Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | Bộ 2
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 2 bộ, mang tới các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 giữa học kì 1, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Chủ đề: Tài liệu chung Khoa học tự nhiên 6
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHTN 6 GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2023 – 2024
Luyện tập 1: Phân loại các vật dưới đây vào hai cột phù hợp: Vật sống, vật không sống: Cây lúa, trái
đất, cây cầu, con voi, cái bàn, con người.
Luyện tập2: Ghép các hiện tượng dưới đây với lĩnh vực KHTN tương ứng.
-Nam châm hút các vụn sắt
-Đường cháy thành màu đen và mùi khét
-Cây không phát triển được khi đặt trong hộp kín
Luyện tập3: Cho biết các biển báo sau có ý nghĩa gì.
Cấm hút thuốc Cấm lửa Cấm đồ ăn uống
Luyện tập4: Điền số thích hợp vào các chỗ trống sau: 1 m = cm. 20 cm = m. 5 cm = mm. 1,2 km = m.
Luyện tập5: Chọn các đơn vị thích hợp để đo các độ dài sau. Độ dài cần đo Hình minh họa Đơn vị đo
Độ cao cửa sổ trong phòng học
Độ sâu của một hồ bơi Chu vi của một quả cam 1 Độ dày của cuốn sách
Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế
Luyện tập6: Quan sát chiếc thước kẻ học sinh dưới đây.
Giới hạn đo của thước là
cm. Độ chia nhỏ nhất của thước là mm.
Luyện tập7: Chiếc bút chì dưới đây dài bao nhiêu?
Luyện tập8: Độ chia nhỏ nhất của chiếc cân dưới đây là bao nhiêu?
Luyện tập9: Các thao tác dưới đây là đúng hay sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Đúng Sai
Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.
Đọc kết quả khi cân ổn định.
Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng. 2 Đúng Sai
Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.
Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
Luyện tập10: Các đồng hồ sau đây chỉ mấy giờ? giờ giờ giờ
Luyện tập11: Điền các số thích hợp vào các chỗ trống dưới đây.
Nhiệt độ của nước đá đang tan theo nhiệt giai Celsius là oC.
Nhiệt độ của nước đá đang tan theo nhiệt giai Fahrenheit là oF.
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi theo nhiệt giai Celsius là oC.
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi theo nhiệt giai Fahrenheit là oF
Câu 1 (1đ): Kính lúp có thể dùng để quan sát
A.ngôi sao trên trời. B.một con chim đang bay. C.một con bọ nhỏ. D.vi khuẩn trong đồ ăn.
Câu 2 (1đ): Vật kính và thị kính thuộc hệ thống nào của kính hiển vi quang học?
A.Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính. B.Hệ thống giá đỡ.
C.Hệ thống chiếu sáng. D.Hệ thống phóng đại.
Câu 3 (1đ): Biển cảnh báo nào dưới đây cảnh báo về chất độc sinh học? 3
Câu 4 (1đ): Chọn phát biểu sai.
A.Các chuyển động và biến đổi trong tự nhiên gọi là hiện tượng tự nhiên.
B.Hiện tượng tự nhiên rất phong phú và đa dạng.
C.Các hiện tượng tự nhiên đều xảy ra theo một quy luật giống nhau.
D.Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính
chất, quy luật của chúng.
Câu 5 (1đ): Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?
A.Cân có GHĐ là 30 kg và ĐCNN là 100 g. B.Cân có GHĐ là 500 g và ĐCNN là 2 g.
C.Cân có GHĐ là 2 kg và ĐCNN là 10 g. D.Cân có GHĐ là 10 kg và ĐCNN là 50 g.
Câu 6 (1đ): Ấn nút nào để điều chỉnh đồng hồ bấm giây về số 0?
A.Reset. B.Stop. C.Start. D.Mode.
Câu 7 (1đ): Kí hiệu trong hình dưới đây cảnh báo điều gì? 4
A.hóa chất ăn mòn. B.nguy hiểm về điện. C.chất dễ cháy. D.chất độc sinh học.
Câu 8 (1đ): Vật nào dưới đây chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi quang học?
A.Chi tiết của đồng hồ đeo tay. B.Mặt trăng. C.Con kiến. D.Tế bào da.
Câu 9 (1đ): Những mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học?
A.Giun, sán dây. B.Các tép cam, tép bưởi.
C.Các tế bào thực vật, động vật. D.Côn trùng (như ruồi, kiến, ong).
Câu 10 (1đ): Biển cảnh báo an toàn thể hiện quy định "cấm thực hiện" có màu gì?
A.Màu đỏ. B.Màu tím. C.Màu vàng. D.Màu xanh.
Câu 11 (1đ): Chọn hành động không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
A.Thu dọn phòng thực hành, rửa sạch tay sau khi đã thực hành xong.
B.Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
C.Mặc đồ bảo hộ, đeo kính, khẩu trang.
D.Nếm thử để phân biệt các loại hóa chất.
Câu 12 (1đ): Bước đầu tiên khi sử dụng đồng hồ bấm giây là
A.sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
B.kết thúc đo bằng cách nhấn START/STOP.
C.nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
D.chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
Câu 13 (1đ): Độ chia nhỏ nhất của chiếc cân dưới đây là bao nhiêu?
A.2 kg. B.5 kg. C.1 kg. D.0,1 kg.
Câu 14 (1đ): Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là 5
A.kilômét (km). B.milimét (mm). C.xentimét (cm). D.mét (m).
Câu 15 (1đ): Chọn phương án sai về cách bảo quản kính hiển vi quang học.
A.Để kính hiển vi ở những nơi ẩm ướt, không sạch sẽ.
B.Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ đế chân kính.
C.Để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.
D.Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
Câu 16 (1đ): Hệ thống nào là quan trọng nhất đối với kính hiển vi quang học?
A.Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính. B.Hệ thống giá đỡ.
C.Hệ thống chiếu sáng. D.Hệ thống phóng đại.
Câu 17 (1đ): Trong giờ thể dục, để đo thời gian chạy của các học sinh thì thầy giáo phải sử dụng
A.đồng hồ quả lắc. B.đồng hồ đeo tay. C.đồng hồ bấm giây. D.đồng hồ cát.
Câu 18 (1đ): Cách bảo quản kính lúp nào dưới đây là sai?
A.Tránh để mặt kính tiếp xúc với vật nhám, bẩn.
B.Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.
C.Khi có vết bẩn trên mặt kính, dùng giấy nhám (giấy ráp) để cọ đi.
D.Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng.
Câu 19 (1đ): Thân nhiệt bình thường của người là
A.38 oC. B.35 oC. C.30 oC. D.37 oC.
Câu 20 (1đ): Có thể dùng kính lúp để quan sát:
A.trận bóng đá trên sân vận động. B.một con virus.
C.một con ve sầu đậu ở xa. D.các chi tiết máy trên máy tính.
Câu 21 (1đ): Để đo khối lượng của một học sinh lớp 6 thì loại cân nào dưới đây là phù hợp nhất?
A.Cân đồng hồ có GHĐ là 20 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
B.Cân điện tử có GHĐ là 120 kg.
C.Cân đồng hồ có GHĐ là 15 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
D.Cân điện tử có GHĐ là 10 kg.
Câu 22 (1đ): Có 3 cốc nước. Một cốc nước nóng, một cốc nước lạnh và một cốc nước nguội. Hỏi
nhiệt độ của nước trong cốc nào là lớn nhất?
A.Nhiệt độ nước nguội. B.Nhiệt độ nước lạnh.
C.Nhiệt độ nước nóng. D.Chưa xác định được, cần sử dụng nhiệt kế để đo.
Câu 23 (1đ): Nhiệt độ của nước đang sôi là
A.0 oC. B.150 oC. C.100 oC. D.37 oC. Câu 24 (1đ):
Chiều dài của chiếc bút này là bao nhiêu? Em hãy chọn cách ghi kết quả chính xác nhất.
A.12,0 cm. B.12 cm. C.12 mm. D.12,0 mm.
Câu 25 (1đ): Để đo chiều dài bàn chân của em thì đơn vị nào dưới đây là phù hợp nhất? A. B.Xentimét. C.Mét. D.Dặm. 6
Câu 26 (1đ): Mẹ của An muốn mua một chiếc cân để cân lượng thực phẩm (thịt, cá, rau,...) sử dụng
hàng ngày trong gia đình. Nếu là An, em sẽ tư vấn cho mẹ mua loại cân nào dưới đây để phù hợp
nhất với mục đích sử dụng?
A.Cân điện tử có GHĐ là 10 kg.
B.Cân điện tử có GHĐ là 120 kg.
C.Cân đồng hồ có GHĐ là 15 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
D.Cân đồng hồ có GHĐ là 20 kg và ĐCNN là 0,05 kg.
Câu 27 (1đ): Minh và Nam thi chạy 400 m. Thời gian chạy của Minh là 2 phút 24 giây, còn thời
gian chạy của Nam là 2,5 phút. Hỏi bạn nào chạy nhanh hơn?
A.Hai bạn chạy nhanh bằng nhau. B.Nam.
C.Không xác định được bạn nào chạy nhanh hơn vì đơn vị đo thời gian khác nhau. D.Minh.
Câu 28 (1đ): Người ta đổ đầy nước vào một bình tràn thì thấy bình tràn có thể chứa được 150 mL
nước. Thả một hòn sỏi vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 35 mL. Thể tích vật rắn là
A.20 mL. B.25 mL. C.30 mL. D.35 mL.
Câu 29 (1đ): Người thợ may cần lấy các số đo của khách hàng để may một chiếc áo. Các số liệu cần
đo là số đo dài tay, số đo vòng ngực, số đo vòng eo, số đo dài áo,... Theo em, người thợ may nên sử
dụng loại thước nào để đo các số liệu đó?
A.Thước thẳng. B.Thước kẹp. C.Thước dây. D.Thước cuộn.
Câu 30 (1đ): Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 80
cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30
cm3. Thể tích vật rắn là
A.30 cm3. B.60 cm3. C40 cm3. D.50 cm3.
Luyện tập12: Gạch chân dưới các từ chỉ chất trong câu dưới đây.
Dây điện có lõi bằng đồng, vỏ thường được làm bằng nhựa.
Luyện tập13: Sự biến đổi tạo ra chất mới là A.tính chất vật lí. B.tính chất hóa học.
Luyện tập14: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy?
A.Đúc trống đồng. B.Thắp nến. C.Đổ một thìa muối vào li nước. D.Thả viên đá vào li nước.
Luyện tập15: Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể A.lỏng. B.rắn. C.khí.
Luyện tập16: Oxygen chiếm % thể tích không khí.
Luyện tập17: Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí dưới đây, nguyên nhân nào từ tự nhiên?
A.Khí thải từ nhà máy. B.Núi lửa phun. C.Rác thải. D.Khí thải từ xe cộ.
Câu 1 (1đ): Thể nào dưới đây không thuộc ba thể của chất?
A.Thể rắn. B.Thể lỏng. C.Thể dẻo. D.Thể khí.
Câu 2 (1đ): Tính chất nào dưới đây là tính chất hóa học?
A.Khối lượng. B.Khả năng biến đổi tạo ra chất mới. C.Màu sắc. D.Tính tan.
Câu 3 (1đ): Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?
A.Nướng bột làm bánh mì. B.Đốt que diêm. C.Làm nước đá. D.Rán trứng.
Câu 4 (1đ): Oxygen ở điều kiện thường không có tính chất nào dưới đây?
A.Tan trong nước. B.Không mùi, không vị. C.Màu trắng. D.Thể khí.
Câu 5 (1đ): Chất ở thể nào thì dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng? 7
A.Thể lỏng. B.Thể khí. C.Thể dẻo. D.Thể rắn.
Câu 6 (1đ): Quá trình nào sau đây cần carbon dioxide?
A.Quang hợp. B.Nóng chảy. C.Hoà tan. D.Hô hấp.
Câu 7 (1đ): Chọn phát biểu sai khi nói về chất.
A.Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất. B.Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.
C.Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. D.Một chất có thể có trong nhiều vật thể.
Câu 8 (1đ): Chất ở thể nào thì dễ bị nén?
A.Thể dẻo. B.Thể lỏng. C.Thể khí. D.Thể rắn.
Câu 9 (1đ): Việc làm nào dưới đây giúp bảo vệ môi trường không khí?
A.Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió. B.Xả rác bừa bãi.
C.Sử dụng nhiều phương tiện cá nhân. D. Chặt cây xanh để xây dựng các nhà máy.
Câu 10 (1đ): Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A.Hoá hơi. B.Bay hơi. C.Ngưng tụ. D.Sôi.
Câu 11 (1đ): Cá có thể sống được dưới nước vì trong nước có
A.nitrogen. B.hơi nước. C.oxygen. D.carbon dioxide.
Câu 12 (1đ): Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa
thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A.Không có hình dạng xác định. B.Không chảy được.
C.Dễ dàng nén được. D.Có thế lan toả trong không gian theo mọi hướng.
Câu 13 (1đ): Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A.Tạo thành mây. B.Mưa rơi. C.Lốc xoáy. D.Gió thổi.
Câu 14 (1đ): Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Vậy ở nhiệt độ -200oC, oxygen ở thể nào?
A.Thể rắn. B.Thể lỏng. C.Thể khí. D.Không đủ điều kiện xác định.
Câu 15 (1đ): Phát biểu nào dưới đây là sai về vai trò của không khí?
A.Sự luân chuyển không khí giúp điều hòa khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
B.Carbon dioxide trong không khí cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật.
C.Không khí có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.
D.Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen
có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).
Luyện tập 18: Hãy chỉ ra (trong các từ in nghiêng) đâu là vật dụng, đâu là vật liệu tự nhiên, vật liệu
nhân tạo( tương ứng đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, đâu là chất tự nhiên, chất nhân tạo)? 8
A.Rổ làm bằng nhựa B. Khóa và chìa khóa làm bằng đồng C.Cốc làm bằng thủy tinh.
D. Bình làm bằng gốm E. Găng tay lamg bằng cao su H. Ghế làm bằng gỗ
Luyện tập19: Người ta thường sử dụng vật liệu nào để làm bát, đĩa chịu nhiệt?
A.Kim loại. B.Gỗ. C.Gốm. D.Nhựa.
Luyện tập 20: Ghép các sản phẩm ở cột bên trái với nguyên liệu để sản xuất ra chúng ở cột bên phải.
Đường ăn Dầu mỏ Gạch Mía Xăng Đất sét
Luyện tập 21: Đá vôi không được dùng để A.làm thực phẩm. B.sản xuất vôi sống. C.đập nhỏ để
làm đường, làm bê tông.D.chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...
Luyện tập 22: Sắp xếp các nhiên liệu dưới đây vào 3 nhóm phù hợp: Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí
A.Gỗ B.Than đá C.Các loại khí đốt D.Dầu hỏa E.Xăng
Luyện tập 23: Loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nhiên liệu hóa thạch là
A.dầu mỏ B.xăng. C.than đá. D.khí thiên nhiên.
Luyện tập 24:Sắp xếp các nguồn năng lượng dưới đây vào 2 nhóm phù hợp. Nguồn năng lượng
không tái tạo Nguồn năng lượng tái tạo
A.Năng lượng gió Thủy điện B.Dầu mỏ C.Than đá D.Khí thiên nhiên E. Địa nhiệt H.Năng lượng mặt trời
*. Vai trò của lương thực, thực phẩm: Con người cần năng lượng và chất dinh dưỡng để duy
trì sự sống, phát triển và hoạt động.Thức ăn của con người ở dạng lương thực (như ngũ cốc: lúa
gạo, ngô, khoai sắn, lúa mì) và thực phẩm (như thịt, cá, rau, củ, quả,…). Thức ăn được cơ thể
chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Lương thực và thực phẩm dễ bị hư hỏng, nhất là trong môi trường nóng, ẩm. Khi đó, chúng sinh ra
những chất độc, có hại cho sức khỏe. Ví dụ: thịt, cá, rau bị ôi thiu (nhiễm khuẩn) gây ra ngộ độc cho
cơ thể; gạo, lạc dễ bị mốc, sinh ra những chất cực độc gây ung thư;… Vì vậy, lương thực, thực phẩm
cần được bảo quản thích hợp.
Luyện tập 25: Sắp xếp các thức ăn dưới đây vào 2 nhóm:lương thực, thực phẩm?
thịt, khoai, cá, rau củ, quả, sắn, ngô,lúa gạo
Luyện tập 26: lớn carbohydrate có nguồn gốc .
Luyện tập 27: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt có chứa nhiều
Bơ, dầu thực vật, sữa, lòng đỏ trứng, lạc, vừng, thịt, cá có chứa
Luyện tập 28: Phân loại các chất dưới đây thành 2 nhóm. Khoáng chất, Vitamin
Calcium, Photphorus, B1, A, D, E, C, B2, Zinc, Iodine
Câu 1 (0.5đ): Nhiên liệu nào dưới đây không là nhiên liệu hóa thạch?
A.Dầu mỏ. B.Khí thiên nhiên. C.Than đá. D.Gỗ.
Câu 2 (0.5đ): Vật liệu nào có thể bị mối mọt?
A.Gỗ. B.Cao su. C.Kim loại. D.Thủy tinh. 9
Câu 3 (0.5đ): Carbohydrate là tên gọi chung của nhóm chất chứa
A.tinh bột, đường và chất xơ. B.tinh bột. C.tinh bột và đường. D.tinh bột và chất xơ.
Câu 4 (0.5đ): Để chế tạo gang và thép, người ta sử dụng quặng
A.sắt. B.thiếc. C.đồng. D.bauxite.
Câu 5 (0.5đ): Chọn phát biểu đúng.
A.Than đá khi đốt sinh ra nhiều chất độc hại.
B.Than đá và khí thiên nhiên thường tồn tại cùng nhau trong mỏ than.
C.Dầu mỏ là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
D.Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên được tạo thành cách đây hàng triệu năm do sự phân hủy của
các thảm thực vật ở điều kiện có oxygen.
Câu 6 (0.5đ): Vật liệu nào dưới đây có thể bị gỉ?
A.Nhựa. B.Gốm sứ. C.Gỗ. D.Kim loại.
Câu 7 (0.5đ): Vật liệu nào trong suốt, cho ánh sáng đi qua?
A.Gỗ. B.Kim loại. C.Thủy tinh. D.Gốm sứ.
Câu 8 (0.5đ): Từ đất, đá, cát có thể sản xuất được
A.vôi sống. B.thủy tinh, xi măng, đồ gốm. C.đồ gỗ. D.đồ nhựa, cao su.
Câu 9 (0.5đ): Vật liệu nào dưới đây dẫn điện tốt?
A.Nhựa. B.Kim loại. C.Cao su. D.Thủy tinh.
Câu 10 (0.5đ): Chọn phát biểu sai.
A.Lương thực, thực phẩm khi bị hỏng cũng không sinh ra chất có hại cho cơ thể.
B.Thức ăn của con người ở dạng lương thực và thực phẩm.
C.Thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
D.Lương thực và thực phẩm dễ bị hư hỏng, nhất là trong môi trường nóng, ẩm.
Câu 11 (0.5đ): Chọn phát biểu sai khi nói về nhiên liệu.
A.Khi nhiên liệu cháy thì tỏa nhiều nhiệt. B.Nhiên liệu là chất cháy được.
C.Nhiên liệu dễ bắt lửa. D.Nhiên liệu luôn tồn tại ở thể rắn.
Câu 12 (0.5đ): Nhiên liệu hoá thạch
A.là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đối hàng triệu năm trước.
B.chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
C.là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
D.là nguồn nhiên liệu tái tạo.
Câu 13 (0.5đ): Hành động nào dưới đây là gây hại đến môi trường?
A.Phân loại rác thải sinh hoạt. B.Sử dụng túi giấy thay cho túi nylon.
C.Tái sử dụng chai lọ bằng thủy tinh. D.Vứt pin đã sử dụng vào thùng rác.
Câu 14 (0.5đ): Nhiên liệu nào dưới đây tồn tại ở thể lỏng?
A.Gas. B.Gỗ. C.Than đá. D.Xăng.
Câu 15 (0.5đ): Chọn phát biểu đúng.
A.Phần lớn carbohydrate có nguồn gốc động vật.
B.Trong lúa gạo, ngô, khoai, sắn có nhiều đường.
C.Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
D.Khi tiêu hóa, tinh bột được chuyển hóa thành đường, rồi thành nước và khí carbon dioxide đồng
thời giải phóng năng lượng.
Câu 16 (0.5đ): Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
A.Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
B.Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn. 10
C.Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.
D.Tránh làm ô nhiễm môi trường.
Câu 17 (0.5đ): Vật liệu nào dưới đây có tính đàn hồi?
A.Cao su. B.Thủy tinh. C.Gỗ. D.Kim loại.
Câu 18 (0.5đ): Để sản xuất vôi sống, cần sử dụng nguyên liệu gì?
A.Đá vôi. B.Quặng bauxite. C.Dầu mỏ. D.Cát.
Câu 19 (0.5đ): Chọn phát biểu đúng.
A.Đá vôi được dùng để sản xuất đồ sứ. B.Đá vôi được dùng để làm đường, làm bê tông.
C.Đá vôi luôn có màu trắng. D.Đá vôi có thành phần chính là calci và carbon dioxide.
Câu 20 (0.5đ): Dây điện thường có lõi bằng đồng, vỏ bằng nhựa vì
A.đồng dẫn điện kém, còn nhựa thì dẫn điện tốt. B.đồng và nhựa đều dẫn điện tốt.
C.đồng và nhựa đều dẫn điện kém. D.đồng dẫn điện tốt, còn nhựa thì dẫn điện kém.
Luyện tập 29:Sắp xếp các vật thể dưới đây vào hai nhóm phù hợp. Chất tinh khiết, Hỗn hợp
Oxygen, Không khí, Nước cất, Nước chanh, Gang, thép, Nhẫn vàng
Luyện tập 30: Hòa tan muối vào nước. Trong quá trình này, ... là chất tan, ...là dung môi, còn ... là dung dịch.
nước muối nước muối
Luyện tập 31: Nối cột bên trái với cột bên phải để được khái niệm chính xác.
Huyền phù gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác
Nhũ tương gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng Câu 1 (0.667đ):
Người ta thường phơi quần áo ướt ở nơi có nắng, gió để quần áo mau khô. Phương pháp tách chất
nào đã được sử dụng để tách nước khỏi quần áo?
A.Lọc. B.Chiết. C.Lắng, gạn. D.Cô cạn.
Câu 2 (0.667đ): Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn?
A.Hỗn hợp nước và dầu ăn. B.Hỗn hợp nước và đường.
C.Hỗn hợp nước và cát. D.Hỗn hợp nước và sữa.
Câu 3 (0.667đ): Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?
A.Chất khí.B.Chất lỏng. C.Chất rắn. D.Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.
Câu 4 (0.667đ): Hỗn hợp nào dưới dây là nhũ tương khi được khuấy trộn?
A.Hỗn hợp nước và đường. B.Hỗn hợp nước và bột mì.
C.Hỗn hợp nước và cát. D.Hỗn hợp nước và dầu ăn.
Câu 5 (0.667đ): Chất nào có thể tan trong nước để tạo thành dung dịch?
A.Chất rắn, chất lỏng và chất khí. B.Chất rắn và chất khí. C.Chất lỏng và chất khí. D.Chất rắn.
Câu 6 (0.667đ): Chất tinh khiết
A.chỉ có một chất duy nhất. B.có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần.
C.có tính chất khó xác định. D.chứa từ hai chất trở lên.
Câu 7 (0.667đ): Những vật thể nào dưới đây là hỗn hợp?
A.Nước cam, thìa bạc, không khí. B.Nước chanh, gang, thép.
C.Thép, nước đường, muối. D.Đinh sắt, oxygen, nước tính khiết.
Câu 8 (0.667đ): Chọn phát biểu sai. Quá trình hòa tan một chất rắn xảy ra nhanh hơn khi
A.chất rắn được khuấy. B.chất rắn được nghiền thành bột mịn. 11
C.chất rắn được trộn. D.chất rắn được làm lạnh trước.
Câu 10 (0.667đ): Hỗn hợp nào dưới dây là dung dịch?
A.Hỗn hợp nước và đường. B.Hỗn hợp nước và bột mì.
C.Hỗn hợp nước và dầu ăn. D.Hỗn hợp nước và cát. Đề kiểm tra số 1
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong các vật sau đây thì vật nào là vật sống: A. Cây cầu. B. Cây mía. C. Cái bàn. D. Cái bàn
Câu 2: Đâu là hành động không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành:
A. Cẩn thận khi cầm dụng cụ thủy tinh, dao, .. sắc nhọn.
B. Ngửi hoặc nếm để xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
C. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc mẫu vật.
D. Dùng nhiệt kế để kiểm tra độ nóng của vật đang đun.
Câu 3: Kính lúp cầm tay trong phòng thực hành có tác dụng:
A. Chụp lại hình ảnh mẫu vật.
B. Phóng to hình ảnh mẫu vật.
C. Đảm bảo an toàn khi quan sát.
D. Tăng màu sắc cho mẫu vật.
Câu 4: Các mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: A. Côn trùng. B. Tép cam, tép bưởi. C. Giun đất, sán dây. D. Tế bào.
Câu 5: Bình đựng nước 1m3 là bằng bao nhiêu lít: A. 10 lít B. 100 lít C. 1000 lít D. 10000 lít
Câu 6: Để so sánh vật A nặng hay nhẹ hơn vật B trong một lần cân duy nhất ta có thể dùng:
A. Cân Rô-béc-van. B. Cân đồng hồ. C. Cân đòn. D. Cân y tế.
Câu 7: Để đo thời gian người ta sử dụng thiết bị nào sau đây” A. Cốc đong. B. Cân điện tử. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ.
Câu 8: Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị sốt hay không bác sĩ sử dụng thiết bị nào sau đây: A. Cốc đong. B. Cân điện tử. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ. 12
Câu 9: “Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất ____ của chất đó.” Chọn từ thích
hợp để điền vào phần “___” còn thiếu trong câu trên: A. vật lý. B. sinh học. C. hóa học. D. không bền.
Câu 10: Ở những ngày rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sapa, Mẫu sơn … nước có thể bị đóng
băng. Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất: A. Sự nóng chảy. B. Sự đông đặc. C. Sự hóa hơi. D. Sự ngưng tụ.
Câu 11: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây do hơi nước ngưng tụ: A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy.
Câu 12: Một số chất khí có mùi thơm từ bông hoa hồng mà tỏa ra mà ta có thể ngửi thấy được. Điều
này thể hiện tính chất nào của thể khí:
A. Dễ dàng nén được trong không khí.
B. Dễ dàng nén được khi có thiết bị.
C. Có thể lan tỏa trong không khí.
D. Không có nhiệt độ nóng chảy.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 21: (1,75 điểm) Trường THCS Nghĩa Hùng có 11 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu
thụ hết khoảng 120 lít nước (chưa qua hệ thống lọc). Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/1 m3.
a) Hãy tính số tiền nước mà nhà trường phải trả trong 1 tháng (30 ngày)?
b) Nếu khóa nước trong trường rò rỉ cứ 2 giọt 1 giây và 20 giọt nước là 1cm3. Hãy tính số tiền làng
phí do rò rỉ nước trong 1 tháng?
Câu 22: (1 điểm) Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:
“Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (ấn Độ) có một cột
sắt với thành phần gần như chỉ chứa sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa., dao, … ngoài không khí
ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”.
Câu 23: (1 điểm) Trong nhiệt kế rượu chất sử dụng để đo nhiệt nhờ sự giãn nở nhiệt là kim loại thủy
ngân. Biết nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C.
a) Làm lạnh thủy ngân đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?
b) Ở nhiệt độ phòng thì thủy ngân ở thể gì?
Đề kiểm tra số 2:
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D câu trả lời đúng.
Câu 1. Trong cấu tạo của kính hiển vi, bàn kính có tác dụng:
A. Là nơi đặt mẫu vật lên để quan sát B. Là nơi đặt mắt để quan sát
C. Phản chiếu ánh sáng giúp quan sát vật tốt hơn D. Tác dụng khác 13
Câu 2. Tính chất nào của chất có thể quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm
A. Khối lượng riêng B. Màu sắc C. Tính tan trong nước D. Tính dẫn điện
Câu 3. Chất nào sau đây là chất tinh khiết
A. nước mưa B. nước muối C. nước cất D. nước khoáng Câu 4. 90dm =.... (m) A. 0,9m B. 9m C. 90m D. 900m
Câu 5. Sử dụng kính lúp trong trường hợp nào sau đây
A. quan sát ngôi sao B. quan sát vi khuẩn C. quan sát vân tay D. quan sát tế bào
Câu 6. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại?
II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm)
1. Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giờ, thước dây, kính lúp, kéo, búa, nhiệt kế y tế, phễu,
thước cuộn, cốc thủy tinh, bình chia độ, kìm, cân khối lượng, bình tràn, khăn bông. Bạn An cần
thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo
sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất. STT PHÉP ĐO TÊN DỤNG CỤ ĐO 1 Đo thân nhiệt 2
Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày 3 Đo khối lượng cơ thể 4 Đo diện tích lớp học 5
Đo thời gian đun sôi 1 lit nước
2. Kính lúp và kính hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào?
2. Để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hoá học của một chất ta thường dựa vào dấu hiệu nào?
Câu 4 (0,5 điểm ) Tại sao với các chai đựng dầu, xăng, rượu, nước hoa …. người ta khuyên đậy nắp sau khi sử dụng? ĐỀ KIỂM TRA số 3
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không t 14
huộc về khoa học tự nhiên (KHTN)? A. Sinh Hoá. B. Thiên văn. C. Lịch sử. D. Địa chất.
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
C. Nghiên cứu về ngoại ngữ. D. Nghiên cứu về luật đi đường.
Câu 5. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. đềximét (dm). B. mét (m). C. Cenntimét (cm). D. milimét (mm).
Câu 6. Giới hạn đo của một thước là
A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.
Câu 7. Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. Giá trị cuối cùng ghi trên thước, B. Giá trị nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 8. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
Câu 9. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?
A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.
C Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 10. Đâu là hành động không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành:
A. Cẩn thận khi cầm dụng cụ thủy tinh, dao, .. sắc nhọn.
B. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc mẫu vật.
C. Dùng nhiệt kế để kiểm tra độ nóng của vật đang đun.
D. Ngửi hoặc nếm để xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
Câu 11. Kính lúp cầm tay trong phòng thực hành có tác dụng:
A. Chụp lại hình ảnh mẫu vật.
B. Đảm bảo an toàn khi quan sát.
C. Phóng to hình ảnh mẫu vật.
D. Tăng màu sắc cho mẫu vật.
Câu 12. Các mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: A. Côn trùng. B. Tép cam, tép bưởi. C. Giun đất, sán dây. D. Tế bào. 15
Câu 13. Bình đựng nước 1m3 là bằng bao nhiêu lít: A. 10 lít B. 100 lít C. 1000 lít D. 10000 lít
Câu 14. Để so sánh vật A nặng hay nhẹ hơn vật B trong một lần cân duy nhất ta có thể dùng:
A. Cân Rô-béc-van. B. Cân đồng hồ. C. Cân đòn. D. Cân y tế.
Câu 15. Để đo thời gian người ta sử dụng thiết bị nào sau đây” A. Cốc đong. B. Cân điện tử.
C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ.
Câu 16. Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị sốt hay không bác sĩ sử dụng thiết bị nào sau đây: A. Cốc đong. B. Cân điện tử. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ.
Câu 17. Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu
được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất,
D. Giá trị của lần đo cuối cùng.
Phần II. Tự luận (6 điểm) A. Trắc nghiệm(4 đ)
Câu 1.Lĩnh vực nào sau đây khôngthuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)? A. Sinh Hoá. B. Thiên văn.
C. Lịch sử. D. Địa chất.
Câu 2Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì? Hình 2.1
A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện.C. Cảnh báo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện.
Câu 3.Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp?
A. Người già đọc sách. B. Sửa chữa đồng hồ.C. Khâu vá. D. Quan sát một vật ở rất xa.
Câu 4. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm
A. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. B. thị kính, vật kính.
C. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh).D. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.
Câu 5. Khi dùng thước thẳng và compa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (Hình 5.3a) và đường
kính trong của cốc (Hình 5.3b) 16
Kết quả nào ghi dưới đây là đúng?
A. Đường kính ngoài 2,3 cm; đường kính trong 2,2 cm.
B. Đường kính ngoài 2,1 cm; đường kính trong 2,0 cm.
C. Đường kính ngoài 2,2 cm; đường kính trong 2,0 cm.
D. Đường kính ngoài 2,0 cm; đường kính trong 2,0 cm.
Câu 6.Hình 5.8 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ.
Thể tích của vật đó bằng
A. 38 cm3. B. 50 cm3. C. 12 cm3. D. 51 cm3
Câu 7.Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?
A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ bấm giây. C. Đồng hồ hẹn giờ. D. Đồng hồ đeo tay.
Câu 8. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác
sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thuỷ ngân tụt xuống.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lý nhất.
A. d,c,a,b. B. a,b,c,d. C. b, a,c,d. D. d.c.b.a.
Câu 9.Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? 17 A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy.
Câu 10.Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm.
Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được.
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1.Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau: a) Nước chảy đá mòn.
b) Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.
Câu 2.Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng: a) Sắt. b) Gỗ.
Câu 3.Có 6 viên bi được sơn màu, bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5
viên bi còn lại bằng chì.Biết viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt.
Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bi bằng sắt. 18
Document Outline
- Luyện tập 22: Sắp xếp các nhiên liệu dưới đây vào 3 nhóm phù hợp: Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí
- Luyện tập 24:Sắp xếp các nguồn năng lượng dưới đây vào 2 nhóm phù hợp. Nguồn năng lượng không tái tạo Nguồn năng lượng tái tạo
- *. Vai trò của lương thực, thực phẩm: Con người cần năng lượng và chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, phát triển và hoạt động.Thức ăn của con người ở dạng lương thực (như ngũ cốc: lúa gạo, ngô, khoai sắn, lúa mì) và thực phẩm (như thịt, cá, rau, củ, quả,…). Thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Luyện tập 28: Phân loại các chất dưới đây thành 2 nhóm. Khoáng chất, Vitamin
- Luyện tập 29:Sắp xếp các vật thể dưới đây vào hai nhóm phù hợp. Chất tinh khiết, Hỗn hợp