Đề cương ôn tập học kì 1 KHTN 6 Cánh diều năm học 2023 - 2024
Đề cương ôn tập học kì 1 KHTN 6 Cánh diều năm học 2023 - 2024 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Khoa học tự nhiên 6
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề cương ôn tập học kì 1 KHTN 6 Cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO
VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên
– Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng và sự vật của thế giới tự nhiên
và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên tới cuộc sống của con người.
– Vai trò của khoa học tự nhiên ở trong cuộc sống •
Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thêm thông tin mới và nâng cao
hiểu biết của con người. •
Khoa học tự nhiên góp phần giúp mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
(Vd: Nghiên cứu giống lúa mới) •
Khoa học tự nhiên bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cuộc sống của con người.
(Ví dụ: Nghiên cứu vacxin phòng ngừa bệnh) •
Khoa học tự nhiên giúp bảo vệ môi trường và ứng phó cùng với biến đổi
khí hậu. (Ví dụ: Nghiên cứu về đặc điểm địa hình tại các vùng núi cao)
2. Một số dụng cụ đo học tập môn khoa học tự nhiên •
Dụng cụ đo chiều dài: Thước cuộn, Thước dây, Thước kẻ thẳng,… •
Dụng cụ đo khối lượng: Cân điện tử, Cân đồng hồ, Cân lò xo, Cân y tế,… •
Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Ống đong, Cốc đong,…
3. Một số quy định an toàn trong phòng thực hành
Những việc cần làm
Những việc không được làm
– Thực hiện những quy định của phòng – Tự ý vào trong phòng thực hành, thực hành.
tiến hành thí nghiệm khi chưa được
đồng ý từ thầy cô giáo.
– Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
– Giữ phòng thực hành ngăn nắp và
– Ngửi, nếm các hóa chất. sạch sẽ.
– Tự ý đổ lẫn các loại hóa chất vào
– Đeo găng tay và kính bảo hộ lúc làm nhau.
thí nghiệm cùng với hóa chất và lửa.
– Đổ hóa chất vào trong cống thoát
– Thận trọng khi sử dụng lửa bằng đèn nước hoặc ra môi trường.
cồn để phòng tránh việc cháy nổ.
– Ăn, uống ở trong phòng thực hành.
– Thông báo ngay với giáo viên và các – Chạy nhảy, làm mất trật tự.
bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, vỡ ống nghiệm,…
– Thu gom rác thải, hóa chất thải sau khi
thực hành và để vào nơi quy định.
– Rửa sạch tay bằng nước sạch và xà
phòng sau khi kết thúc buổi thực hành.
CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHÉP ĐO Đơn vị đo lườ Quy đổ ng chính i Cách đo thức (Hệ SI)
Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo
để lựa chọn thước đo phù hợp. 1km = 1000m;
Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều
dài của vật cần đo, sao cho một đầu 1dam = 10m; Chiều
của vật thẳng vạch số 0 của thước. km 1hm = 100m; dài
Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng 1dm = 0,1m;
vuông góc cùng với cạnh thước ở 1cm = 0,01m;
đầu còn lại của vật. 1mm = 0,001m
Bước 4: Đọc và ghi lại kết quả theo
vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật. 1 tấn = 1000kg;
Các bước để đo khối lượng bằng cân đồng hồ: Khối 1 tạ = 100kg; kg lượng 1 yến = 10kg;
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật 1hg = 100g;
cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN 1kg = 1000g = phù hợp. 1000000mg
Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng với vạch số 0.
Bước 3: Đặt vật lên trên đĩa cân.
Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng
vuông góc cùng với mặt số.
Bước 5: Đọc và ghi lại số chỉ của
kim cân theo vạch chia gần nhất.
Cách dùng bằng đồng hồ bấm giây
điện tử để đo thời gian: 1 giờ = 60 phút = 3600 giây
Bước 1: Chọn chức năng phù hợp bằng nút bấm MODE
1 ngày = 24 giờ = Bước 2: Nhấn nút SPLIT/RESET Thời 1440 phút = giây (s)
để điều chỉnh về số 0 gian 86400 giây
Bước 3: Nhấn nút START/STOP để
1 tuần = 7 ngày = bắt đầu đo.
168 giờ = 10080 Bước 4: Kết thúc đo bằng cách phút = 604800 nhấn nút START/STOP. giây.
Bước 5: Đọc kết quả đo được qua
số chỉ của đồng hồ.
Cách đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế: Kelvin (kí
Bước 1: Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy t°F = (t°C x 1,8) hiệu: K) ở
ngân tụt xuống ở dưới vạch thấp Nhiệt + 32 Việt Nam là nhất (vạch 35). độ độ C (kí
t°C = (toF – 32) : Bước 2: Dùng bông và cồn y tế để hiệu:°C). 1,8 làm sạch nhiệt kế.
Bước 3: Đặt nhiệt kế vào dưới nách,
kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
Bước 4: Sau 3 phút, lấy nhiệt kế ra.
Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế
tương ứng cùng với vạch chia gần
nhất trên thang nhiệt độ, đặt mắt
nhìn vuông góc cùng với mặt số.
CHỦ ĐỀ 3: CÁC THỂ CỦA CHẤT
1. Sự đa dạng của chất •
Vật thể được chia thành 2 loại: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. •
Tất cả mọi vật thể đều do chất tạo nên, vậy nênở đâu có vật thể ở đó có chất. •
Một vật thể có thể sẽ do nhiều chất tạo nên. Mặt khác, một chất có thể
có trong nhiều vật thể khác nhau. Chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, hoặc khí
2. Tính chất và sự chuyển thể của chất •
Để nhận ra được chất hoặc phân biệt chất này với một chất khác ta dựa
vào tính chất của chúng. Bao gồm: tính chất vật lí và tính chất hóa học. •
Sự chuyển thể của chất bao gồm: sự đông đặc, sự nóng chảy, sự bay hơi, ngưng tụ và sự sôi.
CHỦ ĐỀ 4. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ •
Oxygen là chất khí, không có màu, không có mùi và không vị, nặng hơn
không khí, tan ít ở trong nước. Oxygen có vai trò quan trọng, nó giúp duy trì sự sống và sự cháy. •
Không khí là hỗn hợp khí có thành phần được xác định với tỉ lệ gần
đúng về thể tích: 21% oxygen + 78% nitrogen + carbon dioxide, hơi nước
và một số chất khí khác.
CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ NHIÊN VẬT LIỆU – LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
A. Một số nhiên vật liệu
1. Một số vật liệu thông dụng Vật Tính chất Ứng dụng liệu
Dùng để chế tạo nhiều vật
Dễ tạo hình, thường nhẹ, không dẫn Nhựa
dụng ở trong cuộc sống hằng
điện, dẫn nhiệt kém, bền với môi trường ngày: Chai nước, lược,…
Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
Sử dụng để làm xoong, nồi, Kim
Những kim loại khác nhau còn có các
vỏ tàu, dây dẫn điện, vỏ máy loại
tính chất khác nhau: tính nhẹ, tính cứng, bay,… tính bền Cao
Có tính đàn hồi, cách điện, có khả năng Dùng làm găng tay cách su
chịu mài mòn, không thấm nước
điện, lốp xe, vỏ dây điện,…
Bền với môi trường, không tác dụng với Sử dụng làm đồ gia dụng,
Thủy nhiều hóa chất, không thấm nước, trong dụng cụ ở trong phòng thí tinh
suốt, cho ánh sáng truyền qua nghiệm
Vật liệu bền, cứng với môi trường, cách Sử dụng làm ngói, bát, cốc,
Gốm điện tốt, chịu được nhiệt độ cao đĩa,…
Sử dụng làm cửa, sàn gỗ, đồ Gỗ
Bền, chắc và dễ tạo hình nội thất
2. Một số nhiên liệu thông dụng Nhiên Tính chất Ứng dụng liệu
– Cháy ở trong không khí tỏa nhiều nhiệt
– Dùng để đun nấu, sưởi ấm và chạy Than động cơ
– Trong điều kiện thiếu không
khí sẽ sinh ra khí độc (carbon – Nhiên liệu ở trong công nghiệp monoxide) Xăng
Chất lỏng, dễ bắt cháy (xăng
Khí hóa lỏng sử dụng để đun nấu; dầu
rất dễ bay hơi và dễ cháy hơn xăng, dầu sử dụng để chạy các động dầu)
cơ như ô tô, xe máy, tàu thủy
3. Một số nguyên liệu thông dụng Nguyên Thông tin liệu
– Là các loại đất, đá có chứa khoáng chất như các kim loại, các
loại đá quý.… với hàm lượng lớn Quặng
– Được khai thác từ những mỏ quặng để sản xuất kim loại, phân
bón hoặc đồ gốm sứ,…
– Đá vôi có trong những núi đá vôi, có thành phần chính là calcium carbonate
– Do bị lẫn tạp chất vậy nên đá vôi thường có màu sắc khác nhau: Đá vôi xám, trắng, vàng…
– Tính chất: Tương đối cứng, không tan ở trong nước nhưng lại
tan trong acid tạo bọt khí
– Ứng dụng: khá phổ biến, có giá thành rẻ, được sử dụng làm vật
liệu xây dựng, sản xuất vôi,…
B. Một số lương thực thực phẩm
1. Các lương thực – thực phẩm thông dụng
– Lương thực (có thành phần chủ yếu là tính bột): gạo, khoai, ngô, sắn…
– Thực phẩm: trứng, thịt, cá, sữa…được sử dụng để làm món ăn
2. Vai trò của lương thực, thực phẩm
– Cung cấp những chất thiết yếu cho cơ thể con người như: chất béo, chất đạm,
tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng,…
3. Tính chất của lương thực – thực phẩm
– Lương thực – thực phẩm được chia làm 2 dạng: •
Lương thực – thực phẩm tươi sống: cá, cua, tôm,rau, củ,… •
Lương thực – thực phẩm đã qua chế biến: cá rán, cơm, thức ăn đóng hộp,..
CHỦ ĐỀ 6: HỖN HỢP – TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
A. Hỗn hợp, chất tinh khiết 1. Hỗn hợp
– Khái niệm: Hỗn hợp là hai hoặc nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Mỗi chất ở
trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần
Ví dụ: Bột canh, nước đường, nước muối sinh lí,…
– Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn sẽ giữ nguyên tính chất của nó
2.Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
– Hỗn hợp đồng nhất là là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
Ví dụ: hình 10.2 hỗn hợp nước muối
– Hỗn hợp không đồng nhất là hôn hợp xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
Ví dụ: hình 10.3 hỗn hợp dầu ăn và nước
3. Chất tinh khiết
– Khái niệm: Chất tinh khiết là chất không lẫn với chất nào khác
Ví dụ: bình khí oxygen, nước cất (nước tinh khiết),…
4. Huyền phù, nhũ tương
– Huyền phù: là những chất rắn lơ lửng trong chất lỏng
Ví dụ: nước phù sa, nước cam…
– Nhũ tương: là chất lỏng lơ lửng ở trong chất lỏng khác
Ví dụ: hỗn hợp dầu ăn và nước, nước sốt, mỹ phẩm,… 5. Dung dịch
– Khái niệm: Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hoặc nhiều chất hòa tan vào nhau
– Dung môi là chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn
Ví dụ: Hòa tan muối ăn vào trong nước ta thu được dung dịch muối ăn. Trong đó • Muối là chất tan •
Nước là dung môi hòa tan muối •
Nước muối là dung dịch •
Nhiều chất lỏng khác như athanol, acetone,… được sử dụng làm dung
môi trong công nghiệp và ở trong phòng thí nghiệm
6. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
a) Chất rắn hòa tan và không hòa tan ở trong nước
– Trong thực thế có những chất rắn tan được ở trong nước và có những chất rắn không tan trong nước Ví dụ: •
Chất rắn tan trong nước: đường ăn, muối ăn, viên C sủi,… •
Chất rắn không tan trong nước: nhôm, sắt, đồng…
b) Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng chất rắn hòa tan trong nước
– Lượng các chất rắn hòa tan ở trong nước phụ thuộc vào tỉ lệ chất rắn, nhiệt độ và nước •
Nhiệt độ càng cao, lượng chất rắn hòa tan sẽ càng nhiều •
Nước (dung môi) càng nhiều, lượng chất rắn hòa tan sẽ càng cao
– Để chất rắn dễ hòa tan hoặc hòa tan nhanh hơn thì ta nên khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn
B. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
– Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất, ta có thể tách chất ra
khỏi hỗn hợp bằng những cách đơn giản như: lọc, cô cạn, chiết. 1. Cô cạn
– Nguyên lý: Sử dụng cách cô cạn để tách những chất rắn tan, khó bay hơi, bền
với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó
Ví dụ: Cô cạn dung dịch muối thu được hạt muối 2. Lọc
– Nguyên lý: Sử dụng cách lọc để tách chất rắn không tan ở trong chất lỏng ra
khỏi hỗn hợp của chúng (sử dụng phễu lọc và giấy lọc)
Ví dụ: Lọc hỗn hợp cát và nước 3. Chiết
– Nguyên lý: Người ta tách các chất lỏng không hòa tan ở trong nhau và tách lớp bằng cách chiết
Ví dụ: Tách hỗn hợp chất lỏng dầu ăn và nước
CHỦ ĐỀ 7: TẾ BÀO A. Tế bào
1. Tế bào là gì?
Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế
bào. Tế bào thực hiện đầy đủ những quá trình sống cơ bản, vì vậy tế bào được
xem là “đơn vị cơ bản của sự sống”.
2. Hình dạng và kích thước của tế bào
– Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn sẽ không quan sát được bằng mắt thường
mà phải dùng kính hiển vi.
– Các loại tế bào khác nhau về kích thước và hình dạng.
– Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: •
Hình cầu (tế bào trứng); •
Hình đĩa (tế bào hồng cầu); •
Hình sợi (tế bào sợi nấm); •
Hình sao (tế bào thần kinh); •
Hình trụ (tế bào lót xoang mũi); •
Hình thoi (tế bào cơ trơn); •
Hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),…
– Kích thước trung bình của tế bào vào khoảng 0,5-100 µm.
3. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
– Tế bào có 3 thành phần chính gồm màng tế bào, tế bào chất và nhân tế
bào/vùng nhân. Trong đó, màng tế bào chính là thành phần thiết yếu xác định
sự tồn tại của tế bào. – Có hai loại tế bào: •
Tế bào nhân sơ (chưa có màng nhân, hệ thống nội màng và những bào quan có màng bao bọc) •
Tế bào nhân thực (có màng nhân, hệ thống nội màng và những bào quan có màng bao bọc).
– Tế bào thực vật khác với tế bào động vật là có thành tế bào (giữ hình dạng tế
bào ổn định), lục lạp (chứa sắc tố quang hợp giúp thực hiện chức năng quang hợp) và không bào lớn.
4. Sinh sản của tế bào
– Sự sinh sản của tế bào cần trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn lớn lên và giai đoạn phân chia.
– Các tế bào con có kích thước nhỏ, nhờ vào quá trình trao đổi chất mà chúng
lớn dần trở thành những tế bào trưởng thành.
– Tế bào lớn tới một kích thước nhất định thì sinh sản (từ một tế bào mẹ trở thành hai tế bào con).
– Sự sinh sản tế bào làm tăng thêm số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các
tế bào bị tổn thương, giúp cho cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển.
B. Từ tế bào đến cơ thể
1. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
– Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được
các chức năng của một cơ thể sống.
– Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau
thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.
2. Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
Tế bào → mô → cơ quan → cơ thể a) Từ tế bào đến mô
– Mô là tập hợp một nhóm tế bào có sự giống nhau về hình dạng và cùng thực
hiện một chức năng nhất định.
– Ví dụ: mô giậu, mô thần kinh,… b) Từ mô đến cơ quan
– Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng nhau thực hiện một chức năng trong cơ thể.
– Ví dụ: lá, dạ dày,….
c) Từ cơ quan đến cơ thể
– Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan có cùng hoạt động để thực hiện một
chức năng nhất định. Ví dụ như: hệ chồi, hệ thần kinh,….
– Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan
cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động
thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống. Ví dụ như: con mèo, con chó,…