-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và tư luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 GDKT&PL 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.
Chủ đề: Tài liệu chung Kinh tế và Pháp luật 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT - KHỐI: 11
A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Những nội dung kiến thức đã học:
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa sau học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Bài 7: Đạo đức kinh doanh Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
B.VẬN DỤNG KIẾN THỨC:
I. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1:
Em hãy tìm hiểu và chia sẻ về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động việt Nam trong 5
năm tới? Từ đó xác định em sẽ lựa chọn nghề nào cho mình trong tương lai? Câu 2:
Em hãy sưu tầm và kể về một tấm gương doanh nhân thành đạt nhờ có năng lực kinh doanh và ý tưởng kinh doanh hay? Câu 3:
Viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh, qua đó rút ra giá trị nhân văn và bài
học gì từ tấm gương đạo đức ấy? Câu 4:
Bình luận về một số câu như: ”Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kịnh doanh Câu 5:
Em hãy viết ( vẽ, sáng tác Nghệ thuật) về nét đẹp của người Việt Nam trong văn hóa tiêu dùng,
qua đó gửi tới thông điệp ” Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Câu 6:
Hiện nay, chương trình quảng bá sản phẩm OCOP rất phổ biến, em hãy viết một bài để quảng
bá hình ảnh sản phẩm của từng địa ph\ưng và văn hóa tiêu dùng thông qua sản phẩm đó
II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của lao động là gì?
A. Là những hoạt động làm tạo ra việc làm cho người lao động
B. Là hoạt động có mục đích, ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu đời sống của xã hội
C. Là các hoạt động tác động vào giới tự nhiên để tìm ra được những điều mà mình mong muốn
D. Là những hoạt động nhằm đáp ứng được các nhu cầu việc là cho người lao động
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 1 | 10P a g e
Câu 2: Các yếu tố cấu thành lên thị trường lao động là gì?
A. Thị yếu của người lao động, cung và cầu
B. Cung, cầu và giá cả sức lao động
C. Mục đích lao động, người lao động và giá cả sức lao động
D. Các công việc yêu thích của người lao động, giá cả sức lao động và cung
Câu 3: Thị trường lao động đang nổi lên với bao nhiêu xu thế? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Các xu thể đang nổi lên ở thị trường lao động Việt Nam là gì?
A. Cắt giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng
mềm, lao động đơn giản sẽ trở nên yếu thế, lao động “phí chính thức” gia tăng
B. Cắt giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng
mềm, lao động đơn giản sẽ trở thành thế mạnh, lao động “phi chính thức” giảm
C. Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng
mềm, lao động đơn giản sẽ trở nên yếu thế, lao động “phi chính thức” gia tăng
D. Cắt giảm lao động trên các nền tảng công nghệ, không áp dụng các nghề nghiệp cùng với các kĩ
năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở thành thế mạnh, lao động “phi chính thức” gia tăng
Câu 5: Em hãy cho biết khái niệm của việc làm?
A. Việc làm là khoảng thời gian chúng ta làm việc
B. Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi
người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống
C. Việc làm là việc mà mỗi người bắt buộc phải làm nếu không muốn bị phạt bởi luật pháp hiện hành
D. Việc làm là một hành động thường xuyên thực hiện để đổi lấy thời gian nhàn rỗi trong cuộc sống
Câu 6: Em hãy nêu ý hiểu của mình về định nghĩa “thị trường việc làm”?
A. Thị trường việc làm là nơi người lao động có thể tìm cho mình những công việc với số lương cao mơ ước
B. Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa việc làm giữa người lao động và
người sử dụng lao động cũng như việc xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định
C. Thị trường việc làm là nơi người lao động và người sử dụng lao động trao đổi các lợi nhuận liên quan đến các công việc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: CV là viết tắt của từ gì? A. Công việc B. Công văn C. Curriculum Vitak D. Curriculum Vital
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 2 | 10P a g e
Câu 8: Người làm chủ có tên gọi khác là?
A. Người sử hữu lao động
B. Người sử dụng lao động C. Người lao động D. Sếp
Câu 9: NLD và NSDLD sẽ ký kết 1 văn bản thỏa thuận chi tiết về công việc. Văn bản đó tên là? A. Hợp đồng thử thách B. Hợp đồng mua bán
C. Hợp đồng thương mại D. Hợp đồng lao động
Câu 10: Thị trường lao động và thị trường việc làm có quan hệ như thế nào? A. Không có quan hệ gì
B. Có quan hệ rất đặc biệt
C. Có mối quan hệ chặt chẽ
D. Có mối quan hệ cộng sinh
Câu 11: Để tìm được việc làm phù hợp với bản thân, học sinh cần trang bị cho mình những gì?
A. Kiến thức chuyên ngành về kinh tế
B. Chỉ ưu tiên học các chuyên ngành của mình
C. Không quan tâm đến xu thế của thị trường việc làm
D. Kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau rồi kĩ năng, nắm được xu thế của thị trường việc làm
Câu 12: Vì sao lao động được coi là yếu tố đầu vào trong hoạt động lao động sản xuất?
A. Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế
B. Vì người lao động luôn giữ một vai trò quan trọng trên thị trường lao động
C. Vì người lao động được được coi như là một tác nhân quan trọng giúp thị trường lao động vận hành ổn định
D. Vì việc làm chỉ có thể hoàn thành nếu như có người lao động giải quyết
Câu 13 : Nếu muốn đăng ký vào ngành/trường đại học liên quan đến công an quân đội, ta cần gửi cái gì? A. CV B. Thư ứng tuyển C. Sơ yếu lý lịch D. Bằng đại học
Câu 14 : Nếu được gọi đi phỏng vấn, người đến phỏng vấn được gọi là? A. Thực tập B. Nhân sự C. Tập sự D. Ứng viên
Câu 15: Email nào sau đây không nên sử dụng để làm việc ? A. caube_nhutnhat@gmail.com B. dinhvandong1995@gmail.com C. nguyenthuha1@gmail.com D. congtyphuongdong@gmail.com
Câu 16 : Theo em, việc chuyển dịch liên tục cơ cấu của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc làm của người dân?
A. Người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội làm các việc làm mới
B. Người dân phải học cách liên tục thích ứng với những yếu tố lạ trong thị trường lao động, ảnh
hưởng đến năng suất lao động
C. Thị trường lao động đón nhận thêm các yếu tố nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường
D. Thị trường lao động phát triển vượt bậc
Câu 17: Theo em nguyên nhân dẫn đến việc tuyển dụng nhân lực đang trở nên khó khăn đối với một số ngành nghề là gì?
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 3 | 10P a g e
A. Các yêu cầu của ngành nghề quá cao
B. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được với yêu cầu đề ra của việc làm
C. Mức lương thưởng, phúc lợi đối với nghề là chưa thỏa đáng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 18 : Thử việc nhận bao nhiêu % lương chính thức ? A. 90% B., 85% C. 80% D. 75%
Câu 19: Lương chính thức của bạn A là 20 triệu, vậy lương thử việc của bạn A sẽ là ?
Đáp án.............................. VNĐ
Câu 20 : Bản CV để gửi cho nhà tuyển dụng nên lưu dưới định dạng nào ? A. .Doc (WORD) B. .pptx (POWER POINT) C. XLSX (EXCEL) D. .pdf (PDF)
Câu 21: Anh A là nhân viên của 1 công ty. Theo thỏa thuận về việc làm toàn thời gian, mỗi 1 tháng anh
A đều được công ty chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng 15 triệu. Số tiền đó được gọi là? A. Thu nhập B. Thưởng C. Lương D. Chiết khấu
Câu 22: Với công việc phụ kho, khuân vác thì thử việc tối đa mấy tháng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23: Giấy tờ nào không cần thiết trong bộ hồ sơ khi nộp đi làm? A. Căn cước công dân B. Bằng đại học C. Chứng chỉ IELTS
D. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Câu 24: Trong CV không có mục nào ? A. Thông tin cá nhân B. Quá trình làm việc C. Hoàn cảnh gia đình D. Học vấn
Câu 25: Ý tưởng kinh doanh là gì?
A. Ý tưởng kinh doanh là điều không cần thiết trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh
B. Ý tưởng kinh doanh là khái niệm chỉ ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong
hoạt động sản xuất kinh doanh
C. Ý tưởng kinh doanh chỉ các suy nghĩ có thể giúp cho người lao động có thể biến mình thành các chủ doanh nghiệp
D. Là khái niệm chỉ các suy nghĩ chỉ có những người xuất chúng mới có thể nghĩ ra được
Câu 26: Các nguồn giúp người muốn kinh doanh tìm được ý tưởng kinh doanh là gì?
A. Các yếu tố từ bên trong hoạt động kinh doanh B. Lợi thế nội lực
C. Lợi thế nội tại, cơ hội bên ngoài D. Lợi thế bên ngoài
Câu 27: Cơ hội kinh doanh là gì?
A. Là một bản hợp đồng thỏa thuận giữa người lao động và người lao động về các điều khoản phù hợp trong quá trình làm việc
B. Là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
C. Là sự biến mất của những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
D. Là sự biến đổi các ý tưởng trong quá trình điều chỉnh các ý tưởng khi thực hiện hoạt động kinh doanh
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 4 | 10P a g e
Câu 28: Về cơ bản, chủ thể kinh doanh có thể dựa vào bao nhiêu tiêu chí để có thể đánh giá được cơ
hội kinh doanh của mình có tốt hay không? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29: Các tiêu chí dựa vào để đánh giá cơ hội kinh doanh là gì?
A. Điểm đặc biệt, điểm khác biệt, cơ hội
B. Điểm mạnh, điểm yếu
C. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
D. Điểm mạnh, điểm yếu và thách thức đặt ra
Câu 30 : Có thể dùng mô hình nào để đánh giá cơ hội kinh doanh ? A. SWOD B. SWOT C. WSOK D. WSOD
Câu 31 : Việc xác định cơ hội kinh doanh luôn mang tính chất gì ? A. Tính chắc chắn B. Tính khả thi C. Tính tương đối D. Tính sáng tạo
Câu 32 : Về cơ bản, chủ thể kinh doanh cần trả lời mấy câu hỏi lớn ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 33 : 3 câu hỏi lớn mà các chủ thể kinh doanh cần trả lời là ?
A. Bán cái gì, bán cho ai, bán ở đâu ?
B. Bán cái gì, bán ở đâu, bán khi nào ?
C. Bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào ?
D. Bán cho ai, bán ở đâu, bán khi nào ?
Câu 34 : Vì sao việc xây dựng được ý tưởng kinh doanh lại cần thiết?
A. Tạo ra được các sản phẩm kinh doanh mang tính đại trà
B. Để có thể duy trì được sản phẩm kinh doanh mang tính lâu dài, có tính hấp dẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận
C. Để dễ dàng thay đổi các mặt hàng kinh doanh một cách nhanh chóng
D. Để không phải tính toán đến việc duy trì sản phẩm lâu dài
Câu 35 : Những điều kiện nào sau đây được cho là điều kiện thuận lợi kinh doanh?
A. Xác định được thị yếu của đa số khách hàng
B. Tìm được nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào chất lượng với giá cả phù hợp
C. Có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực mà mình định hướng kinh doanh
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 36 : Mục tiêu cơ bản của kinh doanh là ? A. Vì đam mê B. Vì xã hội C. Vì lợi nhuận D. Vì gia đình
Câu 37 : Câu hỏi « YTKD của bạn có vi phạm pháp luật không ? » thuộc tính chất nào ? A. Tính sáng tạo B. Tính thực dụng C. Tính khả thi D. Tính độc đáo
Câu 38: Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món
khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới
ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?
A. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình
B. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán
C. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình
D. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 5 | 10P a g e
Câu 39: Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt
nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?
A. Chị T không tạo được nhiều đột phá vì mặt hàng của chị cũng chỉ có mỗi xôi ngũ sắc nên không thể phát triển mạnh
B. Việc làm của chị T không phát triển mạnh mẽ được do chị T không có ý tương kinh doanh của riêng mình
C. Chị T làm mất đi sự sáng tạo trong món xôi ngũ sắc nên không thể nào tạo ra được sự đột phá lớn
D. Chị T không tạo được ra các đột phá lớn do chị T chỉ cần bán được hết số xôi hằng ngày
Câu 40: Với kĩ năng gọi vốn từ các mối quan hệ kinh doanh lâu năm của gia đình nên hoạt động kinh
doanh của ông B may mắn vượt qua được thời kì khủng hoảng. Theo em, ông B đã dùng năng lực gì để
vực dậy việc kinh doanh đang trên đà suy sụp của mình? A. Kĩ năng lãnh đạo
B. Năng lực quản lí, thiết lập các mối quan hệ
C. Kĩ năng tích lũy kinh nghiệm D. Năng lực lãnh đạo
Câu 41: Đạo đức là gì?
A. Là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh
các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
B. Là những điều mà con người bắt buộc phải thực hiện theo
C. Là một hệ thống các quy tắc mà bố mẹ bắt buộc phải dạy cho con cái từ khi con còn nhỏ
D. Là các quy tắc, chuẩn mực mà con người buộc phải thực hiện theo nếu không muốn bị trừng phạt bởi pháp luật
Câu 42: Đạo đức kinh doanh là gì?
A. Đạo đức kinh doanh là tập hợp một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể
trong các lĩnh vực kinh doanh
B. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể
trong các lĩnh vực kinh doanh
C. Đạo đức kinh doanh là một trong các yếu tố mà bắt buộc các ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh
đều phải thực hiện theo
D. Đạo đức kinh là các yếu tố cần bắt buộc phải học trước khi muốn tham gia vào thị trường kinh doanh
Câu 43: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua các phẩm chất gì? A. Trách nhiệm
B. Trách nhiệm và trung thực
C. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng
D. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng, gắn kết các lợi ích
Câu 44: Đạo đức kinh doanh đem lại được các tác dụng gì cho người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh?
A. Có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh
B. Giúp việc kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận hơn
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 6 | 10P a g e
C. Giúp chủ thể kinh doanh có thể dẫn dắt được hoạt động kinh doanh của mình phát triển
D. Giúp chủ thể kinh doanh có được các giải pháp tối ưu hơn cho các hoạt động kinh doanh
Câu 45: Hành vi gắn kết các lợi ích trong đạo đức kinh doanh là gì?
A. Là hành vi gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội
B. Là hành vi gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp
C. Là các hành vi gắn kết các lợi ích của khách hàng
D. Là hành vi gắn kết các lợi ích dành cho nhà nước
Câu 46: Để tạo ra được niềm tin giữa các đối tác trong kinh doanh điều tất yếu cần có là gì? A. Chữ tín
B. Giá trị cho doanh nghiệp
C. Quyền lợi của nhân viên
D. Lợi ích của chung của doanh nghiệp và khách hàng
Câu 47: Vì sao cần phải có đạo đức trong kinh doanh?
A. Đạo đức kinh doanh sẽ sinh ra nhiều lợi ích cho xã hội
B. Vì đảm bảo cho sự tồn tại, thành công phát triển của doanh nghiệp và mang lại ích lợi cho người tiêu dùng
C. Đạo đức trong kinh doanh mang lại các lợi ích cho người tiêu dùng
D. Vì mang lại các lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp
Câu 48: Theo em, ý kiến nào sau đây đúng?
A. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh
B. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
C. Đạo đức kinh doanh tạo ra khoảng cách giữ doanh nghiệp và người tiêu dùng
D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau
Câu 49: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà
anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.
A. Cung cấp được cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng với giá ưu đãi nhất
B. Có căn cứ để điều chỉnh được chất lượng dịch vụ phù hợp với đa số khách hàng
C. Nắm được thông tin cá nhân của khách hàng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 50: Trong giai đoạn đầu của tư bản chủ nghĩa, DDKD được khởi xướng để bảo vệ ai? A. Khách hàng
B. Người sử dụng lao động C. Người lao động D. Xã hội
Câu 51: Sự tương tác của các chủ thể kinh doanh là… ? A. 1 chiều B. 2 chiều C. 3 chiều D. 4 chiều
Câu 52: Việc cố ý làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của người khác vi phạm vào điều gì trong việc kinh doanh?|
A. Tổn hại đến đạo đức kinh doanh
B. Tổn hại đến uy tín làm việc
C. Làm mọi người bị mất niềm tin vào doanh nghiệp
D. Doanh nghiệp bị đánh giá thấp
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 7 | 10P a g e
Câu 53: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú
trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin
tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao
với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?
A. Công ty T đã dùng đạo đức kinh doanh để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, có khách hàng
tin tưởng thì việc kinh doanh của công ty sẽ không lo bị thua lỗ
B. Việc kinh doanh của công ty T có thể bị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu tiếp tục thực hiện các đãi ngộ với khách hàng
C. Công ty sẽ không lo bị thua lỗ nếu việc kinh doanh vẫn được thực hiện đều
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 54: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn
nguyên liệu khác rẻ hơn để có thể thu được lại lợi nhuận sản xuất. Theo em, để có đạo đức trong kinh
doanh ông K nên làm như thế nào mới đúng?
A. Nếu nguyên liệu đắt lên ông có thể tăng giá thành sản phẩm, chứ không nên sử dụng nguồn nguyên
liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
B. Ông K nên chọn một nguồn cung ứng có uy tín cho dù giá có rẻ hơn nhưng cũng sẽ không ai phát
hiện ra hàng của anh nhập vào là kém chất lượng
C. Ông K nên thực hiện theo đúng như kế hoạch kinh doanh mà mình đề ra trước đó
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 55: Theo em, tiêu dùng là gì?
A. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của xã hội
B. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra cửa cải vật chất đáp
ứng cho các nh cầu của xã hội
C. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người
D. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mfinh tạo ra
Câu 56: Theo em, vai trò của tiêu dùng là gì?
A. Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
B. Là nhân tố làm suy giảm đi sự linh động của nền kinh tế thị trường
C. Là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển
D. Làm cho nền kinh tế ngừng biến động
Câu 57: Em hãy cho biết khái niệm của văn hóa tiêu dùng?
A. Là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, nó thể hiện các giá trị văn hóa của con người
Việt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản xuất
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 8 | 10P a g e
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân
C. là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân
Câu 58: Người Việt Nam thường có thói quen mua sắm nhộn nhịp vào các dịp nào trong năm?
A. Khi cả nhà tụi họp đông vui
B. Vào các dịp cuối tuần
C. Vào các dịp lễ tết dài ngày
D. Các ngày hội giảm giá
Câu 59: Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?
A. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen
B. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con
người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên
C. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng
D. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường
Câu 60: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có đặc điểm gì? A. Có tính bền vững B. Có tính dịch chuyển C. Có tính di động cao D. Có tính thay đổi
Câu 61: Để thực hiện văn hóa tiêu dùng, người tiêu dùng cần làm gì? A. Có kế hoạch chi tiêu
B. Thực hiện tiêu dùng hợp lí
C. Tiêu dùng phù hợp với điều kiện của cá nhân và xã hội
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 62: Văn hóa tiêu dùng có ý nghĩa xã hội như thế nào?
A. Tạo được thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả phù hợp trong sản xuất kinh doanh
B. Tạo nên những sắc thái văn hóa ngày càng phong phú đa dạng
C. Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 63: Dạo gần đây trên thị trường tiêu dùng của Việt Nam xuất hiện nhiều các ngày hội mua sắm,
kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Theo em, các ngày hội mua sắm ở Việt Nam một phần ảnh hưởng từ đâu?
A. Từ thói quen chi tiêu từ người xưa B. Từ việc thích thú với các sản phẩm giá rẻ
C. Du nhập từ các nước ngoài vào Việt Nam D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 64: Thói quen tiêu dùng của người dân có thể ảnh hưởng đến các điều gì?
A. Thói quen tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của các công dân
B. Thói quen tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 9 | 10P a g e
C. Thói quen tiêu dùng của có thể tạo ra các tệ nạn trong xã hội
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 65: Trong dịp lễ tết, mọi người đều có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhà bán hàng kim khí, bà B
nghĩ rằng nếu mua nhập thật nhiều hàng về thì có thể thu được lại lợi luận cao. Nhưng đã gần đến ngày
30 mà hàng nhà bà vẫn còn tồn ứ rất nhiều. Theo em, lí do nào khiến hàng nhà bà B vẫn còn tồn lại
trong khi sức mua của khách hàng trong dịp tết lại tăng?
A. Người dân mua sắm nhiều vật dụng cho ngày tết còn mặt hàng nhà bà B không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng
B. Vì hàng nhà bà B kém chất lượng
C. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ
D. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân
Câu 66: Chị M luôn lập kế hoạch chi tiêu một cách kĩ lưỡng, tìm đọc thông tin một cách kĩ lưỡng về
sản phẩm, nhằm tìm ra được hàng hóa có chất lượng cho gia đình, thấy chị M luôn phải suy nghĩ về
việc mua bán như vậy chị T là bạn của chị M cho rằng như vậy là mất thời gian. Em có suy nghĩ như
thế nào về cách nhận thức của chị T?
A. Việc sử dụng thực phẩm nào cũng được, không nhất thiết phải tốn thời gian để suy nghĩ nên mua như thế nào
B. Chị T có ý tốt giúp chị M tiết kiệm thời gian hơn trong việc chọn lựa các mặt hàng
C. Suy nghĩ của chị T là sai vì việc cẩn thận chọn lựa các đồ ăn là một hành vi tốt vì nó còn giúp chúng
ta bảo vệ được sức khỏe, không nên chọn qua loa
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Thời gian: 45 phút.
- 50% trắc nghiệm, 50% tự luận.
Đề cương ôn tập môn: GD KT&PL - Học kỳ I – khối 11 - 10 | 10P a g e