-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) | Kết Nối Tri Thức
Đề cương Địa lí 10 học kì 1 năm 2023 - 2024 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 10 giúp các bạn lớp 10 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi sắp tới.
Đề HK1 Địa Lí 10 27 tài liệu
Địa Lí 10 633 tài liệu
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) | Kết Nối Tri Thức
Đề cương Địa lí 10 học kì 1 năm 2023 - 2024 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 10 giúp các bạn lớp 10 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi sắp tới.
Chủ đề: Đề HK1 Địa Lí 10 27 tài liệu
Môn: Địa Lí 10 633 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 10
Preview text:
TRƯỜNG THPT ………..
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
TỔ: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ NĂM 2023 - 2024
-------------------------
Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH KNTTVCS
Thời gian làm bài: 45 phút PHẦN TRẮC NGHIỆM
Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng
Câu 1. Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.
B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.
C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.
D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
B. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
D. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
Câu 3. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
A. Cấu tạo địa chất, độ dày.
B. Sự phân chia của các tầng.
C. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
D. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.
Câu 4. Mảng kiến tạo không phải là
A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
B. luôn luôn đứng yên không di chuyển.
C. những bộ phận lớn của đáy đại dương.
D. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 5. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
A. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
B. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
Câu 6. Mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây? A. Dãy Cooc-đi-e. B. Dãy Côn Lôn. C. Dãy Hindu Kush. D. Dãy An-đet.
Câu 7. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là A. sinh quyển. B. khí quyển. C. thủy quyển. D. thạch quyển.
Câu 8. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 9. Mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia xô vào mảng Âu-Á hình thành nên dãy núi nào sau đây? A. Dãy Cooc-đi-e. B. Dãy Hi-ma-lay-a. C. Dãy An-đet. D. Dãy At-lat.
Câu 10. Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca.
B. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin.
C. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.
D. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á.
BÀI 7 Nội lực và ngoại lực
Câu 1. Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình A. bóc mòn. B. bồi tụ. C. vận chuyển. D. phong hoá.
Câu 2. Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên? A. Các rãnh nông.
B. Bãi bồi ven sông.
C. Hàm ếch sóng vỗ. D. Thung lũng sông.
Câu 3. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. vận chuyển. B. bồi tụ. C. bóc mòn. D. phong hoá.
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?
A. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
C. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 5. Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?
A. Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ.
B. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn.
C. Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn.
D. Địa hình xâm thực, địa hình băng tích.
Câu 6. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm
A. những nơi địa luỹ.
B. những nơi địa hào.
C. lục địa nâng lên.
D. thành núi uốn nếp.
Câu 7. Các địa hình nào sau đây do sóng biển tạo nên?
A. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng.
B. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ.
C. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.
D. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn.
Câu 8. Nội lực là lực phát sinh từ
A. nhân của Trái Đất.
B. bên trong Trái Đất.
C. bức xạ của Mặt Trời.
D. bên ngoài Trái Đất.
Câu 9. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của
A. các phản ứng hóa học khác nhau.
B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
C. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Câu 10. Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hoá. B. bồi tụ. C. vận chuyển. D. bóc mòn.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi.
C. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
D. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.
Câu 12. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình A. bồi tụ. B. phong hoá. C. bóc mòn. D. vận chuyển.
Câu 13. Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng? A. Các địa luỹ. B. Lục địa nâng. C. Các địa hào. D. Núi uốn nếp.
Bài 9: Khí quyển, các yếu tố của khí hậu
Câu 1. Giữa hai khối khí nào sau đây không tạo thành frông rõ nét?
A. cực và xích đạo.
B. ôn đới và cực.
C. chí tuyến và ôn đới.
D. xích đạo và chí tuyến.
Câu 2. Frông là mặt ngăn cách giữa hai
A. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.
B. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
C. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.
D. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp?
A. Độ ẩm tuyệt đối lên cao, khí áp tăng.
B. Không khí càng loãng, khí áp giảm.
C. Không khí càng khô, khí áp giảm.
D. Tỉ trọng không khí giảm, khí áp tăng.
Câu 4. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
A. chí tuyến và ôn đới.
B. cực và xích đạo.
C. xích đạo và chí tuyến.
D. ôn đới và cực.
Câu 5. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Cực. D. Ôn đới.
Câu 6. Trị số khí áp tỉ lệ
A. nghịch với tỉ trọng không khí.
B. thuận với nhiệt độ không khí.
C. thuận với độ ẩm tuyệt đối.
D. nghịch với độ cao cột khí.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?
A. Có frông nóng và frông lạnh.
B. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.
C. Hướng gió hai bên giống nhau.
D. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.
Câu 8. Khí áp là sức nén của
A. không khí xuống mặt Trái Đất.
B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.
C. không khí xuống mặt nước biển.
D. luồng gió xuống mặt nước biển.
Câu 9. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương? A. Cực. B. Ôn đới. C. Chí tuyến. D. Xích đạo.
Câu 10. Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
A. ôn đới và cực.
B. chí tuyến và ôn đới.
C. cực và xích đạo.
D. xích đạo và chí tuyến.
Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức
Câu 1. Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở phần
A. trung và hạ lưu.
B. thượng và trung lưu. C. hạ lưu. D. sát cửa sông.
Câu 2. Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ hai thế giới? A. Mê Công. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Nin.
Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các sông ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao có lũ vào mùa xuân là do A. mưa nhiều.
B. nước ngầm lên cao. C. băng tuyết tan.
D. nhiệt độ tăng cao.
Câu 4. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào
A. hướng chảy và vị trí của sông.
B. độ dốc và chiều rộng lòng sông.
C. độ dốc và vị trí của sông.
D. chiều rộng của sông và hướng chảy.
Câu 5. Nguồn gốc hình thành băng là do A. mưa lớn. B. tuyết rơi. C. sương mù. D. giá rét.
Câu 6. Sông nào sau đây dài nhất thế giới? A. Mê Công. B. A-ma-dôn. C. Nin. D. I-ê-nit-xây.
Câu 7. Băng và tuyết tồn tại ở thể A. rắn. B. lỏng. C. khí. D. dẻo.
Câu 8. Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới? A. Nin. B. A-ma-dôn. C. I-ê-nit-xây. D. Mê Công.
Câu 9. Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh? A. Nin. B. Mê Công. C. I-ê-nit-xây. D. A-ma-dôn.
Câu 10. Hồ núi lửa có đặc điểm nào sau đây?
A. Con người tạo ra với mục đích khác nhau.
B. Hình thành tại các khúc uốn sông bị tách.
C. Hình thành tại các nơi lún sụt và nứt vỡ.
D. Hình thành ở miệng của núi lửa, khá sâu.
Câu 11. Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?
A. Địa thể và thực vật.
B. Nước ngầm và hồ đầm.
C. Chế độ mưa và nhiệt độ.
D. Thực vật và hồ đầm.
Bài 12: Nước biển và đại dương - Kết nối tri thức
Câu 1. Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ
A. bán cầu Bắc xuống Nam.
B. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
C. bán cầu Nam lên Bắc.
D. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
Câu 2. Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu A. lạnh, khô hạn. B. nóng, ẩm ướt. C. lạnh, ít mưa. D. ấm, mưa nhiều.
Câu 3. Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là A. sóng biển. B. triều cường. C. dòng biển. D. thủy triều.
Câu 4. Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu A. ẩm, mưa nhiều. B. khô, ít mưa.
C. nóng, mưa nhiều. D. lạnh, ít mưa.
Câu 5. Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do
A. các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra.
B. hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.
C. nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
D. các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
Câu 6. Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của A. dòng biển nóng.
B. áp thấp ôn đới.
C. gió địa phương. D. frông ôn đới.
Câu 7. Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào? A. Vuông góc. B. Thẳng hàng. C. Vòng cung. D. Đối xứng.
Câu 8. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?
A. Dòng biển Gơn-xtrim.
B. Dòng biển Pê-ru.
C. Dòng biển Bra-xin.
D. Dòng biển Đông Úc.
Câu 9. Độ muối trung bình của đại dương là A. 35‰. B. 32‰. C. 34‰. D. 33‰.
Câu 10. Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?
A. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
B. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.
C. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.
D. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
Bài 14: Đất trên Trái Đất - Kết nối tri thức
Câu 1. Các thành phần chính của lớp đất là
A. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
B. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
C. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
D. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
C. Thường ở tầng trên cùng của đất.
D. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
Câu 3. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
C. Thành phần quan trọng nhất của đất.
D. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
Câu 4. Loại đất nào sau đây thích hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm? A. Đất phù sa. B. Đất đỏ badan. C. Đất cát pha. D. Đất xám.
Câu 5. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.
C. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.
D. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
Câu 6. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất?
A. Địa hình, đá mẹ.
B. Đá mẹ, khí hậu.
C. Khí hậu, sinh vật.
D. Sinh vật, đá mẹ.
Câu 7. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
B. Phân giải, tổng hợp chất mùn.
C. Cung cấp vật chất hữu cơ.
D. Góp phần làm phá huỷ đá.
Câu 8. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất đặc trưng nào sau đây? A. Đen. B. Feralit. C. Xám. D. Pốtdôn.
Câu 9. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất? A. Sinh vật. B. Địa hình. C. Đá mẹ. D. Khí hậu.
Câu 10. Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là
A. cung cấp chất hữu cơ.
B. tạo các vành đai đất.
C. làm đá gốc bị phá huỷ.
D. cung cấp chất vô cơ.
Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức
Câu 1. Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm
A. tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
B. tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt.
C. tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt.
D. tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
Câu 2. Giới hạn phía trên của sinh quyển là
A. giữa của tầng cao khí quyển.
B. nơi tiếp giáp với tầng ôdôn.
C. đỉnh núi cao nhất thế giới.
D. nơi tiếp giáp tầng bình lưu.
Câu 3. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
A. Rừng xích đạo. B. Xavan.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?
A. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.
B. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
C. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
D. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.
Câu 5. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng? A. Bán hoang mạc.
B. Rừng nhiệt đới ẩm. C. Đài nguyên. D. Rừng hỗn hợp.
Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do
A. biên độ nhiệt lớn. B. thiếu nước. C. nhiều lóc xoáy. D. nhiệt độ cao.
Câu 7. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?
A. Rừng nhiệt đới ẩm.
B. Rừng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Câu 8. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?
A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 9. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là
A. nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí.
B. nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất.
C. chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước.
D. bức xạ Mặt Trời, độ ẩm, nước.
Câu 10. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa?
A. Rừng nhiệt đới ẩm.
B. Rừng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Hoang mạc và bán hoang mạc II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 2 Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất. Trình bày sự hình thành các
đai khí áp trên Trái Đất.
Câu 3. Trình bày tính chất của nước biển và đại dương.
Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.