Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình giữa học kì 2 năm 2023 - 2024, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIƯÃ HỌC 2
MÔN NGỮ VĂN 6
Phần I: Văn bản
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc nghệ thuật nổi bật của:
*Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng
*Truyện cổ tích: 1. Thạch Sanh
2. Cây khế
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện thực hành:
1. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, so sánh
2. Từ ghép từ láy
Phần 3: Viết
1. Viết đoạn văn 5-7 câu sử dụng điệp ngữ
2. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
3. Viết bài văn thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) em trực tiếp
tham gia hoặc tìm hiểu.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần I: Văn bản
*Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng:
a) Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng
Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.
-Người anh hùng làng Phù Đổng Thánh Gióng một biểu tượng tuyệt đẹp của con
người Việt Nam trong chiến đấu chiến thắng, không màng danh lợi.
-Để thắng giặc ngoại xâm cần tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn
mạnh vượt bậc, chiến đấu , hi sinh...Dựng nước giữ nước. Đó 2 nhiệm vụ
thường trực.
b) Nghệ thuật
- Chi tiết tưởng tượng ảo
- Khéo kết hợp huyền thoại thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố
c) Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của
truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
hoang đường).
*Truyện cổ tích:
1. Thạch Sanh:
a) Giá trị nội dung:
-Truyện ca ngợi những chiến công rực rỡ những phẩm chất tốt đẹp của người anh
hùng.
-Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với
cái ác, về chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh.
-Đồng thời thông qua tác phẩm hiểu được tưởng nhân đạo yêu hòa bình của
nhân dân ta.
b) Giá trị nghệ thuật:
-Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết khéo léo, hoàn chỉnh
-Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt (Thạch
Sanh-Lý Thông) tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung
-Các chi tiết, yếu tố thần ý nghĩa thẩm mĩ.
c) Ý nghĩa:
-Ngợi ca những chiến công rực rỡ những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng-
dũng dân gian
-Thể hiện ước về sự đổi đời
-Ước đạo của nhân dân:
Thiện thắng ác
Chính nghĩa thắng gian
Hòa bình thắng chiến tranh
3.Cây khế
a) Giá trị nội dung:
Truyện Cây khế câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin hiền sẽ
gặp lành may mắn của nhân dân.
b) Giá trị nghệ thuật:
Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, ảo.
c) Ý nghĩa của truyện:
- Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ.
- Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu.
- Ước của nhân dân về công bằng sự sung túc.
II. Phần tiếng Việt
1. Biện pháp tu từ:
(1)Điệp ngữ: Điệp ngữ lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn
mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Vd: “… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh
sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.
(2)So sánh:
a) Thế nào là so sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, s việc khác
nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b) Các kiểu so sánh: hai kiểu so sánh là:
-So sánh ngang bằng.
-So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là…
Vd1: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vd2: Dượng Hương Thư khi chèo thuyền vượt thác khác hẳn dượng Hương
Thư nhà.
2. Từ ghép từ láy:
(1)Từ ghép: những từ do hai hoặc nhiều tiếng nghĩa tạo thành
Vd: hoa + lá= hoa
học + hành= học hành
(2)Từ láy: kiểu từ phức đặc biệt sự hòa phối âm thanh, tác dụng tạo
nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn trong tiếng Việt, từ láy được tạo thành bằng
cách láy tiếng gốc nghĩa.
Vd: Khéo léo, xinh xắn...
III. Phần 3: Viết
1. Viết đoạn văn 5-7 câu sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ
*Về hình thức, năng :
- Đúng hình thức đoạn văn
- Đủ số lượng câu
* Yêu cầu về nội dung: Viết hoàn chỉnh đoạn văn đủ số câu quy định, sử dụng
biện pháp tu từ điệp ngữ.
2. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
(1) Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu lược về mình câu chuyện định
kể.
(2) Thân bài: Kể lại diễn biến chi tiết của chuyện.
-Xuất thân của nhân vật
-Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
-Diễn biến chính: Kể lần lượt các sự việc theo trình tự.
(3) Kết bài: Kết thúc câu chuyện bài học rút ra từ câu chuyện.
3.Viết bài văn thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) em trực tiếp tham
gia hoặc tìm hiểu.
(1) Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
(2) Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
-Những nhân vật tham gia sự kiện
-Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
-Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
(3) Kêt bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện cảm nghĩ của người viết.
BÀI TẬP
Bài 1. Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống các câu sau:
a.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú …..
lướt nhanh trên mặt hồ.
(nhỏ nhặt, nhỏ xíu, nhỏ con)
b.
Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề
phố Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi ….. đối với những người nghệ tạo hình
của nhân dân. (biết ơn, cảm ơn, bồi hồi)
c.
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn ….. như mạ
non.
(óng ánh, lấm tấm, chằng chịt)
Gợi ý:
a.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ
xíu lướt nhanh trên mặt hồ.
b.
Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề
phố Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ tạo hình
của nhân dân.
c.
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây n còn lấm tấm
như mạ non.
Bài 2. Đọc hai câu sau trả lời câu hỏi:
Câu gốc: Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất treo trên tường, tôi càng nhìn lại càng
ngẩn ngơ.
Câu thay đổi: Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất treo trên tường, tôi càng ngẩn ngơ
lại càng nhìn.
Nghĩa của câu thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với câu gốc?
Gợi ý:
Quan sát hai câu này, ta thể nhận thấy sự khác biệt về nghĩa. Hành động “nhìn”
diễn ra trước -> đặt vế trước. “Nhìn” ngẩn ngơ” diễn ra theo thứ tự trước sau:
phải “nhìn” rồi mới thể “ngẩn ngơ”. Trong u thứ hai, các hành động không
được sắp xếp theo trật tự hợp lí, tạo ra sự cho câu.
Bài 3. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau cho biết chức năng của trạng ngữ từng
câu:
a.
Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
b.
Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
c.
chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d.
Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
Gợi ý:
a.
Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu
sang. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Khắp nơi.
b.
Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp
Tết. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ
hoa.
c, Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: chủ quan
d, Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt.
Bài 4. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a.
Trăm hoa đua nhau nở rộ.
b.
đã kể cho chúng tôi câu chuyện Thạch Sanh rất hay.
c.
Tôi dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, tận hấp dẫn lạ
lùng.
d.
Em đã mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em.
Gợi ý:
a.
Ngoài vườn, trăm hoa đua nhau nở rộ.
b.
Với giọng kể trầm ấm ngọt ngào, đã kể cho chúng tôi câu chuyện Thạch Sanh
rất hay.
c.
Từ khi biết nhìn nhận suy nghĩ, tôi dần hiểu ra rằng, thế giới này muôn
màu muôn vẻ, tận hấp dẫn lạ lùng.
d.
Ngày xa mái trường thân yêu, em đã mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu
bên gốc bàng thân thuộc của em.
Bài 5: Đọc đoạn văn sau trả lời các câu hỏi dưới đây:
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị
Nương v
núi.
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi
theo, đòi cướp Mị Nương. Thần mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung
chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập
ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong
Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng
dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao
nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng mấy tháng trời,
cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành
rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng
nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt,
chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
a.
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính trong đoạn
trích gì?
b.
Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh Thủy Tinh? Em
hãy tìm những chi tiết miêu tả cuộc giao tranh đó.
c.
Kết quả của cuộc giao tranh là gì? sao người thắng cuộc xứng đáng được
xem một anh hùng?
d.
Cho biết ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em,
nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích gì?
Gợi ý: Ngôi kể: ngôi thứ ba.
-
Phương thức biểu
đạt: t sự. b.
-
Nguyên nhân:
+ Vua Hùng kén rể. Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn cưới được Mị Nương.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được vợ.
+ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương.
-
Chi tiết miêu tả:
+ Thủy Tinh mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng
nước sông lên, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
+ Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn
nước lũ.
+ Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
-
Hai bên đánh nhau ròng mấy
tháng tri.
c.
-
Kết quả: Sơn Tinh giành chiến thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Hằng năm,
Thủy Tinh đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng luôn thất bại.
-
do Sơn Tinh xứng đáng được xem một anh hùng:
+ Hai nhân vật giao tranh do nhân nhưng việc Thủy Tinh dâng nước lên
làm ngập nhà cửa, khiến thành Phong Châu nổi lềnh bềnh như trên một biển nước.
+ Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh do nhân, nhưng cũng đồng thời để
ngăn chặn một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ sự sống cho con người, c cây,
muông thú.
+ vậy, khi Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh, Sơn Tinh đã trở thành anh hùng
của cộng đồng.
d.
-
Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Thủy Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, hiện tượng lụt được hình
tượng hóa.
+ Sơn Tinh biểu trưng cho đất, núi, nhưng đồng thời cũng sức mạnh, khả năng,
ước chiến thắng lụt của nhân dân được hình tượng hóa.
-
Nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích:
+ Giải thích các hiện tượng tự nhiên.
+ Ca ngợi tầm vóc, tài năng và khí phách của Sơn Tinh biểu tượng sinh động
cho chiến công của người Việt cổ.
+ Thể hiện ước của nhân dân ta trong việc chiến thắng thiên tai.
Bài 6: Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau cho biết chức năng của trạng ngữ
từng câu:
a.
Sau những trận mưa rầm rả rích, rừng núi Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật
như thêm sức sống mới.
b.
Cũng từ đó, hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, mọi người lại nức làm lễ
mở hội, để tưởng nhớ ông.
c.
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.
d.
Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
e.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, chị đã đan tặng tôi một chiếc khăn tay rất đẹp.
Gợi ý:
a.
Trạng ngữ chỉ thời gian: Sau những trận mưa rầm rả rích.
b.
Trạng ngữ chỉ thời gian: Cũng từ đó, hàng năm, suốt mấy tháng
mùa xuân. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để tưởng nhớ ông.
c.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Dưới bóng tre của ngàn xưa.
d.
Trạng ngữ chỉ thời gian: Chiều
chiều. Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
Trên triền đê.
e.
Trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng đôi bàn tay khéo léo.
Bài 7: Em hãy viết bài văn thuật lại một hội chợ xuân em đã tìm hiểu, quan sát
hoặc trực tiếp tham gia.
Gợi ý:
1, về hình thức
-
Đảm bảo bố cục của một bài văn: Mở bài Thân bài Kết bài.
-
Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
2, Về nội dung
a, Mở bài: Giới thiệu chung về hội chợ xuân.
(Gợi ý: Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ? Quang cảnh họp chợ như thế nào?)
a.
Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
*
Những nhân vật tham gia hội chợ
xuân. (Gợi ý:
-
những ai tham gia? (người lớn, trẻ nhỏ, thanh niên nam, nữ,…)
-
Họ mặc trang phục gì? (trang phục cầu kì, màu sắc sặc sỡ,…)
-
Cử chỉ, nét mặt của họ như thế nào? (vui vẻ, hào hứng, nhanh chóng hòa vào hội
chợ,…))
*
Các hoạt động chính trong hội chợ; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
(Gợi ý: hoạt động mua bán, ăn uống, trò chuyện, các trò chơi dân gian được tổ
chức tại hội chợ, tiết mục văn nghệ,…)
*
Hoạt động đ lại ấn tượng sâu sắc nhất.
(Gợi ý: lựa chọn hoạt động tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người
đọc)
b.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của hội chợ và cảm nghĩ của
người viết. (Gợi ý:
-
Ý nghĩa: gắn kết mọi người, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp,…
-
Cảm nghĩ: rất vui, thích được tham gia hội chợ,
| 1/11

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIƯÃ HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 6 Phần I: Văn bản
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của:
*Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng *Truyện cổ tích: 1. Thạch Sanh 2. Cây khế
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành: 1.
Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, so sánh 2. Từ ghép và từ láy Phần 3: Viết
1. Viết đoạn văn 5-7 câu có sử dụng điệp ngữ
2. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
3. Viết bài văn thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) mà em trực tiếp tham gia hoặc tìm hiểu.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần I: Văn bản
*Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng:
a) Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng
Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.
-Người anh hùng làng Phù Đổng – Thánh Gióng là một biểu tượng tuyệt đẹp của con
người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng danh lợi.
-Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn
mạnh vượt bậc, chiến đấu , hi sinh. .Dựng nước và giữ nước. Đó là 2 nhiệm vụ thường trực.
b) Nghệ thuật
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố
c) Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của
truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta. hoang đường). *Truyện cổ tích: 1. Thạch Sanh:
a) Giá trị nội dung:

-Truyện ca ngợi những chiến công rực rỡ và những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng.
-Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với
cái ác, về chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh.
-Đồng thời thông qua tác phẩm hiểu được lí tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của nhân dân ta.
b) Giá trị nghệ thuật:
-Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết khéo léo, hoàn chỉnh
-Xây dựng hình tượng hai nhân vật đối lập, tương phản hầu như xuyên suốt (Thạch
Sanh-Lý Thông) tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung
-Các chi tiết, yếu tố thần kì có ý nghĩa thẩm mĩ. c) Ý nghĩa:
-Ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng- dũng sĩ dân gian
-Thể hiện ước mơ về sự đổi đời
-Ước mơ đạo lí của nhân dân: Thiện thắng ác Chính nghĩa thắng gian tà
Hòa bình thắng chiến tranh 3.Cây khế
a) Giá trị nội dung:
Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ
gặp lành và may mắn của nhân dân.
b) Giá trị nghệ thuật:
Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo.
c) Ý nghĩa của truyện:
- Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ.
- Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu.
- Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc.
II. Phần tiếng Việt
1. Biện pháp tu từ:
(1)Điệp ngữ: Điệp ngữ là lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn
mạnh, khẳng định, liệt kê, . . để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Vd:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Trong đoạn thơ trên, từ "nhớ sao" được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh
sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ. (2)So sánh:
a) Thế nào là so sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b) Các kiểu so sánh: Có hai kiểu so sánh là: -So sánh ngang bằng.
-So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là…
Vd1: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vd2: Dượng Hương Thư khi chèo thuyền vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
2. Từ ghép và từ láy:
(1)Từ ghép: Là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành Vd: hoa + lá= hoa lá học + hành= học hành
(2)Từ láy: Là kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo
nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn trong tiếng Việt, từ láy được tạo thành bằng
cách láy tiếng gốc có nghĩa. Vd: Khéo léo, xinh xắn. . III. Phần 3: Viết
1. Viết đoạn văn 5-7 câu có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ
*Về hình thức, kĩ năng :
- Đúng hình thức đoạn văn - Đủ số lượng câu
* Yêu cầu về nội dung: Viết hoàn chỉnh đoạn văn đủ số câu quy định, có sử dụng
biện pháp tu từ điệp ngữ.
2. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
(1) Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
(2) Thân bài: Kể lại diễn biến chi tiết của chuyện.
-Xuất thân của nhân vật
-Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
-Diễn biến chính: Kể lần lượt các sự việc theo trình tự.
(3) Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học rút ra từ câu chuyện.
3.Viết bài văn thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) mà em trực tiếp tham
gia hoặc tìm hiểu.
(1) Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
(2) Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
-Những nhân vật tham gia sự kiện
-Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
-Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
(3) Kêt bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết. BÀI TẬP
Bài 1. Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau:
a. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú ….
lướt nhanh trên mặt hồ.
(nhỏ nhặt, nhỏ xíu, nhỏ con)
b. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề
phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi …. đối với những người nghệ sĩ tạo hình
của nhân dân. (biết ơn, cảm ơn, bồi hồi)
c. Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn …. như mạ non.
(óng ánh, lấm tấm, chằng chịt) Gợi ý:
a. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ
xíu
lướt nhanh trên mặt hồ.
b. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề
phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
c. Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non.
Bài 2. Đọc hai câu sau và trả lời câu hỏi:
Câu gốc: Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất treo trên tường, tôi càng nhìn lại càng ngẩn ngơ.
Câu thay đổi: Đứng trước bức tranh đoạt giải nhất treo trên tường, tôi càng ngẩn ngơ lại càng nhìn.
Nghĩa của câu thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với câu gốc? Gợi ý:
Quan sát hai câu này, ta có thể nhận thấy sự khác biệt về nghĩa. Hành động “nhìn”
diễn ra trước -> đặt ở vế trước. “Nhìn” và “ngẩn ngơ” diễn ra theo thứ tự trước sau:
phải “nhìn” rồi mới có thể “ngẩn ngơ”. Trong câu thứ hai, các hành động không
được sắp xếp theo trật tự hợp lí, tạo ra sự vô lí cho câu.
Bài 3. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều. Gợi ý:
a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu
sang. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Khắp nơi.
b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp
Tết. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa.
c, Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d, Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt.
Bài 4. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a. Trăm hoa đua nhau nở rộ.
b. Bà đã kể cho chúng tôi câu chuyện Thạch Sanh rất hay.
c. Tôi dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
d. Em đã mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. Gợi ý:
a. Ngoài vườn, trăm hoa đua nhau nở rộ.
b. Với giọng kể trầm ấm ngọt ngào, bà đã kể cho chúng tôi câu chuyện Thạch Sanh rất hay.
c. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn
màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
d. Ngày xa mái trường thân yêu, em đã mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu
bên gốc bàng thân thuộc của em.
Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi
theo, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung
chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập
ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong
Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng
dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao
nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời,
cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng
nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt,
chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

a. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?
b. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh? Em
hãy tìm những chi tiết miêu tả cuộc giao tranh đó.
c. Kết quả của cuộc giao tranh là gì? Vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?
d. Cho biết ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em,
nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích gì?
Gợi ý: Ngôi kể: ngôi thứ ba. - Phương thức biểu đạt: tự sự. b. - Nguyên nhân:
+ Vua Hùng kén rể. Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn cưới được Mị Nương.
+ Sơn Tinh đến trước và lấy được vợ.
+ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. - Chi tiết miêu tả:
+ Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng
nước sông lên, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
+ Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn nước lũ.
+ Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. c.
- Kết quả: Sơn Tinh giành chiến thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Hằng năm,
Thủy Tinh đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng luôn thất bại.
- Lí do Sơn Tinh xứng đáng được xem là một anh hùng:
+ Hai nhân vật giao tranh vì lí do cá nhân nhưng việc Thủy Tinh dâng nước lên
làm ngập nhà cửa, khiến thành Phong Châu nổi lềnh bềnh như trên một biển nước.
+ Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh vì lí do cá nhân, nhưng cũng đồng thời để
ngăn chặn một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ sự sống cho con người, cỏ cây, muông thú.
+ Vì vậy, khi Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh, Sơn Tinh đã trở thành anh hùng của cộng đồng. d.
- Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Thủy Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, là hiện tượng lũ lụt được hình tượng hóa.
+ Sơn Tinh biểu trưng cho đất, núi, nhưng đồng thời cũng là sức mạnh, là khả năng,
ước mơ chiến thắng lũ lụt của nhân dân được hình tượng hóa.
- Nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích:
+ Giải thích các hiện tượng tự nhiên.
+ Ca ngợi tầm vóc, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động
cho chiến công của người Việt cổ.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân ta trong việc chiến thắng thiên tai.
Bài 6: Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
a. Sau những trận mưa rầm rả rích, rừng núi Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật như thêm sức sống mới.
b. Cũng từ đó, hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, mọi người lại nô nức làm lễ
mở hội, để tưởng nhớ ông.
c. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.
d. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
e. Bằng đôi bàn tay khéo léo, chị đã đan tặng tôi một chiếc khăn tay rất đẹp. Gợi ý:
a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Sau những trận mưa rầm rả rích.
b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Cũng từ đó, hàng năm, suốt mấy tháng
mùa xuân. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để tưởng nhớ ông.
c. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Dưới bóng tre của ngàn xưa.
d. Trạng ngữ chỉ thời gian: Chiều
chiều. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên triền đê.
e. Trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng đôi bàn tay khéo léo.
Bài 7: Em hãy viết bài văn thuật lại một hội chợ xuân mà em đã tìm hiểu, quan sát hoặc trực tiếp tham gia. Gợi ý: 1, về hình thức
- Đảm bảo bố cục của một bài văn: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp. 2, Về nội dung
a, Mở bài: Giới thiệu chung về hội chợ xuân.
(Gợi ý: Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ? Quang cảnh họp chợ như thế nào?)
a. Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
* Những nhân vật tham gia hội chợ xuân. (Gợi ý:
- Có những ai tham gia? (người lớn, trẻ nhỏ, thanh niên nam, nữ,…)
- Họ mặc trang phục gì? (trang phục cầu kì, màu sắc sặc sỡ,…)
- Cử chỉ, nét mặt của họ như thế nào? (vui vẻ, hào hứng, nhanh chóng hòa vào hội
chợ,…))
* Các hoạt động chính trong hội chợ; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
(Gợi ý: hoạt động mua bán, ăn uống, trò chuyện, các trò chơi dân gian được tổ
chức tại hội chợ, tiết mục văn nghệ,…
)
* Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
(Gợi ý: lựa chọn hoạt động tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc)
b. Kết bài: Nêu ý nghĩa của hội chợ và cảm nghĩ của người viết. (Gợi ý:
- Ý nghĩa: gắn kết mọi người, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp,…
- Cảm nghĩ: rất vui, thích được tham gia hội chợ,