Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 giúp các bạn học sinh sắp tham gia các kì thi môn Công nghệ tham khảo, học tập và ôn tập kiến thức, bài tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 ----------------------
I. TRẮC NGHIỆM- HS đọc kỹ và nắm toàn bộ các nội dung tóm tắt để làm phần trắc nghiệm:
1. Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người: VD….
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: VD….
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: VD….
- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu: VD….
2. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt
2.1. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt
- Nhà trồng trọt: nghiên cứu giống cây trồng, kĩ thuật canh tác; chăm sóc cây
trồng; bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng.
- Nhà nuôi cấy mô: nghiên cứu mô tế bào và điều kiện nuôi cấy mô tế bào
phù hợp với từng giống cây trồng.
- Nhà bệnh học thực vật…
2.2. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt
- Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, đất đai, đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây
trồng, phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
- Có kĩ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm…
3. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
- Nhóm cây lương thực: lúa gạo, ngô, …
- Nhóm cây lấy củ: khoai lang, sắn, khoai môn, khoai tây, cà rốt, …
- Nhóm cây ăn quả: nhãn, xoài, cam, bưởi, vải thiều, …
- Nhóm cây rau, đỗ các loại: mồng tơi, cải xanh và các loại rau gia vị, các loại đỗ, …
- Nhóm cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su, …
- Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc, ..
6. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam 6.1. Độc canh
- Là phương thức canh tác chỉ trồng một loại câ duy nhất.
- Nhược điểm: Làm giảm độ phì nhiêu của đất, gia tăng lây lan của sâu bệnh 6.2. Xen canh
- Là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích,
cùng một lúc hoặc cách một khoảng thời gian không dài.
- Ưu điểm: Tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng. 6.3. Luân canh
- Là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
- Ưu điểm: Tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, bệnh cho cây. 6.4. Tăng vụ
- Là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm.
- Ưu điểm: - Tăng tổng sản lượng thu hoạch.
7. Trồng trọt công nghệ cao: Đặc điểm:
+ Ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến: canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học.
+ Sử dụng giống cây có năng suất, chất lượng cao.
+ Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hóa: Trồng thủy canh.
Hệ thống tưới tiêu tự động. Phun thuốc bằng thiết bị bay.
=> Mục đích : tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng
8. Chuẩn bị đất trồng 8.1. Mục đích
- Làm đất trở nên tơi xốp.
- Đất đủ độ ẩm và dưỡng chất
- Loại bỏ chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng
8.2. Các bước tiến hành
- Bước 1: Xác định diện tích đất trồng
- Bước 2: Vệ sinh đất trồng
- Bước 3: Làm đất và cải tạo đất: Cày, bừa, lên luống hoặc đắp mô, bón phân lót, bón vôi
( bón phân lót: bón phân trước khi gieo trồng)
9. Chuẩn bị giống cây trồng
9.1. Mục đích: Chuẩn bị giống - Khỏe mạnh, Sạch bệnh, Đủ số lượng
9.2. Các bước tiến hành
- Bước 1: Lựa chọn giống để gieo trồng
- Bước 2: Xử lí giống trước khi gieo trồng
- Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con 10.Gieo trồng
10.1. Mục đích: - Điều kiện khí hậu thuận lợi, Mật độ thích hợp =>- Cây phát
triển thuận lợi, đạt năng suất cao
10.2. Các bước thực hành
- Bước 1: Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng
- Bước 2: Kiểm tra giống hoặc cây giống và đất trồng
- Bước 3. Tiến hành gieo trồng 11. Chăm sóc cây 11.1. Mục đích
- Nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây.
- Tưới, tiêu nước trong suốt thời gian chăm sóc cây trồng:
11.2. Các công việc chăm sóc cây trồng
- Tỉa cây: (nhổ bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh), dặm cây
- Làm cỏ, vun xới: nhổ cỏ dại
- Bón phân thúc: bón phân trong quá trình cây sinh trưởng
- Tưới nước, tiêu nước, - Phòng, trừ sâu, bệnh 12. Thu hoạch 12.1. Mục đích
- Đúng thời điểm, đạt độ chín, nhanh, gọn…+>- Đảm bảo được số lượng và chất lượng
- Các phương pháp thu hoạch:
+ Hái: ví dụ……………………
+ Cắt: ví dụ……………………
+ Nhổ: ví dụ……………………
+ Đào: ví dụ……………………
13. Khái niệm giâm cành
- Là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách sử dụng một
đoạn cành tách từ cây mẹ và trồng vào giá thể.
- Ví dụ: mía, sắn, dâu tằm, rau ngót, rau muống …, phát tài
14. Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.
- Bước 1: Chuẩn bị giá thể giâm cành: Các loại giá thể: đất, xơ dừa, tro, cát, …
- Bước 2: Chuẩn bị cành giâm
+ Lấy từ cây mẹ khỏe, không mang mầm bệnh + Chọn cành bánh tẻ
- Bước 3: Giâm cành vào giá thể
- Bước 4: Chăm sóc cành giâm: + Tưới nước, + Bón phân….
II. TỰ LUẬN.- Học sinh cần học kỹ các nội dung sau và vận dụng các nội dung
đó vào thực tế ở địa phương mình:
1. Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam: Độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ.
Ví dụ 1: Theo em, có thể trồng xen canh cây gì với cây cà phê? Hãy nêu những tác
dụng của việc xen canh đó?
Ví dụ 2: Em hãy quan sát hình ảnh vườn trè Tâm châu ở Bảo Lộc và cho biết hình
thức canh tác cây trè là gì? Người làm vườn cần chú ý gì khi thực hiện phương thức này?
2. Trình bày kỹ thuật gieo trồng của một loại cây ngắn ngày ở địa phương em.
II. Câu hỏi ôn tập
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ TRỒNG TRỌT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sản phẩm của trồng trọt như gạo, ngô, khoai thể hiện vai trò nào của trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực. B. Cung cấp thực phẩm.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. D. Tạo môi trường trong lành.
Câu 2: Hiện nay để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong
nước và xuất khẩu, xu hướng canh tác nào ngày càng mở rộng?
A. Tạo ra sản phẩm an toàn (tiêu chuẩn VietGap). B. Theo mô hình VAC. C. Theo mô hình RVAC.
D. Chuyên canh cây trồng.
Câu 3: Trong lĩnh vực trồng trọt, nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật canh
tác; chăm sóc cây trồng gọi là nghề A. nhà trồng trọt. B. nhà nuôi cấy mô.
C. nhà bệnh học thực vật.
D. kĩ thuật viên lâm nghiệp.
Câu 4: Cây cà phê, cây chè, cây điều, thuộc nhóm cây A. lương thực. B. lấy củ. C. ăn quả. D. công nghiệp.
Câu 5: Phương thức trồng trọt nào sau đây có thể làm giảm độ phì nhiêu của
đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh? A. Độc canh. B. Xen canh. C. Luân canh. D. Tăng vụ. II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy nêu các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam và cho ví dụ?
Câu 2. Thế nào là tăng vụ? Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
CHƯƠNG 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao chúng ta cần chuẩn bị đất trước khi gieo trồng?
A. Giúp đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng.
B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng.
C. Tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây. D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là
A. Cây còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.
B. Cây có nhiều lá, năng suất thấp.
C. Cây dễ bị côn trùng gây hại.
D. Cây ra trái nhiều, cành lá sum sê.
Câu 3: Cần lưu ý những vấn đề gì khi bón phân cho cây trồng?
A. Sử dụng phân bón hóa học càng nhiều càng tốt.
B. Có thể bón phân vào bất cứ thời điểm nào.
C. Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối phù hợp với cây trồng.
D. Liên tục phun thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu hại.
Câu 4. Quan sát hình, hình nào mô tả phương pháp giâm cành? Hình a Hình b Hình c Trả lời
Câu 5. Quy trình chung giâm cành gồm các bước:
A. Chuẩn bị giá thể → Chuẩn bị cành giâm → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm
B. Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chuẩn bị cành giâm → Chăm sóc cành giâm
C. Chuẩn bị cành giâm → Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm
D. Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm
Câu 6. Những loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành:
A. rau muống, rau khoai lang, cây chuối
B. rau muống, rau khoai lang, cây ổi
C. rau muống, lúa, cây hoa hồng
D. rau muống, rau khoai lang, rau ngót
Câu 7. Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính
bằng phương pháp giâm cành? A. Lá B. Hoa C. Quả D. Cành II. TỰ LUẬN
Câu 1: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì? Các loại cây dễ nhân
giống bằng phương pháp giâm cành có những đặc điểm gì? Cho VD các loại cây
dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
Câu 2: Cây tạo ra bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm gì so với cây được nhân giống từ hạt?
Câu 3: Vì sao đoạn cành giâm nên cắt vát và tỉa bớt lá?
Câu 4: Nêu quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành?