp năng lượng : (năng lượng đốt cháy chất béo tạo ra gấp 2-2,5 lần so với
năng lượng đốt cháy chất bột đường và đạm , trong khi nhiệt lượng tảo ra ít hơn quá
trình chuyển hóa chất bột đường . Năng lượng cung cấp 30% NL cho nhu cầu hàng ngày
- Tham gia cấu tạo màng sinh học .
- Làm dung môi để hòa tan cho các vitamin và các sắc tố tan trong chất béo ( Vit A,D,E,K).
- Cung cấp một số acid béo thiết yếu.
- Làm mô đệm, giữ nhiệt, thành lập vách tế bào vi khuẩn .
- Là nguồn cung cấp nước nội sinh ( oxy hóa 100g mỡ 107g nước ).
- Làm tăng khẩu vị TĂ cho thú , còn có tác dụng bôi trơn.
Câu 9 ) Sơ đồ phân loại chất béo ? Lipid thô Có chứa Glycerin Ko chứa Glycerin Cerebrosid. Sáp. Glycerin đơn giản Glycerin phức tạp Steroid. Terped. Prostaglandin. Dầu TV và Mỡ ĐV Glucolipid. Phosphoglycerid Glucolipid Lecithin Galactolipid Cefalin
Câu 10 ) Tác hại của chất béo trong khi bị oxy hóa đối với động vật ? Biện pháp
chống oxy hóa chất béo trong TĂ ?
1. Tác hại của chất béo trong khi bị oxy hóa đối với động vật :
- Giảm tính ngon miệng với TĂ do có sự thay đồi mùi vị rất khó chịu .
- Oxy hóa mau lẹ các vitamin nhạy cảm với oxy : Vit A, caroten, E, D , B2, C phá
hủy các acid béo thiết yếu .
- Peroxid dễ phản ứng với nhóm Ɛ -NH tự do của lysin , làm mất tác dụng của 2 lysin.
- Peroxid khi hấp thu vào cơ thể sẽ tấn công oxy hóa thành tế bào gây ra hư hỏng các
mao mạch gây hội chứng tích nước ngoài mô ( thường thấy trên gia cầm ).
2. Các biện pháp chống oxy hóa chất béo :
- Bảo vệ bẳng phương pháp vật lý : bao bì kín, giữ nguyên hạt khi bảo quản ,…
- Bảo quản bằng chất chống oxy hóa : ( Vit E, C, caroten,EMQ, BHA, BHT, PG.)
- Cho thú ăn đầy đủ Vit E và Se ( Vit E : ức chế sự hình thành các peroxid trong cơ
thể , Se :tham gia cấu trúc nên men peroxydase để phá hủy các peroxid sinh ra trong cơ thể ).
Câu 11 ) Phân chia Glucid theo giá trị dinh dƣỡng ? Nhiệm vụ các chất đƣờng
trong dinh dƣỡng động vật .?
1. Phân chia Glucid theo giá trị dinh dưỡng :
- Chia làm 2 nhóm chất chính : dẫn xuất vô đạm (NFE : Nitrogen Free Extracts ) và
chất xơ thô ( CF : Crude Fiber ).
Sơ đồ phân loại chi tiết : Hợp chất Glucid ( Carbonhydrat ) Dẫn xuất vô đạm NFE
Chất xơ thô trong thức ăn
( tan trong nước , dễ tiêu hóa)
( Ko tan trong nước , khó tiêu hóa) Các loại đường tan Hemicellulose Tinh bột Cellulose Glucogen Silic Pectin(khó tiêu hóa) Lignin Inulin(khó tiêu hóa) Chitin Acid hữu cơ Glucosid
+ Dẫn xuất vô đạm NFE : phần lớn tinh bột và đường tan , chúng rất dễ tiêu hóa và
hấp thu do đường tiêu hóa của phần lớn động vật có enzyme thủy phân .
+ Chất xơ thô CF : khó tiêu hóa , bởi vì cơ thể không có enzyme thủy phân chúng .
Chỉ có VSV trong dạ cỏ hay trong ruột già mới có khả năng phân giải chúng mà thôi
giá trị dinh dưỡng của chất xơ thô thấp hơn dẫn xuất vô đạm NFE.
2. Nhiệm vụ của chất đường trong dinh dưỡng động vật :
a. Các loại đường thông thường :
+ Các loại đường thông thường : Glucose, fructose, mantose, saccharose, lactose,
galactose,… dễ tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể .
+ Có thể tạm thời xếp độ ngọt của các đường theo thứ tự như sau :( nếu như lấy fructose là 100điểm ). Loai Fructose Mật ong Saccharose Glucose Maltose Lactose Điểm 100 75 57 43 18 9
+ Rafinose : là đường cấu tạo từ 3 đường khác nhau ɑ -glucose, ß-fructose ,ß-
galactose , đường này được thấy rất ít trong các loài thực vật nhưng có nhiều trong rỉ mật
đường , có độ ngon miệng cao tạo tính ngon miệng cho gia súc.
b. Các loại Polysaccharide:
- Tinh bột thực vật : có 2 loại amylose và amylopectin
+ Amylose : là loại cấu trúc mạch thẳng với các loại đường glucose liên kết 1-4
gồm từ 100-600 phân tử đường ɑ -glucose.
Tinh bột thực vật có khoảng 20-30% amylose , đặc tính của nó là hút nước trương phồng.
Dưới tác dụng của nhiệt dễ sinh ra các dextrin có liên kết mạch ngắn hơn enzyme dễ tác động.
+ Amylopectin : là loại đường có liên kết mạch nhánh theo kiểu 1-6 ɑ glucose.
- Glycogen ( tinh bột động vật ):
+ Là một dạng của Amylopectin , dự trữ trong gan và cơ động vật.
+ Được huy động ra nhanh và nhiều hơn so với chất béo dự trữ
+ Hàm lượng biến động từ 0,5-10% so với trọng lượng vật chất khô của cơ thể. - Inulin :
+ Cấu trúc gồm 30-50 phân tử đường liên kết 1-2 ß –fructose tan trong nước.
+ Khi bị tác động bởi enzyme inulase ( chỉ có ở VSV , động vật bậc cao không có
men tiêu hóa này ) phân giải inulin có vị rất ngọt.
+ Đường có nhiều trong rễ củ cây trồng
+ Inulin còn được gọi là đường giả ( Đv bậc cao không có men tiêu hóa ) nó
được dùng cho những người bị mắc bệnh tiều đường. - Cellulose :
+ Có cấu trúc ß-1,4 và ß-1,6- glucoside với khoảng 8000 phân tử đường ß-glucose.
+ Động vật bậc cao không có men tiêu hóa , chỉ có VSV mới có men thủy phân
cellulose thành đường ß-glucose.
+ Bị thủy phân hoàn toàn trong dung dịch HCl 40% hoặc H SO 70%. 2 4
+ Trong dạ cỏ thú nhai lại hoặc ruột già thỏ , ngựa có hệ VSV phát triển , có khả
năng tiêu hóa một phần đáng kể chất cellulose . - Hemicellulose :
+ Thuộc về nhóm Heteroglucans
+ Động vật bậc cao không có men tiêu hóa nhưng nó có khả năng liên kết với
cellulose làm cho sự tiêu hóa trở nên phức tạp hơn.
+ Thực vật còn non thì VSV dạ cỏ có khả năng phân giải tốt hemicellulose, song
khi thực vật đã già , hóa gỗ thì hemicellulose trở nên ngăn cản sự tiêu hóa lợi dụng
chất xơ của VSV dạ cỏ . - Pectin :
+ Có nhiều trong vỏ trái cây , vỏ củ, rong tảo.
+ Nó là chất keo hàn gắn các tế bào thực vật
+ Tan được trong nước tạo thành dạng gel
+ VSV và nấm mốc tiêu hóa tốt pectin thú nhai lại tiêu hóa tốt pectin. - Incrustal : + Còn gọi là chất bọc
+ Có 2 chất căn bản là Lignin và Chitin
+ Nó liên kết với cellulose trở nên rất khó tiêu hóa
+ Thực vật non có khoảng 2% , đồng cỏ tự nhiên có khoảng 7% , trong rơm lúa mì
13% , thân cây già hóa gỗ 25%.
+ Khi sử dụng dung dịch kiềm NaOH , Ca(OH) hoặc NH OH , kết hợp với sử lí 2 4
nhiệt thì sẽ tạo điều kiện cho tiêu hóa chất xơ trở nên tốt hơn.
Câu 12 ) Ƣu khuyết của chất xơ trong thức ăn ? Loại thú nào sử dụng chất xơ
thô tốt nhất ?Các biện pháp xử lý chất xơ ?
1. Chất xơ là gì :
- Chất xơ trong khẩu phần có nhiều loại nhưng người ta chia nó thành 2 nhóm
chính : NSP ( Non-Starch Polucaccharide ) và Lignin.
+ NSP bao gồm : ß-glucan , Arabinoxylan , Cellulose , Hemicellulose + lignin.
2. Ưu khuyết của chất xơ trong thức ăn : * Ƣu điểm :
- Cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho thú nhai lại , thú ăn cỏ ( do VSV phân
giải ở dạ cỏ acid hữu cơ cung cấp cho thú ).
- Là chất độn tạo nên khối lượng đảm bảo sinh lý bình thường cho thú nhai lại ,
tạo nên khuôn cho phân , chống lại sự táo bón.
- Kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa thức ăn di chuyển dễ dàng
tống cạn bã , chất độc hại ra ngoài triệt để.
- Thú nuôi hậu bị : kích thích phát triển về dung tích ống tiêu hóa .
- Gia cầm : hạn chế sự cắn mổ lông , ăn thịt lẫn nhau , hạn chế ăn chất độn chuồng. * Khuyết điểm :
- Tỉ lệ tiêu hóa thấp giảm giá trị năng lượng của khẩu phần
- Thức ăn có nhiều chất xơ giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác .
- Hút nhiều nước giảm lượng TĂ của thú ăn vào , đồng thời làm tăng lượng
phân thài ra ô nhiễm môi trường.
- Các loại xơ tan tăng độ nhờn trong ruột heo giảm khả năng tiêu hóa hấp
thu dưỡng chất trong TĂ ( pectin, hemicellulose,…)
- Chất xơ, đặc biệt là lignin liên kết với protein làm giảm khả năng tiêu hóa chất
đạm một cách có ý nghĩa .
- Thú cao sản :khẩu phần nhiều xơ có ảnh hưởng rất xấu đến năng suất ( khẩu
phần xơ nhiều thì các chất khác thấp thú ăn nhiều hơn phân thải ra ngoài nhiều.
Nhưng sức sản xuất thú thì giảm ).
3. Loại thú sử dụng chất xơ thô tốt nhất :
- Thú nhai lại hoặc thú có hệ VSV phát triển mạnh ở ruột già ( thỏ , ngựa ) tiêu
hóa tốt chất xơ nhờ sự lên men VSV trong dạ cỏ hoặc trong ruột già .
4. Các biện pháp xử lý chất xơ :
- Trong thực tế và trong thí nghiệm đã cho thấy : Khi sử dụng dung dịch kiềm
NaOH , Ca(OH) hoặc NH OH , kết hợp với xử lý nhiệt thì sẽ tạo điều kiện cho tiêu 2 4
hóa chất xơ trở nên tốt hơn thực tế đã áp dụng phương pháp ủ ure rơm khô để tăng
khả năng tiêu hóa chất xơ trên bò .
Cân 13 ) Định nghĩa thế nào là vitamin ? Các trạng thái bệnh dinh dƣỡng về vitamin ?
1. Định nghĩa vitamin :
- Là hợp chất có trọng khối phân tử nhỏ , có trong cơ thể với số lượng rất ít
nhưng giữ vai trò quan trong không thể thiếu được .
- Nó tham gia cấu trúc nhóm ghép trong nhiều hệ thống enzyme , là chất xúc
tác cho nhiều phản ứng sinh học.
2. Các trạng thái bệnh dinh dưỡng về vitamin :
* Thiếu tuyệt đối : thiếu hẳn một hoặc vài loại vitamin nào đó và xuất hiện
những triệu chứng rất đặc trưng. - Nguyên nhân :
+ Do thú ăn quá đơn điệu một loại TĂ không bổ sung premix : bột củ mì ,
tấm, cám, mà không cho thú ăn rau xanh, thú sẽ mắc bệnh thiếu vitamin A.
+ TĂ để quá lâu , hoặc bị oxy hóa các vitamin làm cho nó hư hỏng .
+ Trong TĂ có chất ức chế , đối kháng với vitamin ( thú ăn lòng trắng
trứng liên tục thiếu biotin ( vit H ).
* Thiếu tương đối : thiếu hụt so với nhu cầu . Trong TĂ vẫn có vitamin nhưng
số lượng thấp hơn so với nhu cầu .
- Biểu hiện : không đặc trưng , không rõ ràng.
+ Sức sản xuất giảm , sức đề kháng giảm.
+ Thú chậm thành thục sinh dục , giảm thấp các chỉ tiêu sinh sản như tỉ
lệ thụ thai, tỉ lệ đẻ, tỉ lệ ấp nở,…
Ví dụ : thiếu tương đối vit A ở nải đẻ khô thai nhẹ , tỉ lệ ấp nở ở gia cầm giảm .
* Dư thừa vitamin : lượng vitamin nhiều hơn mức yêu cầu thường là do nhà
chăn nuôi sử dụng vitamin tinh khiết bổ sung vào TĂ mà không tính toán kĩ
- Biểu hiện : thú bị rối loạn phát triển bộ xương . ( ăn quá nhiều vit D )
- Vitamin tan trong chất béo thừa , nguy hiểm hơn vitamin tan trong nước vì
chúng đào thải ra ngoài môi trường khó khăn hơn.
Câu 14 ) Các nguyên nhân gây thiếu vitamin ?
1. Nguyên nhân từ TĂ :
- TĂ sử dụng không có đủ vitamin ( do trong công nghiệp thường sử dụng TĂ
tổng hợp không có rau xanh mà phần lớn vitamin là có trong rau xanh ).
- Thu hoạch TĂ không thích hợp : quá non hoặc quá già cũng ảnh hưởng đến
lượng vitamin , nhất là caroten đều thấp .
- Chế biến TĂ không thích hợp : sấy ở nhiệt độ quá cao kéo dài làm cho các
vitamin nhạy cảm với oxy bị oxy hóa hư hỏng .( vit C > E > A-alchol > A-cid ).
- Dự trữ TĂ không đúng quy cách
- Do cân đối TĂ trong khẩu phần không hợp lý quá dư thừa một loại vitamin
đồng thời thiếu một chất nào dó nên đòi hỏi cơ thể phải chuyển hóa nhiều gây ra mất cân đối.
- Mất cân đối giữa các vitamin với nhau : do thiếu enzyme tổng hợp vitamin
chuỗi phản ứng chuyển hóa vitamin bị gián đoạn thiếu.
- Do trong TĂ có chất ức chế hoặc phân giải vitamin ( thiaminnase trong cá ép
tươi phân giải vit B1 , lòng trắng trứng sống chứa chất phân giải Biotin ( vit H).)
- Trong TĂ có chất kháng vitamin ( antivitamin ) : INH kháng vit B6, Amprolium kháng B1 ,…)
- Sử dụng kháng sinh lâu ngày liên tục diệt hệ VSV trong đường ruột thú
ức chế tổng hợp vitamin nhóm B.
2. Nguyên nhân do cơ thể thú :
Mỗi giống thú ở những giai đoạn khác nhau có nhu cầu về viamin khác nhau
Thú có trạng thái sức khỏe bình thường :
Các nhóm có nhu cầu vitamin cao
Các nhóm có nhu cầu vitamin thấp
Thú có tốc độ sinh trưởng nhanh
Thú có tốc độ sinh trưởng chậm
Thú có sức sản xuất lớn
Thú có sức sản xuất thấp Thú giống Thú thương phẩm
- Thú ở trạng thái bệnh lý : thú bị stress ( stress nhiệt cao cần nhiều vitamin C )
nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi cần nhiều vitamin hơn bình thường ( gà nhiễm
Gumboro cần nhiều vitamin C và vitamin nhóm B ).
3. Nguyên nhân do môi trường và sự quản lý thú :
- Thú nuôi nhốt hoàn toàn dễ thiếu vit D hơn thú nuôi chăn thả tự do ( thiếu ánh
sáng mặt trời khả năng tổng hợp vit D kém )
- Thú nuôi trên lồng dễ thiếu vit B12 so với thú nuôi dưới nền chuồng ( VSV tổng
hợp B12 có trong phân của thú thú nuôi trên lồng không tận dụng được nguồn vitamin từ VSV này ).
- Nhiệt độ môi trường cao thú cần nhiều vitamin C hơn so với bình thường.
Câu 15 ) Nhiệm vụ và triệu chứng đặc trƣng khi thiếu vitamin A , các phƣơng
pháp cung cấp vitamin A cho thú ?
1. Nhiệm vụ của vitamin A và triệu chứng khi thiếu vit A :
* Vai trò với phản ứng quang hóa học ở mắt : Ánh sáng Opsin + Retinol = Rhodopsin Tối
- Khi có ánh sáng Rhodopsin bị phân giải, trong tối thì tái tổng hợp . Rhodopsin
tạo nên kích thích thần kinh và gây phản xạ nhìn . Thiếu bệnh quáng gà ở người ( bệnh
không nhìn thấy đường trong môi trường ánh sáng yếu ).
* Vai trò với niêm mạc thượng bì :
- Thiếu vitamin A ngăn cản hoạt động tái tạo lớp thượng bì :
+ Ngăn cản tái tạo lớp niêm mạc các cơ quan
+ Gây sừng hóa, viêm giác mạc mù mắt.
* Vai trò với sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật :
- Cơ chế bảo vệ bên trong cơ thể giảm sút ( giảm thấp sự tạo thành γ-globulin kháng thể ).
* Vai trò đối với sự hình thành hormon tuyến thượng thận:
- Thiếu vitamin A hoạt động của tuyến thượng thận giảm .
+ Sự tạo thành các hormon giảm
+ Sự tổng hợp vit C giảm
* Vai trò với sự sinh sản : - Thiếu vit A :
+ Lớp tế bào mầm để tạo ra tinh trùng sẽ bị thoái hóa khả năng sản tinh kém.
+ Tế bào niêm mạc tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng bị thoái hóa nhiễm trùng hội chứng MMA.
2. Các phương pháp cung cấp vit A :
* Cấp qua nguồn TĂ tự nhiên :
- Cấp qua nguồn rau xanh, nguồn TĂ giàu caroten.
- Cung cấp bột cỏ giàu vitamin, bột lá khoai mì, lá bình linh sấy nhân tạo
hoặc phơi có kỹ thuật.
* Cấp qua nguồn vit tổng hợp : - Vit A trong các premix.
- Vit A hòa tan trong nước.
- Vit A trong chế ADE dạng chích .
* Nguồn vit ly trích từ dầu gan cá :
- Ly trích từ dầu gan cá biển
- Dạng này có hàm lượng vit A cao nhưng khó khăn trong việc cân đối khẩu
phần hợp lý ( cho thú ăn quá nhiều thiếu vit E ).
Câu 16 ) Nhiệm vụ và triệu chứng thiếu vitamin D ? Các phƣơng pháp cung cấp vit D ?
Vitain D có 2 dạng tiền khởi và các sản phẩm chuyển hóa khác nhau của chúng.
1. Nhiệm vụ :
- Vitamin D được coi như một tiền hormon.
- Vitamin D3 hấp thu vào cơ thể đến gan oxy hóa vit D3 ( 25(OH)-vitamin D3)
thận oxy hóa 1,25 (OH) -vitamin D3 hoặc 24,25 (OH) -vitamin D3. 2 2
- Những sản phẩm chuyển hóa của vit D3 sau khi hoàn thành nhiệm vụ nó nhanh
chóng bị đào thải ra ngoài.
- Gia cầm sử dung vit D2 kém hiệu quả hơn nhiều so với động vật có vú vì ở thận gia
cầm D2 oxy hóa ở vị trí carbon số 1 và 26 biến thành 1,26 (OH) -vitamin D2 .ở dạng 2
này gia cầm không tổng hợp được.
- 1,25(OH) -vitamin D3 có hoạt tính mạnh nhất, kích thích sự hình thành protein vận 2
chuyển đặc biệt trong lông nhung tế bào niêm mạc ruột, giúp mang Ca tích lũy vào xương cùng với P.
2. Triệu chứng khi thiếu Vitamin D :
- Còi xương, xốp xương : thiếu hụt vit D ở thú non đưa đến bệnh còi xương.
- Thú sau khi sanh : thường bị co giật - Thú non : viêm khớp
- Rối loạn sinh sản : Vit D còn ảnh hưởng trực tiếp lên buồng trứng, gia cầm và động
vật có vú nếu thiếu gây tình trạng vô sinh có liên quan đến tuần hoàn chất khoáng.
3. Các phương pháp cung cấp vit D : - Ít có trong thực vật
- Ở gia súc : có một lượng nhỏ trong mô , có nhiều trong dầu gan cá.
- Trứng gà có nhiều vit D - Sữa bò có ít vit D
- Cơ thể thú có thể tự tổng hợp được lượng vit D cần thiết nếu được thả trong môi
trường có đủ ánh sáng mặt trời.
Câu 17 ) Sự điều hòa Ca và P của sinh tố D, vẽ sơ đồ ?
- Tại ruột non, Vit D giúp hấp thu Ca và P từ khẩu phần ăn, làm tăng vận chuyển Ca
trong tế bào thành ruột.
- Tại xương, Vit D và hormon cận giáp làm tăng quá trình lắng đọng Ca của xương.
- Tại ống lượn xa của thận, Vit D và hormon cận giáp làm tăng tái hấp thu Ca, điều hòa nồng độ Ca trong máu.
- Tương tự Ca, Vit D thúc đẩy hấp thu P trong ruột. Sơ đồ : Vit D Gan Yếu tố khác Thận 1,25-(OH)2 - 1,25- vitD (OH)2-vitD PTH Xương Tuyến phó Ruột giáp trạng Ca²+, Ca²+, HPO4²¯ HPO4 Máu
Câu 18 ) Nhiệm vụ và triệu chứng đặc trƣng khi thiếu vitamin E ? Các phƣơng pháp
cung cấp vitamin E cho thú ?
Vitamin E là một chất chống oxy hóa sinh học , thiếu vit E hư hại các hoạt chất nhạy cảm với oxy.
1. Vai trò sinh học :
- Là một vit chống vô sinh
- Là một chống oxy hóa trong TĂ
- Là chất chống oxy hóa sinh học trong cơ thể : ngăn chặn hình thành các peroxid và
bảo vệ acid béo chưa no ( linoleic, linolenic, arachidonic )
2. Triệu chứng thiếu :
- Thú mất khả năng sinh sản
- Viêm nhũn não : encepholomalacia
- Tích nước ngoài mô : exsudativ diathesis
- Hoại tử thoái hóa cơ : distro phy musculus còn được gọi là White disease.
3. Các phương pháp cung cấp :
- Vit E có trong hầu hết các loại rau cỏ xanh, lá cây, mầm hạt, đọt non,.
- Quá trình phơi khô có thể mất 90% số lượng Vit E , nhưng ủ chua và sấy khô thì
mất ít hơn . Hàm lượng Vit E cũng thay đổi theo loại hạt , cỏ , bột cá.
- Cung cấp các chế phẩm Vit E tổng hợp ( DL-α tocophenol-acetat )
- Nhu cầu Vit E tăng lên khi có nhiều acid béo chưa no thiết yếu.
Câu 19 ) Vai trò sinh học và các triệu chứng thiếu Vit K ?
1. Vai trò sinh học :
- Giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi các protein đông máu (yếu tố II, VII, X,
và các protein ức chế C, S)
- Tham gia trong các enzyme hoạt hóa protrombin.
2. Triệu chứng :
- Những người trưởng thành rất hiếm thiếu vit K.
- Thiếu vit K : thú có triệu chứng xuất huyết , chảy máu nhiều , thậm chí tử vong.
3. Nguồn cung cấp :
- Tự nhiên : lá xanh, hoa quả, lòng đỏ trứng gà, các VSV đường tiêu hóa có thể tổng hợp được Vit K.
- Nguồn tổng hợp : Vit K3 được bao bọc bởi gelatin, hàm lượng dao động từ 20-50%
trong chế phẩm có hoạt tính cao gấp 2-3 lần K1, K2.
Câu 20 ) Nhiệm vụ và triệu chứng thiếu Vit B1 , cách cung cấp ?
1. Nhiệm vụ :
- Tham gia nhiều phản ứng enxyme, đặc biệt trong quá trình sử dụng năng lượng
glucose khi phân giải chúng.
- Tham gia nhiều trong quá trình dẫn xuất các xung thần kinh.
- Đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất Glucid.
- Phân giải chất Acetylcholin ở các synape thần kinh.
2. Triệu chứng :
- Keto huyết tăng cao thú co giật , viêm dây thần kinh bại liệt.
- Ở bò , trong giai đoạn bú sữa : nếu thiếu hư hại một số vùng ở vỏ não.
- Ở người, thiếu phù thũng . Mệt mỏi, ăn mất ngon, tim đập nhanh, chân tay mất
khả năng nhạy cảm và vận động , người bệnh gầy rạc.
3. Nguồn cung cấp :
- Vit B1 có trong hầu hết các loại thực phẩm thông thường ( trừ củ bột ).
- Có nhiều trong nấm men và trong cám gạo, cám mì.
- Bổ sung Vit B1 vào TĂ dưới dạng premix.
Vitamin B1 không được tích trữ trong cơ thể, bài tiết nhanh ra ngoài cơ thể qua
đường nước tiểu.
Câu 21 ) Vai trò và triệu chứng thiếu B12 ? Cách cung cấp ? 1. Vai trò :
- Tham gia cấu tạo trong enzyme xúc tác quá trình tổng hợp các gốc kiềm ( purin,
pirimidin, cholin, và sự chuyển nhóm metyl tạo thành coenzyme trong tế bào hồng cầu
2. Triệu chứng thiếu ;
- Rối loạn quá trình tổng hợp acid nucleid sinh trưởng chậm, rối loạn quá trình tạo
hồng cầu thiếu máu ( thiếu B12 bệnh thiếu máu ác tính ).
- Rối loạn cảm giác, tổn thương thần kinh, và viêm da.
- Giảm thấp số lượng tế bào hồng cầu, tuổi thọ hồng cầu giảm, xuất hiện nhiều hồng cầu non.
- Thiếu B12 có thể do 2 nguồn : do trong TĂ thiếu hay do thiếu yếu tố vận chuyển
B12 ( yếu tố intrinsic factor ).
3. Cách cung cấp :
- Vitamin B12 có trong các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là gan.
- Lương thực bình thường có thể cung cấp đầy đủ Vit B12 cho cơ thể.
- Trong dạ cỏ, dạ tổ ong của thú nhai lại, ruột già ( gia cầm, thỏ, ngựa,…) có hệ VSV
có thể tổng hợp được B12.
Câu 22 ) Vai trò và triệu chứng thiếu B2 ( Riboflavin ) ? Cách cung cấp ? 1. Vai trò :
- Tham gia cấu tạo các nhóm ghép của enzyme ( co-enzyme ).
- Tham gia xúc tác trong việc tổng hợp và phân giải amino acid.
- Tham gia xúc tiến tổng hợp acid uric ở loài chim.
- Tham gia xúc tiến tổng hợp chất béo và β-oxy hóa acid béo .
2. Triệu chứng thiếu :
- Rối loạn sự sinh trưởng của động vật non, ngăn cản sự phát triển của bào thai trong
tử cung cũng như trong trứng gia cầm. - Gia cầm bại chân
- Heo con, gà tây bị bệnh ngoài da eccema.
3. Cách cung cấp :
- Vit B12 phong phú trong sữa.
- VSV dạ cỏ tổng hợp được B12
- Các loại TĂ có chứa hàm lượng Vit B12 cao : nấm men, sữa bột, bột lá, bột cỏ sấy,…
- Ngày nay để cung B12 người ta còn dùng các chế phẩm prenix vitamin tổng hợp.
Câu 23 ) Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hấp thu chất khoáng ?
- Thiếu các yếu tố xúc tiến sự hấp thu : thiếu Vit D hấp thu Ca kém, thiếu Vit C thì
sự hấp thu Fe bị trở ngại.
- Có những chất ức chế gây kết tủa chất khoáng cơ thể không hấp thu được : oxalic,
phititic, acid béo mạch dài làm kết tủa Ca, Zn, Mn,…
- Dạng hóa trị và hóa học của chất khoáng : Fe 2 hấp hấp thu tốt trong khi Fe 3 thu kém.
- Có những chất quá dư, cạnh tranh vị trí hấp thu lẫn nhau trên protein mang : Ca-Zn, Ca-Mg, Cu-S, Se-S, Cu-Mo.
- Một số nguyên tố á kim có cơ chế hấp thu phức tạp hấp thu kém .
- Dạng hợp chất cũng ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu chất khoáng ( -CO khó hấp thu, 3
muối sulfat, clorua kim loại rất dễ hòa tan trong nước hấp thu tốt .
- Một số bệnh đường ruột và kí sinh trùng.
Câu 24 ) Vai trò sinh học của Ca ? Triệu chứng thiếu ? Nguồn cung cấp ?
Ca được hấp thu chủ yếu ở đoạn ruột non trên đoạn tá tràng nhờ có sự thúc đẩy cùa vitamin D.
1. Vai trò sinh học :
- Là chất hoạt hóa một số enzyme ( men trypsin, trombakinase ).
- Có vai trò trong hoạt động thần kinh
- Giữ ổn định hệ thống keo Kolloid.
- Tương hỗ về đặc tính kết dính giữa màng tế bào và các chất bên trong tế bào.
- Tạo bộ xương vững chắc cho cơ thể động vật . - Cần cho sự đông máu.
- Là cấu tạo cần thiết trong tế bào sống, các dịch.
- Có vai trò quan trọng trong sự biến dưỡng của tế bào cơ và của hệ thống thần kinh.
- Ành hưởng đến tính thấm của màng tế bào .
2. Trệu chứng thiếu thừa : - Thiếu :
+ Thú non thiếu Ca còi xương.
+ Thú trưởng thành : xốp xương xương dễ gẫy.
+ Gà đẻ : mô bị mềm, trứng có vỏ mỏng dễ vỡ , giảm sản xuất trứng.
+ Bò sữa : giảm sản lượng sữa, co liệt nếu nặng có thể dẫn đến bại liệt và bất tinh. - Thừa:
+ Thừa Ca trong thời gian dài sạn thận, giảm sự hấp thu Ca.
+ Ở gà : tích urate trong nước tiểu.
+ Ở heo : khẩu phần quá thừa Ca thiếu Zn
3. Nguồn cung cấp :
- Thức ăn xanh, lá cây họ đậu.
- Các loại thức ăn động vật : bột cá, bột mì, bột xương, sữa và các sản phẩm của sữa.
- Đối với thú cho sữa và gà đẻ thì sử dụng bột xương.
- Ngũ cốc là thức ăn có ít Ca.
Câu 25 ) Vai trò sinh học của P ? Triệu chứng thiếu ? Nguồn cung cấp ?
P phân bố ở phần mềm cơ thể khá nhiều 16-20%.
1. Vai trò sinh học :
- Ờ thú sinh sản : P làm tăng sự hấp thu, khuếch tán các chất, dinh dưỡng vào nang
noãn, tế bào trứng. Thiếu thú cái cằn cỗi , mất khả năng sinh sản. * Chức năng cấu tạo :
+ Tham gia cấu tạo bộ xương .
+ Tham gia cấu tạo các hợp chất hữu cơ quan trọng như phospholipid, phosphoprotein, acid nucleic. * Chức năng enzyme :
+ Tham gia cấu tạo các enzyme của các hợp chất cất giữ năng lượng như ATP.
2. Triệu chứng thiếu :
- Giảm tính ngon miệng, tuần hoàn, năng lượng giảm sự sinh trưởng và phát dục chậm.
- Gia cầm sinh trưởng và phát triển nhanh còi xương.
- Động vật trưởng thành, thú cho sữa cao sản, gia cầm đẻ trứng ở đỉnh cao : giảm sút
năng suất, xương xốp thể osteoporosis.
3. Nguồn cung cấp :
- Sữa, hạt ngũ cốc, hạt cây họ đậu ( đậu phộng, đậu nành ).
- Bột cá, bột thịt , bột xương.
- Hạt ngũ cốc chứa hàm lượng P cao nhưng giá trị sinh học không cao đối với loài không nhai lại .
- Cỏ khô và rơm có hàm lượng P thấp.
Câu 26 ) Nguyên nhân thiếu khoáng vi lƣợng ?
1. Do thiếu thức ăn và đất :
- Do trong đất và nước thiếu một hay vài loại nguyên tố vi lượng.
- Do tác dụng ức chế của một số yếu tố trong TĂ làm hạn chế sự hấp thu nguyên tố vi
lượng ( TĂ nhiều Ca sẽ hạn chế hấp thu Zn ).
- Do chế biến TĂ không đúng kỹ thuật chất khoáng mất tác dụng ( Fe, Mn, có
nhiều dạng nhưng chỉ có Fe 2 hấp thu được ). , Mn 2
- Do thay đổi phương thức chăn nuôi
2. Do cơ thể thú :
- Thú có tốc độ tăng trưởng nhanh có nhu cầu cao hơn .
- Gia súc bị một số bệnh đường ruột làm hấp thu kém ( thú bị tiêu chảy thì không hấp thu hoặc hấp thu kém ).
Câu 27 ) Vai trò sinh học và các triệu chứng đặc trƣng khi thiếu Fe , cách phòng
ngừa các triệu chứng thiếu Fe ?
1. Vai trò sinh học :
- Thực hiện các chức năng hô hấp : Fe tham gia cấu tạo nên hemoglobin để vận
chuyển oxy từ phổi về tất cả các cơ quan trong cơ thể .
- Tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin.
- Tham gia trong nhiều cấu trúc trong nhiều enzyme.
2. Triệu chứng thiếu Fe :
- Thiếu Fe thiếu máu .
+ Thiếu mức nhẹ : ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh lý máu ( té bào hồng cầu nhỏ
hơn bình thường , huyết sắc tố thấp hơn bình thường ,…)
+ Giai đoạn biểu hiện triệu chứng : thiếu kéo dài niêm mạc mắt, miệng, lỗ tai bị tái
nhợt nhạt, thịt nạt mất màu hồng chuyển sang màu bạc. Tốc độ sinh trưởng chậm hơn bình thường.
+ Giai đoạn suy kiệt : tình trạng thiếu Fe kéo dài giảm sức đề kháng của cơ thể
cơ thể dễ mắc các triệu chứng bệnh đường ruột tiêu chảy triền miên.. Thú có thai
thai chết trong bụng mẹ, sảy thai .
- Thông thường thì heo thiếu Fe nhiều hơn gia cầm ( tốc độ sinh trưởng của heo cao hơn gia cầm ).
3. Sự hấp thu Fe :
- Fe nguyên tử dễ dàng chuyển thành Fe 3 , khó hấp thu.
- Fe dù hóa trị 2 hay 3 thì khi vào đến dạ dày đều chuyển thành Fe 2 , dạng này có khả
năng liên kết với protein mang.
- Cơ thể luôn tận dụng nguồn Fe của tế bào hồng cầu già để tái sử dụng. Hồng cầu già
chết đi được cơ thể chuyển đến lách để tái sử dụng.
- Ở ruột non Fe được hấp thu qua thành tế bào niêm mạc ruột máu + protein vận chuyển tủy xương.
4. Cách phòng ngừa các triệu chứng thiếu Fe :
Thiếu Fe biểu hiện ra ben ngoài bằng triệu chứng thiếu máu , chia làm 3 mức độ :
- Mức thiếu nhẹ : một số chỉ tiêu sinh lý máu tế bào hồng cầu nhỏ hơn bình thường,
hàm lượng huyết sắc tố thấp hơn bình thường một chút .
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng : thiếu kéo dài các niêm mạc mắt, miệng, tai bị tái
nhợt. Thịt nạc mất màu hồng màu bạc. Tốc độ sinh trưởng chậm hơn bình thường, sức sản xuất giảm.
- Giai đoạn suy kiệt : thiếu Fe kéo dài sức đề kháng của thú giảm, cơ thể dễ mắc
các bệnh đường ruột tiêu chảy triền miên . Thú mang thai gây chết thai trong bụng
mẹ , sảy thai , bào thai chậm phát triển.
Giữa các loài thú thì heo dễ thiếu Fe hơn gia cầm.
Câu 28 ) Vai trò sinh học và các triệu chứng đặc trƣng khi thiếu Zn , cách phòng ngừa thiếu Zn ?
1. Vai trò sinh học :
- Tham gia trong cấu trúc của trên 200 loại enzyme ( phosphatase , alkaline phosphatase ,…)
- Ảnh hưởng đến tiến trình sinh tổng hợp protein .
- Ảnh hưởng đến tính thèm ăn của thú ( Zn là chất có liên quan đến trung tâm kích
thích tính thèm ăn của thú ).
- Cần cho sự chuyển hóa bình thường của xương . ( thiếu Zn giảm sự trao đổi Ca
của xương giảm sinh trưởng của xương ).
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thú ( thiếu Zn giảm hoạt động của bộ máy sinh dục ).
- Có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu thần kinh.
2. Triệu chứng đặc trưng khi thiếu Zn :
- Gia cầm : gây triệu chứng perozis ( khớp sưng phồng , tế bào chân lông bị sừng hóa
rối loạn phát triển bộ lông ). Thiếu Zn kéo dài giảm tỉ lệ ấp nở.
- Trên heo : gây triệu chứng parakeratozis ( viêm mẫn đỏ , các chỗ viêm khô tạo
thành lớp vảy sừng. Thiếu Zn giảm tỉ lệ thụ tinh trên heo.
- Trên người : gây quái thai, giảm tỉ lệ tổng hợp acid nucleic và protein . Giảm nang
tuyến sinh dục và ít tinh dịch, rụng lông tóc, viêm lưỡi và giảm vị giác.
3. Nguyên nhân thiếu Zn :
- Hàm lượng Zn thiếu trong thức ăn.
- Thức ăn có nhiều acid phytic
- Thức ăn có các yếu tố cạnh tranh vị trí hấp thu đối với Zn.
- Sử dụng thuốc có chứa phức hợp chelat hoặc chất lợi tiểu.
4. Cách phòng ngừa thiếu Zn :
- Cho thú ăn thức ăn có hàm lượng Zn cao :
+ Cám , mầm hạt ngũ cốc.
+ Thức ăn động vật : bột thịt , bột cá .
+ Bổ sung dưới dạng : ZnSO và ZnSO . 4 3
Hạn chế thức ăn có hàm lượng Ca cao ( Ca kết hợp với Zn ngăn cản sự hấp thu Zn.
Câu 29 ) Vai trò sinh học và các triệu chứng thiếu Mn , cách phòng ngừa các bệnh thiếu Mn ?
1. Vai trò sinh học :
- Là chất cấu tạo nên hợp chất chodroitin sulfate.
- Tham gia cấu trúc và kích hoạt một số enzyme quan trọng cho sự tổng hợp
polysaccharide và glucoprotein.
- Tham gia cấu tạo enzyme chứa kim loại pyruvat carbonxylat.
- Đóng vai trò quan trọng trong trao đổi glucid.
- Kích thích tổng hợp cholesterol và acid béo trong gan.
- Tác động trong quá trình đông tụ khi liên kết với vitamin K.
- Gây rối loạn chuyển hóa năng lượng của tế bào , tiêu thụ oxy giảm.
2. Triệu chứng thiếu Mn :
- Thú đang sinh trưởng : gây triệu chứng perozis ( biến dạng bộ xương, trật khớp, trẹo chân, ,…)
- Trên gà đẻ : gây các dạng màu sắc khác nhau trên vỏ trứng . Kéo dài giảm tỉ lệ ấp
nở , phổi nhỏ , chi ngắn,…
- Nái sinh sản : bộ xương yếu, ít vận động, đi túm chân, lưng cong vòng tròn.
- Người : gây loãng xương, đái tháo đường, động kinh, rối loạn chức năng não, chậm lành vết thương.
3. Cách phòng ngừa bệnh thiếu Mn :
Cho thú ăn thức ăn có hàm lượng Mn cao :
- Ngũ cốc chưa xay sát, rau ăn lá, lá chè,…
- Thân và lá rau cải , bột mì , đậu tương.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật : bột cá, bột thịt.
Câu 30 ) Vai trò sinh học và các triệu chứng thiếu Cu ?
1. Vai trò sinh học :
- Tham gia kích hoạt các ezyme có liên quan đến sắt trong trao đổi chất, tổng hợp
clastin và collagen, sản xuất ra sắc tố melanin và hoàn thiện hệ thống thần kinh TW , giữ
bình thường sự sản xuất tế bào hồng cầu.
- Thúc đẩy hấp thu sắt trong đường tiêu hóa và giải phóng sắt ra khỏi hệ thống tế bào lưới, tế bào nhu mô.
- Cần cho sự phát triển bộ xương
- Cần thiết cho sự phát triển màng bao bọc myelin cho tế bào thần kinh.
- Tham gia cấu tạo hệ thống enzyme quan trọng trong chuỗi men hô hấp của tế bào
2. Triệu chứng thiếu thừa : * Thiếu :
- Gây thiếu máu, giảm huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu ( làm cho sự hô hấp và
chuyển hóa sắt bị trở ngại ).
- Bộ xương phát triển không bình thường ( do ảnh hưởng đến quá trình cốt hóa bộ xương ). * Thừa :
- Thừa Cu tích tụ trong gan hoại tử gan.
- Vàng da, giảm tính ngon miệng, chết.
3. Nguồn cung cấp :
- Nhuyễn thể hạt có vỏ cứng, rau quả, đậu, mầm ngũ cốc, đậu nành và quả hạnh.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật : gan bò, tôm hùm.
Câu 31 ) Tỉ lệ tiêu hóa là gì? Công thức tính? Các thời kì trong thí nghiệm của thú ?
1. Tỉ lệ tiêu hóa :
- Tỉ lệ tiêu hóa thức ăn là tỉ lệ phần trăm giữa các chất dinh dưỡng hấp thu so với các
chất dinh dưỡng ăn vào.
2. Công thức tính : A B TLTH % = X 100 A Trong đó:
A: lượng chất dinh dưỡng ăn
B : lượng chất dinh chất thải trong phân
3. Các thời kì trong thí nghiệm của thú : thời gian chuẩn bị và thời gian thí nghiệm: - Thời gian chuẩn bị :
+ Là thời gian thú làm quen thức ăn thí nghiệm
+ Thời gian để thú đẩy hết thức ăn cũ ra ngoài rồi mới tiến hành lấy số liệu đo lường
- Thời gian thí nghiệm : thời gian càng dài cho số liệu càng chính xác . Trong thí
nghiệm tiêu hóa, đặc biệt ở loài nhai lại mỗi ngày thức ăn nên được cho ăn cùng giờ và
lượng thức ăn cũng cần được xác định.
Câu 32 ) Phân biệt 2 phƣơng pháp xác định tỉ lệ tiêu hóa(TLTH) trực tiếp và gián tiếp ?
Các sai số trong việc xác định tỉ lệ tiêu hóa :
Xác định TLTH trực tiếp
Xác định TLTH gián tiếp(sử dụng chất chỉ thị)
- Lượng TĂ ăn vào và lượng phân thải ra
- Lượng TĂ ăn vào và lượng phân thải ra
phải được đo lường một cách chính xác.
không cần đo lường một cách chính xác.
- Phức tạp , phải thực hiện ở những có đầy
- Đơn giản , có thể thực hiện trong những
đủ thiết bị đo lường , phải theo dõi tỉ mỉ.
điều kiện xa trung tâm nghiên cứu.
* Các sai số trong việc xác định TLTH :
- Ở thú nhai lại sự tiêu hóa chất đường(glucid) sinh ra trong khí metan ( có thể mất do
sự ợ hơi, không hấp thu được ) kết quả xác định TLTH chất đường và năng lượng của
thức ăn cao hơn mức bình thường.
- Không phải tất cả phân là chất cặn bã TĂ không được tiêu hóa . Một số chất dinh
dưỡng hấp thu không hết cũng được thải qua phân, các tế bào niêm mạc ruột bị bong ra .
Những chất này có chứa Nito ( Nito trao đổi trong phân ), số lượng này tỉ lệ với lượng
chất khô của khẩu phần thú ăn được.
- Trong phân còn chứa một lượng đáng kể chất có thể ly trích được bằng ether và một
số chất khoáng , do cơ thể tiết vào ruột vd Ca việc xác định các chất này trong TĂ thật
khó vì không thể phân biệt được phần trong TĂ và phần do cơ thể .
Câu 33 ) Các yếu tố ảnh hƣởng đến TLTH thức ăn ?
1. Yếu tố cơ thể thú :
- Loài : cùng một loại thức ăn, nhưng sự tiêu hóa ở các loải thú khác nhau thì khác
nhau ( chất xơ thú nhai lại tiêu hóa tốt hơn thú ăn tạp ).
- Giống : các giống khác nhau thì tỉ lệ tiêu hóa khác nhau ( heo nạc có năng suất cao ,
tiêu hóa chất xơ kém hơn các giống heo nạc địa phương ).
- Tuổi : sự khác biệt dễ thấy nhất là ở thú trưởng thành và thú non ( thú đang bú thì tỉ lệ
tiêu hóa tinh bột kém do hệ enzyme phát triển chưa đầy đủ ).
- Đặc tính cá thể : tỉ lệ tiêu hóa thức ăn cũng khác nhau tùy thuộc vào đặc tính tự nhiên
và phản xạ đối với thức ăn của thú.
- Tình trạng sinh lý : thú trong tình trạng bệnh lý ( bệnh cầu trùng, thương hàn, tiêu
chảy,…thì sự tiêu hóa thức ăn kém hơn thú ở trạng thái bình thường ).
2. Yếu tố thức ăn :
- Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn : tỉ lệ tiêu hóa của TĂ không những chịu ảnh
hưởng của thành phần hóa học của nó mà còn chịu ảnh hưởng của thành phần hóa học
của TĂ cùng ( tỉ lệ tiêu hóa của chất khô cỏ là 0,6 và của TĂ tinh là 0,8 nhưng khi phối
hợp 2 loại TĂ này thì tỉ lệ tiêu hóa ko chắc bằng 0,7 ).
- Thành phần hóa học của TĂ : những TĂ có ít thay đổi thành phần hóa học thì tỉ lệ
tiêu hóa ít biến động (bắp…) ngược lại ( TĂ xanh …) , sự tiêu hóa TĂ cũng bị ảnh hưởng
lớn bởi thành phần dinh dưỡng trong TĂ ( thiếu nitơ của ammonia hay thiếu S làm giảm
sự tăng trưởng của VSV và làm giảm tỉ lệ tiêu hóa chất xơ ).
- Ảnh hưởng của các chất kháng dinh dưỡng : protease, lectins và tannin có ảnh hưởng
lớn đến sự tiêu hóa protein.
- Ảnh hưởng của việc sử dụng enzyme tiêu hóa trong TĂ : men β-glucanase có thể phân
giải β-glucan cải thiện độ tiêu hóa TĂ.
- Lượng TĂ của một bữa TĂ : thú ăn quá nhiều TĂ trong một bữa ăn tỉ lệ tiêu hóa
TĂ giảm do ko có đủ men tiêu hóa.
- Sự lên men trong đường tiêu hóa, tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến : TĂ lên men mạnh trong
đường tiêu hóa tỉ lệ tiêu hóa giảm .
- Ảnh hưởng của sự chế biến TĂ : TĂ xay nhuyễn dễ thấm enzyme tỉ lệ tiêu hóa
cao, xử lý kiềm đối với TĂ xơ tăng tỉ lệ tiêu hóa, xử lý nhiệt mất tác dụng của một
số chất kháng men tiêu hóa ( antitrypsin ) , thúc ép viên với sự tác động của nhiệt độ ko
những làm thay đổi cấu trúc vật lý mà còn làm thay đổi cấu trúc hóa học của TĂ cải
thiện tỉ lệ tiêu hóa .
Câu 34 ) Sơ đồ cân bằng protein và năng lƣợng TĂ trong sự tiêu hóa biến dƣỡng ? Protein TĂ Enzyme thủy phân protein Protein không hấp Protein tiêu Protein tiêu thu và enzyme đã sử thụ bởi vi hóa và hấp Enzyme dụng sinh vật thu tiêu hóa Protein biến dưỡng Protein phân N tiết trong nước tiểu Dùng cho Đáp ứng nhu năng lượng cầu protein CO2 H2O Nội sinh mất Sự thoái biến mô Protein sản xuất tích trong nước tiểu lũy trong cơ thể , sữa, trứng, lông,…
* Có 3 trường hợp trong cân bằng N:
- Cân bằng dương : khi lượng N ăn vào lớn hơn lượng N thải ra.
- Cân bẳng bằng 0 : khi thú ăn vừa đủ N cho duy trì và ko có tích lũy nào .
- Cân bằng âm : khi thú ăn protein ko đủ cho nhu cầu.
Câu 35 ) Sơ đồ cân bằng năng lƣợng TĂ trong sự tiêu hóa biến dƣỡng ?
Sgk ( dinh dưỡng động vật) trang 272
Câu 36 ) Định nghĩa các loại năng lƣợng ?
1. Năng lượng thô (GE) : là năng lượng sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn một lượng
chất thành những sản phẩm oxy hóa cuối cùng.
2. Năng lượng tiêu hóa (DE) : là phần năng lượng còn lại của năng lượng thô khi đã trừ năng lượng phân. DE = GE – FE
3. Năng lượng trao đổi (ME) : là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng lượng tiêu
hóa trừ đi năng lượng chứa trong nước tiểu (UE) và trong sản phẩm tiêu hóa (GDP). ME = DE – (UE + GDP).
4. Năng lượng dạng nhiệt (HI) : là năng lượng tỏa ra dưới dạng nhiệt.
5. Năng lượng sử dụng (năng lượng thuần) (NE) : là năng lượng còn lại sau khi lấy
năng lượng trao đổi trừ năng lượng dạng nhiệt : NE = ME – HI
Câu 37 ) Giá trị sinh học của protein là gì ? Kể 2 phƣơng pháp thƣờng dùng để xác
định giá trị sinh vật học của protein ?
1. Giá trị sinh học của protein là gì :
- Là khả năng tích lũy của protein trong cơ thể.
2. Hai phương pháp thường dùng để xác định giá trị sinh vật học của protein :
-Thứ nhất : phương pháp xác định giá trị sinh vật học dựa trên thí nghiệm cân bằng nitơ
- Thứ hai : phương pháp xác định giá trị sinh vật học dựa trên sự đo lường tăng trọng của thú
( Tham khảo sgk trang 260 – 263 )
Câu 38 ) Sự phân loại protein theo giá trị sinh vật học? Có mấy loại? Cho ví dụ mỗi loại?
Câu 39 ) Xếp hạng protein của thức ăn thông thƣờng ? Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt lên phẩm chất protein ?
1. Xếp hạng protein của thức ăn thông thường:
2. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt lên phẩm chất protein :
- Việc sử dụng nhiệt để sấy khô thức ăn cấu trúc protein thay đổi và ảnh hưởng
đến giá trị dinh dưỡng của protein thức ăn . Có 2 loại tác dụng ngược nhau khi xử lý nhiệt một số loại TĂ :
+ Tác dụng nhiệt này có thể có lợi khi khử hoạt chất ức chế các enzyme tiêu hóa
trong TĂ tươi ( khử antitrypsin trong đậu nành )
+ Việc xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài thường giảm giá trị dinh
dưỡng của TĂ . Trường hợp những phế liệu ở lò mổ, thường được vô trùng ở 130°C
trong 30-40 phút. một số aa bị hủy trong quá trình xử lý , có sự liên kết của aa-đường (
Maillard reaction ) khó bị phân hủy trong đường tiêu hóa .
Câu 40 ) Phân biệt nhu cầu trao đổi chất cơ bản và nhu cầu duy trì ? Thế nào là nhu
cầu sản xuất ? Có mấy loại nhu cầu sản xuất ?
1. Phân biệt nhu cầu trao đổi chất cơ bản và nhu cầu duy trì : Nhu cầu duy trì
Nhu cầu trao đổi chất cơ bản
- Là nhu cầu các chất dinh dưỡng cho thú
- Là nhu cầu dưỡng chất để bù đắp cho sự
để đảm bảo cho thú duy trì cơ thể , sống
tiêu hao năng lượng , đây là các chất dinh
khỏe mạnh , ko tăng trưởng , ko sản xuất ,
dưỡng phân giải lúc đói trong điều kiện sinh sản hay làm việc.
tiêu chuẩn ko vận động , ko làm việc.
- Nhu cầu dưỡng chất cho duy trì : là số
- Năng lượng trao đổi chất cơ bản : là mức
lượng dưỡng chất phải được cung cấp trong năng lượng cần thiết được dùng trong các
khẩu phần để tránh cả sự tăng lẫn sự mất
hoạt động : hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa,
dưỡng chất trong cơ thể ( lượng dưỡng chất hoạt động thần kinh duy trì cường độ, điều
tối thiểu cho cân bằng dưỡng chất bằng
hòa thân nhiệt, sự biến dưỡng các mô, sự không ).
hấp thu và chuyên chở các hợp chất trong
cơ thể, sự thay thế các mô ( biểu bì, tóc, móng, lông,…).
2. Nhu cầu sản xuất ? Có mấy loại nhu cầu sản xuất ?
* Năng lượng cho nhu cầu cho hoạt động sản xuất là phần năng lượng thú dùng vào các
hoạt động ko thuộc nhu cầu duy trì và trao đổi chất căn bản.
* Các loại nhu cầu năng lượng :
- Nhu cầu năng lượng cho thú sinh trưởng và sản xuất thịt.
- Nhu cầu năng lượng cho thú mang thai và tiết sữa.
- Nhu cầu năng lượng cho thú sản xuất trứng.
Câu 41 ) Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu trao đổi chất cơ bản ? Công thức tính ?
Giải thích ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng lên nhu cầu năng lƣợng trao đổi chất
cơ bản . Ứng dụng trong chăn nuôi ?
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trao đổi chất cơ bản :
a. Tuổi : trao đổi chất cơ bản của thú giảm theo tuổi , do có sự biến đổi về hình dáng ,
sinh lý , thành phần hóa học, đặc biệt là đối với thú trưởng thành.
b. Giới tính : thú đực trao đổi chất cơ bản cao hơn thú cái. Thú thiến có sự giảm trao
đổi chất kích thích sinh dục làm tăng trao đổi chất cơ bản của thú đực lẫn thú cái.
c. Kích thích tố : Thyroxyn làm tăng sàn xuất nhiệt bằng cách tăng nhịp tim, hô hấp,
oxy dưỡng chất trong cơ thể.
d. Hoạt động của thú : thú đứng tốn nhiều năng lượng hơn thú nằm , đối với ngựa thì ngược lại.
e. Mức độ nuôi dưỡng : thú nuôi dưỡng cao nhu cầu năng lượng cho duy trì cao
hơn thú nuôi dưỡng chế độ kém.
f. Nhiệt độ môi trường : tốc độ mất nhiệt tùy thuộc vào sự khác biệt nhiệt độ giữa các
thú và môi trường nhưng yếu tố nhiệt độ của không khí được chú ý nhiều nhất . Cơ thể
thú có 2 cơ chế điều nhiệt :
- Điều hòa nhiệt lý học :
+ Khi nhiệt độ của môi trường tăng lên các mạch máu nở rộng tăng sự thoát
nhiệt, nếu sự mất nhiệt theo dạng này ko đủ thú sẽ tỏa nhiệt theo đường mồ hôi hoặc hô hấp .
+ Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp mạch máu ngoài da co lại lỗ chân lông
khép kín giảm mất nhiệt.
+ Khi nhiệt độ bên ngoài quá cao tăng trao đổi chất cơ bản giảm ngon miệng,
nhiệt độ cơ thể tăng lên , thú có thể chết nếu ko tỏa nhiệt kịp.
- Điều hòa nhiệt hóa học :
+ Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ tới hạn dưới trao đổi chất cơ bản
tăng dần thân nhiệt dần dần bị hạ thấp thú đông lạnh , có thể chết.
+ Khi nhiệt độ cao hơn tới hạn trên thú tăng hoạt động hô hấp để thải nhiệt
Nhiệt độ trong khoảng tới hạn trên và tới hạn dưới được coi là khoảng trung hòa nhiệt
2. Công thức tính : Q (kcal / ngày ) = 70 W 0 , 75
Q (MJ / ngày ) = 0,290 W 0 , 75
Trong đó : Q : là năng lượng trao đổi chất cơ bản
W : là trọng lượng cơ thể thú tính bằng kg
3. Giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên nhu cầu năng lượng trao đổi
chất cơ bản . Ứng dụng trong chăn nuôi :
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên nhu cầu năng lượng trao đổi chất cơ bản:
( Tham khảo sự điều nhiệt của cơ thể thú ở phần trên f.)
b. Ứng dụng trong chăn nuôi :
- Chính vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng của thú nếu ko
cải thiện điều kiện chăn nuôi thích hợp ( chuồng trại thoáng mát, nhiệt độ phù hợp với
từng giống thú , từng độ tuổi thú , loại thú …) thì sẽ tiêu tốn TĂ một cách vô ích giảm
hiệu suất kinh tế . Cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường, đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho thú .
Câu 43 ) Nhu cầu tăng trƣởng : những quy luật trong sự tăng trƣởng và phát triển của động vật ?
1. Sự sinh trưởng và phát triển của VSV có thể phân chia theo giai đoạn :
2. Sự sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
3. Sự phát triển về ngoại hình cũng như sự phát triển các cơ quan bộ phận với tốc độ
khác nhau trong các giai đoạn tăng trưởng .
4. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của từng bộ phận không giống nhau trong cùng một cơ thể.
5. Các kích thích tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển.
6. Sự thay đổi thành phần hóa học của cơ thể trong thời gian tăng trưởng.
7. Sự tích lũy protein vào sản phẩm tăng trọng ở thú non cao hơn thú trưởng thành.
Ngược lại , sự tích lũy lipid ở thú trưởng thành lớn hơn thú non.
8. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng.
9. Ảnh hưởng của dinh dưỡng trên ngoại hình và sự sinh sản về sau của thú.