-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 11 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và tư luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 GDKT&PL 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.
Chủ đề: Tài liệu chung Kinh tế và Pháp luật 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG THPT……….
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NHÓM: GDCD
MÔN: GDKT&PL 11, NĂM HỌC 2023 – 2024
PHẦN A – LÝ THUYẾT
Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường - Khái niệm cạnh tranh.
- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
- Cạnh tranh không lành mạnh.
- Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
- Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung
- Mối quan hệ cung – cầu và vai trò của quan hệ cung cầu trong nền kinh tế.
Chủ đề 2: Thị trường lao động
- Khái niệm lao động và thị trường lao động
- Xu hướng tuyển lao động của thị trường. - Khái niệm việc làm
- Khái niệm thị trường lao động việc làm
- Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
Chủ đề 3: Lạm phát, thất nghiệp
- Khái niệm thất nghiệp.
- Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
- Hậu quả của thất nghiệp.
- Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chết thất nghiệp.
- Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.
- Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
- Vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
Chủ đề 4: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh - Ý tưởng kinh doanh.
- Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh - Cơ hội kinh doanh
- Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh
- Các năng lực cần thiết của người kinh doanh
PHẦN B – LUYỆN TẬP
I. Trắc nghiệm khách quan
❖ Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường
Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây: A.Canh tranh kinh tế. B. Cạnh tranh chính trị. C. Cạnh tranh văn hoá. D. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 2: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?
A. Khi xã hội loài người xuất hiện.
B. Khi con người biết lao động.
C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.
D. Khi ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu.
B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất
kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. D. Cả a, b đúng.
Câu 4: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
A. Giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng
B. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác
C. Giành ưu thế về khoa học công nghệ
D. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình
Câu 5: Vì cửa hang bán đồ gia dụng của mình khách ít trong khi cửa hàng kinh
doanh cùng mặt hàng đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê
A và M ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Trong trường hợp này ai đã vi
phạm pháp luật cạnh tranh lành mạnh? A. K, C và M B. K, H và C C. K, A và M D. C, K, A và M
Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Nhu cầu của mọi người.
B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?
A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp
B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng.
C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền D. Cả a và b đúng.
Câu 8: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu? A. Giá cả, thu nhập
B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu
D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A đã bán ra 1 triệu sản phẩm.
B. Công ty A còn trong kho 1 triệu sản phẩm.
C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm D. Cả a, b đúng
Câu 10: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất? A. Giá cả B. Nguồn lực C. Năng suất lao động D. Chi phí sản xuất
Câu 11: Cầu và giá cả có mối quan hệ như thế nào? A. Giá cao thì cầu giảm B. Giá cao thì cầu tăng
C. Giá thấp thì cầu tăng D. Cả a, c đúng.
Câu 12: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?
A. Người mua và người bán
B. Người bán và người bán
C. Người sản xuất với người tiêu dùng D. Cả a, c đúng
❖ Chủ đề 2: Thị trường lao động, việc làm
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “….. là hoạt
động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm”. A. Lao động. B. Làm việc. C. Việc làm. D. Khởi nghiệp.
Câu 2. Trong nền kinh tế thị trường, việc làm
A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.
Câu 3. Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. trung tâm giới thiệu việc làm.
D. trung tâm môi giới việc làm.
Câu 4. Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?
A. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
B. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.
C. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.
D. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.
Câu 5. Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
D. Gia tăng tình trạng lam phát.
❖ Chủ đề 3: Lạm phát, thất nghiệp
Câu 1: Khi một bộ phận lao động muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc phản ánh
tình trạng nào sau đây của xã hội? A. Lạm phát. B. Thất nghiệp. C. Bị phân hóa. D. Bị lũng đoạn.
Câu 2: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa
A. thỏa thuận mức lương.
B. tìm được việc làm.
C. thống nhất bảo hiểm.
D. kí kết trực tuyến.
Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện một trong các loại hình thất nghiệp?
A. Thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp mở rộng.
C. Thất nghiệp lâu dài.
D. Thất nghiệp mùa vụ.
Câu 4: Căn cứ theo tính chất thì thất nghiệp bao gồm thất nghiệp không tự nguyện và thất nghiệp A. bắt buộc. B. cưỡng chế. C. tự nguyện. D. ngẫu nhiên.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không thể hiện một trong các loại hình thất nghiệp?
A. Thất nghiệp tự nguyện.
B. Thất nghiệp chu kì.
C. Thất nghiệp không tự nguyện.
D. Thất nghiệp không chính thức.
Câu 6: Khi thất nghiệp tăng cao dẫn đến nhu cầu xã hội về hàng hóa và dịch vụ có xu hướng nào sau đây? A. Giảm xuống. B. Tăng lên. C. Ổn định. D. Không đổi.
Câu 7. Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục, sức mua của tiền tệ
giảm sút trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là A. Tăng trưởng. B. Lạm phát. C. Khủng hoảng. D. Suy thoái.
Câu 8. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% <
CPI < 10%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 9. Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy?
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
C. Giảm mức cung tiền.
D.Thu hồi tiền hư hỏng
Câu 10. Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá
mức cần thiết, nhà nước cần
A. giảm thuế.
B. giảm mức cung tiền.
C. giảm lãi suất tiền gửi.
D. tăng chi tiêu ngân sách.
Câu 5. Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là A. CPI. B. KPI. C. GDP. D. HDI.
❖ Chủ đề 4: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Tính trừu tượng, phi thực tế.
B. Tính mới mẻ, độc đáo. C. Lợi thế cạnh tranh D. Tính khả thi.
Câu 2. Một trong những lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 3. Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu
kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là
A. Lực lượng lao động. B. Ý tưởng kinh doanh. C. Cơ hội kinh doanh. D. Năng lực quản trị.
Câu 4: Ai là ngườì có ý tưởng kinh doanh trong các phương án sau:
A. Chị A tìm hiểu kết hợp mô hình trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi lợn và ngan để áp
dụng trong khu vườn nhà mình và có thu hoạch cao
B. Chị X trồng rau muống trên mảnh đất trống trước nhà
C. Ông bà K chăm chỉ đi lấy hàng để về bán cho khách.
D. Đăng kí kinh doanh phân bón nhưng anh Y tranh thủ bày bán thêm cây cảnh vì có người hỏi mua
Câu 5: Đâu là cơ hội kinh doanh trong những tình huống sau:
A. Do mở cửa hàng tại nhà, nên anh Y gọi thêm người tới làm cùng.
B. Bác D trồng thêm nhiều cây gối vụ trong vườn nhà mình.
C. Nhu cầu chơi cây cảnh mini đang được ưa chuộng, nhà có mảnh vườn và mình thì có
niềm đam mê lớn với loại cây này nên anh B quyết định kinh doanh cây cảnh mini.
D. Bạn X được chọn vào làm ở xưởng sữa chữa ô tô do có niềm đam mê với lĩnh vực này. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Khái niệm cạnh tranh. Cho ví dụ từ đó phân tích nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
Câu 2: Trình bày vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Theo em Nhà nước cần làm gì
để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh?
Câu 3: Khái niệm cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu. Cho ví dụ làm rõ?
Câu 4: Khái niệm cung, các nhân tố ảnh hưởng đến cung. Cho ví dụ làm rõ?
Câu 5: Nội dung, biểu hiện mối quan hệ cung cầu trong nền kinh tế.
Câu 6: Nêu khái niệm lao động, thị trường lao động. Cho ví dụ phân tích xu hướng tuyển
dụng lao động của thị trường hiện nay.
Câu 7: Khái niệm thất nghiệp. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
Câu 8: Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát?
Câu 9: Trình bày nguyên nhân và hậu quả của lạm phát?
Câu 10: Ý tưởng kinh doanh là gì? Em hãy lấy ví dụ về một ý tưởng kinh doanh và cơ
hội kinh doanh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay.