Đề cương ôn tập học kì 1 năm 2020-2021| Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đề cương ôn tập học kì 1 năm 2020-2021| Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón

lOMoARcPSD| 40420603
62
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LÍ LUẬN SỬ HỌC
LỚP CHẤT LƯỢNG CAO – K69
HIST_HNUE
I, CÁC VẤN ĐỀ, CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Nhận thức về phương pháp luận sử học.
Câu 2: Những hàm nghĩa của khái niệm lịch sử và sự khác biệt trong nhận
thức lịch sử.
Câu 3: Những đặc điểm của hiện thực lịch sử và quá trình nhận thức lịch
sử Câu 4: Phân kỳ lịch sử và các khái niệm liên quan đến lịch sử. Câu 5:
Thời gian trong lịch sử: lịch Âm, lịch Dương, Công Lịch… Câu 6: Những
năng lực cần hình thành đối với sinh viên SPLS.
Câu 7: Các phương pháp trong nghiên cứu, học tập lịch sử
Câu 8: Sử học phương Đông và phương Tây cổ đại
Câu 9: Một số trường phái sử học phương Tây cận hiện đại
Câu 10: Sử học Việt Nam thời Trần, Lê Sơ, Nguyễn.
Câu 11: Khái niệm sử liệu.
Câu 12: Các nguồn sử liệu và giá trị của chúng.
Câu 13: Các quy luật hình thành và phản ánh của sử liệu.
Câu 14: Các nội dung của công tác sử liệu.
Câu 15: Nội dung của phê phán phân tích.
lOMoARcPSD| 40420603
62
Câu 16: Tiến trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học
lịch sử
II, BÀI LÀM CHI TIẾT
Câu 1: Nhận thức về phương pháp luận sử học
Theo Lênin: “Nhận thức một sự tiếp cận vĩnh viễn, không cùng của tư duy
về đối tượng nhận thức”. Sự phản ánh của tự nhiên và xã hội của con người không
cứng đờ, không bất động, không trừu tượng, không một chiều diễn ra trong một
quá trình vận động không ngừng, một quá trình nảy sinh giải quyết các u
thuẫn”
Để nhận thức cơ sở PPL sử học Mác - Lênin trong n/c, chúng ta cần tìm hiểu
sơ bộ những nguyên tắc PPLSH của các trào lưu khác nhau ra đời trong lịch sử.
Sơ lược về sự pt lý luận sử học trong khoa học lịch sử
Những yếu tcủa nhận thức lịch sử đã từ khi con người xuất hiện. Nhận
thức lịch sử phát triển theo trình độ nhận thức của con người nói chung đặc biệt
khi lịch sử trở thành một khoa học thì lý luận sử học cũng dần dần phát triển.
+ Thời cổ đại, những tiền đề quan trọng của nhận thức lịch sử đã được thể hiện
trong các truyền thuyết, cổ tích, thần thoại. Tuy nhiên chủ yếu là sự nhận thức về
thời gian; Nhận thức về cái đã qua đến cái đang diễn ra, và cái sẽ tiếp tục ở tương
lai. Tuy nhiên ý niệm về quá khứ của người xưa còn rất hồ… Mặt khác sự nhận
thức lịch sử thời đó vẫn mang nặng tính chất thần tôn giáo. Nhận thức lịch sử
bị hòa lẫn vào các câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết. Tôn giáo đã thần thánh
hóa hiện tại gắn với qkhứ huyền một tương lai xa vời. Tuy nhiên gạn
lọc những tài liệu chân thực trong đó các nkhoa học vẫn tìm ra cốt lõi lịch sử
phản ánh được hiện thực quá khứ thời xa xưa.
Khi chữ viết được phát minh, nó đã nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong
việc nhận thức sự vận động của thời gian, ghi lại những những điều đã xảy ra
làm cho nhận thức lịch sử có cơ sở xác thực hơn. Sự hiểu biết về quá khứ lúc bấy
giờ chỉ mới giới hạn ở việc miêu tả ghi chép những sự kiện xảy ra mà chưa có
hệ thống luận sử học. Tuy nhiên mọi ghi chép đều do những quan niệm nhất
định chi phối.
+ Thời phong kiến
lOMoARcPSD| 40420603
62
luận về sử học đã bước tiến, làm sở cho sự phát triển
của nghiên cứu lịch sử. Trung Quốc xác định mục đích nghiên cứu
không chỉ “khuyên răn điều thiện, ngăn điều ác còn biết sử dụng lịch sử vào
những việc cấp bách của đời sống con người”.
Ở phương Tây vào thời trung đại, sử học bị biến thành tên nô bộc của thần học,
nhà thờ Thiên chúa giáo nắm lấy lịch sử làm công cụ thống trị tinh thần nhân dân.
Các biên niên sử thời kỳ này thể hiện quan điểm “lịch sử diễn ra dưới trần gian là
do kế hoạch và ý định của Chúa”. Đây là quan điểm phản khoa học và chứa đựng
nhiều mâu thuẫn. Từ quan niệm đó, nên phương pháp nghiên cứu, học tập lịch sử
được thể hiện chyếu thể loại kể chuyện cổ tích để y hứng thú cho người nghe.
+ Thời cận đại
Cùng với sự phát triển của lịch sử hội trên các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học kỹ thuật, sự nhận thức về lịch sử, cũng như các ngành khoa học khác
dần dần có cơ sở lý luận một cách hệ thống. Nhiều vấn đề lý luận sử học được đề
ra giải quyết như tính chất, đặc điểm của đối tượng sử học, vấn đề nhận thức
qui luật lịch sử.
Ở phương Tây, tiêu biểu cho lý luận sử học thời cận đại là nhà triết học Italia
Giôvannibattista Vicô (1668 - 1844). Trong quyển “Về nguyên khoa học mới
chung của các dân tộc” Vicô cho rằng, quá trình phát triển cụ thể của lịch scác
dân tộc tuy những điểm khác nhau nhưng đều trải qua “thuở ấu thơ” (thời đại
của thần thống trị) qua thời đại anh hùng của “thời thanh niên”, do đại quí tộc thống
trị đến “thời đại người thường” của thời “tráng niên” tức là thời kỳ quân chủ lập
hiến hoặc nền chính trị dân chủ cộng hòa. Tuy sự phân kỳ này không sở khoa
học, nhưng đã nêu lên được qui luật của sự phát triển xã hội và đề cập một cách hệ
thống các vấn đề luận về con đường nhận thức phương pháp nghiên cứu sử
học.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đánh dấu một cuộc cách mạng trong nhận thức
lịch sử. Trong tác phẩm đầu tiên của mình “Hệ tưởng Đức”; Mác Ăngghen
đã trình bày một cách hệ thống quan điểm duy vật lịch sử của mình. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử khẳng định rằng lịch sử không phải do một cá nhân hay một lực lượng
siêu nhiên nào sáng tạo ra, “những hoạt động của con người theo đuổi mục
đích của mình”. Sự phát triển ấy trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,
kế tiếp trong lịch sử một cách hợp qui luật, theo tác động của quần chúng nhân
lOMoARcPSD| 40420603
62
dân- nhân tố quyết định của sự phát triển của hội. Nhân tố tích cực
nhất đối với sự phát triển lịch sử hội lực lượng sản xuất; và trong
xã hội giai cấp thì đấu tranh giai cấp động lực phát triển lịch sử. Quan điểm
duy vật của chủ nghĩa Mác đã cho chúng ta tìm ra những qui luật trong tình trạng
rối rắm và hỗn độn vẻ bề ngoài của xã hội. Nhờ vậy sử học Mácxít vượt lên, khác
với sử học trước đó, bởi vì khoa học xã hội và sử học trước Mác thì nhiều lắm chỉ
tích lũy được những sự kiện, góp nhặt một cách tình cờ chỉ trình bày một số mặt
nào đó của quá trình lịch sử. Chủ nghĩa Mác đã “mở đường cho việc nghiên cứu
rộng rãi toàn diện quá trình phát sinh phát triển và sụp đổ của các hình thái kinh
tế -xã hội…”
Phương pháp luận sử học Mácxít được Lênin phát triển khi Người bảo vệ
những quan điểm duy vật lịch sử. Lênin còn phân tích sâu hơn vấn đề về phương
pháp nghiên cứu lịch sử Mác đã xây dựng. Người chỉ rõ:“Phương pháp của
Mác trước hết xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời
điểm lịch sử nhất định trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định, tìm hiểu xem
trước hết hoạt động của giai cấp nào là động lực chính của sự tiến bộ có thể xảy ra
trong hoàn cảnh cụ thể ấy”.
Lênin đã nhấn mạnh một nguyên tắc rất quan trọng đối với việc nghiên cứu
lịch sử là phải có “…một thói quen thật sự đối với vấn đề này (tức quan điểm lịch
sử của Mác) một cách đúng đắn và không lạc vào đống chi tiết vụn vặt trong muôn
vàn ý kiến xung đột nhau. Điều quan trọng nhất để có lập trường khoa học đối với
vấn đề y “không quên mối liên hlịch sử bản, xem xét mỗi vấn đtrên
quan điểm một hiện tượng nào đó trong lịch sử đã ra đời như thế nào, những giai
đoạn chủ yếu trong sự phát triển của xem một vật nhất định hiện nay trở
thành cái gì”.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề PPL shọc được sự chú ý của đông đảo các
nhà nghiên cứu lịch sửcũng diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi, một cuộc đấu tranh
gay gắt, liên quan mật thiết đến sự tồn tại của hệ thống chính trị - hội khác
nhau, đến phong trào độc lập dân tộc đến những cuộc cải cách, cải tổ,đổi mới
nhiều nước. lẽ chưa bao giờ những vấn đề PPL sử học, những vấn đề shọc
nói chung, gắn với những vấn đề chính trị sâu sắc như vậy.
Sử học Mácxít Liên (cũ) các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc,
Việt Nam nhiều thành tựu to lớn, đã đấu tranh mạnh mẽ hiệu quả chống
những khuynh hướng sai lầm, phản động các nước TBCN. Tuy nhiên sử học
lOMoARcPSD| 40420603
62
Mácxít ở các nước này cũng phạm những sai lầm về chủ nghĩa giáo
điều, công thức, biệt lập với thành tựu tiến bộ của các nước, nên cũng
hạn chế nhiều sự phát triển của sử học.
Cùng với việc cải cách, đổi mới sử học Mácxít cũng đổi mới cải cách trên
sở bảo vệ vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, phù hợp với tình hình điều
kiện mới của thế giới.
Trong xu hướng chung của thời đại, nổi bật lên với việc quốc tế hóa đời sống
xã hội, với việc xích gần lại giữa các dân tộc, sử học thế giới qua các đại hội, hội
thảo khoa học, các sách, tạp chí… cũng thể hiện tinh thần đấu tranh cho việc
nhận thức đúng lịch sử quá khứ, xây dựng sự hiểu biết, tình hữu nghị, đấu tranh
cho hòa bình, tiến bộ, văn minh ại hội sử học quốc tế ở Canađa 1995 đã thể hiện
quan điểm đó).
Sử học VN trong công cuộc đổi mới đất nước, do Đảng Cộng sản VN khởi
xướng lãnh đạo, đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng
Hồ Chí Minh, tiếp thu di sản sử học của tổ tiên và nhân loại để xây dựng một nền
sử học Mácxít hiện đại. Việc đổi mới được thể hiện trong quan điểm, PPL, nội
dung của nghiên cứu dạy học lịch sử. Các cuộc Hội thảo về “đổi mới nghiên
cứu lịch sử”, “đổi mới dạy học lịch sử”, nhiều bài nghiên cứu đánh giá một số sự
kiện lịch sử VN thế giới chứng tỏ chúng ta cởi mhơn trong tư duy khi nhìn
nhận lại những vấn đề, những con người từ lâu nay vẫn bị xem tiêu cực, thậm
chí phản động nữa, thanh minh cho họ thậm chí lật ngược lại cách đánh giá cũ. Tuy
vậy những biểu hiện mới đó vẫn không ngăn cản được sự xuống cấp đáng buồn
của môn lịch sử trước hết là trên lĩnh vực giáo dục trong nhà trường.
Những thành tựu đã đạt được, những vấn đề mới đặt ra trong PPL sử học, trong
sử học nói chung, đòi hỏi chúng ta nổ lực phấn đấu hơn nữa để xây dựng nền sử
học với PPL của CN Mác - Lênin và TT Hồ Chí Minh.
Câu 2: Những hàm nghĩa của khái niệm lịch sử và sự khác biệt trong nhận
thức lịch sử
Những hàm nghĩa của khái niệm lịch sử:
- 3 tầng hàm nghĩa:
lOMoARcPSD| 40420603
62
1. Thứ nhất , lịch sử chính là quá trình hiện thực khách quan
của xã hội loài người trước đây , hoặc lịch sử của những sự kiện ,
hiện tượng , nhân vật đã từng tồn tại trong quá khứ , tức là lịch sử của một
hiện thực khách quan , trở thành đối tượng nhận thức của những người
nghiên cứu , giảng dạy và học tập lịch sử .
2. Thứ hai, là sự nhận thức lịch sử của con người qua các nguồn sử liệu , thể
hiện kết quả của sự nhận thức lịch sử , tức là lịch sử của chủ thể đối với việc
dựng lại quá khứ lịch sử khách quan có thực mà nay không còn nữa .
3. Thứ ba , chỉ môn khoa học Lịch sử mà theo quan điểm mácxít thì chính là
môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong xã hội loài
người và phát hiện ra quy luật phát sinh , phát triển của nó .
Trong thực tế , cả ba nội dung nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau . Không có hiện tượng lịch sử thì cũng không có nhận thức lịch sử,
không có nhận thức lịch sử thì lịch sử vẫn là ẩn số , là bí hiểm mà con người
không biết được . Chúng ta lần lượt giải quyết từng ý nghĩa nêu trên của lịch
sử và mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Như vậy , hiện thực lịch sử là cái có trước , khách quan , độc lập với sự
nhận thức của Côi Tigười về quá khứ . Chỉ có một hiện thực lịch sử khách
quan và có thể những nhận thức khác nhau , song chỉ có nhận thức nào tiệm
cận với quá khứ , phản ánh đúng ( ở mức độ tương đối ) mới phản ánh chân
thực lịch sử khách quan . Nhận thức được nội hàm khái niệm " Lịch sử " như
vậy mới hiểu và giải quyết được các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu ,
học tập lịch sử .
Sự khác biệt trong nhận thức lịch sử
- Những sự kiện quá trình lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ của xã hội loài
người vốn là một hiện thực khách quan tồn tại độc lập với Ý thức chủ quan
của người nhận thức lịch sự dù chúng ta có biết hay không có thừa nhận hay
không hoặc nhận thức giải thích như thế nào thì hiện thực lịch sử vẫn tồn tại
không thể nào thay đổi được chỉ khi nhận thức đúng đắn mới có thể hiểu
chính xác những sự thật lịch sử tồn tại khách quan không phụ thuộc vào
chúng ta và là đối tượng nhận thức của các thế hệ
- Xung quanh vấn đề hiện thực lịch sự và nhận thức được sự có nhiều cách
hiểu khác nhau do đó thừa nhận quá khứ có tồn tại hay không con người có
khả năng nhận thức được quá khứ hay không và kiến thức lịch sự có nội
dung khách quan hay không là những vấn đề chia ranh giới giữa sự học mác
xít với sự học tư sản cũng là tiêu chuẩn để đánh giá nhà sử học có thái độ
lOMoARcPSD| 40420603
62
khách quan khoa học hay rơi vào chủ nghĩa duy tâm khách quan học
chữ nghĩa chủ quan tư sản.
- Các nhà sử học theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa thực chứng hay chủ
nghĩa kinh nghiệm khẳng định rằng, họ chỉ tin cái gì là chân lí khi các giác
quan của mình nhận thức được cái đó. Họ không thừa nhận các gì ngoài trực
quan là có thực, mà chỉ là ảo ảnh. Vì vậy, đối với họ, quá khứ lịch sử không
có thực. Quan điểm này dẫn đến sự hoài nghi sự tồn tại của quá khú và nhận
thức lịch sử của con người và chính nó đã tạo điều kiện cho sự xuyên tạc
lịch sử.
- Những sự kiện quá trình lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ của xã hội loài
người vốn là một hiện thực khách quan tồn tại độc lập với Ý thức chủ quan
của người nhận thức lịch sự dù chúng ta có biết hay không có thừa nhận hay
không hoặc nhận thức giải thích như thế nào thì hiện thực lịch sử vẫn tồn tại
không thể nào thay đổi được chỉ khi nhận thức đúng đắn mới có thể hiểu
chính xác những sự thật lịch sử tồn tại khách quan không phụ thuộc vào
chúng ta và là đối tượng nhận thức của các thế hệ
- Xung quanh vấn đề hiện thực lịch sự và nhận thức được sự có nhiều cách
hiểu khác nhau do đó thừa nhận quá khứ có tồn tại hay không con người có
khả năng nhận thức được quá khứ hay không và kiến thức lịch sự có nội
dung khách quan hay không là những vấn đề chia ranh giới giữa sự học mác
xít với sự học tư sản cũng là tiêu chuẩn để đánh giá nhà sử học có thái độ
khách quan khoa học hay rơi vào chủ nghĩa duy tâm khách quan học chữ
nghĩa chủ quan tư sản
- Một số sử gia tư sản theo chủ nghĩa chủ quan khác lại cho rằng , quá khứ là
cái gì không hiện thực , vì những con người của thời đại cũ đã chết đi không
bao giờ trở lại , cho nên khái niệm lịch sử của chúng ta không thể là cái phản
ánh về quá khứ không tồn tại , mà chỉ là sự phản chiếu , những quan điểm
khát vọng của riêng ta về cái đã qua . Do đó , nội dung kiến thức lịch sử
hoàn toàn có tính chất chủ quan , không phản ánh được hiện thực khách
quan . Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì nó đồng nhất hiện thực lịch sử
khách quan với việc nhận thức lịch sử và quy cái thứ nhất vào cái thứ hai .
Quan điểm này xuất phát từ nguyên lí triết học xem quá trình lịch sử như sự
tổng hợp hoạt động của những cá nhân riêng lẻ và không có quy luật khách
quan tác động trong đời sống xã hội.
Các sử gia theo chủ nghĩa duy tâm khách quan lại hiểu quá khứ như
cái gì " tồn tại " một chỗ nào đấy , ở bên cạnh hay phía sau cái thực tế hiện
nay . Quan điểm này dẫn tới tư tưởng thần , về sự tồn tại khách quan của " ý
niệm tuyệt đối " và " tinh thần tuyệt đối ” .
lOMoARcPSD| 40420603
62
Những nhà sử học mácxít - lêninnít khẳng định rằng ,
hội loài người là một bộ phận của thế giới vật chất , là sự tiếp tục
của lịch sử quả đất trước khi có con người và xã hội loài người xuất hiện .
Vì vậy , nó là một hiện thực khách quan , tồn tại như giới tự nhiên . Trong
lịch sử , con người hoạt động có ý thức , theo đuổi mục đích của mình khi
tạo nên lịch sử , nhưng lại phải tuân theo những quy luật khách quan của sự
phát triển xã hội và hoạt động trong những mối quan hệ xã hội nhất định .
Cái hệ thống những mối quan hệ xã hội ấy tồn tại khách quan , độc lập với
ý muốn của con ngiời , là cơ sở thực tại ” , là đối tượng nghiên cứu của Sử
học . Thừa nhận sự tồn tại của hiện thức lịch sử khách quan, Sử
học mácxít cũng thừa nhận khả năng nhận thức được hiện thực này. Ngược
lại, do sự phủ nhận sự tồn tại thực tế của lịch sử, các sử gia tư sản cũng phủ
nhận khả năng nhận thức lịch sử của con người.
- Sử gia Mĩ, Biếccơ , đưa những luận cứ để bào chữa cho việc phủ nhận sự
hiểu biết lịch sử . Theo ông ta :
+ Trong nghiên cứu lịch sử , chúng ta không thể tiến hành việc quan sát trực
tiếp nên không hiểu được lịch sử .
+ Không bao giờ chúng ta có đầy đủ tài liệu lịch sử để miêu tả đầy đủ quá
khứ .
+ Nếu có chút ít tài liệu gì , thì tài liệu ấy bao giờ cũng mang tính chất chủ
của người nghiên cứu, bởi vì người nghiên cứu không thể có thái độ vô tư,
không thiên lệch đối với tài liệu.
Lập luận của Biếc cơ hoàn toàn không có căn cứ để khẳng định con người
không có khả năng nhận thức lịch sử. Trước hết, việc không trực tiếp quan
sát lịch sự không phải là trở ngại ngăn cản chúng ta hiểu biết quá khứ.
ngay trong việc nghiên cứu một số ngành khoa học tự nhiên , trong thực
nghiệm cũng như trong lí thuyết , không phải lúc nào nhà khoa học cũng
trực tiếp quan sát , cũng dựa vào thí nghiệm , song vẫn tìm ra được chân lí
khách quan . Dĩ nhiên , nhà sử học không trực tiếp . và không thể nào trực
tiếp quan sát lịch sử . Đó là một khó khăn đáng kể cho việc nghiên cứu lịch
sử , nhưng có thể khắc phục bằng việc nghiên cứu các nguồn tài liệu , được
xử lí một cách chính xác , khoa học . Hơn nữa , trong một mức độ nhất
định , nhà sử học khi trực tiếp quan sát các tài liệu , đặc biệt tài liệu khảo
cổ học , cũng có thể hiểu biết lịch sử quá khứ một cách chính xác .
Câu 3: Đặc điểm của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
*Đặc điểm của hiện thực lịch sử
lOMoARcPSD| 40420603
62
-Là lịch sử có thật, tồn tại thật
-Luôn tồn tại khách quan, nằm ngoài ý muốn của con người: Ví
dụ: Dịch covid bùng phát cuối 2019, nằm ngoài ý muốn của nhân loại thế giới
-Hiện thực lịch sử chỉ có một, xảy ra một lần duy nhất, không lặp lại
- HIện thực lịch sử xảy ra bao giờ cũng gắn với một điều kiện, hoàn cảnh, lý do
cụ thể nào đó>> Mang tính cụ thể, logic *Đặc điểm của nhận thức lịch sử:
-Thực tế cho thấy, nhận thức lịch sử là một vấn đề phức tạp nhất trong hệ thống lý
luận của phương pháp luận sử học. Các nhà sử học Mác-xít đã giải quyết vấn đề
bằng chìa khoá là lý luận phản ánh của V.I. Lênin. V.I. Lênin chỉ ra rằng, nhận thức
của chúng ta không phải là tấm gương phản chiếu khô cứng, thụ động thế giới bên
ngoài. Nhận thức mang tính tích cực, sáng tạo, biện chứng; nhận thức là một quá
trình: “Sự phản ánh của thế giới tự nhiên vào tư duy con người không được hiểu
một cách “khô cứng”, “trừu tượng”, không vận động, không mâu thuẫn, mà phải
hiểu trong một quá trình vận động vĩnh viễn với sự xuất hiện của các mâu thuẫn và
cách giải quyết chúng”4
-Bản chất của quá trình nhận thức lịch sử là ở chỗ: Giữa khách thể và chủ thể nhận
thức lịch sử có những quan hệ xác định. Khi nghiên cứu quá khứ, nhà nghiên cứu
không nhận thức nó một cách thụ động, mà đặt vào đó hàng loạt các hình dung,
tưởng tượng đã hình thành, đã có sẵn trong họ, được nhà nghiên cứu tích luỹ, thu
lượm từ trước. . Điều đó giải thích tại sao cùng một sự kiện, một hiện tượng, những
con người khác nhau lại nhìn thấy những nội dung khác nhau.
- Nhận thức lịch sử mang tính xã hội, gắn chặt với xã hội, là một bộ phận của
nhận thức xã hội, vì khoa học lịch sử nghiên cứu xã hội, tham gia vào đời sống
hội.
-Trong nhận thức lịch sử, yếu tố bao trùm, quy định kết quả nhận thức là vai trò chủ
quan của nhà sử học. Nhà sử học, với tư cách là chủ thể hoạt động nhận thức lịch
sử luôn bị chi phối bởi những yếu tố:
+ Vị trí xã hội của người nhận thức (môi trường, quyền lợi giai cấp, chính trị, kinh
tế)
+
Thái độ đối với hệ thống giá trị (mỗi người có hệ thống giá trị, quy định cách
nhìn nhận, dẫn đến sự đánh giá khác nhau; có giá trị phổ biến, được cả nhân loại
thừa nhận; có giá trị nhóm, nhóm giai cấp, nhóm nghề nghiệp và giá trị cá nhân);
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ Tri thức và học vấn (tri thức càng được mở rộng, lịch sử càng được
nhận thức đầy đủ hơn, kết quả nhận thức càng cao)
+ Tâm lý cá nhân (tô hồng, bôi đen, yêu ghét; con người khác nhau, có tâm lý khác
nhau, song cần dựa trên chuẩn mực đạo đức)
- Trong quá trình nhận thức lịch sử, nhà sử học bị ảnh hưởng bởi quan điểm thời
đại, môi trường xã hội, những quyền lợi khác nhau. Trong đánh giá, kết luận, nhà
sử học bao giờ cũng thể hiện những quan điểm riêng của mình.
- Nhận thức qua hai cách:
+ Nhận thức kinh nghiệm (nhận thức trực tiếp), là quá trình nhận thức mang lại
những tri thức trực tiếp, mang tính kinh nghiệm. Chủ thể (người nghiên cứu) trực
tiếp tác động vào đối tượng nhận thức (sử liệu), nhằm thu nhận được những sự kiện
lịch sử chân thực, khoa học
+ Nhận thức lý luận ( Nhận thức gián tiếp) là quá trình mang lại những tri thức
mới, gián tiếp về sự liên hệ bản chất giữa các mặt khác nhau của đối tượng nghiên
cứu chủ yếu thông qua phương pháp logic, từ đó lý giải, nhận thức những quy luật
cơ bản Giữa hai cấp độ nhận thức này vừa có sự thống nhất, có mối liên hệ chặt
chẽ, vừa có sự khác biệt.
Câu 4: Phân kì Lịch sử
1. Vì sao phải phân kì lịch sử?
- Lịch sử loài người bắt đầu từ khi con người xuất hiện với rất nhiều hoạtđộng
liên quan cho đến nay đã trải qua hàng triệu năm với muôn vàn skiện, không thể
nào tính toán, liệt đầy đủ tất cả nhưng cũng không thể bỏ qua. vậy, cần tập
trung vào những điển hình cốt lõi qua từng thời đại, thời kì, giai đoạn, chặng đường,
bước đi.
- Lịch sử loài người mặc luôn tiến lên những không phải phát triển
thẳngđứng lúc tạm thời thụt lùi. Mỗi dân tộc quốc gia cũng vậy, cũng sự
thăng trầm, mở đầu, phát triển, tiêu vong… Do đó cần phải mốc thời gian phân
kì ở từng thời điểm, triều đại để người đời sau dễ hình dung, phân biệt, so sánh.
- Lịch sử diễn ra trên nhiều lĩnh vực, giống như những lát cắt ghép lại
thànhmột thể hoàn chỉnh. Mỗi cá nhân có vai trò quyết định trong lịch sử, cùng các
thời khác nhau đều những đóng góp, dấu n riêng nên cần phải ghi nhận những
lOMoARcPSD| 40420603
62
đặc điểm nổi bật để phân biệt, so sánh với những vấn đề lịch sử khác
ở cùng thời kì hoặc các thời kì khác nhau.
- Có thể đúc kết bài học, quy luật lịch sử để vận dụng trong cuộc sống.
2. Các quan niệm về phân kì lịch sử
Phân lịch sử vấn đphức tạp của sử học nên quan niệm phân cũng
không có sự thống nhất giữa các nhà sử học từ xưa đến nay. Thậm chí trong giới sử
học cũng không sự thống nhất do quan điểm nhìn nhận (mục đích ý đồ), do lập
trường giai cấp, do trình độ nhận thức, do đặc trưng lịch sử của mỗi nước cũng như
cách tiếp cận vấn đề.
- Thời cổ đại: thông qua các tác phẩm sử học của Herodot Tuycidit tathấy
việc phân lịch sử bám vào các cuộc chiến tranh, giải thích nguyên nhân, diễn biến,
kết quả liên quan đến cuộc chiến tranh ấy.
- Thời trung đại: các nhà sử học thường lấy sự thay thế nhau của các triềuđại
phong kiến để phân kì. Mỗi triều đại lại các ông vua kế tiếp nên việc phân
dựa vào triều đại (cách ghi chép sử biên niên).
- Thời cận đại: sử học phương Tây dựa vào sự tiến bộ trong tiến trình
pháttriển của nhân loại. Họ lấy văn minh làm tiêu chí phân nên người chia
thành thời đại mông muội, man thời nguyên thủy; văn minh nông nghiệp,
văn minh công nghiệp. Trong đó thời đại văn minh nhất sau cách mạng công
nghiệp, do vậy theo họ châu Âu trung tâm, các nơi xa châu Âu lần lượt là Trung
Đông, Viễn Đông…
3. Quan niệm của sử học mác xít:
- Sử học mác xít cho rằng: Xét cho cùng, lịch sử loài người từ khi con
ngườixuất hiện đều cho thấy 2 cuộc đấu tranh lớn: cuộc đấu tranh giữa con người
với tự nhiên và cuộc đấu tranh giữa con người với con người.
+ Cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên: con người muốn chinh phục
tự nhiên, muốn tự nhiên phục vụ mình cho nên cải tạo, cải biến tự nhiên.
+ Cuộc đấu tranh giữa con người với con người: liên quan đến sự mâu thuẫn,
đối lập, thay thế nhau giữa các thời đại, các hình thái kinh tế hội. Thời đại lạc hậu
yếu kém sẽ phải nhường chỗ cho thời đại văn minh hơn.
lOMoARcPSD| 40420603
62
- Từ quan niệm trên, cách phân của sử học mác xít khác với
thời đạitrước, dựa vào sự thay đổi của phương thức sản xuất, sự kế
tiếp nhau của các hình thái kinh tế hội. Mọi dân tộc trên thế giới đều sự thay
đổi theo hình thái kinh tế. Như vậy, quan niệm phân kì lịch sử của sử học mác xít
dựa vào sự thay thế nhau của phương thức sản xuất.
- Căn cứ vào tiêu chí trên, sử học mác xít chi lịch sử loài người ra 5 thời đại:
+ Thời đại nguyên thủy: cách đây 4 – 6 triệu năm, dân tộc nào cũng phải trải
qua.
+ Thời đại cổ đại: 3500 TCN gắn liền với các quốc gia cổ đại.
+ Thời đại trung đại: 476, gắn liền với sự sụp đổ chế độ Roma.
+ Thời đại cận đại: 1556, cách mạng Hà Lan.
+ Thời đại hiện đại: 1917, cách mạng tháng Mười Nga.
- Tương đương với 5 thời đại trên thì sử học mác xít cũng đưa ra 5 hình
tháikinh tế xã hội:
+ Công xã nguyên thủy: nguyên tắc vàng.
+ Chiếm hữu nô lệ: dựa vào mối quan hệ chủ – nô lệ.
+ Phong kiến: châu Âu: lãnh chúa – nông nô; phương Đông: địa chủ phong
kiến – nông dân.
+ Tư bản chủ nghĩa: tư sản – vô sản.
+ Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa cộng sản
- Từ quan niệm trên, sử học mác xít còn thống nhất cách gọi tên phân kì:
+ Lớn nhất là thời đại được tính hàng trăm, thậm chí hàng triệu năm.
+ Dưới thời đại là thời kì, có nhiều, có thể tính theo thập kỉ hoặc thế kỉ.
+ Dưới thời kì là giai đoạn, có nhiều.
+ Dưới giai đoạn là chặng đường, bước đi, biến cố.
Câu 5 (1): Thời gian trong lịch sử: Âm lịch, Dương lịch, Công lịch…(Dũng)
lOMoARcPSD| 40420603
62
-Lịch sử xã hội loài người đang diễn ra trong không gian và thời gian
nhất định.Đây là 2 yếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển xã hội
loài người.
Con người khi mới xuất hiện đã có ý niệm về thời gian và dần dần biết cách tính
thời gian.Từ đó lịch ra đời.Đối với việc nghiên cứu và học tập lịch sử,sự hiểu biết
về lịch và phép tính lịch rất quan trọng.Nó giúp chúng ta hiểu rõ quá trình phát
triển lịch sử qua các giai đoạn thời kì khác nhau
+Thuật ngữ “Lịch”(calendar) ở phg Tây đều do từ Latinh Calendariam có nghĩa
sổ ghi nợ.Sau đó trở thành 1 hệ thống tính thời gian ở các nước dựa theo chu kì vận
động của Mặt trời,Mặt trăng và các vì sao
+Âm lịch là hệ thống tính lịch theo chu kì Mặt trăng quay quanh Trái đất.Mỗi tuần
trăng đúng là 29,33 ngày.Vì vậy trong 1 năm có các tháng 29 ngày hay 30 ngày xen
kẽ nhau.Năm âm lịch gồm 12 tháng dài 354-355 ngày kém 11 ngày theo chu kì khí
hậu.Ngày nay âm lịch ít đúng,chỉ còn dung ở 1 số nước hồi giáo.
+Âm-dương lịch là hệ lịch có cơ sở giống âm lịch,tính theo chu kì Mặt trăng quay
xung quanh Trái đất và điều chỉnh cho phù hợp với chu kì của Trái đất quay quanh
Mặt trời.Tháng tính theo tuần trăng,còn năm thì tính 12 hoặc 13 tháng(năm
nhuận).Lịch được dùng ở Việt Nam,TQ và 1 số nước châu Á khác.Ở VN trước kia
dung âm-dương lịch(quen gọi kh chính xác là âm lịch) ngày nay chỉ còn dung trong
sinh hoạt nhân dân.
+Dương lịch được dung rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.Đây là hệ tính lịch theo
sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời,chu kì cuyển động là 365,2422 ngày và
tính mỗi năm là 365 hay 366 ngày(năm nhuận).Dương lịch được dùng ở Việt Nam
từ cuối thế kỉ XIX ngày nay đã trở thành lịch chính thức.
+Lịch Hy Lạp-La Mã cổ đại,lúc đầu cũng là âm-dương lịch,ra đời khoảng TNK I
TCN.Năm 476 TCN, Xeeda thực hiện 1 cuộc cải cách cơ bản về phép tính
lịch.Theo đó cứ 3 năm(mỗi năm 365 ngày) thì đến 1 năm nhuận 366 ngày.Từ thế kỉ
IV SCN,lịch La Mã chia 1 tuần có 7 ngày.Từ TK III SCN,Công lịch(tức dương
lịch) được sử dụng rộng rãi và trở thành lịch chính thức cho nhiều nước trên thế
giới.
-Cách tính lịch trong học lịch sử
Đơn vị tính thời gian trong lịch sử có các khoảng định lượng như sau
lOMoARcPSD| 40420603
62
+10 năm là
1 thập kỉ
+100 năm là 1 thế kỉ
+1000 năm là 1 thiên niên kỉ
CÂU 5 (2): Thời gian trong lịch sử: Âm lịch, Dương lịch, Công lịch… (Huyền
Thanh)
I. TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH THỜI GIAN?
- Lịch sử hội loài người tính từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất đến nay
đãtrải qua muôn vàn sự kiện khác nhau, không thể ghi nhớ, ghi chép, tính toán được
không thể bỏ qua. Vì vậy, phải tập trung vào những điểm cốt lõi, điển hình qua
từng mốc thời gian cụ thể.
- Lịch sử hội loài người không phải sự phát triển thẳng đứng lúc tạmthời
thụt lùi, có lúc đi lên. Mỗi quốc gia, dân tộc cũng như vậy. Do đó, cần mốc thời
gian cụ thể để người đời sau phân biệt, hình dung, so sánh.
- Lịch sử diễn ra trên nhiều lĩnh vực giống như những lát cắt nhưng đều tạo
thànhmột thể hoàn chỉnh. Cùng các thời gian khác nhau đều có những dấu ấn riêng
để phân biệt, so sánh.
- Từ xa xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó
nghĩra cách tính thời gian. Xác định thời gian một nguyên tắc bản quan trọng
trong việc tìm hiểu và học lịch sử.
II. NGƯỜI XƯA ĐÃ TÍNH THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO?
- Từ xưa, con người đã nhận thấy hiện tượng lặp đi lặp lại thường xuyên n
hếtsáng lại đến tối, hết mùa lại đến mùa đông. Những hiện tượng này liên quan
chặt chẽ đến hoạt động của Mặt Trời, Mặt Trăng.
- Người xưa đã quan sát tính toán được thời gian mọc, lặn, di chuyển của
MặtTrời, Mặt Trăng để phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia
thành giờ, phút,… Trên cơ sở đó làm ra lịch.
- Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều cách làm lịch riêng. hai
cáchchính:
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ Tính theo Mặt Tng di chuyển quanh Trái Đất (Âm lịch).
Nếu tính theo âm lịch cứ gần 3 năm thiếu một tháng, thế họ phải
làm them tháng nhuận để khớp với chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
+ Tính theo Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời (Dương lịch)
+ Đơn vị thời gian: ngày, tháng, năm
III. THẾ GIỚI CÓ CẦN MỘT THỨ LỊCH CHUNG HAY KHÔNG?
- Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các dân tộc, các khu
vựcngày càng mở rộng => Nhu cầu thống nhất thời gian được đặt ra.
- Dựa vào các thành tựu khoa học, công lịch được hoàn chỉnh và được các dân
tộcthừa nhận, sử dụng.
+ Công lịch là lịch chung cho các DT trên thế giới.
+ Theo công lịch 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ.
+ 4 năm có một năm nhuận (thêm một ngày cho tháng Hai).
+ 100 năm là một thế kỉ; 1.000 năm là một thiên niên kỉ.
Câu 6: Những năng lực cần hình thành đối với sinh viên SPLS.
Giáo viên nhân tố quyết định chất lượng GD-ĐT bởi họ giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình dạy học, lực lượng đảm nhiệm việc truyền thụ kiến thức, giáo
dục hình thành nhân cách cho HS. vậy, với cách Sinh viên phạm Lịch
Sử - Trường Đại học phạm Nội, ngôi trường trọng điểm Quốc gia về đào tạo
giáo viên, tôi nhận thấy mình cẩn phải các năng lực như trình độ chuyên môn
vững vàng, có năng lực sư phạm và có những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết.
1. Năng lực sư phạm
Năng lực(Competency) nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động
nào đó hay năng lực thực hiện. Năng lực mang tính “cá nhân hóa”, thể được
hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực
tiễn. Năng lực là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các
tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức (ở đây ntrường)
đạt mục tiêu đề ra; một tổ hợp thuộc tính tâm phức hợp gồm kiến thức,
năng, kinh nghiệm nghthuật cũng như thái độ của chủ thể đối với đối tượng
trong quá trình hoạt động.
lOMoARcPSD| 40420603
62
- Năng lực sư phạm là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề
dạy học nói chung. Năng lực năng mối quan hệ chặt chẽ,
năng lực phạm thuộc tính, đặc điểm của nhân cách còn năng
phạm những thao tác riêng của hoạt động phạm trong các dạng hoạt
động cụ thể.
- Nghề giáo một nghề đặc biệt, ng một lao động nhưng sản phẩm
con người, công cụ lao động là nhân cách của chính mình: “dùng nhân cách
để đào tạo nhân cách”.
Do đó, đòi hỏi ở SV một phẩm chất đạo đức và năng lực rất cao, không thể kể
hết những yếu tố cụ thể, chỉ xét những điểm chung nhất một SV không thể
thiếu.
-Về phẩm chất: phải là người một nhân cách mẫu mực, yêu nghề, mến trò.
Phải luôn luôn là tấm gương sáng cho mọi người, phải giữ cách đạo đức trong
nhà trường, gia đình và hội. Trong giảng dạy, đặt hiệu quả giáo dục lên hàng
đầu, công bằng, nhiệt tình, tôn trọng, gần gũi với HS.
-Về năng lực: không phải chỉ dạy các chuyên môn còn giáo dục HS về
đạo đức, cách, cách ứng xử… “Dạy chữ dạy người”, GV phải luôn hướng
HS hình thành nhân cách đạo đức tốt, tránh những thói hư tật xấu… điều này
luôn lồng ghép khi giảng dạy. Phải là người có kiến thức sâu rộng, nắm vững
chuyên môn, phương pháp giảng dạy khoa học và luôn đổi mới cho phù hợp.
2. Năng lực sư phạm của Sinh viên Sư phạm Lịch Sử
2.1 Kiến thức và tầm hiểu biết
Đây một năng lực bản của năng lực phạm, một trong những năng lực trụ
cột của nghề dạy học và có tác dụng mạnh, tạo ra uy tín của GV nói chung và GV
môn Lịch Sử nói riêng. Nó được thể hiện:
-Nắm vững, hiểu biết về chuyên môn, chuyên ngành và kiến thức cơ bản khác.
-Hiểu bám sát yêu cầu của chương trình môn Lịch sử trong qtrình dạy học,
đáp ứng Chuẩn chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
-Biết chọn lựa tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy. -Thường
xuyên theo i, cập nhật thông tin những công trình khoa học Lịch sử -Biết thực
hiện nghiên cứu khoa học hứng thú với nghiên cứu khoa học. -Có năng lực
tự học, tự bồi dưỡng và hoàn thiện tri thức của mình.
2.2 Năng lực cảm nhận trong quá trình dạy học và giáo dục
lOMoARcPSD| 40420603
62
Dạy học là một quá trình thuận nghịch, thống nhất của hai loại hoạt
động dạy và học do hai thực thể (thầy và trò) đảm nhiệm. Trong quá
trình đó, chức năng của GVtổ chức và điều khiển hoạt động HS, chức năng của
HS chiếm lĩnh tri thức. Kết quả của sự điều khiển một phần tuỳ thuộc yếu tố thầy
càng hiểu trò, hiểu kịp thời bao nhiêu thì càng căn cứ để tổ chức điều khiển
quá trình dạy học và giáo dục của mình bấy nhiêu.
2.3 Năng lực thiết kế bài giảng
Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của GV đối với tài liệu học tập nhằm
làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm cá nhân HS, trình độ, kinh nghiệm của
các em và đảm bảo logic sư phạm. GV phải biết đánh giá đúng tài liệu, xác lập
được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình phù hợp với trình độ
nhận thức của HS.
2.4 Năng lực giảng dạy
Kết quả lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh đối tượng học tập phụ thuộc vào 3 yếu tố: Tnh
độ nhận thức của HS; Nội dung của bài giảng; Năng lực dạy của GV Lịch Sử.
2.5 Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của
mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ. Đây là một trong những năng lực
quan trọng của GV LS
2.6 Năng lực giao tiếp sư phạm
Đó là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những
diễn biến tâm lí bên trong của HS và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lí các
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích
giáo dục.
2.7 Năng lực cảm hoá học sinh
Đó năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với HS về mặt tình
cảm và ý chí. Nói một cách khác, đó là khả năng làm cho HS nghe, tin và làm theo
mình bằng tình cảm, bằng niềm tin.
GV phải một nếp sống văn hoá cao, phong cách mẫu mực, uy n tôn
trọng, yêu thương, tin tưởng HS, biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
HS.
2.8 Năng lực ứng xử sư phạm
Trong quá trình giảng dạy, GV môn học Lịch Sử thường đứng trước nhiều tình
huống sư phạm khác nhau. Điều này đòi hỏi GV phải hiểu biết tâm lí HS, biết giải
quyết linh hoạt và sáng tạo những tình huống sư phạm của từng cá nhân cũng như
tập thể HS.
lOMoARcPSD| 40420603
62
-Có sự thống nhất trong tình yêu thương, sự tôn trọng, niềm tin để
đảm bảo sự công bằng đối với HS
-Sự nhạy bén, linh động trong việc sử dụng các tác động phạm vào các tình huống
(khuyến kích, trách phạt hay ra lệnh...; nếu quá lời hay quá mức thể dẫn đến
“phản sư phạm”).
-Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời, khéo léo áp dụng giải quyết
vấn đề xảy ra, không nóng vội, không thô bạo.
2.9 Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
-GV môn Lịch sử phải biết tổ chức và kêu gọi, cổ vũ HS tích cực tham vào các hoạt
động tập thể, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đấu thể thao…
-Biết tổ chức đoàn kết HS thành một tập thể thống nhất, có kỉ luật.
-Biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội tham gia vào
sự nghiệp giáo dục chung và các hoạt động Giáo dục thể chất nói riêng.
2.10 Năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học
Đây là năng lực không thể thiếu được của GV LS ở bất cứ cấp học nào trong giai
đoạn hiện nay. Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho
giảng dạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng tạo - nghiên
cứu cho GV và HS
2.11 Năng lực đánh giá
Năng lực đánh giá giúp cho GV nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của
HS để xác nhận kết quả của một hoạt động để bổ sung điều chỉnh trong dạy học.
-để tạo được uy tín trước HS, GV phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác
và công bằng.
-Năng lực đánh giá của GV thể tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cả
đánh giá thành công hay hạn chế của HS.
-Khả năng đánh giá đúng của GV đối với HS sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự
học và kết quả rèn luyện ý thức, đạo đức cho HS.
3. Kết luận
Nghệ thuật sư phạm của Sinh viên phạm Lịch Sử được dựa trên sự phát triển
các năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm không chỉ bao gồm những kiến thức, kĩ
năng sư phạm mà cả những kinh nghiệm sư phạm của SV.
Trước khi ra trường dạy học môn Lịch Sử, thì SV cần xác định:
-Học sinh có mong chờ mình không?
-Nhà trường, thầy cô có tin tưởng giao HS cho mình dạy ko?
-Và mình cần chuẩn bị những gì?
lOMoARcPSD| 40420603
62
Câu 7: Các phương pháp trong nghiên cứu, học tập lịch sử
* Phương pháp lịch sử : là phương pháp xem các hiện tượng,
sự vật qua các giai đoạn cụ thể của nó: ( ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi
tính chất cụ thể của nó
* phương pháp logic: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức
tổng quát , nhằm vạch ra bản chất, quy luật , khuynh hướng chung trong sự vận
động của cái khách quan được nhận thức này
>>> Ăng ghen đã chỉ rõ rằng: về bản chất , phương pháp lôgic không phải là gì
khác mà cũng là phương pháp lịch sử, chỉ có khác là đã thoát khỏi những hình thức
lịch sử của nó và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên có tác dụng phá hoại của nó.
Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đó
>>> hai phương pháp này có mối liên hệ biện chứng với nhau
Lưu ý: không được đồng nhất 2 phương pháp này vì mỗi phương pháp có
chức năng của mình
Mỗi sự vật của thế giới khách quan đều có quá trình lịch sử cụ thể của nó ,
tức đều có quá trình vận động, biến đổi, phát triển trong những điều kiện
hoàn cảnh nhất định. DO đó, phải có phương pháp lịch sử diễn lại, miêu tả,
quá trình phát triển hiện thực của nó
Con người chỉ có thể nhận thức được sự vật trong sự phát sinh, phát triển,
trong sự thay thế cái cũ bằng cái mới. Muốn nhận thức đúng đắn và sâu sắc
phải nhận thức được bản chất và quy luật của nó
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic không có sự khác nhau về
nguyên tắc. Sự khác nhau là ở chỗ phương pháp lịch sử miêu tả cái lôgic của
lịch sử bằng sự kiện, hiện tượng cụ thể, bằng cách theo sát từng bước những
sự kiện và hiện tượng ấy, bằng cách phản ánh toàn bộ sự kiện lịch sử từ lúc
phát sinh và phát triển đúng kết cục của chúng.
*phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ khai thác một cách khoa học, chính xác nội dung của tài liệu được dùng làm sử
liệu . đối với bất cứ tài liệu nào cũng đều càn được kiểm tra khoa học cẩn thận đặc
biệt các nguồn tài liệu truyền miệng và tài liệu thành văn
+ mỗi tài liệu ít nhiều đều có yếu tố chủ quan làm biến đổi sự kiện được phản ánh
trong tư liệu, cho nên bằng nhiều cách “ thanh lọc” khỏi nội dung tư liệu những yếu
lOMoARcPSD| 40420603
62
tố không phản ánh đúng hiện thực >>> phối hợp với phương pháp
quan sát để thu thập tư liệu.
*phương pháp so sánh:
- xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhận thức của con người
_ ngày nay càng được sử dụng rộng rãi
- So sánh sự giống nhau và khác nhau theo chiều dọc và tiến trình thời gian ....
- Ưu điểm: làm nhận thức rõ các mặt quan hệ mật thiết với nhau trong lịch sử:
kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng
+ giúp cho các dân tộc hiểu rõ những nét chung và riêng của mỗi
dân tộc để giúp hiểu nhau hơn, thắt chặt hơn các quan hệ và tình hữu nghị
+ góp phần phát triển về mặt lý luận của phương pháp nghiên cứu lịch sử
nói chung cũng như bản thân các phương pháp cụ thể
Về mặt kĩ thuật: vận dụng phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch
của lôgic hình thức vào nghiên cứu lịch sử . Tiến trình:
+ tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng
+ tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự kiện lịch sử
- Phải tuân theo những nguyên tắc phương pháp luận chứ không phải tuỳ tiện
theo cảm tính chủ quan để rút ra được sự kiện khách quan của sự kiện lịch
sử.
*phương pháp định lượng:
Đây là phương pháp vận dụng toán học vào nghiên cứu lịch sử
Từ những năm 50 của thế kỉ phương pháp định lượng mới được sử dụng rộng rãi
Làm cho việc nghiên cứu lịch sử phong phú chính xác hơn việc nghiên cứu đơn
thuần theo phương pháp định tính.
Các phương pháp định lượng sử học thường được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử
gồm có:
+ tìm số bình quân phép tính là một chỉ tiêu thường dùng trong thống kê để rút ra
mức trung bình của các sự vật hiện tượng
+ tính tỉ lệ phần trăm
+ tính tỉ lệ tăng trưởng bình quân
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ phương pháp phân tích mối tương quan giữa hai hiện tượng lịch
sử.
*phương pháp liên ngành : sử liệu học, văn bản học , bi kí học, cổ tiền học, huy
hiệu học, địa lý lịch sử học, cổ văn hiến học, nhân danh học, lưu trữ học, triết học,
tâm lý học, xã hội học.....
Tìm những tài liệu có liên quan ở các ngành trong và ngoài khoa học lịch sử
+ sử dụng các nguồn sử liệu tuộc nhiều ngành khoa học làm cứ liệu vững chắc cho
việc giải thích lích sử
Câu 8 (1): Sử học phương Đông và phương Tây cổ đại. (A.Hoàng)
Sử học phương Đông Sử học phương y
- Triết lí lịch sử được trình bày thông
qua các loại hình văn học, các giáo
lý của các tôn giáo.
- VD: Trung Quốc, shọc ra đời
khá sớm được chỉ đạo bởi một
quan điểm nhất định, như dùng quan
niệm thiện ác để xem xét, đánh
giá lịch sử. Song ở thời cổ đại
Trung Quốc vẫn chưa có quan điểm
lí luận sử học một cách hệ thống.
- Về nội dung: Sử học phần hạn
chế về các skiện, chủ yếu tập trung
vào các quan hệ ngoại giao, các
hành động quân sự cũng như công
việc, sự kiện mang yếu tố thần
của trời đất đối với con người.
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng sử
học phương Đông thời cổ đại đã
đặt nền móng cho sự phát triển
của nền sử học sau này phát triển
hơn.
- Các nhà sử học thời cổ đại Hy Lạp,
RôMa cho rằng, sự hiểu biết lịch sử
việc nắm được những gì đã sảy ra
trong quá khứ, đặc biệt những sự
kiện liên quan đến đời sống kinh tế,
hội, nhất những cuộc chiến
tranh và công việc ngọi giao.
- Về sau các nhà sử học phương Tây
nhận thấy rằng, chỉ ghi chép sự kiện
quá khứ chưa đủ Việc
nghiên cứu lịch sử chỉ ích khi nào
bổ sung những ch trình bày,
những nguyên nhân lịch sử”
- Sử học ra đời là một nhu cầu tất yếu
khách quan của lịch sử thời đại
- Quan niệm về lịch của các sử gia
thời cổ đại phương Tây còn nhiều
hạn chế mang nhiều yếu tố thần
thoại.
Nhìn chung, về mặt luận , Sử
học phương Tây thời cổ đại còn
nhiều hạn chế, tuy nhiên đã xây
dựng một sở triết học cho việc
nhận thúc quá khứ, tạo điều kiện
để phát triển nền sử học hiện đại
sau này
lOMoARcPSD| 40420603
62
Câu 8 (2): Sử học phương Đông và phương Tây cổ đại: (Mai
Trinh)
1. Sử học phương Đông cổ đại:
- phương Đông nhà nước ra đời sớm, cho nên sử học cũng sớm ra đời và phát
triển.
- Giai cấp thống trị sử dụng kiến thức như một công cụ, vũ khí để khống chế, đàn
áp về mặt tinh thần nhân dân bị trị.
- Tầng lớp thống trị giành cho mình quyền biên soạn lịch sử để phục vụ cho xã
hộicó áp bức => Sử học phương Đông cổ đại là sử học của giai cấp thống trị.
- Tuy vậy, nhân dân lao động vẫn ghi nhớ, kể chuyện, giáo dục lịch sử cho thế hệ
trẻ và hình thành nhiều quan điểm nhận thức khác nhau - quan điểm nhận thức của
giai cấp bị trị.
- Sử học của giai cấp thống trị:
+ Hình thành trong xã hội có giai cấp, trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
+ Thể hiện quan điểm tư tưởng, lập trường của giai cấp thống trị.
VD: tài liệu lịch sử trong các văn kiện của vua Sume, Áccát, văn tự thời Ân -
Thương (Trung Quốc), tài liệu lưu trữ của nhà thờ và tư nhân,...
- Việc lựa chọn và giải thích sự kiện lịch sử trong các tài liệu mang tính chất giai
cấp rõ rệt.
VD: những tài liệu thời Cổ vương quốc - Trung vương quốc ở Ai Cập ca tụng
chiên công của Pharaông trong các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Những hình thức biên soạn lịch sử: biên niên sử, tiểu sử, tự truyện,...
Khi tìm hiểu về nền sử học phương Đông cổ đại, ta thường tìm hiểu đến 2 nền sử
học của Trung Quốc và Ấn Độ.
A, Sử học Trung Quốc cổ đại:
- Khoảng 2000 năm TCN, xã hội có giai cấp đầu tiên hình thành ở TQ trên lưu
vực sông Hoàng Hà. Trong quá trình phát triển, giai cấp thống trị TQ xâm chiếm
đất đai, mở mang lãnh thổ của mình ở lưu vực sông Dương Tử.
- Trong bộ máy chính quyền nhà nước của giai cấp thống trị, có các quan viên
chuyên ghi chép các sự việc xảy ra chủ yếu trong cung đình, gọi là “sử quan”.
lOMoARcPSD| 40420603
62
- Các sử quan luôn giữ khí tiết của bản thân khi viết sử, thà
chết chứ nhất định không chịu chép sai sự thật. VD: những nhà chép
sử thời Xuân Thu (TK VIII - V
TCN) - câu chuyện về 5 vị Thái sử
- Nhìn chung sử học cổ đại TQ chủ yếu là sử học của giai cấp thống trị, ghi chép
về mọi sự việc có liên quan đến đời sống nhà vua và phản ánh rất ít đời sống xã hội
- nhân dân.
* Tp sử học tiêu biểu:
-Kinh Xuân Thu:
+ Xuân Thu vốn là cuốn sử của nước Lỗ do Khổng Tử biên soạn.
+ Được chép theo thể biên niên với yếu tố thời gian là 2 mùa xuân, thu.
+ Khổng Tử đã thêm, bớt, chỉnh lý, đánh giá lại sự kiện lịch sử; tập hợp một số tấm
gương đạo đức, nghĩa hiệp trong quá khứ để răn dạy người đương thời.
+ Tư tưởng cốt lõi: “Chính danh tự” (gọi đúng chức phận), “Định danh phận” (mỗi
người được hưởng những gì đúng với địa vị, chức phận), “Ngụ bao biếm” (bao
hàm khen, chê).
+ Phân chia ranh giới thứ bậc một cách tuyệt đối, rành mạch.
B. Sử học Ấn Độ cổ đại:
- Các nhà nước Ấn Độ cổ đại xuất hiện từ 2500 TCN (ven s.Ấn), 1500 TCN (ven
s.Hằng); được phản ánh trong bộ kinh thi Vê đa và các bộ sử thi.
* Bộ kinh Vê đa:
+ Gồm 4 tập, tập hợp những bài ca ngợi các vị thần, tượng trưng cho các thế lực
của thiên nhiên (mưa, sấm, lửa, sông, biển,...)
+ Qua các tập kinh Vê đa, người đời sau hiểu được tình hình xã hội lúc bấy giờ: sự
phân chia thứ bậc, đẳng cấp, các luật lệ, tập tục, những cuộc chiến tranh,... và cuộc
đấu tranh của con người với tự nhiên.
*Bộ sử thi Mahabharata:
+ Được sáng tác tập thể bởi quần chúng trong nhiều thế kỷ thuộc TNK I TCN khi
những bộ tộc Aryan đã định cư ở đồng bằng Ấn Hằng và phát triển thế lực xuống
miền NamẤn.
+ Gồm 110.000 câu thơ đôi, tức là 220.000 dòng thơ.
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ Nội dung: Diễn tả quá trình nổ ra, diễn biến, kết quả của trận chiến
đấu lịch sử 18 ngày đêm giữa 2 dòng họ Rauvana và Panđava - đều
là con cháu của thuỷ tổ Ấn Độ Bara.
=> Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là phản ánh của cuộc chiến tranh giữa
các bộ lạc Aryan trong quá trình xây dựng những quốc gia cổ đại.
+ Là bộ “bách khoa toàn thư” của Ấn Độ, cung cấp nhiều hiểu biết về đời sống văn
hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của nhân dân Ấn Độ.
“ Cái gì không tìm thấy trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy ở Ấn Độ”
*Sử thi Ramayana: 7 cuốn
500 đoạn
24.000 câu thơ đôi
+ Kể về cuộc chiến đấu giữa hoàng tử Rama với bọn quý tộc Racxaxa suốt 14 năm.
+ Phản ánh cuộc sống, nguyện vọng, ước mơ của nhân dân Ấn Độ thời bấy giờ.
+ Là nguồn cảm hứng lớn nhất cho các nhà thơ Ấn Độ qua các thời kỳ.
+ Có nhiều bản Ramayana được lưu hành ở nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ do
sự đa dạng về ngôn ngữ bằng tiếng Hindi, Bengali, Atxami,...
2. Sử học phương Tây cổ đại: A,
Sử học Hi Lạp cổ đại:
- Sử học Hi Lạp cổ đại từ thế kỷ IV TCN đến thế kỷ II TCN đã phát triển về số
lượng tác phẩm và trình độ nghiên cứu, nhất là thời của Hêrôđốt và Tuyxilít.
- Thế giới quan biện chứng của người Hi Lạp phát triển trong quá trình quan sát
các hiện tượng tự nhiên và niềm mong muốn giải thích các hiện tượng này 1 cách
khoa học => Chủ nghĩa duy vật của người Hi Lạp xuất hiện ảnh hưởng tới sự ra
đời của sử học.
- Trong thời cổ đại, Hi Lạp là nơi phát triển rực rỡ nhất của sử học. Các học giả Hi
Lạp cổ đại sử dụng lịch sử như một công cụ để khái quát, tìm ra cái đẹp và lẽ phải
trong cuộc sống trên cơ sở khôi phục lại hình ảnh quá khứ.
- Các tác phẩm sử học chủ yếu mô tả 1 cuộc chiến tranh, lịch sử 1 thành phố hay
một địa phương nào đó.
- Hi Lạp là nơi có nền sử học phát triển mạnh mẽ nhất thời cổ đại.
lOMoARcPSD| 40420603
62
- Phương pháp chủ yếu mà các tác giả sử học Hi Lạp sử dụng là sưu
tầm, tìm tòi trong dân gian những câu chuyện lịch sử.
- Toàn bộ những tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân văn, đem lại những tấm
gương, bài học cho hậu thế => Sử học được coi là “Người thầy của cuộc sống”.
- Sử học chưa mang tính khoa học đầy đủ, chưa chú ý tới sự chân xác của sử liệu,
còn nhiều hạn chế: xem nhiệm vụ của sử học chỉ là việc thu thập các sự kiện
trong quá khứ và trình bày lại một cách đơn giản; hay xem sử học là một loại hình
nghệ thuật chỉ có tác dụng tái hiện.
- Các nhà sử học tiêu biểu: Hêr đốt, Tuyxilít, Pôlibi
* Hêrôđốt (490 - 425 TCN)
+ Ông là kiều dân cư trú ở Atten, đi nhiều nơi ở châu Âu, châu Á thu thập nhiều tài
liệu quý về kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều dân tộc. => Là người có kiến thức
uyên thâm về địa lý, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau.
+ Tác phẩm: - gồm 9 quyển viết về Lịch sử Hi Lạp, Babilon, Atxiri, Ba Tư, Ai
Cập.
- “Chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư”: thể hiện tính chính nghĩa của người Hi
Lạp, tính phi nghĩa của đế quốc Ba Tư.
+ Nguyên tắc sáng tác: Truyền lại tất cả những gì người ta nói. Tuy chưa tách lịch
sử với những câu chuyện kể về khoa học tự nhiên, địa lý, văn học, song ông đã
thành công trong việc ghi lại cho đời sau những tấm gương anh hừng của các chiến
sĩ Hi Lạp.
+ Ông được mệnh danh là “ Người cha của sử học phương y”
*Tuyxilít (460 - 391/395 ? TCN)
+ Ông trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến tranh => có điều kiện viết “Lịch sử
cuộc chiến tranh Pêlôpône” miêu tả cuộc chiến giành quyền bá chủ Hi Lạp: phe
Xpác với đồng minh Pêlôpône và phe Atten với đồng minh Đêlốt.
+ Mục đích viết sử: để đời sau có quan niệm rõ ràng hơn về quá khứ.
+ Đặt tính chính xác của sử học lên hàng đầu, chỉ ghi chép các sự kiện sau khi ban
thân được mục kích và nghiên cứu chính xác.
+ Không đưa sự can thiệp của thần linh vào hoạt động con người, tỏ thái độ hoài
nghi với tôn giáo.
lOMoARcPSD| 40420603
62
=> Những quan điểm viết sử của Tuyxilit được xem là đỉnh cao của
sử học Hi Lạp thời cổ đại.
* Pôlibi (201 - 120 TCN)
+ Sống trong thời kỳ suy yếu của Hi Lạp cổ đại
= Tác phẩm: bộ “Thông sử” đồ sộ gồm 40 quyển
Nội dung: trình bày lịch sử các nước Địa Trung Hải bị Roma chiếm đóng từ năm
246 -146 TCN.
+ Chú trọng nghiên cứu mối quan hệ giữa vùng, quốc gia; là người đầu tiên đưa ra
khái niệm “Lịch sử thế giới”
+ Quan tâm hàng đầu cho tính giáo dục của sử học => những câu chuyện mà ông
thu thập đều nêu gương cho mọi người.
+ Xác định nhiệm vụ của sử học: Tìm nguyên nhân của các biến cố lịch sử.
+ Tách các nhân tố siêu nhiên ra khỏi lập luận của mình, cho rằng “đem thần linh
vào lịch sử là che dấu sự dốt nát và bất lực”.
B, Sử học Rôma cổ đại:
- Tiếp thu thành tựu của sử học Hi Lạp cổ đại và phát triển nó.
- Điểm mới đó là đã xác định niên đại của sự kiện nhờ sự tiến bộ của phép đo thời
gian (năm 46 TCN lịch Juliu xuất hiện). - Phát triển về hình thức biên soạn lịch
sử:
+ Taxit có “Biên niên sử Rôma”
+ Plutac có “Tiểu sử so sánh”
+ Apian viết “ Lịch sử Rôma”
- Hạn chế: giải thích sự kiện bằng tâm lý của nhân vật đã tham gia vào sự kiện, sự
can thiệp của thần linh, vẫn lẫn lộn với những câu chuyện hoang tưởng.
- Các sử gia tiêu biểu:
*Titơ Livơ (59 - 17 TCN):
+ Là nhà sử học nổi tiếng nhất trong thời kỳ trị vì của Ôguyxtơ.
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ Tác phẩm: “Lịch sử” và “Lịch sử biên niên” - viết về lịch sử buổi
đầu của đế quốc Rô ma, ghi chép quá trình diễn biến chính trị của đế
quốc Rôma, bóc trần sự thối nát của nền chuyên chế.
+ Quan niệm: Trong quá trình phát triển của lịch sử, con người có vai trò quyết
định. Tuy nhiên chưa thoát khỏi vai trò của số mệnh, điềm lành - dữ, hiện tượng
thần bí.
*Plutac (45 - 127 ?)
+ Là nhà văn và là nhà sử học.
+ Người Hi Lạp, nhưng làm quan chấp chính cho chính quyền Rôma.
+ Tác phẩm: “Tiểu sử so sánh” - viết về cuộc đời các nhân vật lịch sử quan trọng
của Hi Lạp, Rô ma và tính tình, lời nói, việc làm của họ. Viết theo thể truyện kí,
vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học.
+ Quan điểm: đánh giá nhân vật lịch sử dựa vào tính cách của họ chứ không chỉ về
vai trò chính trị.
==> Nhìn chung các nhà sử học Rôma cổ đại đã có nhiều đóng góp quan trọng vào
sự phát triển của nền sử học thế giới, dù trong các tác phẩm của họ những diễn
biến chính trị - xã hội vẫn được giải thích một cách thần bí, siêu nhiên.
Câu 9: Một số trường phái sử học phương Tây cận hiện đại
I. Sử học thời khai sáng
Sử học là 1 bộ phận của trào lưu tư tưởng trong thời đại chủ nghĩa tư bản
đang lên, mở đường cho chủ nghĩa tư bản thắng thế
Tùy từng tình hình cụ thể của mỗi nước ở châu Âu mà tư tưởng, văn hóa nói
chung, sử học nói riêng của của thời kì Khai sáng cũng có những nét khác
nhau:
Ở Pháp: các nhà sử học đã nêu vấn đề về quy luật trong quy luật lịch sử bản
chất của con người, trong mối quan hệ con người với tự nhiên
Anh: các nsử học Khai ng đãm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử chế độ
phong kiến trong thời trung đại, như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc bóc
lột địa tô của phong kiến
lOMoARcPSD| 40420603
62
Đức: nhà khai sáng nổi tiếng Hecđe đã phát triển tưởng vsự
thống nhất tính quy luật của sự phát triển lịch sử. Ông nêu những
mâu thuẫn trong quá trình phát triển lịch sử, song lại cho rằng sự phát triển
này sẽ đến đỉnh cao nhất- lòng nhân đạo
Ở Nga: Lômônôxốp muốn nghiên cứu lịch sử dân tộc trong phạm vi lịch sử thế
giới, tìm hiểu các giai đoạn thịnh suy thay nhau trong lịch sử. Còn Rađixếp
nghiên cứu lịch sử trên quan điểm cách mạng, làm công cụ chống chế độ
chuyên chế và chế độ nông nô
® Nhìn chung, sử học Khai sáng đạt được những thành tựu cụ thể:
Thứ nhất: các nhà shọc Khai sáng đã có stiến bộ trong việc giải thích sự
phát của lịch sử. họ đã thoát khỏi những quan niệm sai lệch về nguyên nhân
có tính chất huyền của sự phát triển xã hội (do thần linh, các lực lượng siêu
nhiên tạo ra) mà tìm thấy động lực của sự phát triển nằm ngay trong bản thân
tự nhiên và xã hội; đó là các nhân tố khí hậu, địa lý, văn hóa kinh tế…
Thứ hai, tư tưởng về sư tiến bộ của nhân loại và sự vận động của xã hội cũng
xuất hiện trong thời Phục hưng, được các nhà sử học Khai sáng trình bày
ràng, có cơ sở khoa học
Thứ ba, các nhà sử học Khai sáng đã đạt được kết qủa trong ng tác phê phán
sử liệu, nâng lên một trình độ mới, cao hơn, khi xây dựng các cơ sở làm tiêu
chí cho việc xác minh tư liệu trong nghiên cứu lịch sử
Sử học Khai sáng phát triển còn thể hiện sự ra đời của các ngành khoa học bổ
trợ cho sử học: niên đại học, văn kiện học, cổ tự học Sử học khai sáng còn
có những hạn chế:
Khi giải về sự khác nhau sự thay đổi của xã hội thì những nhà sử học khai
sáng lại quá đề cao các nhân tố tĩnh, độc lập với hành động của con người
Tư tưởng về sự tiến bộ xã hội dựa trên sự phát triển nội tại của xã hội mà chỉ
căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của các sự kiện
Nhận thấy sự phát triển của lịch sử sự phát triển đi lên, ngày càng hoàn thiện,
do những quy luật chi phối, không phải là sđiều khiển của Chúa, song họ lại
hiểu 1 cách máy móc, theo công thức toán học
lOMoARcPSD| 40420603
62
II.Sử học thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
6.1.1. Các khuynh hướng sử học chủ yếu
a)Hêghen và triết lí duy tâm về lịch sử
Ông một nhà triết học lớn của Đức và thế giới vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế
kỉ XIX, sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp Stuttgart, sau đó theo học
khoa triết học thần học trường đại học Tubingen.Thời còn trẻ, ông chủ yếu
quan tâm nghiên cứu những vấn đề lịch sử, pháp quyền và tôn giáo.
Từ những năm 1800 – 1803, ông chịu ảnh hưởng của Schelling – một nhà triết
học Đức nổi tiếng đương thời, ông bắt đầu say mê các vấn đề triết học.
Ông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng luận biện chứng về sự phát
triển. Triết học của ông là triết học duy tâm khách quan nhưng mang tính biện
chứng. Theo ông nền tảng thế giới ý niệm tuyệt đối”, trước tự nhiên
loài người thông qua quá trình vận động và phát triển.
Trong phạm vi triết học lịch sử, Hêghen đã nêu lên được mối liên hệ nội tại của
sự vận động không ngừng sự thay đổi, biến đổi của hội.Ông đưa ra quan
niệm về sự tiến bộ của lịch sử thế giới, dựa trên nguyên tắc của sự phát triển biện
chứng.
Hêghen cho rằng lịch sử một quá trình thống nhất, phát triển hợp quy luật,
các giai đoạn lịch sử không lặp lại một bước cần thiết cho sphát triển chung
của nhân loại. Ông đã nhận thấy nguồn gốc, quá trình phát triển đi lên, khách quan
của xã hội loài người. Đây là một sự tiến bộ lớn trong nhận thức lịch sử.
Hêghen khẳng định con người là chủ thể đồng thời là kết quả của lịch sử. Lịch
sử kết quả của qtrình hoạt động của con người của quá trình hoạt động của
con người. Về vai trò của nhân đối với lịch sử, ông nhấn mạnh vai tcủa các
nhân. Khi xem xét lịch sử, theo Hêghen cần phải kết hợp tính đảng tính khách
quan.
Tuy nhiên, về mặt triết lịch sử, phép biện chứng duy tâm của ông còn nhiều
hạn chế: chưa đưa đến việc giải thích lịch svề mặt vật chất; xem trình độ phát
triển của lịch sử là trình độ phát triển của tinh thần; tính duy tâm trong nhận thức
của ông dẫn đến sai lầm về chính trị.
lOMoARcPSD| 40420603
62
b)Răngke và khuynh hướng sử học khách quan
Răngke (1795 - 1886) ntriết học người Đức. tưởng về triết
lịch sử của Răngke ảnh hưởng lớn đến các nhà shọc châu Âu, đặc biệt
Đức Pháp. Ông được công nhận “bậc thầy của sử học phương Tây” lúc bấy
giờ và lập nên trường phái Răngke.
Răngke theo thuyết bất khả tri thần học, thừa nhận ảnh hưởng trực tiếp của thần
thánh đối với lịch sử cho rằng con đường của Đấng tối cao không thể nhận
thức được.Ông đưa ra các quy tắc viết sử như sau:
- Nhà sử học không có nhiệm vụ xem xét, đánh giá quá khứ, cũng như
khôngdùng để giáo dục người đương thời mà chỉ mô tả khách quan các sự kiện.
- Không có sự phụ thuộc giữa chủ thể nhận thức (nhà sử học) với đối
tượngnhận thức (sự kiện lịch sử). Về thực chất, Răngke không thừa nhận quy luật
khách quan của lịch sử mà cho rằng, lịch sử là sự thể hiện “ý thượng đế” và nhà
sử học phải diễn tả.
- Lịch sử là toàn bộ những sự kiện tồn tại khách quan trong bản thân mình.
Nómang một hình dáng sẵn có, một cấu trúc đã được xác định, nó tiếp cận trực
tiếp với tri thức.
- Nhận thức phù hợp với một khuôn mẫu máy móc. Nhà sử học ghi nhận
sựkiện lịch sử một cách thụ động như chiếc gương phản chiếu hình ảnh của một
vật.
Theo Răngke cuộc đấu tranh tồn tại, độc lập, ảnh hưởng chính trị là
những cái tạo thành nội dung cơ bản của lịch sử. Vì thế, ông chú trọng đến các sự
kiện quốc tế trong quá trình nghiên cứu, thậm chí sự phát triển của một dân tộc
cũng bị ảnh hưởng từ bên ngoài chi phối.
Để đảm bảo tính khách quan, Răngke luôn coi trọng sử liệu chân xác nhưng đôi
khi đã tầm thường hóa hoặc hiểu sai lầm về các sự kiện.
Tóm lại, quan điểm sử học của Răngke và khuynh hướng sử học khách quan của
ông đã nêu được bản chất của một số nhân vật sự kiện lịch sử nhưng lại quy sự
phát triển của lịch sử do “hoạt động của những nhân vật siêu phàm”, phủ nhận
vai trò của quần chúng nhân dân, xuyên tạc lịch sử. Vì vậy, quan điểm của Răngke
không phản ánh đúng lịch sử khách quan chỉ nhằm đề cao các nhà quân phiệt
thuộc giai cấp địa chủ và đại tư sản Đức.
lOMoARcPSD| 40420603
62
Quan điểm sử học của Răngke chứng tỏ rằng, nếu tuân thủ theo
một quan điểm phi khoa học, lạc hậu, bảo thủ, phản động về chính
trị thì thừa nhận sự tồn tại của những hiện tượng khách quan của qkhứ
cũng không thể nhận thức đúng hiện thực lịch sử.
c)Khuynh hướng sử học lãng mạn
Một khuynh hướng sử học tư sản, lấy mục đích luận của thuyết tiến hóa làm
sở tưởng, ra đời. Đại biểu cho xu ớng này các nhà shọc Pháp thời
Trung hưng như Chieri, Ghidô… Khuynh hướng này gọi là khuynh hướng sử học
lãng mạn, chứng minh thế giới luôn phát triển theo một lôgic nhất định với
hình tự do dân chủ tư sản.
Điểm nổi bật là các nhà sử học lãng mạn đã phát hiện ra giai cấp, đấu tranh giai
cấp, nguồn gốc của đấu tranh giai cấp quan hệ sở hữu tài sản. Họ cho rằng lịch
sử của chế độ phong kiến và sự hình thành của hội sản lịch scủa cuộc đấu
tranh giữa đẳng cấp thứ ba (chiếm đa số trong dân tộc Pháp) chống lại quý tộc
tăng lữ (chỉ thiểu số). Đây một quan điểm tiến bộ để tìm thấy động lực thực sự
của sự phát triển xã hội.
Tuy nhiên, khi nêu các vấn đề về giai cấp đấu tranh giai cấp những nhà sử
học lãng mạn Pháp một số hạn chế nhất định. Trước hết, họ không ý niệm
về quan hệ sản xuất lực lượng sản xuất khi đưa sinh hoạt xã hội vào quan hệ tài
sản, họ mới thấy được những đặc trưng của giai cấp đang đấu tranh chống lại lực
lượng phong kiến chứ chưa thấy đó là đấu tranh giai cấp.
Các nhà sử học Pháp còn tìm cách chứng minh sự vĩnh hằng của chủ nghĩa
bản, xem cuộc đấu tranh thủ tiêu chế độ phong kiến cuộc đấu tranh cuối cùng,
đẳng cấp thba cả dân tộc Pháp, không còn mâu thuẫn hội để đấu tranh
chỉ sự chung sống hòa bình. Quan điểm này không chỉ bảo vệ giai cấp
sản thống trị mà còn là một sự nhận thức không khoa học, phản động về chính trị.
d)Khuynh hướng sử học thực chứng
Sử học thực chứng xuất hiện nửa sau thế kXIX, khi chủ nghĩa bản chuyển
dần sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng
gay gắt dẫn đến cuộc cách mạng trong những năm 1848 - 1871 châu Âu, đặc biệt
là ở Pháp.
lOMoARcPSD| 40420603
62
Chủ nghĩa thực chứng cho rằng chỉ có những sự kiện, hiện tượng
nhìn thấy được, cảm thấy được được kiểm nghiệm bằng khoa học
nhiên mới thực. Theo đó, khoa học không thể dựa vào những suy trừu
tượng phải dựa vào những sự việc đã được thực chứng. Điều này cũng nghĩa
khoa học chỉ làm việc miêu tả chứ không giải thích, không vạch bản chất sự vật.
Từ quan niệm này, A. Côngtơ chia khoa học ra làm hai loại: khoa học trừu tượng
khoa học cụ thể. Ngoài hội học, tất cả các ngành khoa học hội đều khoa
học mô tả.
Về sự phát triển, Côngtơ quan niệm hội loài người phát triển liên tục, thay đổi
dần dần, không quy định về thời gian và không gian trải qua ba giai đoạn. Ba giai
đoạn này được ông đề xuất trong quy luật “ba trạng thái”: trạng thái thần học (tưởng
tượng); trạng thái siêu hình học (trừu tượng); trạng thái khoa học (thực chứng).
Theo ông, quy luật ba trạng thái phù hợp với một cấu nhất định của ttuệ con
người.
Chủ nghĩa thực chứng biểu hiện của ý thức hệ sản tdo. Mặc về căn
bản thể hiện sự yếu ớt, chủ nghĩa công thức nhưng đã nh hưởng lớn đến sự
phát triển của sử học, làm xuất hiện khuynh hướng sử học thực chứng với các đại
biểu như Lănggơloa Xâynhơbốt các nhà sử học khác của Pháp, Đức, Anh.
Các nhà sử học thực chứng chú trọng đến phương pháp nghiên cứu, đặc biệt
công tác sử liệu,chú ý khôi phục các sự kiện nhưng không chú ý đến tính giáo dục.
Vì vậy, sử học thực chứng đã đóng góp to lớn về công tác sử liệu và phương pháp
nghiên cứu lịch sử.
Các nhà sử học thực chứng quan niệm tài liệu rất đơn giản chỉ bao gồm những
tài liệu viết tay, những sắc lệnh, thư tín, những bản thảo để lại dấu ấn của tư tưởng
và hành động có liên quan đến lịch sử. Quan niệm như vậy đã bỏ qua nhiều nguồn
tài liệu quý khác, nhất không nêu được ý thức chủ quan của người viết tài liệu,
sự xuyên tạc lịch sử của một số tài liệu không khoa học. Theo đó, nhiệm vụ của sử
học chỉ là một bản kê khai những tài liệu có thể sử dụng được, theo nhận thức chủ
quan của mình. Đó là quan điểm duy tâm về sự kiện và sưu tầm, xử lí tài liệu.
Các nhà sử học thực chứng không chú ý đến việc khái quát hóa, phát hiện quy
luật, không thấy được những mâu thuẫn bên trong của quá trình phát triển, không
thấy được sự gián đoạn bước nhảy vọt trong sphát triển thống nhất, nhiều
mặt, đầy mâu thuẫn của xã hội.
lOMoARcPSD| 40420603
62
Những hạn chế trên đây làm cho sử học thực chứng không đáp ứng
được u cầu phát triển của sử học nhu cầu nghiên cứu lịch sử của
các nhà sử học. Vì vậy, xu hướng chống chủ nghĩa thực chứng bắt đầu xuất hiện
vào cuối thế kỉ XIX.
Một khuynh hướng sử học khác cần phải nhắc đến là thuyết “Châu Âu là trung
tâm”. Theo thuyết này, châu Âu cái nôi của lịch sử loài người, cho nên nghiên
cứu lịch sử thế giới là nghiên cứu lịch sử châu Âu. Những quốc gia, dân tộc ngoài
châu Âu chỉ những nước phụ cận, không tác dụng mấy đến sự phát triển
của lịch sử loài người. Thuyết “Châu Âu là trung tâm” nhằm biện hcho chủ nghĩa
thực dân tiến hành việc xâm lược đô hộ các nước nhỏ, yếu ở phương Đông. Nó
cũng tuyên truyền cho “kẻ khai hóa các dân tộc thuộc địa của bọn thực dân”…
Với khuynh hướng triết học lịch sử trên đây, cùng với những thành tựu đạt được
của mình trong thế kỉ XIX, ràng sử học sản đã phát triển đến đỉnh cao nhất
của nó. vậy, thế kỉ XIX như cách gọi của nhà sử gia Pháp Berr được gọi là thế
kỉ của sử học”.
e)Thuyết Căng mới
Thuyết này trước hết xuất hiện Đức vào cuối thế kỉ XIX đầu XX, tuy nêu
khẩu hiệu “Trở về với Căng” nhưng trên thực tế đã vứt bỏ những yếu tố tích cực
của Căng mà giải thích xã hội theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Những người theo chủ nghĩa Căng mới chia làm hai trường phái: trường phái
Macbua trường phái Badên. Trường phái Macbua chủ yếu sdụng các khái
niệm phương pháp toán học, khoa học tự nhiên để phân tích lôgic luận chứng
cho chủ nghĩa duy tâm. Trường phái Badên chú ý trước hết đến phương pháp luận
sử học.
- Quan niệm sử học của trường phái Badên, đại diện là Vinđecbăng và Ricơ.
Họ tìm cách đặt sở cho các quan điểm duy tâm về lịch sử sự giải chủ
quan các vấn đề nhận thức luận. Theo Ricơ, nhận thức không phải là sự phản ánh
hiện thực, không đem lại “bản sao” của hiện thực s“biến đổi”, “giản lược”
hiện thực. Tức là, chủ thể nhận thức đã “thay đổi”, “sắp xếp” lại hiện thực khách
quan bằng các cảm giác của mình, bằng các khái niệm và các suy luận.
Trường phái nêu lên sự đối lập hoàn toàn giữa khoa học lịch sử và khoa học tự
nhiên. Sự khác biệt giữa các khoa học không chỉ thể hiện nội dung còn
lOMoARcPSD| 40420603
62
phương pháp nhận thức. Loại khoa học tự nhiên nhằm rút ra những
kết luận tổng quát nên phải sử dụng “phương pháp khái quát hóa”.
Loại khoa học lịch sử sử dụng “phương pháp thể hóa” để nghiên cứu các hiện
tượng riêng lẻ.
Do đặc điểm riêng biệt của các loại khoa học này nguyên “cấu tạo khái
niệm cũng khác nhau”. Trong khoa học tự nhiên, phương pháp chủ đạo là phương
pháp quy nạp các khách thể riêng lẻ về các khái niệm chung, đưa ra các trừu tượng
hóa, các đồ, các quy luật chung. Các khoa học lịch sử chỉ tái hiện hiện thực mang
đặc tính biệt nên không những khái niệm tổng quát, không quy luật lịch sử
cũng như phủ định khả năng nhận thức của khoa học lịch sử.
Để xác định sự kiện lịch sử, Ricơ đề ra nguyên lí xếp hạng giá trị văn hóa”.
Theo ông, khác với quá trình tự nhiên, trong quá trình lịch sử đã nảy sinh “những
giá trị văn hóa” nhất định như nnước, pháp luật, tôn giáo, đạo đức… Chính
những giá trị này cung cấp cho nhà sử học nguyên lí chọn lựa và tiêu chuẩn đánh
giá sự kiện lịch sử.
Đầu thế kỉ XX, Max Weber đưa ra quan niệm cho rằng sử học có khả năng xây
dựng các khái niệm chung cần phải khái quát hóa sự kiện nhưng lại cho rằng
“các khái niệm tổng quát” do khoa học lịch sử đưa ra không phải là phản ánh hiện
thực khách quan chỉ “hình ảnh duy trừu tượng” được hình thành không
phải trong quá trình phản ánh phức tạp của hiện thực trong quá trình tách thành
những phần hay những mặt riêng biệt ra khỏi các sự kiện lịch sử cụ thể tương ứng
với quan điểm về giá trị mà sử gia lựa chọn.
Tư tưởng phương pháp luận của hai ông được các sử gia sản đầu thế kỉ XX
ủng hộ. Họ chống lại chủ nghĩa duy vật lịch sử và tạo cơ sở để hợp pháp hóa cách
diễn giải lịch sử một cách chủ quan khi kêu gọi phải khái quát trong nghiên cứu
lịch sử.
III. Sự ra đời và phát triển của sử học Mácxít
Trong phong trào đấu tranh của giai cấp công dân, chủ nghĩa Mác ra đời đó
chủ nghĩa hội khoa học thể hiện lập trường quan điểm của giai cấp công
nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình- xóa bỏ chế độ bản,
xây dựng chủ nghĩa xã hội
lOMoARcPSD| 40420603
62
Trên sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu
hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử học mác xít ra đời. Mác, Ăngghen
và Lênin đã đặt nền móng và phát triển của 1 nền sử học mới- sử học mácxít-
lêninnít
Mác và Lênin đối với việc xây dựng và phát triển của nền sử học mới
Sử học mác xít ra đời dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng
vào nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mác, Ăng ghen, Lên in là những người đặt nền móng cho 1 nền sử học mới
Công lao của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là làm cho khoa học khoa học
lịch sử trở thành 1 khoa học thực sự chân chính từ đó shọc Mácxít được
hình thành và hoàn thành công cuộc cách mạng trong khoa học xã hội
Vai trò của Lênin
Là người đã kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kì đế quốc chủ
nghĩa
Lênin đã bảo vệ khoa học lịch sử mác xít chống lai sự công kích của các nhà
sử học lịch sử khuynh hướng xét lại…
Cống hiến lớn nhất của ông là nghiên cứu các vấn đề lí luận về khoa học lịch
sử
Hoàn chỉnh hơn nữa phương pháp nghiên cứu lịch sử
Học thuyết phản ánh
a. Một số quan điểm cơ bản của sử học mácxít- lêninnít
Sử học là 1 khoa học thực sự, chân chính
Đối tượng nghiên cứu là con người có ý thức với những biểu hiện phức tạp
của lý trí và nguyện vọng trong mỗi con người
Quy luật của lịch sử phải được nhận thức qua xem xét tổng thể các sự kiện và
mối liên hệ giữa các sự kiện
Phương pháp duy vật biện chứng khi áp dụng để xem xét lịch sử xã hội đã dẫn
đến sự hình thành lí luận và phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Các nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khám phá ra cơ chế của sự phát
triển, đưa ra 1 hình về việc giải thích sự phát triển của lịch sử qua việc
diễn giải 3 mâu thuẫn nội tại của xã hội
lOMoARcPSD| 40420603
62
Học thuyết về hình thái KT-CT
Mác đã chỉ ra 5 thái kinh tế xã hội và chỉ ra sự thay đổi từ hình thái
xã hội này sang hình thái xã hội khác được tiến hành thông qua cách mạng
xã hội
Học thuyết về đấu tranh giai cấp: chủ nghĩa Mác cũng vạch rõ những
nguyên nhân của sự phân chia giai cấp trong xã hội và chứng minh vai trò
của cuộc đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội
Học thuyết về kinh tế- xã hội và đấu tranh giai cấp là 2 hòn tảng của chủ
nghĩa Mác- Lênin. Nó giải thích đúng sự phát triển đi lên, hợp quy luật của
xã hội loài người. Nó là những quan điểm cơ bản của phương pháp luận sử
học. Vì vậy kẻ thù của giai cấp vô sản đã tấn công mạnh mẽ vào học thuyết
này
Chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử
Mác đã chỉ ra rằng sự hiểu biết về quá khứ sức mạnh to lớn nằm trong tay
con người, công cụ không chỉ đnhận thức thế giới còn để cải tạo thế
giới
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Chủ nghĩa Mác chỉ rõ rằng đằng sau lợi ích nhân lợi ích của tập đoàn
hội các giai cấp khác nhau của hội. Điều này cho phép các nhà shọc
đi sâu vào bản chất cấu trúc của tư liệu, phê phán sử liệu đầy đủ chính
xác
Sự phát triển sử học thế giới dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác
Từ cuối TK XIX sử học mácxít đã có những ảnh hưởng nhất định đối với việc
nghiên cứu lịch sử ở 1 số nước châu Âu: Đức, Pháp, Nga, Italia
® Như vậy sau khi ra đời sử học mácxít đã nhanh chóng phát triển thu được
nhiều thành tựu đáng kể. nền sử học mác xít đã nhanh chóng khẳng định được
vị trí trong xã hội, đấu tranh chống lại các khuynh hướng sử học sản đương
thời, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ và tuyên truyền cho chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
Câu 10: Sử học Viêt Nam thời Trần, Lê Sơ và Nguy
1. Thời Trần.
lOMoARcPSD| 40420603
62
a. Hoàn c nh lịch sử:
- Sang nhà Trần, đất nước tiếp tục phát triển vì đã có nền tảng vững chắc từ thời
Lý.
+ Về chính trị, tiếp tục xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, tổ
chức bộ máy nhà nước đã quy củ, các chính sách lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội
đều được coi trọng và phát triển, trong đó có giáo dục.
+ Về kinh tế, bên cạnh việc chú trọng phát triển tất cả các ngành kinh tế thì các
công trình quan trọng như đắp đê, chống lụt lội, thiên tai được tiến hành nhằm đảm
bảo sản xuất và cuộc sống của con người. Về văn hóa – xã hội, các chính sách về
thuế khóa, quan chế, binh chế, học chế đã quy củ…
Tất cả những chính sách này một mặt nhằm củng cố chính quyền, mặt khác
tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất để đi tới thời kì phát triển thịnh đạt nhất của
chế độ phong kiến Việt Nam. Nhờ vào việc xây dựng đất nước hùng mạnh
nên nhân dân ta đã ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược (1258,
1285 và 1287 - 1288).
- Việc xây dựng đất nước hùng mạnh và đánh thắng giặc ngoại xâm để bảo vệ
nền độc lập dân tộc đã tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống tinh thần của nhân
dân ta lúc bấy giờ. Như thế, nhu cầu chép sử, viết sử thời Trần đã được đáp ứng vì
đất nước đã phát triển mạnh, có nền tảng từ thời Lý
- Trong bộ máy nhà nước đã có Viện Quốc sử - là cơ quan quốc gia chuyên lo
việc sưu tầm và biên soạn lịch sử dân tộc.
- Nhiều nhà sử học có tiếng đã xuất hiện, tiêu biểu là Lê Văn Hưu nhà sử học lớn
đầu tiên của Việt Nam.
b. Thành tựu:
lOMoARcPSD| 40420603
62
- Đại Việt sử kí được Lê Văn Hưu biên soạn xong năm 1272, đời vua
Trần Thánh
Tông, gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Võ Đế đến năm đầu của Lý Chiêu Hoàng.
Đến nay bộ sách không còn nữa, những phần lớn và chủ yếu của nội dung được
chép lại trong Đại Việt sử kí toàn thư của các nhà sử học thời Lê.
- Ngoài ĐVSK thì còn 1 số khác như :
+ Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc.
+ Việt Nam thế chí.
b.Tác gi , tác phẩm tiêu biểu
- Tác giả Lê n Hưu với tác phẩm “Đại Việt sử kí”Văn Hưu (1230 - 1322)
người làng Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông
đỗ Bảng nhãn, đã từng làm Kiêm pháp quan rồi Binh bộ thượng thư, sung chức
Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện Giám tu.
- Về tên gọi tác phẩm, Đại Việt sử kí tức Sử của nước Đại Việt. Bộ Đại Việt sử kí
hoàn thành năm 1272, dưới đời vua Trần Thái Tông. Bộ sử gồm 30 quyển, chép
từ đời Triệu Võ Đế (tức Triệu Đà – 207 TCN) đến năm đầu của Lý Chiêu Hoàng
(1225). Bộ sách này không còn nữa, nhưng những phần lớn và chủ yếu của nội
dung sách được các nhà sử học đời Lê là Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công
Trứ, Lê Hy chép lại trong bộ Đại Việt sử kí toàn thư. Qua đó, chúng ta có thế thấy
được giá trị và ý nghĩa của bộ Đại Việt sử kí đối với sử học nước ta.
- Về phương pháp chép sử, Lê Văn Hưu cũng theo phương pháp biên niên, nhưng
có kết hợp với phương pháp sưu tầm tài liệu thực tế, noi gương Tư Mã Thiên đi
xem phong thủy các nơi. Ông đã thâu lượm thêm, chỉnh lí các tài liệu lịch sử, ít ra
là hình thế núi sông và các địa điểm có liên quan đến các sự kiện lịch sử. Những
nơi ông đã đi qua giúp cho việc viết sử của mình được sinh động. - Nội dung bộ
lOMoARcPSD| 40420603
62
Đại Việt sử kí, có “Sự tích các triều đại” và “việc” của các triều đại.
Nội dung còn có phần “lệ” hay “nghĩa lệ” (những quy định, phép tắc
phải thực hiện), như việc quy định nhà vua mới chết, chưa an tang thì gọi là “đại
hành”, khi đã an tang rồi thì mới đặt tên thụy cho nhà vua… Bộ sử còn có những
lời bình luận (khen, chê để làm gương cho đời sau).
- Giá trị của tác phẩm:
+ Thứ nhất, với Đại Việt sử kí lần đầu tiên diện mạo của lịch sử dân tộc từ Triệu
Đà cai trị đến hết triều Lý (1225) đã hiện lên, dù chưa thực sự đúng đắn và chính
xác rõ rệt.
+ Thứ hai, Đại Việt sử kí tuy không phải là tư liệu gốc (vì nó lấy nhiều tư liệu từ
các sách sử Trung Quốc, từ các ghi chép của các sử quan, từ trong truyền thuyết
dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác), nhưng với nền sử học nước ta
nó lại đóng vai trò như tư liệu gốc. Các sử gia sau này có thể lấy đó làm điểm xuất
phát, kiểm tra, đối chiếu với các nguồn sử liệu khác để tiếp cận sự thật lịch sử.
+ Thứ ba, Đại Việt sử kí có được những lời bình khá đặc sắc. Ví dụ: “Trưng Trắc,
Trưng Nhị là đàn bà hô một tiếng mà khắp nơi hưởng ứng và giành thắng lợi mau
chóng, thế mà trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay
làm tôi tớ cho người thật đáng xấu hộ với hai chị em họ Trưng”. Những lời bình ấy
đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng niềm tin ở sức
mạnh, nghị lực và tài năng của dân tộc, bồi dưỡng ý chí xây dựng một nước Đại
Việt giàu mạnh và văn minh, sánh vai ngang hàng với phong kiến Trung Hoa bấy
giờ.
+ Thứ tư, Đại Việt sử kí thể hiện khá rõ một số quan điểm quan trọng về việc viết
sử, hình thành hệ thống quan điểm sử học và lối chép sử theo thể biên niên dưới
thời phong kiến. Cụ thể: Quán triệt một mục đích rõ ràng là rút ra bài học kinh
lOMoARcPSD| 40420603
62
nghiệm giữ nước, xây dựng nước và cũng là bài học kinh nghiệm trị
nước, giữ nước cho vương triều được tồn tại lâu dài. Điều này được
thể hiện rõ là Lê Văn Hưu đã dành nhiều đoạn để ca ngợi các anh hùng cứu nước,
cổ vũ dân tộc Việt.
Ông cũng dành nhiều đoạn để khuyên nhủ các ông vua phải có nhân, có đức. Đại
Việt sử kí thể hiện quan điểm rõ ràng về đối tượng của việc ghi chép sử, đó là sự
tích của các triều đại, là các sự việc của triều đình cùng với “điển chương”, “nghĩa
lệ” của nó. Quan niệm ấy được các sử gia sau này noi theo khi biên soạn sử của
mình như Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên, Lê Quý Đôn… Tác giả coi việc bình luận,
khen chê là để nêu gương cho triều đình, cho con cháu đời sau. Đây được coi là
nhiệm vụ trọng yếu của người viết sử.
- Hạn chế của tác phẩm:
+ Thứ nhất, Đại Việt sử kí bỏ qua không chép thời Văn Lang – Âu Lạc (Hồng
Bàng). Mặc dù lúc bấy giờ chỉ có truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích
chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường. Nhưng nếu tác giả phủ nhận hoàn toàn
những truyền thuyết này, tức là tước bỏ sự lý giải “cần phải có” cội nguồn dân tộc
của dân tộc ta. Do không viết về thời kì này mà tính dân tộc trong cuốn Đại Việt sử
kí bị yếu đi nhiều. Bắc sử (sử Trung Quốc) họ cũng đều mở đầu bằng việc giới
thiệu các truyền thuyết về thời kì Tam Hoàng, Ngũ Đế. Ngô Sĩ Liên sau này đã
nhận ra thiếu sót ấy và thêm vào kỉ Hồng Bàng và kỉ nhà Thục (An Dương Vương)
vào sách Đại Việt sử kí toàn thư.
+ Thứ hai, Đại Việt sử kí trình bày nhà Triệu như là một triều đại mở đầu cho lịch
sử nước ta, coi Nam Việt là nước ta, coi Triệu Đà là vua của nước ta và đã hết lời
ca tụng Triệu Đà như là một bậc Đế vương vừa có đức, vừa có tài và là người mở
đầu cho quốc thống nước ta. Sai lầm này của tác phẩm là thuộc về chủ quan của tác
giả nhưng cũng có nhiều nguyên nhân 16 (cũng có thể là ảnh hưởng của văn hóa
lOMoARcPSD| 40420603
62
Trung Quốc) nên sau này các sử gia khác cũng cứ theo Đại Việt sử kí
mà chép. Sai lầm này đã làm giảm giá trị lịch sử và tư tưởng dân tộc
trong tác phẩm.
+ Thứ ba, sử liệu hầu như chỉ viết về triều đình chứ không nói nhiều đến tình hình
kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống của nhân dân.
+ Thứ tư, Đại Việt sử kí dựa quá nhiều vào Bắc sử và những sự kiện Bắc sử này lại
chưa có sự tra cứu thận trọng, không có sự phê phán và sàng lọc. Điều này làm
giảm đi giá trị của bộ quốc sử. Thứ năm, Đại Việt sử kí coi “nghĩa lộ”, “điển
chương” của Nho giáo Trung Quốc cổ đại là chuẩn mực tuyệt đối đúng đắn, là
khuôn mẫu cho muôn đời. Quan điểm này dẫn tới những lệch lạc trong việc bình
luận, đánh giá các triều đại và nhân vật lịch sử.
- Ý nghĩa của tác phẩm: Bộ sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu đối với lịch sử
Việt Nam rất quan trọng, không khác gì bộ Sử kí của Tư Mã Thiên đối với lịch sử
Trung Quốc. Đại Việt sử kí là bộ sử đầu tiên của nước ta và Lê Văn Hưu là người
đặt nền móng cho sự hình thành nền sử học dân tộc và xứng đáng được đời sau tôn
là “người cha của nền sử học Việt Nam”. “Khi nói Đại Việt sử kí giữ vai trò mở
đầu cho nền sử học nước ta, không chỉ hàm ý về mặt thời gian mà còn muốn nhấn
mạnh rằng Đại Việt sử kí thực sự là công trình khai phá, mở đường cho những
bước đi tiếp theo của sử học Việt Nam trên nhiều phương diện như sử liệu, nội
dung tư tưởng, phương pháp chép sử, về mục đích của sử học và cả về quan niệm
của người viết sử nữa” (Đặng Đức Thi). 2.Sử học thời Lê
a. Hoàn c nh:
- Sau khi khôi phục độc lập dân tộc nhân dân ta bước vào thời ki khắc phục hậu
quả chiến tranh , khôi phục và phat triển đất nước
lOMoARcPSD| 40420603
62
- Cải tổ bộ máy hành chính làm cho quyền lực của trung ương xuống
tận địa phương
- Mở rộng giáo dục khoa cử tuyển chọn nhân tài
- Nhà Lê thành lập Viện Quốc sử để ghi chép những trang sử hào hùng của dân tộc-
Có các chức quan: Tu soạn, Tu sử, Đồng tu sử từ đó xuất hiện các nhà sử học với
các công trình quý giá
b. Các công trình :
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã tuyên cáo cả nước về chiến công vĩ đại đã
khôi phục nền độc lập dân tộc
+ Lam Sơn thực lục ghi chép về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ Đại Việt sử kí tục biên của Phan Phu Tiên
+ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên
+ Việt giám thông khảo của Vũ Quỳnh
+ Việt sử toàn thư bản kỉ tục biên của Phạm Công Trứ
+Trung Hưng thực lục của Hồ Sỹ Qúy
+ Lê Qúy Đôn với Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Bắc sứ thông lục
+ Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sỹ
+ Các tác phẩm khuyết danh: Thiên nam minh giám, Thiên nam ngữ lục
- Sử học thời Lê đã cõ bước phát triển với những công trình sử học với các
nhà sử học nổi tiếng
- Lịch sử dân tộc được ghi chép đầy đủ, hệ thống thể hiện ý thức tự chủ,
độc lập, lòng yêu nước, tự hào dân tộc
c. Tác phẩm tiêu biểu
lOMoARcPSD| 40420603
62
Đại Việt sử ký toàn thư- Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê
-Là một tập đại thành của nhiều sử gia do Ngô Sỹ Liên khởi đầu và
đặt cơ ở đầu tiên của bộ sử cùng với những đóng góp của Vũ Quỳnh, Lê Tung,
Phạm Công Trứ,
Lê Hy
- Bố cục: phần đầu, ngoại kỷ, bản kỷ
- Nội dung: ghi chép một cách hệ thống từ họ Hồng Bàng đến năm 1675
- Phương pháp viết sử: biên niên- Giá trị:
+ Bộ sử biên niên được thực hiện theo quan điểm chính thống của triều đại
phong kiến
+Tư tưởng Nho giáo làm cho người đọc tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức
phong kiến
+ Là bộ sử có hệ thống tư liệu, sử liệu gốc cổ nhất của Việt Nam
+ Nổi bật trong bộ sử là tinh thần dân tộc, ý thức độc lập tự chủ về cương
vực lánh thổ thống nhất, toàn vẹn
+ Bộ sử thể hiện đúng đắn về nguồn gốc giống nòi, niềm tự hào chính đáng
về quá khứ của dân tộc
+ Đáng trân trọng là những lời bàn của các sử gia về sự việc, con người, các
anh hùng dân tộc
+ Là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu Lịch sử Việt Nam trước
1675
-Hạn chế:
+ Chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, Nho giáo lúc bấy giờ
+ Có một số sai lầm về sử liệu và cách đánh giá
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ Không mấy đề cập đến đời sống nhân dân và các quan hệ xã hội
2. Sử học Việt Nam thời Nguy n.
a. Hoàn c nh
- Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn, khôi phục chế
độ phong kiến trong cả nước và duy trì sự thống trị của mình trong gần một thế kỉ (
1802 – 1885)
- Các vua đầu Nguyễn trong lúc ra sức lập lại trật tự phong kiến cũng khôi
phụckinh tế, phát triển văn hoá, giáo dục, củng cố sự thống trị của nho giáo nhằm
tạo ra sức sống cho chế độ… Điều này cũng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và
sự phát triển của nền văn hoá dân tộc
- Trong sự phát triển chung ấy, sử học việt Nam vẫn tiếp tục đi lên. Song xã
hôiVN thời Nguyễn có những biến động sâu sắc, nhất là sự xâm nhập, rồi xâm lược
nước ta của thực dân pháp
=> sử học Việt Nam trong thế kỉ XIX chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử đó.
b.Thành tựu
- Đại Nam thực lục.
+ 2 phần tiền biên và chính biên.
+ Được biên soạn theo lối ghi chép các sự kiện chính trị kinh tế an ninh,…
+ Quan điểm nêu gương và soi gương qua lịch sử ở bộ sách này hoàn toàn theo tiêu
chuẩn cương thường đạo lý của Nho giáo.
= > Hạn chế trong việc khôi phục lại quá khứ lịch sử dân tộc mà các triều đại trước
đạt được.
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ Là di sản quý về sử học mà Quốc sử quan triều Nguyễn để lại.
+ So với các bộ sử trước, Cương mục được tổ chức biên soạn chặt
chẽ chu đáo gần 30 người tham gia trong 20 năm.
- Tập hợp được thành tựu của sử học Việt Nam trước đó đã có đóng góp quan
trọngvề tư liệu và pp chép sử.
- Đại Nam quốc sử di n ca.
+ Là 1 trong sách sử phổ thông, trích tóm tắt sự kiện xảy ra từ thời Hồng Bàng đến
thời Chiêu Thống nhằm ca ngợi công lao của nhà Nguyễn khi trấn thủ Đàng Trong
đến khi thống nhất đất nước.
+ Là tác phẩm diễn ca có giá trị về mặt sử hjc và văn học.
- Hoàng lê nhất thống trí.
+ Là 1 tác phẩm kí sự lịch sử ra đời đầu thế kỉ XIX.
+ Tác phẩm minh hoạ khá sinh động bức tranh xã hội VN 3 thập kỉ của TK XVIII
và mấy năm đầu TK XIX.
- Lịch triều hiến chương loại chí ( Phan Huy Chú ).
+ Hoàn thành trong 10 năm có tính chất tổng hợp mọi mặt đời sống xã hội nước ta.
+ Chia làm 10 chí mỗi chí giới thiệu sinh hoạt xã hội nước ta, được trình bày theo
một trình tự chung.
+ Đánh giá là bách khoa toàn thư của nước ta.
c. Tác gi , tác phẩm tiêu biểu:
* Tác phẩm “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán
triều Nguy n.
lOMoARcPSD| 40420603
62
- Những điểm tiến bộ của tác phẩm:
- Đây là bộ quốc sử lớn nhất của nước ta (tính từ sau khi bộ sử đầu tiên – Đại Việt
sử kí của Lê Văn Hưu đến thời Nguyễn) với sự có mặt của 30 người tham gia
biên soạn và 12 người đằng, nhiều người có tên tuổi nổi tiếng như Phan Thanh
Giản, Trương Quang Đản, Nguyễn Thông… và do vua Tự Đức làm chủ trì biên
soạn, kéo dài trong 28 năm mới hoàn thành (1856 - 1884). Tổng cộng có 52
quyển chứa đựng nhiều nguồn tư liệu lịch sử phong phú về lịch sử dân tộc, viết từ
thời Hùng
Vương đến năm 1789. Như vậy, trong lịch sử phong kiến Việt Nam trước đó, chưa
có bộ quốc sử nào lớn và đồ sộ, mất nhiều thời gian biên soạn và nhiều người tham
gia như thế.
Thông qua các phần: Ngự phê, Cẩn án, Lời các sử gia… đã cung cấp cho chúng ta
các quan điểm, các lời bình sắc bén và sâu sắc qua các thời kì lịch sử của dân tộc.
Cương mục toát lên tinh thần dân tộc, lòng tự hào tự tôn dân tộc sâu sắc. Cương
mục thể hiện tinh thần khoa học, khách quan trong ghi chép lịch sử. Trong quá
trình biên soạn Cương mục, Quốc sử quán đã thu nhận được nhiều sách từ các địa
phương gửi đến, tham khảo 24 bộ sử của Trung Quốc để tìm tài liệu có liên quan
đến lịch sử nước ta. Như vậy, ở một góc độ nào đó mà nói thì bộ quốc sử này thể
hiện khá khách quan và khoa học trong sưu tầm và biên soạn.
- Cương mục là bộ sử cuối cùng do Quốc sử quán của một triều đại phong kiến
nước ta biên soạn, nó tập hợp được nhiều thành tựu của sử học Việt Nam trước đó
và đã có nhiều đóng góp quan trọng về tư liệu và phương pháp chép sử. Tuy vẫn
chép theo lối biên niên, song Cương mục đã chú ý tới việc kết hợp chép theo tuế
thứ (chép thứ tự thời gian theo hệ can – chi của phép lịch xưa) và niên thứ (thứ tự
hàng năm của niên hiệu một đời vua). Việc chép sử dựa theo bộ Thông giám
cương mục của Chu Hy đời Tống (1130 - 1200), bộ Cương mục của triều Nguyễn
lOMoARcPSD| 40420603
62
nêu ra từng Cương, chép ra thành từng mục, tức là ở phần Cương chỉ
chép đại cương về sự việc, đến phần Mục mới chép rõ chi tiết sự
việc. Nhờ vậy, khi người đọc tiếp xúc sẽ nhận thức và tiếp thu lại sẽ có hệ thống
hơn
- Những điểm hạn chế của tác phẩm:
+ Tên của bộ sử đã thể hiện sự hạn chế ở chỗ: Khâm định Việt sử thông giám
Cương mục, có nghĩa là “vâng lệnh vua viết lịch sử nước nhà để treo gương sáng
cho mọi người noi theo mà học tập”. Như thế là thể hiện rõ quan điểm viết sử theo
tiêu chuẩn cương thường đạo lý của Nho giáo, từ đó đánh giá con người và sự việc.
Vì mục đích dùng sử để đề cao, ca tụng vương triều Nguyễn cho nên trong bộ sử
có nhiều chỗ lịch sử bị xuyên tạc, nhận định thiếu công bằng, khách quan.
Ví dụ, khi viết về chiến công của Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán năm 938
trên sông Bạch Đằng, Quốc sử quán bình như sau: “Ngô Quyền gặp được ngụy
triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoàng Thao là thằng hèn kém, nên mới có được
trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đấy là việc may có gì đáng khen”. Nhận xét về
quân dân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên – Mông thì họ nhận xét “vì những
tướng sai sang đều không phải là tướng giỏi”…Việc xuyên tạc lịch sử và quá đề
cao dòng họ Nguyễn như vậy đã làm giảm đi giá trị quý báu của bộ quốc sử này.
+Cương mục ghi chép theo biên niên, mối quan di truyền nên không phải là tài liệu
tổng hợp. Do đó, chưa cung cấp được bức tranh toàn diện về các mặt của đời sống
xã hội mà chỉ ở mộ số nội dung nhất định, chủ yếu viết về dòng họ Nguyễn và
những sinh hoạt thường ngày của vua quan phong kiến.
* Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú “Lịch triều hiến
chương loại chí” là công trình xuất sắc của nhà sử học Phan Huy Chú, được hoàn
thành trong 10 năm (1809 - 1819) có tính chất tổng hợp mọi mặt của đời sống xã
lOMoARcPSD| 40420603
62
hội nước ta trong suốt thời gian lịch sử dài cho đến hết đời Lê. Lịch
triều hiến chương loại chí chia ra làm 10 chí, mỗi chí giới thiệu một
mặt sinh hoạt xã hội nước ta: Dư địa chí giới thiệu về điều kiện tự nhiên và vị trí
lịch sử nước ta. Nhân vật chí trình bày tiểu sử các vua chúa, quan lại, các nho sĩ,
tướng sĩ, những người trung hiếu, tiết nghĩa theo quan niệm phong kiến. Quan
chức chí nói về chế độ quan chức của các thời đại. Lễ nghi chí nghiên cứu các hình
thức tế lễ ở triều đình, phẩm phục của vua chúa, quan lại các cấp. Khoa mục chí
tìm hiểu tỉ mỉ về chế độ thi cử qua các triều đại và những người đậu tiến sĩ trở lên.
Quốc dụng chí ghi chép về chế độ thuế khóa và tài chính của các triều đại. Hình
luật chí nói về pháp chế đã tồn tại trong lịch sử. Binh chế chí nói về chế độ và tổ
chức quân đội các đời. Văn tịch chí giới thiệu về tình hình sử sách bằng chữ Hán
và chữ Nôm. Bang giao chí nói về chính sách ngoại giao và lịch sử quan hệ đối
ngoại của các triều đại phong kiến nước ra với Trung Quốc. Qua mỗi chí ta có thể
thấy được nhiều tư liệu lịch sử, văn hóa quý, đóng góp không nhỏ vào kho tàng sử
học nước nhà. Phan Huy Chú cũng giải thích vì sao ông chia ra 10 chí như vậy. Đó
là một sự phân chia toàn bộ tri thức thu thập được về đất nước, con người đến tổ
chức, thiết kế, tinh thần, ngoại giao của nước ta. Trình tự này vừa thể hiện tính hệ
thống khoa học, vừa đầy đủ, toàn diện. Mỗi chí được trình bày theo trình tự chung:
những nét tổng quát, đại cương về vấn đề được nêu ở chí sau, sau đó đi sâu vào nội
dung cụ thể thuộc về lịch sử và cơ cấu của bộ môn tri thức ấy.
- Tác phẩm có tính khoa học rất cao, thể hiện ở thái độ khách quan của tác giả khi
viết về sử, thể hiện ở lời tựa là “… phân tích mọi việc bằng lí lẽ để tìm ra lẽ phải,
có chỗ tường tận mà không đến nỗi rườm rà…”. Tính khoa học còn được thể hiện
ở phương pháp sưu tầm tư liệu cẩn thận, tránh những nhầm lẫn, chủ quan, có ghi
chú xuất xứ của mỗi tư liệu trích dẫn. Tác phẩm nói lên tinh thần dân tộc, ý thức tự
chủ của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử, một quốc gia độc lập không
lOMoARcPSD| 40420603
62
kém gì Trung Hoa. Trong lời tựa của ông cũng đã khẳng định rằng:
“Nước Việt Nam từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, phong hội đã mở, đời
nào cũng có chế độ của đời nấy. Đến nhà Lê kiến thiết kĩ càng, phép tắc đầy đủ,
thành danh của nước ta và văn hóa, nhân tài đều thịnh, không kém gì Trung Hoa”.
Phan Huy Chú thể hiện tư tưởng tiến bộ khi nhận xét các chính sách của các triều
đại phong kiến. Ông đứng trên lợi ích của quần chúng nhân dân, của đất nước đ
phê phán tệ nộp tiền để được bổ nhiệm làm quan. Ông chủ trương việc đúc tiền
phải do Nhà nước quản lý mà không giao cho tư nhân. Như vậy, Lịch triều hiến
chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư của nước ta, trong đó có nhiều tài liệu
lịch sử quý báu và Phan Huy Chú là một trong những nhà bác học lỗi lạc của Việt
Nam.
d. Đặc điểm của sử học Việt Nam thế kỉ XIX
- Sử học triều Nguyễn trong thế kỉ XIX tiếp tục phát triển trên cơ sở thành tựu,
truyền thống của sử học các triều đại phong kiến trước. Tư tưởng chủ đạo của sử
học vẫn là tư tưởng Nho giáo, phục vụ chế độ phong kiến nhưng vẫn đề cao tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức độc lập, tự chủ. Quốc sử quán triều
Nguyễn đã kế thừa nhiều thành quả của sử học các triều đại trước nên trong thời kì
đầu của vương triều đã hoàn thành một khối lượng không nhỏ các sách sử và các
sách khác có liên quan đến lịch sử. Do quan điểm phong kiến chi phối nên các tác
phẩm sử học lúc bấy giờ vẫn lấy cuộc đời của các vua quan làm đối tượng nghiên
cứu, ít đề cập đến tình hình xã hội và đời sống nhân dân. Các tác giả cũng chưa thể
hiện và trình bày bản chất, quá trình của lịch sử, họ quy mọi sự biến đổi của xã hội,
sự phát triển của lịch sử, sự thay thế các triều đại là do tại “ý trời” mà nên. Với việc
biên soạn bộ sử chung cho cả dân tộc của triều Nguyễn thì lần đầu tiên trong lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam, sử học được ghi chép không chỉ gói gọn ở những
việc làm và sinh hoạt trong cung của vua chúa mà đã ghi chép cả lịch sử dân tộc.
lOMoARcPSD| 40420603
62
Do đó, tinh thần dân tộc được thể hiện rất cao trong các tác phẩm sử
học thời kì này. Với khối lượng khá lớn sách sử trong nửa thế kỉ tồn
tại độc lập của mình, triều Nguyễn đã có những đóng góp quan trọng trong sự bảo
tồn nền văn hóa dân tộc và góp phần phát triển nền sử học nước nhà. Nhìn chung
sử học Việt Nam thời kì phong kiến dân tộc là một thành tựu lớn của văn hóa nói
chung, của sự nhận thức lịch sử nói riêng. Chúng ta có thể rút ra mấy điểm chủ yếu
sau: Thứ nhất, ý thức tìm hiểu cội nguồn, quá khứ ca tổ tiên mình đã hình thành
cùng với sự xuất hiện của con người trên đất nước Việt Nam, đặc biệt từ thời kì
dựng nước.
- Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển của nền sử học Việt Nam gắn liền với
thời kì hình thành và phát triển của nền văn hóa Đại Việt thế kỉ XIII, XIV, XV. Sử
học cũng là một bộ phận của nền văn hóa này, góp phần thúc đẩy nó phát triển.
Thứ ba, quá trình hình thành và phát triển của sử học Việt Nam từ nhà Lý đến đầu
nhà Nguyễn nổi bật lên hai giai đoạn lớn chủ yếu, đó là: Thế kỉ XII XVII là thời
kì hình thành và bước đầu phát triển của sử học Việt Nam và Lê Văn Hưu được
xem như người xây dựng nền móng đầu tiên cho việc biên soạn Quốc sử; Thế kỉ
XVIII đến nửa đầu XIX, trong xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển to lớn, chế
độ phong kiến dần dần suy yếu nhưng nền sử học vẫn được giữ vững. Thứ tư, qua
các tác phẩm, các sử gia thời phong kiến dân tộc, chúng ta có thể rút ra một số nét
chung của quan điểm sử học thời kì này: Ở mức độ khác nhau, sử học các triều đại
phong kiến dân tộc đã thể hiện nhân sinh quan của Nho giáo: lấy chuyện đời xưa
làm gương cho ngày nay; Viết sử là phục vụ cho nhà vua, củng cố chế độ phong
kiến, làm cho dân chúng trung với vua và yêu nước. Do đó, trong viết sử thời
phong kiến nước ta cũng như ở nhiều nước khác là làm cho rõ chính thống; Về
phép viết sử, nhìn chung đều theo cách biên niên, cương mục và thực lục, tức là
lOMoARcPSD| 40420603
62
trình bày sự kiện theo thứ tự năm tháng diễn ra, trình bày theo lối
việc lớn, việc nhỏ có quan hệ với nhau và sử dụng tài liệu chính xác
Câu 11: khái niệm sử liệu học
1. Sử liệu học là gì?
- Từ khi KH lịch sử hình thành, các nhà sử học đã quan tâm đến sử liệu, coi
sử liệu là thành tố không thể thiếu trong việc tái dựng hiện thực khách quan.
- Để tái dựng hiện thực LS, nghiên cứu, biên soạn các công trình, tác phẩm
LS, các nhà sử học phải trả lời các câu hỏi: sử liệu là gì? Tìm sử liệu ở đâu?
Công việc sưu tầm sử liệu được tiến hành như thế nào?
2. Quan niệm về sử liệu học
- Nhà sử học Đức E.Bernheim coi "Sử liệu như là tư liệu từ đó khoa học
chúng ta khai thác, rút ra nhận thức của minh"
- Nhà sử học Ba Lan Kosiatkowski coi "sử liệu là những dấu vết còn lại sau
một sự kiện lịch sử, phục vụ cho nhận thức và khôi phục sự kiện đó"
3. Sự ra đời của sử liệu học
- Mầm mống của việc viết sử có từ thời cổ đại (Herodot đi sưu tầm tư liệu...)
- Thời trung đại sang thời Văn hóa Phục hưng, do nhu cầu tìm hiểu văn minh
Hy Lạp → tìm hiểu các nguồn sử liệu về Hy Lạp, Roma. Các PP xác định tư
liệu/vật thật hay giả
- Thế kỉ
Ānh sáng (XVII) -> văn hóa tư sản. Các học giả TS muốn khẳng
định vị trí của giai cấp TS -> khái niệm dân tộc xuất hiện.
- Các học giả TS rất coi trọng tư liệu lịch sử (TLLS). TLLS là đối tượng của
nhận thức, đáng nghiên cứu (Không còn chỉ dùng để viết lịch sử) → TLLS
trở thành đối tượng nghiên cứu
- Đầu TK XX có những công trình nghiên cứu về TLLS riêng - Sử liệu học ra
đời như một bộ môn KH Ví dụ: các công trình của Lapa Đanhepxki, Block;
- Đến những năm 50 của thế kỉ XX, sử liệu học đã trở thành một khoa học độc
lập
- Hầu hết các phạm trù, khái niệm, những nguyên tắc cơ bản của sử liệu học
hiện đại đều được đề cập đến, tiêu biểu là công trình của Mark Blok (1961)
- Sử liệu học mác xít dần dần hình thành
2. Khái niệm tư liệu lịch sử
- Phải biết TLLS là gì vì:
+ Giúp phân biệt tư liệu và tài liệu LS → tránh được những sai lầm nghiêm trọng
lOMoARcPSD| 40420603
62
+ Sử dụng tối đa các nguồn TLLS làm cho công trình nghiên cứu
phong phú, sinh động hơn.
- CĀ nhiều định nghĩa khác nhau về TLLS:
+ Có thời kì: coi TLLS chỉ là những tài liệu chữ viết
+ Có người coi “TLLS là tất cả những gì còn lại của cuộc sống đã qua"
Quan niệm này có chỗ đúng nhưng vẫn còn có hạn chế: Đúng vì tất cả những gi
của cuộc sống đã qua đều phản ánh một phần lịch sử. Sai vì tất cả những gì của
cuộc sống đã qua nó có thể là tư liệu cũng có thể là tài liệu
+ Có người coi: TLLS như một phạm tr
triết học, . biểu hiện đặc tính phản ánh
của hiện vật, được sử dụng để thu nhận tri thức về một hiện vật khác
*Rebens (Đức): TLLS giống như 1 thông tin trí nhớ xã hội, trên cơ sở đó lưu giữ,
truyền bá tri thức của loài người. TLS là tổng hợp những thành quả của các hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác bằng các phương tiện xã hội.
- CĀ trường phái thu hp khái niệm TLLS
+ Đại tử điển Nga
TLLS là tất cả những gi phản ánh 1 cách trực tiếp các sự kiện, biến cố của quá khứ
(trực tiếp về không gian, thời gian: chính nơi diễn ra sự kiện LS, cùng thời gian
diễn ra sự kiện LS)
VD: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945); Cuộc biểu tình của sinh viên Trung
Quốc (biến cố Thiên An Môn) năm 1989; Sự tan rã của Liên Bang Xô Viết (Liên
Xô) năm 1991
+ Một số trường hợp có tư liệu đưa ra cùng thời gian, địa điểm... của sự kiện nhưng
không được xem là TLLS VD: ɯi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản sau
đó những vẫn có giá trị như là TLLS gốc
- Muốn hiểu thế nào là tư liệu lịch sử trước hết ta cần phân biệt các khái
niệm “ sự kiện lịch sử”:
+ Sự kiện hiện thực: Sự kiện đã diễn ra, có thật
+ Sự kiện tư liệu: là sự kiện lịch sử chứa đựng trong các TLLS
+ Sự kiện tri thức: được nói tới trong các sách nghiên cứu, giáo trình VD:
Sự kiện chiến thắng Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền có thật đã xảy ra đây
là SK hiện thực, được phản ánh qua nhiều ngɯn sử liệu khác nhau trong
thành văn, qua lời kể của nhân dân
lOMoARcPSD| 40420603
62
- So sánh SK hiện thực và SK tư liệu + Giống nhau :
Đều tồn tại khách quan, độc lập với nhà nghiên cứu
Trong một số trường hợp Sự kiện hiện thực đồng nhất với SK tư liệu
(chỉcó 1 tư liệu duy nhất) + khác nhau:
SK tư liệu bản thân nó là sự phản ánh trừu tượng sự kiện lịch sử ( qua
lăng kính của tác giả tư liệu)
SK tư liệu bao giờ cũng nghèo nàn hơn và ít phong phú hơn so với sự
kiện hiện thức
- TLLS chứa đựng các SKTL, vì thế nó cũng mang đặc điểm riêng giống như
SKTL
- TLLS cũng là những sản phẩm của hoạt động của con người, xuất hiện như
một hiện tượng xã hội, nhằm phục vụ cho một mục đích, một nhu cầu nào đó
của xã hội đương thời, tồn tại như những di tích, dấu vết của hoàn cảnh lịch
sử cụ thể đã qua
- TLLS là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã
hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh
trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người.
Câu 12: Các nguồn sử liệu và giá trị
Các nguồn sử liệu
Thông thường, sử liệu được chia ra thành 7 nhóm nguồn sử liệu:vật chất,
thành văn, dân tộc học, truyền miệng dân gian, ngôn ngữ, phim ảnh-băng
ghi hình, băng ghi âm.
- Ngɯn sử liệu chữ viết:
Ưu điểm : rất phong phú, đa dạng và luôn luôn có những cái mới; phản
ánh hơn 90% thời gian tồn tại của xã hội loài người ; phản ánh tương đối
trung thực và khách quan ls; bổ sung cho nguồn tư liệu chữ viết và kiểm
tra nguồn tư liệu.
Nhược điểm : là các hiện vật câm và khó khai thác ; khi sử dụng phải sử
dụng phương pháp liên ngành=> phải sử dụng kết hợp các nguồn sử liệu
khác để giải thích, tìm hiểu chính xác hơn.
-sử liệu chữ viết là những tư liệu được ghi chép bởi các kí tự trên các
kênh thông tin khác nhau: chữ viết, chữ tượng hình, và cả những chữ
chưa thể đọc được.
lOMoARcPSD| 40420603
62
cung cấp bức tranh toàn diện, tương đối đầy đủ 1 sự kiện, biến cố
lịch sử được soi sáng bởi 1 quan điểm rõ ràng của tác giả.
- Sử liệu băng ghi âm: trong thời đại KHKT hiện nay, nguồn sử liệu này
dễ bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ nhận vì dễ bị làm giả
Độ tin cậy sẽ cao hơn nếu kết hợp với hình ảnh
-sử liệu truyền miệng dân gian : có nhiều nhược điểm : thiếu chính
xác cả về không gian và thời gian, những sk được phản ánh trong đó.
=>1 số nhà nghiên cứu phủ nhận vị trí.
Nếu biết khai thác thì có thể tìm thấy nhiều sk lịch sử có giá trị.
Câu 13: Các quy luật hình thành và ph n ánh của sử liệu.
1. Tư liệu lịch sử là gì?
liệu lịch sử những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan
hệ hội nhất định, mang trong những dấu vét của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp
và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người.
2. Các quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử
Từ khái niệm trên đây, ta thể thấy liệu lịch sđược hình thành không
phải một cách ngẫu nhiên theo các quy luật của thế, sự phản ánh hiện
thực lịch sử trong đó cũng có quy luật. Các quy luật đó là:
- Quy luật tư liệu phản ánh quan điểm giai cấp của tác giả và ảnh hưởng
củaquan điểm ấy đối với nội dung của tư liệu.
- Quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và đích
rađời của tư liệu đối với nội dung và hình thức của tư liệu. mục
- Quy luật phản ánh sự phù hợp tính đúng đắn, đầy đủ của tư liệu với
khảnăng chủ quan, khách của tác giả tư liệu khi phản ánh các sự kiện, với địa quan
điểm, thời gian có trong tư liệu.
- Quy luật liên quan và phụ thuộc lẫn nhau của các tư liệu này đối với các
tưliệu khác.
* Chính các quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử buộc ta phải
chú ý đặc biệt tới một số điểm sau đây khi sử dụng tư liệu:
lOMoARcPSD| 40420603
62
- liệu lịch sử bao giờ cũng nghèo nàn, kém phong phú, kém
sinh độnghơn bản thân hiện thực lịch sử. vậy, nhà sử học không
nên coi lịch sử chỉ là những gì có trong tư liệu lịch sử.
- Trong khi nghiên cứu, nhà nghiên cứu lịch s không những phải sử
dụngnhiều nguồn sử liệu khác nhau còn phải biết khái quát hoá, tổng hợp hoá
đôi khi còn phải sdụng cả khả năng phán đoán, duy lôgic và trí tưởng tượng nữa
- liệu lịch sử khi phản ánh chính xác, khách quan khi chủ
quan,xuyên tạc sự thật do hạn chế về quan điểm, tri thức của tác giả. Vì thế ta phải
nghiên cứu kĩ tư liệu, hiểu những cái gì nó nói tới, cái gì nó im lặng hoặc xuyên tạc
và lí giải những điều đó. Đó là nhiệm vụ xác ninh và phê phán tư liệu.
- Ý nghĩa cụ thể của từng liệu đối với từng vấn đề lịch sử không
giốngnhau. liệu chỉ phản ánh được một mặt, có tư liệu phản ánh nhiều mặt,
liệu phản ánh được i quy luật, cái bản, điển hình, liệu chỉ phản ánh
được cái riêng, cái đặc thù...
Vì vậy trong quá trình nghiên cứu và sử dụng, nhà nghiên cứu không những
được phép mà còn cần phải.biết chọn lọc tư liệu.
Câu 14: Các nội dung của công tác sử liệu.
Công tác chuẩn bị tư liệu:
_Công tác chuẩn bị tư liệu vừa có nhiệm vụ xác định vấn đề nghiên cứu, vừa
nhằm cung cấp sơ sở tư liệu cho việc giải quyết vấn đề. Nó bao gồm các
bước: +Sưu tầm
+Phân loại
+Chọn lọc
+Xác minh và phê phán tư liệu
+Khai thác thông tin của một hoặc một tập hợp tư liệu
_Việc tách riêng các bước của quá trình chuẩn bị tư liệu và cả quá trình đó
ra khỏi quá trình nghiên cứu lịch sử không có nghĩa là công tác tư liệu và
các bộ phận của nó tồn tại độc lập với nhau. Ngược lại, đó là một quá trình
thống nhất và liên tục nằm trong ý định của nhà nghiên cứu và phù hợp với
mục đích logic và dàn bài nghiên cứu vấn đề.
lOMoARcPSD| 40420603
62
_Sưu tầm tư liệu là bước đầu tiên của công tác chuẩn bị tư liệu cho
quá trình nghiên cứu. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đảm bảo một cơ
sở tư liệu đầy đủ cho công trình nghiên cứu.
_Như vậy, một cơ sở dữ liệu đầy đủ không phụ thuộc vào số lượng nhiều
hay ít các tư liệu mà phải là một tập hợp tư liệu, có thể cho ta:
+Toàn bộ các sự kiện
+Các sự kiện đó phải được sắp xếp trong mối liên hệ phụ thuộc khách quan
của chúng, mà trước hết là các mối liên hệ di truyền, nhân quả và cơ cấu của
chúng.
Sau khi đã có được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, nhà nghiên cứu phải
tiến hành phân loại tư liệu để chuẩn bị cho các bước chọn lọc và sử
dụng. Vì trong các công trình nghiên cứu không thể sử dụng một loại
tư liệu mà sử dụng đồng thời nhiều loại tư liệu với nội dung, tính chất
khác nhau, với ý nghĩa và vị trí của mỗi loại khác nhau. Vì thế, việc
phân loại tư liệu trong các công trình nghiên cứu không thể tiến hành
mà chỉ theo một dấu hiệu cơ bản nào đó mà còn phải dựa vào một tập
hợp gồm nhiều dấu hiệu khác nữa. Cũng chính vì thế mà không thể
có một sơ đồ phân loại toàn năng cho tất cả những công trình nghiên
cứu mà chỉ tồn tại những kiểu phân loại tư liệu theo từng công trình
nghiên cứu cụ thể. Đối với từng vấn đề nghiên cứu nhất định, nhà
nghiên cứu có thể chọn ra những dấu hiệu quan trọng và phù hợp hơn
để làm tiêu chuẩn phân loại. Ví dụ như có thể phân loại theo xuất xứ,
theo thể loại, theo tính chất hoặc theo nội dung của tư liệu. Sơ đồ
phân loại nói chung được hình thành có tính chất kinh nghiệm của
các nhà nghiên cứu. Khi xác định được vấn đề nghiên cứu, nhà
nghiên cứu đã phác thảo được những nhóm tài liệu nào cần được sưu
tầm, những tài liệu nào ở nhóm nào,… và sự phác thảo luôn phù hợp
với quan điểm và logic của nhà nghiên cứu. Nhờ có sơ đồ phân loại
đó, việc tìm kiếm, chọn lọc và khai thác tư liệu trở nên dễ dàng hơn.
_Trong quá trình sưu tầm và phân loại tư liệu, nhà nghiên cứu đã có thể
biết một cách sơ bộ những tư liệu cần được chọn lọc, Nói cách khác,
việc chọn lọc tư liệu được tiến hành ngay từ bước phân loại và chọn lựa
tư liệu. Việc chọn lọc này cần đáp ứng hai nhu cầu cơ bàn:
+Tạo ra được một khối tư liêu có thể phản ánh các sự kiện đại diện cho
toàn bộ nguồn tư liệu.
+Phán ánh chọn lọc được các tư liệu cho sự kiện điển hình.
lOMoARcPSD| 40420603
62
Sự kiện điển hình và sự kiện đại diện là gì? Điển hình là phạm trù
về chỉ những cái tồn tại có tính chất quy luật phổ biến rộng rãi hoặc
những cái gì nảy sinh trong tương lai sẽ phát triển mạnh và trở thành
quy luật. Các sự kiện đại diện là các sự kiện phản ánh được xu thế,
quá trình chung của hiện tượng trong toàn bộ nguồn tư liệu không
tổng hợp. Tuỳ theo số lượng toàn bộ của nguồn tư liệu là bao nhiêu,
yêu cầu nghiên cứu cần mức độ chính xác như thế nào, nhà nghiên
cứu có thể xác định được số lượng cần chọn lựa, cũng như phương
pháp chọn lọc trong số các phương pháp thông dụng sau đây:
+Phương pháp chọn lọc ngẫu nhiên: Lấy khối tư liệu một cách tuỳ ý,
ngẫu nhiên từ nguồn tư liệu toàn bộ.
+Phương pháp chọn lọc theo loại: Chia toàn bộ ngườn tư liệu theo
loại và ở mỗi loại lấy số lượng nhất định.
+Chọn lọc theo tập hợp cơ bản: Chia toàn bộ nguồn tài liệu theo dấu
hiệu tập hợp cơ bản và lấy ra một trong số các tập hợp đó.
+Chọn lọc theo phương pháp cơ học: Đánh số toàn bộ nguồn tài liệu
và lấy tài liệu theo một khoảng nhất định.
+Chọn lọc theo phương pháp toán học thống kê: cho kết quả rất khả
quan, bởi vì sai số của nó do quy luật số lớn quy định, không ảnh
hưởng gì đến các kết luận khoa học
Câu 15: Nội dung phê phán và phân tích
Xác minh và phê phán TL:
- Cần xác minh và phê phán TL vì:
Xuất phát từ QL hình thành và phản ánh của TL
TL giả cả về ND lẫn HT
Trong QT bảo quản, TL có thể bị mất, rách, hỏng -> SD bản sao, phục chế
=> KL: nhằm XĐ giá trị của TL để sử dụng chúng đúng đắn trong các công trình
NC và XD được một tổng thể đầy đủ các TL được xác minh – đó là cơ sở để XD
và kiến lập tổng thể các SK khoa học của một công trình NC
* PP phê phán và phân tích cĀ đối tượng NC là một tư liệu riêng biệt, do đó
là 1 SK riêng biệt. ND cơ bản của các bước PT, phê phán gồm:
lOMoARcPSD| 40420603
62
XĐ tính xác thực TL
Thời gian ra đời
Tác giả
Văn bản
Động cơ phản ánh
Sự kiện
Logic
Sự đúng đắn, đầy đủ, giá trị khoa học khách quan của TL
* PP tổng hợp cĀ đối tượng: là một tập hợp TL và vì thế là một hệ thống các
sự kiện với tất cả các MQH giữa các mặt khác nhau, giữa các bộ phận để tìm ra
tính tương tác bên trong, bản chất và quy luật của các hiện tượng - Yêu cầu:
+ Bao gồm các TL có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Các TL ấy có khối lượng vừa đủ
+ TL phải được sắp xếp phân nhóm cho phù hợp
=> Khi đánh giá giá trị của một TL: XĐ giá trị nhiều mặt + tính đúng đắn + đầy đ
+ khách quan
Tóm lại, việc XD 1 tập hợp TL cho phép XĐ những SK chủ yếu, MQH chủ yếu
giữa các SK -> ĐK cần thiết, quan trọng để đi sâu vào bản chất của các SK, hiện
tượng hay biến cố LS
Câu 16: Tiến trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học lịch sử
I.Quan niệm về nghiên cứu khoa học
1.Khái niệm: Là quá trình tư duy kết hợp với lao động chân tay để tìm hiểu đúng
đắn, sâu sắc, có hệ thống một vấn đề (đề tài) được đặt ra có ý nghĩa về lý luận và
thực tiễn.
2.Chức năng
-Mô tả một sự kiện (biến cố, hiện tượng) lịch sử: có 2 loại mô tả
+Mô tả định tính: chỉ rõ đặc trưng về chất của sự kiện, hiện tượng. VD: nêu lên bản
chất của một cuộc cách mạng.
+Mô tả định lượng: chỉ rõ đặc trưng về lượng của các sự kiện hiện tượng. VD: khi
nói tới cách mạng thì có nhiều sự kiện liên quan, diễn biến một cách cụ thể cần
lOMoARcPSD| 40420603
62
được nêu lên về một số liệu, tài liệu thống kê để hiểu rõ quy mô, kết
quả của cách mạng.
-Giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử: bao gồm: giải thích nguồn gốc, quan hệ tác
nhân, quy luật chung...
-Dự đoán: tìm ra một điều mới lạ chưa từng được biết đến.
3.Yêu cầu
-Bảo đảm tính khách quan khoa học trong nhận thức.
-Mang tính xã hội: đáp ứng yêu cầu được đặt ra trong cuộc sống.
-Có tính định hướng chính trị: phải tuân thủ, phục vụ những nhiệm vụ đất nước
đang đặt ra.
-Thể hiện được sự trung thực.
-Cần kiên trì, nghiêm túc.
-Không tầm thường hóa cũng không thần thánh hóa việc nghiên cứu khoa học.
II.Tiến trình
1.Khởi đầu: Xác định đề tài
-Xác định đề tài vừa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, trình độ người nghiên
cứu, vừa đảm bảo mọi yêu cầu nghiên cứu khoa học. Lựa chọn đề tài đúng là biết
điều chưa biết để biết. Không biết điều không biết thì không thể xác định đề tài và
tiến hành nghiên cứu khoa học.
-Có thể do người hướng dẫn chỉ định, sinh viên tự đề ra và được chấp nhận. Đề tài
nghiên cứu của sinh viên thường phù hợp với yêu cầu học tập nghiên cứu. -Quá
trình xác định phải trải qua việc lựa chọn đề tài từ lúc nảy sinh ý nghĩa về vấn đề
nghiên cứu đến xác định rõ vấn đề và cuối cùng là đề tài nghiên cứu.
-Các nước xác định đề tài:
+Bước 1: xác định lỗ hổng trong nhận thức, thông qua trình bày lý do chọn đề tài
và tìm hiểu lịch sử vấn đề.
+Bước 2: Xác định ý nghĩa, nội dung, nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu.
+Bước 3: Xác định phương pháp nghiên cứu.
-Việc xác định đề tài đươc thể hiện ở việc diễn đạt rõ ràng tên đề tài, thấy rõ các
bước đi và nhiệm vụ của đề tài.
2.Chuẩn bị
a.Công tác tư liệu
*Xây dựng thư mục tham khảo đề tài
-Lập danh sách các nguồn tư liệu cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài. Bản t
mục cần cố gắng thể hiện đầy đủ nhất các nguồn tư liệu cần thiết: tư liệu thành văn,
chữ viết, khảo cổ học, dân tộc học, truyền miệng được công bố và sưu tầm.
Các nước thực hiện:
lOMoARcPSD| 40420603
62
+Xin ý kiến của người hướng dẫn để biết những sách cần phải đọc.
+Dựa vào mục lục sách tham khảo trong những công trình đã xuất
bản để gần gũi lựa chọn cho nhanh và sát yêu cầu.
+Dựa vào tạp chí khoa học có nội dung gần gũi đề tài.
+Dựa vào các công trình về thư mục học của các thư viện.
+Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đề tài.
-Trong trường hợp, nguồn tư liệu phong phú, có thể chia làm hai thư mục tối thiểu
và tối đa để lựa chọn.
*Đọc và ghi chép:
-Được tiến hành sau khi lập thư mục.
-Để đọc và ghi chép, cần phân loại tư liệu.
-Có nhiều cách đọc và ghi chép, nhưng phổ biến là cần phải xem lướt qua tư liệu,
xác định sơ bộ mối liên hệ với đề tài.
-Để thuận tiện cho ghi chép -> sử dụng phiếu ghi. Trước khi sử dụng phiếu ghi,
cần xác định các chủ đề cần nắm để giải quyết vấn đề. Có thể được chia thành các
nội dung như sau:
+Chủ đề nghiên cứu: chủ đề trong tài liệu có liên quan vấn đề nghiên cứu. +Tác
giả tên tư liệu: tên tác giả, tên tư liệu, nhà xuất bản, lần in, năm xuất bản, không
kể những yếu tố nào. Nếu tài liệu đã dẫn thì ghi “Tài liệu dẫn trên” hay “tài liệu
đã dẫn”.
+Nội dung cơ bản: ghi dầy đủ câu trích, rõ số trang có thể ghi lược ý chính.
+Nhận xét ghi chú.
-Cần trung thực trong ghi chép tài liệu.
*Xác minh và đánh giá tư liệu:
-Việc làm khi đọc, sau khi đọc và ghi chép tư liệu dự kiến trong bản thư mục tối
thiểu. Nếu làm không tối thì nhận định, học thuyết, quan điểm rút ra từ sự kiện sẽ
bị đổ vỡ một cách dễ dàng.
-Với tư liệu thành văn: cần xác minh, đánh giá đầy đủ. Có nhiều cách tiếp cận khi
phân tích tư liệu như:
+Phân tích ngoại diên: xem tư liệu có đủ khách quan, xác thực không.
+Phân tích bằng chứng: xem tư liệu có sai phạm chủ chủ quan của người lập bằng
chứng không. Nếu có thì do cố ý, vô ý hay do những tác nhân bất khả kháng. Nếu
có sự không phù hợp thì phải tìm hiểu nguyên nhân ở đâu và tìm cách giải quyết. -
Đánh giá: phải triệt để tuân theo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và nguyên tắc tính đảng vô sản, phải luôn bám sát chủ đề
nghiên cứu. Có thể đáng giá theo: số lượng, bản chất hay hiện tượng, trực tiếp gián
tiếp liên quan đến chủ đề, toàn diện hay từng mặt của vấn đề nghiên cứu. -Sau khi
lOMoARcPSD| 40420603
62
xác minh, cần phải tổng hợp lại tư liệu, bổ sung những gì còn thiếu
sót. 3.Tiến hành nghiên cứu
a.Xây dưng đề cương
-Phải nêu rõ nhiệm vụ chính trị (chủ đề tư tưởng), nhiệm vụ khoa học (chủ đề
chuyên môn), xác đinh phương pháp nghiên cứu.
-Giá trị tư tưởng và khao học của đề tài phải thống nhất với nhau.
-Nội dung đề cương:
+Lý do chọn đề tài: giải thích lý do chọn đề tài về lý luận, thực tiễn, sơ lược lịch sử
vấn đề nghiên cứu để phát hiện vấn đề.
+Xác đinh đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
+Cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu của đề tài.
+Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài.
+Phạm vi giới hạn của đề tài.
+Dự kiến cấu trúc nội dung luận văn.
+Tnh bày một công trình nghiên cứu lịch sử sau khi đã hoàn thành đề cương
nghiên cứu, để nêu rõ những kết quả đạt được của mình. Trước khi bước vào khâu
cuối, phải sử dụng tổng hợp tất cả các kết quả đạt được ở các giai đoạn trước, nhất
là phải suy nghĩ về giả thuyết của mình để kiểm tra, chứng minh đạt tới khoa học. -
Khi trình bày phải chọn lọc và sắp xếp một cách sáng sủa gọn gàng, có đinh hướng
cụ thể.
b.Xác định lại lần cuối cùng tên đề tài, các đề mục của chương trình.
c.Viết phần mở đầu: trình bày theo các ý theo tứ tự sau:
-Lý do chọn đề tài, ý nghĩa, vị trí của nó trong một giai đoạn hay toàn bộ lịch sử
dân tộc. Nếu là một lý luận thì nếu rõ vị trí của nó trong công tác sử học nói chung.
-Lịch sử vấn đề
-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
-Phạm vi nghiên cứu
-Xác đinh phương pháp nghiên cứu:
+Các phương pháp cổ điển: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu...
+Các phương pháp khác: cấu trúc hệ thống, thống kê toán học, modu hóa, tập hợp
bản điều tra...
d.Trình bày công trình
*Mở đầu: Phải nêu được tầm quan trọng của đề tài mà tác giả nghiên cứu, đồng
thời vạch rõ ý đồ của mình.
*Nội dung: gồm toàn bộ công trình với các vấn đề được đặt ra giải quyết. -Bố cục
trình bày cần sáng sủa, mạch lạc, đưa người đọc từ đầu đến kết thúc công trình
một cách thông suốt và logic.
lOMoARcPSD| 40420603
62
-Bố cục trình bày phải đạt được hai yêu cầu: lịch sử và logic.
Chương hay mục đầu tiên có thể là nguồn tư liệu và lịch sử vấn đề.
Đôi khi có thể giản lược lịch sử vấn đề bằng cách đưa ý cần trao đổi vào chú thích
và nội dung.
-Nguồn tư liệu vần trình bày gọm, sáng, có trọng tâm.
-Những chương và mục sau đó, có thể trình bày theo: Hệ thống lịch sử, hệ thống
vấn đề, phối hợp giữa hai hệ thống.
-Khi trình bày các phần, cần giải quyết trọn vẹn đầy đủ, có sơ sở khoa học những
vấn đề đã nêu ra.
-Những sự kiện được chọn phải là những sự kiện hiện thực, được rút ra từ nguồn tư
liệu đáng tin cậy.
-Việc nhận đinh phải giữ nứng tính chất khoa học. Ngoài yêu cầu chặt chẽ, còn đòi
hỏi đày đủ cơ sở tư liệu, sự ngắn gọn và có cơ sở thực tế.
-Khi trích dẫn, cần chú thích nguồn rõ ràng và cần cân nhắc khi trích dẫn.
*Kết luận: đóng lại, khái quát vấn đề được đặt ra và giải quyết.
*Phụ lục: không nhất thiết cần có trong công trình, bổ sung những vấn đề được tình
bày trong nội dung.
*Lập bản thư mục tài liệu tham khảo: kinh nghiệm chung gồm có:
-Các tác phẩm kinh điển của Mác, Ănghen, Lênin, các văn kiện của Đảng, các lời
lãnh tụ Đảng.
-Nguồn tư liệu gốc.
-Các tài liệu nghiên cứu của giới sử học liên quan đến đề tài của mình.
-Chú thích viết tắt các tạp chí nếu có.
4.Hoàn thành nghiên cứu: Kiểm tra đọc lại, sửa chữa những kết quả cần biên
soạn.
| 1/62

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40420603 62
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LÍ LUẬN SỬ HỌC
LỚP CHẤT LƯỢNG CAO – K69 HIST_HNUE
I, CÁC VẤN ĐỀ, CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Nhận thức về phương pháp luận sử học.
Câu 2: Những hàm nghĩa của khái niệm lịch sử và sự khác biệt trong nhận thức lịch sử.
Câu 3: Những đặc điểm của hiện thực lịch sử và quá trình nhận thức lịch
sử Câu 4: Phân kỳ lịch sử và các khái niệm liên quan đến lịch sử. Câu 5:
Thời gian trong lịch sử: lịch Âm, lịch Dương, Công Lịch… Câu 6: Những
năng lực cần hình thành đối với sinh viên SPLS.
Câu 7: Các phương pháp trong nghiên cứu, học tập lịch sử
Câu 8: Sử học phương Đông và phương Tây cổ đại
Câu 9: Một số trường phái sử học phương Tây cận hiện đại
Câu 10: Sử học Việt Nam thời Trần, Lê Sơ, Nguyễn.
Câu 11: Khái niệm sử liệu.
Câu 12: Các nguồn sử liệu và giá trị của chúng.
Câu 13: Các quy luật hình thành và phản ánh của sử liệu.
Câu 14: Các nội dung của công tác sử liệu.
Câu 15: Nội dung của phê phán phân tích. lOMoAR cPSD| 40420603 62
Câu 16: Tiến trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học lịch sử
II, BÀI LÀM CHI TIẾT
Câu 1: Nhận thức về phương pháp luận sử học
Theo Lênin: “Nhận thức là một sự tiếp cận vĩnh viễn, không cùng của tư duy
về đối tượng nhận thức”. Sự phản ánh của tự nhiên và xã hội của con người không
cứng đờ, không bất động, không trừu tượng, không một chiều mà diễn ra trong một
quá trình vận động không ngừng, một quá trình nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn”
Để nhận thức cơ sở PPL sử học Mác - Lênin trong n/c, chúng ta cần tìm hiểu
sơ bộ những nguyên tắc PPLSH của các trào lưu khác nhau ra đời trong lịch sử.
Sơ lược về sự pt lý luận sử học trong khoa học lịch sử
Những yếu tố của nhận thức lịch sử đã có từ khi con người xuất hiện. Nhận
thức lịch sử phát triển theo trình độ nhận thức của con người nói chung đặc biệt là
khi lịch sử trở thành một khoa học thì lý luận sử học cũng dần dần phát triển.
+ Thời cổ đại, những tiền đề quan trọng của nhận thức lịch sử đã được thể hiện
trong các truyền thuyết, cổ tích, thần thoại. Tuy nhiên chủ yếu là sự nhận thức về
thời gian;
Nhận thức về cái đã qua đến cái đang diễn ra, và cái sẽ tiếp tục ở tương
lai. Tuy nhiên ý niệm về quá khứ của người xưa còn rất mơ hồ… Mặt khác sự nhận
thức lịch sử thời đó vẫn mang nặng tính chất thần bí tôn giáo
. Nhận thức lịch sử
bị hòa lẫn vào các câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết. Tôn giáo đã thần thánh
hóa hiện tại gắn nó với quá khứ huyền bí và một tương lai xa vời. Tuy nhiên gạn
lọc những tài liệu chân thực trong đó các nhà khoa học vẫn tìm ra cốt lõi lịch sử
phản ánh được hiện thực quá khứ thời xa xưa.
Khi chữ viết được phát minh, nó đã nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong
việc nhận thức sự vận động của thời gian, nó ghi lại những những điều đã xảy ra
làm cho nhận thức lịch sử có cơ sở xác thực hơn. Sự hiểu biết về quá khứ lúc bấy
giờ chỉ mới giới hạn ở việc miêu tả và ghi chép những sự kiện xảy ra mà chưa có
hệ thống lý luận sử học. Tuy nhiên mọi ghi chép đều do những quan niệm nhất định chi phối.
+ Thời phong kiến lOMoAR cPSD| 40420603 62
Lý luận về sử học đã có bước tiến, làm cơ sở cho sự phát triển
của nghiên cứu lịch sử. Ở Trung Quốc xác định mục đích nghiên cứu
không chỉ “khuyên răn điều thiện, ngăn điều ác mà còn biết sử dụng lịch sử vào
những việc cấp bách của đời sống con người”.
Ở phương Tây vào thời trung đại, sử học bị biến thành tên nô bộc của thần học,
nhà thờ Thiên chúa giáo nắm lấy lịch sử làm công cụ thống trị tinh thần nhân dân.
Các biên niên sử thời kỳ này thể hiện quan điểm “lịch sử diễn ra dưới trần gian là
do kế hoạch và ý định của Chúa”. Đây là quan điểm phản khoa học và chứa đựng
nhiều mâu thuẫn. Từ quan niệm đó, nên phương pháp nghiên cứu, học tập lịch sử
được thể hiện chủ yếu ở thể loại kể chuyện cổ tích để gây hứng thú cho người nghe.
+ Thời cận đại
Cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội trên các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học kỹ thuật, sự nhận thức về lịch sử, cũng như các ngành khoa học khác
dần dần có cơ sở lý luận một cách hệ thống. Nhiều vấn đề lý luận sử học được đề
ra và giải quyết như tính chất, đặc điểm của đối tượng sử học, vấn đề nhận thức qui luật lịch sử.
Ở phương Tây, tiêu biểu cho lý luận sử học thời cận đại là nhà triết học Italia
Giôvannibattista Vicô (1668 - 1844). Trong quyển “Về nguyên lý khoa học mới
chung của các dân tộc” Vicô cho rằng, quá trình phát triển cụ thể của lịch sử các
dân tộc tuy có những điểm khác nhau nhưng đều trải qua “thuở ấu thơ” (thời đại
của thần thống trị) qua thời đại anh hùng của “thời thanh niên”, do đại quí tộc thống
trị và đến “thời đại người thường” của thời “tráng niên” tức là thời kỳ quân chủ lập
hiến hoặc nền chính trị dân chủ cộng hòa. Tuy sự phân kỳ này không có cơ sở khoa
học, nhưng đã nêu lên được qui luật của sự phát triển xã hội và đề cập một cách hệ
thống các vấn đề lý luận về con đường nhận thức và phương pháp nghiên cứu sử học.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đánh dấu một cuộc cách mạng trong nhận thức
lịch sử. Trong tác phẩm đầu tiên của mình “Hệ tư tưởng Đức”; Mác và Ăngghen
đã trình bày một cách hệ thống quan điểm duy vật lịch sử của mình. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử khẳng định rằng lịch sử không phải do một cá nhân hay một lực lượng
siêu nhiên nào sáng tạo ra, mà là “những hoạt động của con người theo đuổi mục
đích của mình”. Sự phát triển ấy trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,
kế tiếp trong lịch sử một cách hợp qui luật, theo tác động của quần chúng nhân lOMoAR cPSD| 40420603 62
dân- nhân tố quyết định của sự phát triển của xã hội. Nhân tố tích cực
nhất đối với sự phát triển lịch sử xã hội là lực lượng sản xuất; và trong
xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp là động lực phát triển lịch sử. Quan điểm
duy vật của chủ nghĩa Mác đã cho chúng ta tìm ra những qui luật trong tình trạng
rối rắm và hỗn độn vẻ bề ngoài của xã hội. Nhờ vậy sử học Mácxít vượt lên, khác
với sử học trước đó, bởi vì khoa học xã hội và sử học trước Mác thì nhiều lắm chỉ
tích lũy được những sự kiện, góp nhặt một cách tình cờ và chỉ trình bày một số mặt
nào đó của quá trình lịch sử. Chủ nghĩa Mác đã “mở đường cho việc nghiên cứu
rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh phát triển và sụp đổ của các hình thái kinh tế -xã hội…”
Phương pháp luận sử học Mácxít được Lênin phát triển khi Người bảo vệ
những quan điểm duy vật lịch sử. Lênin còn phân tích sâu hơn vấn đề về phương
pháp nghiên cứu lịch sử mà Mác đã xây dựng. Người chỉ rõ:“Phương pháp của
Mác trước hết xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời
điểm lịch sử nhất định và trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định, tìm hiểu xem
trước hết hoạt động của giai cấp nào là động lực chính của sự tiến bộ có thể xảy ra
trong hoàn cảnh cụ thể ấy”.
Lênin đã nhấn mạnh một nguyên tắc rất quan trọng đối với việc nghiên cứu
lịch sử là phải có “…một thói quen thật sự đối với vấn đề này (tức quan điểm lịch
sử của Mác) một cách đúng đắn và không lạc vào đống chi tiết vụn vặt trong muôn
vàn ý kiến xung đột nhau. Điều quan trọng nhất để có lập trường khoa học đối với
vấn đề này là “không quên mối liên hệ lịch sử cơ bản, xem xét mỗi vấn đề trên
quan điểm là một hiện tượng nào đó trong lịch sử đã ra đời như thế nào, những giai
đoạn chủ yếu trong sự phát triển của nó mà xem một vật nhất định hiện nay trở thành cái gì”.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề PPL sử học được sự chú ý của đông đảo các
nhà nghiên cứu lịch sử và cũng diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi, một cuộc đấu tranh
gay gắt, có liên quan mật thiết đến sự tồn tại của hệ thống chính trị - xã hội khác
nhau, đến phong trào độc lập dân tộc đến những cuộc cải cách, cải tổ,đổi mới ở
nhiều nước. Có lẽ chưa bao giờ những vấn đề PPL sử học, những vấn đề sử học
nói chung, gắn với những vấn đề chính trị sâu sắc như vậy.
Sử học Mácxít Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu trước đây, ở Trung Quốc,
Việt Nam có nhiều thành tựu to lớn, đã đấu tranh mạnh mẽ có hiệu quả chống
những khuynh hướng sai lầm, phản động ở các nước TBCN. Tuy nhiên sử học lOMoAR cPSD| 40420603 62
Mácxít ở các nước này cũng phạm những sai lầm về chủ nghĩa giáo
điều, công thức, biệt lập với thành tựu tiến bộ của các nước, nên cũng
hạn chế nhiều sự phát triển của sử học.
Cùng với việc cải cách, đổi mới sử học Mácxít cũng đổi mới cải cách trên cơ
sở bảo vệ vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, phù hợp với tình hình điều
kiện mới của thế giới.
Trong xu hướng chung của thời đại, nổi bật lên với việc quốc tế hóa đời sống
xã hội, với việc xích gần lại giữa các dân tộc, sử học thế giới qua các đại hội, hội
thảo khoa học, các sách, tạp chí… cũng thể hiện tinh thần đấu tranh cho việc
nhận thức đúng lịch sử quá khứ, xây dựng sự hiểu biết, tình hữu nghị, đấu tranh
cho hòa bình, tiến bộ, văn minh
(Đại hội sử học quốc tế ở Canađa 1995 đã thể hiện quan điểm đó).
Sử học VN trong công cuộc đổi mới đất nước, do Đảng Cộng sản VN khởi
xướng và lãnh đạo, đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, tiếp thu di sản sử học của tổ tiên và nhân loại để xây dựng một nền
sử học Mácxít hiện đại. Việc đổi mới được thể hiện trong quan điểm, PPL, nội
dung của nghiên cứu và dạy học lịch sử. Các cuộc Hội thảo về “đổi mới nghiên
cứu lịch sử”, “đổi mới dạy học lịch sử”, nhiều bài nghiên cứu đánh giá một số sự
kiện lịch sử VN và thế giới chứng tỏ chúng ta cởi mở hơn trong tư duy khi nhìn
nhận lại những vấn đề, những con người mà từ lâu nay vẫn bị xem là tiêu cực, thậm
chí phản động nữa, thanh minh cho họ thậm chí lật ngược lại cách đánh giá cũ. Tuy
vậy những biểu hiện mới đó vẫn không ngăn cản được sự xuống cấp đáng buồn
của môn lịch sử trước hết là trên lĩnh vực giáo dục trong nhà trường.
Những thành tựu đã đạt được, những vấn đề mới đặt ra trong PPL sử học, trong
sử học nói chung, đòi hỏi chúng ta nổ lực phấn đấu hơn nữa để xây dựng nền sử
học với PPL của CN Mác - Lênin và TT Hồ Chí Minh.
Câu 2: Những hàm nghĩa của khái niệm lịch sử và sự khác biệt trong nhận thức lịch sử
Những hàm nghĩa của khái niệm lịch sử: - 3 tầng hàm nghĩa: lOMoAR cPSD| 40420603 62 1.
Thứ nhất , lịch sử chính là quá trình hiện thực khách quan
của xã hội loài người trước đây , hoặc lịch sử của những sự kiện ,
hiện tượng , nhân vật đã từng tồn tại trong quá khứ , tức là lịch sử của một
hiện thực khách quan , trở thành đối tượng nhận thức của những người
nghiên cứu , giảng dạy và học tập lịch sử .
2. Thứ hai, là sự nhận thức lịch sử của con người qua các nguồn sử liệu , thể
hiện kết quả của sự nhận thức lịch sử , tức là lịch sử của chủ thể đối với việc
dựng lại quá khứ lịch sử khách quan có thực mà nay không còn nữa .
3. Thứ ba , chỉ môn khoa học Lịch sử mà theo quan điểm mácxít thì chính là
môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong xã hội loài
người và phát hiện ra quy luật phát sinh , phát triển của nó .
Trong thực tế , cả ba nội dung nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau . Không có hiện tượng lịch sử thì cũng không có nhận thức lịch sử,
không có nhận thức lịch sử thì lịch sử vẫn là ẩn số , là bí hiểm mà con người
không biết được . Chúng ta lần lượt giải quyết từng ý nghĩa nêu trên của lịch
sử và mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Như vậy , hiện thực lịch sử là cái có trước , khách quan , độc lập với sự
nhận thức của Côi Tigười về quá khứ . Chỉ có một hiện thực lịch sử khách
quan và có thể những nhận thức khác nhau , song chỉ có nhận thức nào tiệm
cận với quá khứ , phản ánh đúng ( ở mức độ tương đối ) mới phản ánh chân
thực lịch sử khách quan . Nhận thức được nội hàm khái niệm " Lịch sử " như
vậy mới hiểu và giải quyết được các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu , học tập lịch sử .
Sự khác biệt trong nhận thức lịch sử
- Những sự kiện quá trình lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ của xã hội loài
người vốn là một hiện thực khách quan tồn tại độc lập với Ý thức chủ quan
của người nhận thức lịch sự dù chúng ta có biết hay không có thừa nhận hay
không hoặc nhận thức giải thích như thế nào thì hiện thực lịch sử vẫn tồn tại
không thể nào thay đổi được chỉ khi nhận thức đúng đắn mới có thể hiểu
chính xác những sự thật lịch sử tồn tại khách quan không phụ thuộc vào
chúng ta và là đối tượng nhận thức của các thế hệ
- Xung quanh vấn đề hiện thực lịch sự và nhận thức được sự có nhiều cách
hiểu khác nhau do đó thừa nhận quá khứ có tồn tại hay không con người có
khả năng nhận thức được quá khứ hay không và kiến thức lịch sự có nội
dung khách quan hay không là những vấn đề chia ranh giới giữa sự học mác
xít với sự học tư sản cũng là tiêu chuẩn để đánh giá nhà sử học có thái độ lOMoAR cPSD| 40420603 62
khách quan khoa học hay rơi vào chủ nghĩa duy tâm khách quan học
chữ nghĩa chủ quan tư sản.
- Các nhà sử học theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa thực chứng hay chủ
nghĩa kinh nghiệm khẳng định rằng, họ chỉ tin cái gì là chân lí khi các giác
quan của mình nhận thức được cái đó. Họ không thừa nhận các gì ngoài trực
quan là có thực, mà chỉ là ảo ảnh. Vì vậy, đối với họ, quá khứ lịch sử không
có thực. Quan điểm này dẫn đến sự hoài nghi sự tồn tại của quá khú và nhận
thức lịch sử của con người và chính nó đã tạo điều kiện cho sự xuyên tạc lịch sử.
- Những sự kiện quá trình lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ của xã hội loài
người vốn là một hiện thực khách quan tồn tại độc lập với Ý thức chủ quan
của người nhận thức lịch sự dù chúng ta có biết hay không có thừa nhận hay
không hoặc nhận thức giải thích như thế nào thì hiện thực lịch sử vẫn tồn tại
không thể nào thay đổi được chỉ khi nhận thức đúng đắn mới có thể hiểu
chính xác những sự thật lịch sử tồn tại khách quan không phụ thuộc vào
chúng ta và là đối tượng nhận thức của các thế hệ
- Xung quanh vấn đề hiện thực lịch sự và nhận thức được sự có nhiều cách
hiểu khác nhau do đó thừa nhận quá khứ có tồn tại hay không con người có
khả năng nhận thức được quá khứ hay không và kiến thức lịch sự có nội
dung khách quan hay không là những vấn đề chia ranh giới giữa sự học mác
xít với sự học tư sản cũng là tiêu chuẩn để đánh giá nhà sử học có thái độ
khách quan khoa học hay rơi vào chủ nghĩa duy tâm khách quan học chữ nghĩa chủ quan tư sản
- Một số sử gia tư sản theo chủ nghĩa chủ quan khác lại cho rằng , quá khứ là
cái gì không hiện thực , vì những con người của thời đại cũ đã chết đi không
bao giờ trở lại , cho nên khái niệm lịch sử của chúng ta không thể là cái phản
ánh về quá khứ không tồn tại , mà chỉ là sự phản chiếu , những quan điểm
khát vọng của riêng ta về cái đã qua . Do đó , nội dung kiến thức lịch sử
hoàn toàn có tính chất chủ quan , không phản ánh được hiện thực khách
quan . Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì nó đồng nhất hiện thực lịch sử
khách quan với việc nhận thức lịch sử và quy cái thứ nhất vào cái thứ hai .
Quan điểm này xuất phát từ nguyên lí triết học xem quá trình lịch sử như sự
tổng hợp hoạt động của những cá nhân riêng lẻ và không có quy luật khách
quan tác động trong đời sống xã hội.
Các sử gia theo chủ nghĩa duy tâm khách quan lại hiểu quá khứ như
cái gì " tồn tại " một chỗ nào đấy , ở bên cạnh hay phía sau cái thực tế hiện
nay . Quan điểm này dẫn tới tư tưởng thần , về sự tồn tại khách quan của " ý
niệm tuyệt đối " và " tinh thần tuyệt đối ” . lOMoAR cPSD| 40420603 62
Những nhà sử học mácxít - lêninnít khẳng định rằng , xã
hội loài người là một bộ phận của thế giới vật chất , là sự tiếp tục
của lịch sử quả đất trước khi có con người và xã hội loài người xuất hiện .
Vì vậy , nó là một hiện thực khách quan , tồn tại như giới tự nhiên . Trong
lịch sử , con người hoạt động có ý thức , theo đuổi mục đích của mình khi
tạo nên lịch sử , nhưng lại phải tuân theo những quy luật khách quan của sự
phát triển xã hội và hoạt động trong những mối quan hệ xã hội nhất định .
Cái hệ thống những mối quan hệ xã hội ấy tồn tại khách quan , độc lập với
ý muốn của con ngiời , là cơ sở thực tại ” , là đối tượng nghiên cứu của Sử
học . Thừa nhận sự tồn tại của hiện thức lịch sử khách quan, Sử
học mácxít cũng thừa nhận khả năng nhận thức được hiện thực này. Ngược
lại, do sự phủ nhận sự tồn tại thực tế của lịch sử, các sử gia tư sản cũng phủ
nhận khả năng nhận thức lịch sử của con người.
- Sử gia Mĩ, Biếccơ , đưa những luận cứ để bào chữa cho việc phủ nhận sự
hiểu biết lịch sử . Theo ông ta :
+ Trong nghiên cứu lịch sử , chúng ta không thể tiến hành việc quan sát trực
tiếp nên không hiểu được lịch sử .
+ Không bao giờ chúng ta có đầy đủ tài liệu lịch sử để miêu tả đầy đủ quá khứ .
+ Nếu có chút ít tài liệu gì , thì tài liệu ấy bao giờ cũng mang tính chất chủ
của người nghiên cứu, bởi vì người nghiên cứu không thể có thái độ vô tư,
không thiên lệch đối với tài liệu.
Lập luận của Biếc cơ hoàn toàn không có căn cứ để khẳng định con người
không có khả năng nhận thức lịch sử. Trước hết, việc không trực tiếp quan
sát lịch sự không phải là trở ngại ngăn cản chúng ta hiểu biết quá khứ. Vì
ngay trong việc nghiên cứu một số ngành khoa học tự nhiên , trong thực
nghiệm cũng như trong lí thuyết , không phải lúc nào nhà khoa học cũng
trực tiếp quan sát , cũng dựa vào thí nghiệm , song vẫn tìm ra được chân lí
khách quan . Dĩ nhiên , nhà sử học không trực tiếp . và không thể nào trực
tiếp quan sát lịch sử . Đó là một khó khăn đáng kể cho việc nghiên cứu lịch
sử , nhưng có thể khắc phục bằng việc nghiên cứu các nguồn tài liệu , được
xử lí một cách chính xác , khoa học . Hơn nữa , trong một mức độ nhất
định , nhà sử học khi trực tiếp quan sát các tài liệu , đặc biệt tài liệu khảo
cổ học , cũng có thể hiểu biết lịch sử quá khứ một cách chính xác .
Câu 3: Đặc điểm của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
*Đặc điểm của hiện thực lịch sử lOMoAR cPSD| 40420603 62
-Là lịch sử có thật, tồn tại thật
-Luôn tồn tại khách quan, nằm ngoài ý muốn của con người: Ví
dụ: Dịch covid bùng phát cuối 2019, nằm ngoài ý muốn của nhân loại thế giới
-Hiện thực lịch sử chỉ có một, xảy ra một lần duy nhất, không lặp lại
- HIện thực lịch sử xảy ra bao giờ cũng gắn với một điều kiện, hoàn cảnh, lý do
cụ thể nào đó>> Mang tính cụ thể, logic *Đặc điểm của nhận thức lịch sử:
-Thực tế cho thấy, nhận thức lịch sử là một vấn đề phức tạp nhất trong hệ thống lý
luận của phương pháp luận sử học. Các nhà sử học Mác-xít đã giải quyết vấn đề
bằng chìa khoá là lý luận phản ánh của V.I. Lênin. V.I. Lênin chỉ ra rằng, nhận thức
của chúng ta không phải là tấm gương phản chiếu khô cứng, thụ động thế giới bên
ngoài. Nhận thức mang tính tích cực, sáng tạo, biện chứng; nhận thức là một quá
trình: “Sự phản ánh của thế giới tự nhiên vào tư duy con người không được hiểu
một cách “khô cứng”, “trừu tượng”, không vận động, không mâu thuẫn, mà phải
hiểu trong một quá trình vận động vĩnh viễn với sự xuất hiện của các mâu thuẫn và
cách giải quyết chúng”4
-Bản chất của quá trình nhận thức lịch sử là ở chỗ: Giữa khách thể và chủ thể nhận
thức lịch sử có những quan hệ xác định. Khi nghiên cứu quá khứ, nhà nghiên cứu
không nhận thức nó một cách thụ động, mà đặt vào đó hàng loạt các hình dung,
tưởng tượng đã hình thành, đã có sẵn trong họ, được nhà nghiên cứu tích luỹ, thu
lượm từ trước. . Điều đó giải thích tại sao cùng một sự kiện, một hiện tượng, những
con người khác nhau lại nhìn thấy những nội dung khác nhau.
- Nhận thức lịch sử mang tính xã hội, gắn chặt với xã hội, là một bộ phận của
nhận thức xã hội, vì khoa học lịch sử nghiên cứu xã hội, tham gia vào đời sống xã hội.
-Trong nhận thức lịch sử, yếu tố bao trùm, quy định kết quả nhận thức là vai trò chủ
quan của nhà sử học. Nhà sử học, với tư cách là chủ thể hoạt động nhận thức lịch
sử luôn bị chi phối bởi những yếu tố:

+ Vị trí xã hội của người nhận thức (môi trường, quyền lợi giai cấp, chính trị, kinh tế)
+ Thái độ đối với hệ thống giá trị (mỗi người có hệ thống giá trị, quy định cách
nhìn nhận, dẫn đến sự đánh giá khác nhau; có giá trị phổ biến, được cả nhân loại
thừa nhận; có giá trị nhóm, nhóm giai cấp, nhóm nghề nghiệp và giá trị cá nhân); lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ Tri thức và học vấn (tri thức càng được mở rộng, lịch sử càng được
nhận thức đầy đủ hơn, kết quả nhận thức càng cao)
+ Tâm lý cá nhân (tô hồng, bôi đen, yêu ghét; con người khác nhau, có tâm lý khác
nhau, song cần dựa trên chuẩn mực đạo đức)
- Trong quá trình nhận thức lịch sử, nhà sử học bị ảnh hưởng bởi quan điểm thời
đại, môi trường xã hội, những quyền lợi khác nhau. Trong đánh giá, kết luận, nhà
sử học bao giờ cũng thể hiện những quan điểm riêng của mình.
- Nhận thức qua hai cách:
+ Nhận thức kinh nghiệm (nhận thức trực tiếp), là quá trình nhận thức mang lại
những tri thức trực tiếp, mang tính kinh nghiệm. Chủ thể (người nghiên cứu) trực
tiếp tác động vào đối tượng nhận thức (sử liệu), nhằm thu nhận được những sự kiện
lịch sử chân thực, khoa học
+ Nhận thức lý luận ( Nhận thức gián tiếp) là quá trình mang lại những tri thức
mới, gián tiếp về sự liên hệ bản chất giữa các mặt khác nhau của đối tượng nghiên
cứu chủ yếu thông qua phương pháp logic, từ đó lý giải, nhận thức những quy luật
cơ bản Giữa hai cấp độ nhận thức này vừa có sự thống nhất, có mối liên hệ chặt
chẽ, vừa có sự khác biệt.
Câu 4: Phân kì Lịch sử
1. Vì sao phải phân kì lịch sử?
- Lịch sử loài người bắt đầu từ khi con người xuất hiện với rất nhiều hoạtđộng
liên quan cho đến nay đã trải qua hàng triệu năm với muôn vàn sự kiện, không thể
nào tính toán, liệt kê đầy đủ tất cả nhưng cũng không thể bỏ qua. Vì vậy, cần tập
trung vào những điển hình cốt lõi qua từng thời đại, thời kì, giai đoạn, chặng đường, bước đi.
- Lịch sử loài người mặc dù luôn tiến lên những không phải phát triển
thẳngđứng mà có lúc tạm thời thụt lùi. Mỗi dân tộc quốc gia cũng vậy, cũng có sự
thăng trầm, mở đầu, phát triển, tiêu vong… Do đó cần phải có mốc thời gian phân
kì ở từng thời điểm, triều đại để người đời sau dễ hình dung, phân biệt, so sánh.
- Lịch sử diễn ra trên nhiều lĩnh vực, giống như những lát cắt ghép lại
thànhmột thể hoàn chỉnh. Mỗi cá nhân có vai trò quyết định trong lịch sử, cùng các
thời kì khác nhau đều có những đóng góp, dấu ấn riêng nên cần phải ghi nhận những lOMoAR cPSD| 40420603 62
đặc điểm nổi bật để phân biệt, so sánh với những vấn đề lịch sử khác
ở cùng thời kì hoặc các thời kì khác nhau.
- Có thể đúc kết bài học, quy luật lịch sử để vận dụng trong cuộc sống.
2. Các quan niệm về phân kì lịch sử
Phân kì lịch sử là vấn đề phức tạp của sử học nên quan niệm phân kì cũng
không có sự thống nhất giữa các nhà sử học từ xưa đến nay. Thậm chí trong giới sử
học cũng không có sự thống nhất do quan điểm nhìn nhận (mục đích ý đồ), do lập
trường giai cấp, do trình độ nhận thức, do đặc trưng lịch sử của mỗi nước cũng như
cách tiếp cận vấn đề.
- Thời cổ đại: thông qua các tác phẩm sử học của Herodot và Tuycidit tathấy
việc phân kì lịch sử bám vào các cuộc chiến tranh, giải thích nguyên nhân, diễn biến,
kết quả liên quan đến cuộc chiến tranh ấy.
- Thời trung đại: các nhà sử học thường lấy sự thay thế nhau của các triềuđại
phong kiến để phân kì. Mỗi triều đại lại có các ông vua kế tiếp nên việc phân kì là
dựa vào triều đại (cách ghi chép sử biên niên).
- Thời cận đại: sử học phương Tây dựa vào sự tiến bộ trong tiến trình
pháttriển của nhân loại. Họ lấy văn minh làm tiêu chí phân kì nên có người chia
thành thời đại mông muội, dã man là thời kì nguyên thủy; văn minh nông nghiệp,
văn minh công nghiệp. Trong đó thời đại văn minh nhất là sau cách mạng công
nghiệp, do vậy theo họ châu Âu là trung tâm, các nơi xa châu Âu lần lượt là Trung Đông, Viễn Đông…
3. Quan niệm của sử học mác xít:
- Sử học mác xít cho rằng: Xét cho cùng, lịch sử loài người từ khi con
ngườixuất hiện đều cho thấy 2 cuộc đấu tranh lớn: cuộc đấu tranh giữa con người
với tự nhiên và cuộc đấu tranh giữa con người với con người.
+ Cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên: con người muốn chinh phục
tự nhiên, muốn tự nhiên phục vụ mình cho nên cải tạo, cải biến tự nhiên.
+ Cuộc đấu tranh giữa con người với con người: liên quan đến sự mâu thuẫn,
đối lập, thay thế nhau giữa các thời đại, các hình thái kinh tế xã hội. Thời đại lạc hậu
yếu kém sẽ phải nhường chỗ cho thời đại văn minh hơn. lOMoAR cPSD| 40420603 62
- Từ quan niệm trên, cách phân kì của sử học mác xít khác với
thời đạitrước, dựa vào sự thay đổi của phương thức sản xuất, sự kế
tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội. Mọi dân tộc trên thế giới đều có sự thay
đổi theo hình thái kinh tế. Như vậy, quan niệm phân kì lịch sử của sử học mác xít là
dựa vào sự thay thế nhau của phương thức sản xuất.
- Căn cứ vào tiêu chí trên, sử học mác xít chi lịch sử loài người ra 5 thời đại:
+ Thời đại nguyên thủy: cách đây 4 – 6 triệu năm, dân tộc nào cũng phải trải qua.
+ Thời đại cổ đại: 3500 TCN gắn liền với các quốc gia cổ đại.
+ Thời đại trung đại: 476, gắn liền với sự sụp đổ chế độ Roma.
+ Thời đại cận đại: 1556, cách mạng Hà Lan.
+ Thời đại hiện đại: 1917, cách mạng tháng Mười Nga.
- Tương đương với 5 thời đại trên thì sử học mác xít cũng đưa ra 5 hình tháikinh tế xã hội:
+ Công xã nguyên thủy: nguyên tắc vàng.
+ Chiếm hữu nô lệ: dựa vào mối quan hệ chủ nô – nô lệ.
+ Phong kiến: châu Âu: lãnh chúa – nông nô; phương Đông: địa chủ phong kiến – nông dân.
+ Tư bản chủ nghĩa: tư sản – vô sản.
+ Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa cộng sản
- Từ quan niệm trên, sử học mác xít còn thống nhất cách gọi tên phân kì:
+ Lớn nhất là thời đại được tính hàng trăm, thậm chí hàng triệu năm.
+ Dưới thời đại là thời kì, có nhiều, có thể tính theo thập kỉ hoặc thế kỉ.
+ Dưới thời kì là giai đoạn, có nhiều.
+ Dưới giai đoạn là chặng đường, bước đi, biến cố.
Câu 5 (1): Thời gian trong lịch sử: Âm lịch, Dương lịch, Công lịch…(Dũng) lOMoAR cPSD| 40420603 62
-Lịch sử xã hội loài người đang diễn ra trong không gian và thời gian
nhất định.Đây là 2 yếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển xã hội loài người.
Con người khi mới xuất hiện đã có ý niệm về thời gian và dần dần biết cách tính
thời gian.Từ đó lịch ra đời.Đối với việc nghiên cứu và học tập lịch sử,sự hiểu biết
về lịch và phép tính lịch rất quan trọng.Nó giúp chúng ta hiểu rõ quá trình phát
triển lịch sử qua các giai đoạn thời kì khác nhau
+Thuật ngữ “Lịch”(calendar) ở phg Tây đều do từ Latinh Calendariam có nghĩa là
sổ ghi nợ.Sau đó trở thành 1 hệ thống tính thời gian ở các nước dựa theo chu kì vận
động của Mặt trời,Mặt trăng và các vì sao
+Âm lịch là hệ thống tính lịch theo chu kì Mặt trăng quay quanh Trái đất.Mỗi tuần
trăng đúng là 29,33 ngày.Vì vậy trong 1 năm có các tháng 29 ngày hay 30 ngày xen
kẽ nhau.Năm âm lịch gồm 12 tháng dài 354-355 ngày kém 11 ngày theo chu kì khí
hậu.Ngày nay âm lịch ít đúng,chỉ còn dung ở 1 số nước hồi giáo.
+Âm-dương lịch là hệ lịch có cơ sở giống âm lịch,tính theo chu kì Mặt trăng quay
xung quanh Trái đất và điều chỉnh cho phù hợp với chu kì của Trái đất quay quanh
Mặt trời.Tháng tính theo tuần trăng,còn năm thì tính 12 hoặc 13 tháng(năm
nhuận).Lịch được dùng ở Việt Nam,TQ và 1 số nước châu Á khác.Ở VN trước kia
dung âm-dương lịch(quen gọi kh chính xác là âm lịch) ngày nay chỉ còn dung trong sinh hoạt nhân dân.
+Dương lịch được dung rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.Đây là hệ tính lịch theo
sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời,chu kì cuyển động là 365,2422 ngày và
tính mỗi năm là 365 hay 366 ngày(năm nhuận).Dương lịch được dùng ở Việt Nam
từ cuối thế kỉ XIX ngày nay đã trở thành lịch chính thức.
+Lịch Hy Lạp-La Mã cổ đại,lúc đầu cũng là âm-dương lịch,ra đời khoảng TNK I
TCN.Năm 476 TCN, Xeeda thực hiện 1 cuộc cải cách cơ bản về phép tính
lịch.Theo đó cứ 3 năm(mỗi năm 365 ngày) thì đến 1 năm nhuận 366 ngày.Từ thế kỉ
IV SCN,lịch La Mã chia 1 tuần có 7 ngày.Từ TK III SCN,Công lịch(tức dương
lịch) được sử dụng rộng rãi và trở thành lịch chính thức cho nhiều nước trên thế giới.
-Cách tính lịch trong học lịch sử
Đơn vị tính thời gian trong lịch sử có các khoảng định lượng như sau lOMoAR cPSD| 40420603 62 +10 năm là 1 thập kỉ +100 năm là 1 thế kỉ
+1000 năm là 1 thiên niên kỉ
CÂU 5 (2): Thời gian trong lịch sử: Âm lịch, Dương lịch, Công lịch… (Huyền Thanh)
I. TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH THỜI GIAN?
- Lịch sử xã hội loài người tính từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất đến nay
đãtrải qua muôn vàn sự kiện khác nhau, không thể ghi nhớ, ghi chép, tính toán được
mà không thể bỏ qua. Vì vậy, phải tập trung vào những điểm cốt lõi, điển hình qua
từng mốc thời gian cụ thể.
- Lịch sử xã hội loài người không phải là sự phát triển thẳng đứng mà có lúc tạmthời
thụt lùi, có lúc đi lên. Mỗi quốc gia, dân tộc cũng như vậy. Do đó, cần có mốc thời
gian cụ thể để người đời sau phân biệt, hình dung, so sánh.
- Lịch sử diễn ra trên nhiều lĩnh vực giống như những lát cắt nhưng đều tạo
thànhmột thể hoàn chỉnh. Cùng các thời gian khác nhau đều có những dấu ấn riêng để phân biệt, so sánh.
- Từ xa xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó
nghĩra cách tính thời gian. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng
trong việc tìm hiểu và học lịch sử.
II. NGƯỜI XƯA ĐÃ TÍNH THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO?
- Từ xưa, con người đã nhận thấy hiện tượng lặp đi lặp lại thường xuyên như
hếtsáng lại đến tối, hết mùa hè lại đến mùa đông. Những hiện tượng này liên quan
chặt chẽ đến hoạt động của Mặt Trời, Mặt Trăng.
- Người xưa đã quan sát và tính toán được thời gian mọc, lặn, di chuyển của
MặtTrời, Mặt Trăng để phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia
thành giờ, phút,… Trên cơ sở đó làm ra lịch.
- Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có cách làm lịch riêng. Có hai cáchchính: lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ Tính theo Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất (Âm lịch).
Nếu tính theo âm lịch cứ gần 3 năm thiếu một tháng, vì thế họ phải
làm them tháng nhuận để khớp với chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
+ Tính theo Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời (Dương lịch)
+ Đơn vị thời gian: ngày, tháng, năm
III. THẾ GIỚI CÓ CẦN MỘT THỨ LỊCH CHUNG HAY KHÔNG?
- Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các dân tộc, các khu
vựcngày càng mở rộng => Nhu cầu thống nhất thời gian được đặt ra.
- Dựa vào các thành tựu khoa học, công lịch được hoàn chỉnh và được các dân
tộcthừa nhận, sử dụng.
+ Công lịch là lịch chung cho các DT trên thế giới.
+ Theo công lịch 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ.
+ 4 năm có một năm nhuận (thêm một ngày cho tháng Hai).
+ 100 năm là một thế kỉ; 1.000 năm là một thiên niên kỉ.
Câu 6: Những năng lực cần hình thành đối với sinh viên SPLS.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng GD-ĐT bởi họ giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình dạy học, là lực lượng đảm nhiệm việc truyền thụ kiến thức, giáo
dục và hình thành nhân cách cho HS. Vì vậy, với tư cách là Sinh viên sư phạm Lịch
Sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngôi trường trọng điểm Quốc gia về đào tạo
giáo viên, tôi nhận thấy mình cẩn phải có các năng lực như trình độ chuyên môn
vững vàng, có năng lực sư phạm và có những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết.
1. Năng lực sư phạm
Năng lực” (Competency) là nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động
nào đó hay năng lực thực hiện. Năng lực mang tính “cá nhân hóa”, có thể được
hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực
tiễn. Năng lực là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các
tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức (ở đây là nhà trường)
đạt mục tiêu đề ra; là một tổ hợp thuộc tính tâm lí phức hợp gồm kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm và nghệ thuật cũng như thái độ của chủ thể đối với đối tượng
trong quá trình hoạt động. lOMoAR cPSD| 40420603 62
- Năng lực sư phạm là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề
dạy học nói chung. Năng lực và kĩ năng có mối quan hệ chặt chẽ,
năng lực sư phạm là thuộc tính, là đặc điểm của nhân cách còn kĩ năng sư
phạm là những thao tác riêng của hoạt động sư phạm trong các dạng hoạt động cụ thể.
- Nghề giáo là một nghề đặc biệt, cũng là một lao động nhưng sản phẩm là
con người, công cụ lao động là nhân cách của chính mình: “dùng nhân cách
để đào tạo nhân cách”.
Do đó, đòi hỏi ở SV một phẩm chất đạo đức và năng lực rất cao, không thể kể
hết những yếu tố cụ thể, chỉ xét những điểm chung nhất mà một SV không thể thiếu.
-Về phẩm chất: phải là người có một nhân cách mẫu mực, yêu nghề, mến trò.
Phải luôn luôn là tấm gương sáng cho mọi người, phải giữ tư cách đạo đức trong
nhà trường, gia đình và xã hội. Trong giảng dạy, đặt hiệu quả giáo dục lên hàng
đầu, công bằng, nhiệt tình, tôn trọng, gần gũi với HS.
-Về năng lực: không phải chỉ là dạy các chuyên môn mà còn giáo dục HS về
đạo đức, tư cách, cách ứng xử… “Dạy chữ và dạy người”, GV phải luôn hướng
HS hình thành nhân cách đạo đức tốt, tránh những thói hư tật xấu… và điều này
luôn lồng ghép khi giảng dạy. Phải là người có kiến thức sâu rộng, nắm vững
chuyên môn, phương pháp giảng dạy khoa học và luôn đổi mới cho phù hợp.
2. Năng lực sư phạm của Sinh viên Sư phạm Lịch Sử
2.1 Kiến thức và tầm hiểu biết
Đây là một năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ
cột của nghề dạy học và có tác dụng mạnh, tạo ra uy tín của GV nói chung và GV
môn Lịch Sử nói riêng. Nó được thể hiện:
-Nắm vững, hiểu biết về chuyên môn, chuyên ngành và kiến thức cơ bản khác.
-Hiểu và bám sát yêu cầu của chương trình môn Lịch sử trong quá trình dạy học,
đáp ứng Chuẩn chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
-Biết chọn lựa tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy. -Thường
xuyên theo dõi, cập nhật thông tin những công trình khoa học Lịch sử -Biết thực
hiện nghiên cứu khoa học và hứng thú với nghiên cứu khoa học. -Có năng lực
tự học, tự bồi dưỡng và hoàn thiện tri thức của mình.
2.2 Năng lực cảm nhận trong quá trình dạy học và giáo dục lOMoAR cPSD| 40420603 62
Dạy học là một quá trình thuận nghịch, thống nhất của hai loại hoạt
động dạy và học do hai thực thể (thầy và trò) đảm nhiệm. Trong quá
trình đó, chức năng của GV là tổ chức và điều khiển hoạt động HS, chức năng của
HS chiếm lĩnh tri thức. Kết quả của sự điều khiển một phần tuỳ thuộc yếu tố thầy
càng hiểu trò, hiểu kịp thời bao nhiêu thì càng có căn cứ để tổ chức và điều khiển
quá trình dạy học và giáo dục của mình bấy nhiêu.
2.3 Năng lực thiết kế bài giảng
Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của GV đối với tài liệu học tập nhằm
làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm cá nhân HS, trình độ, kinh nghiệm của
các em và đảm bảo logic sư phạm. GV phải biết đánh giá đúng tài liệu, xác lập
được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
2.4 Năng lực giảng dạy
Kết quả lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh đối tượng học tập phụ thuộc vào 3 yếu tố: Trình
độ nhận thức của HS; Nội dung của bài giảng; Năng lực dạy của GV Lịch Sử.
2.5 Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của
mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ. Đây là một trong những năng lực quan trọng của GV LS
2.6 Năng lực giao tiếp sư phạm
Đó là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những
diễn biến tâm lí bên trong của HS và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lí các
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục.
2.7 Năng lực cảm hoá học sinh
Đó là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với HS về mặt tình
cảm và ý chí. Nói một cách khác, đó là khả năng làm cho HS nghe, tin và làm theo
mình bằng tình cảm, bằng niềm tin.
GV phải có một nếp sống văn hoá cao, phong cách mẫu mực, có uy tín và tôn
trọng, yêu thương, tin tưởng HS, biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
2.8 Năng lực ứng xử sư phạm
Trong quá trình giảng dạy, GV môn học Lịch Sử thường đứng trước nhiều tình
huống sư phạm khác nhau. Điều này đòi hỏi GV phải hiểu biết tâm lí HS, biết giải
quyết linh hoạt và sáng tạo những tình huống sư phạm của từng cá nhân cũng như tập thể HS. lOMoAR cPSD| 40420603 62
-Có sự thống nhất trong tình yêu thương, sự tôn trọng, niềm tin để
đảm bảo sự công bằng đối với HS
-Sự nhạy bén, linh động trong việc sử dụng các tác động sư phạm vào các tình huống
(khuyến kích, trách phạt hay ra lệnh...; nếu quá lời hay quá mức có thể dẫn đến “phản sư phạm”).
-Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời, khéo léo áp dụng giải quyết
vấn đề xảy ra, không nóng vội, không thô bạo.
2.9 Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
-GV môn Lịch sử phải biết tổ chức và kêu gọi, cổ vũ HS tích cực tham vào các hoạt
động tập thể, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đấu thể thao…
-Biết tổ chức đoàn kết HS thành một tập thể thống nhất, có kỉ luật.
-Biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội tham gia vào
sự nghiệp giáo dục chung và các hoạt động Giáo dục thể chất nói riêng.
2.10 Năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học
Đây là năng lực không thể thiếu được của GV LS ở bất cứ cấp học nào trong giai
đoạn hiện nay. Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho
giảng dạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng tạo - nghiên cứu cho GV và HS
2.11 Năng lực đánh giá
Năng lực đánh giá giúp cho GV nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của
HS để xác nhận kết quả của một hoạt động để bổ sung điều chỉnh trong dạy học.
-để tạo được uy tín trước HS, GV phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và công bằng.
-Năng lực đánh giá của GV có thể tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cả
đánh giá thành công hay hạn chế của HS.
-Khả năng đánh giá đúng của GV đối với HS sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự
học và kết quả rèn luyện ý thức, đạo đức cho HS. 3. Kết luận
Nghệ thuật sư phạm của Sinh viên Sư phạm Lịch Sử được dựa trên sự phát triển
các năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm không chỉ bao gồm những kiến thức, kĩ
năng sư phạm mà cả những kinh nghiệm sư phạm của SV.
Trước khi ra trường dạy học môn Lịch Sử, thì SV cần xác định:
-Học sinh có mong chờ mình không?
-Nhà trường, thầy cô có tin tưởng giao HS cho mình dạy ko?
-Và mình cần chuẩn bị những gì? lOMoAR cPSD| 40420603 62
Câu 7: Các phương pháp trong nghiên cứu, học tập lịch sử *
Phương pháp lịch sử : là phương pháp xem các hiện tượng,
sự vật qua các giai đoạn cụ thể của nó: ( ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi
tính chất cụ thể của nó
* phương pháp logic: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức
tổng quát , nhằm vạch ra bản chất, quy luật , khuynh hướng chung trong sự vận
động của cái khách quan được nhận thức này
>>> Ăng ghen đã chỉ rõ rằng: về bản chất , phương pháp lôgic không phải là gì
khác mà cũng là phương pháp lịch sử, chỉ có khác là đã thoát khỏi những hình thức
lịch sử của nó và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên có tác dụng phá hoại của nó.
Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đó
>>> hai phương pháp này có mối liên hệ biện chứng với nhau
Lưu ý: không được đồng nhất 2 phương pháp này vì mỗi phương pháp có chức năng của mình
• Mỗi sự vật của thế giới khách quan đều có quá trình lịch sử cụ thể của nó ,
tức đều có quá trình vận động, biến đổi, phát triển trong những điều kiện
hoàn cảnh nhất định. DO đó, phải có phương pháp lịch sử diễn lại, miêu tả,
quá trình phát triển hiện thực của nó
• Con người chỉ có thể nhận thức được sự vật trong sự phát sinh, phát triển,
trong sự thay thế cái cũ bằng cái mới. Muốn nhận thức đúng đắn và sâu sắc
phải nhận thức được bản chất và quy luật của nó
• Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic không có sự khác nhau về
nguyên tắc. Sự khác nhau là ở chỗ phương pháp lịch sử miêu tả cái lôgic của
lịch sử bằng sự kiện, hiện tượng cụ thể, bằng cách theo sát từng bước những
sự kiện và hiện tượng ấy, bằng cách phản ánh toàn bộ sự kiện lịch sử từ lúc
phát sinh và phát triển đúng kết cục của chúng.
*phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ khai thác một cách khoa học, chính xác nội dung của tài liệu được dùng làm sử
liệu . đối với bất cứ tài liệu nào cũng đều càn được kiểm tra khoa học cẩn thận đặc
biệt các nguồn tài liệu truyền miệng và tài liệu thành văn
+ mỗi tài liệu ít nhiều đều có yếu tố chủ quan làm biến đổi sự kiện được phản ánh
trong tư liệu, cho nên bằng nhiều cách “ thanh lọc” khỏi nội dung tư liệu những yếu lOMoAR cPSD| 40420603 62
tố không phản ánh đúng hiện thực >>> phối hợp với phương pháp
quan sát để thu thập tư liệu.
*phương pháp so sánh:
- xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhận thức của con người
_ ngày nay càng được sử dụng rộng rãi
- So sánh sự giống nhau và khác nhau theo chiều dọc và tiến trình thời gian ....
- Ưu điểm: làm nhận thức rõ các mặt quan hệ mật thiết với nhau trong lịch sử:
kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng
+ giúp cho các dân tộc hiểu rõ những nét chung và riêng của mỗi
dân tộc để giúp hiểu nhau hơn, thắt chặt hơn các quan hệ và tình hữu nghị
+ góp phần phát triển về mặt lý luận của phương pháp nghiên cứu lịch sử
nói chung cũng như bản thân các phương pháp cụ thể
Về mặt kĩ thuật: vận dụng phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch
của lôgic hình thức vào nghiên cứu lịch sử . Tiến trình:
+ tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng
+ tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự kiện lịch sử
- Phải tuân theo những nguyên tắc phương pháp luận chứ không phải tuỳ tiện
theo cảm tính chủ quan để rút ra được sự kiện khách quan của sự kiện lịch sử.
*phương pháp định lượng:
Đây là phương pháp vận dụng toán học vào nghiên cứu lịch sử
Từ những năm 50 của thế kỉ phương pháp định lượng mới được sử dụng rộng rãi
Làm cho việc nghiên cứu lịch sử phong phú chính xác hơn việc nghiên cứu đơn
thuần theo phương pháp định tính.
Các phương pháp định lượng sử học thường được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử gồm có:
+ tìm số bình quân phép tính là một chỉ tiêu thường dùng trong thống kê để rút ra
mức trung bình của các sự vật hiện tượng
+ tính tỉ lệ phần trăm
+ tính tỉ lệ tăng trưởng bình quân lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ phương pháp phân tích mối tương quan giữa hai hiện tượng lịch sử.
*phương pháp liên ngành : sử liệu học, văn bản học , bi kí học, cổ tiền học, huy
hiệu học, địa lý lịch sử học, cổ văn hiến học, nhân danh học, lưu trữ học, triết học,
tâm lý học, xã hội học.....
Tìm những tài liệu có liên quan ở các ngành trong và ngoài khoa học lịch sử
+ sử dụng các nguồn sử liệu tuộc nhiều ngành khoa học làm cứ liệu vững chắc cho
việc giải thích lích sử
Câu 8 (1): Sử học phương Đông và phương Tây cổ đại. (A.Hoàng)
Sử học phương Đông
Sử học phương Tây
- Triết lí lịch sử được trình bày thông
trong quá khứ, đặc biệt là những sự
qua các loại hình văn học, các giáo
kiện liên quan đến đời sống kinh tế, lý của các tôn giáo.
xã hội, nhất là những cuộc chiến
- VD: Ở Trung Quốc, sử học ra đời
tranh và công việc ngọi giao.
khá sớm và được chỉ đạo bởi một
- Về sau các nhà sử học phương Tây
quan điểm nhất định, như dùng quan
nhận thấy rằng, chỉ ghi chép sự kiện
niệm thiện và ác để xem xét, đánh
quá khứ là chưa đủ mà “ Việc
giá lịch sử. Song ở thời cổ đại
nghiên cứu lịch sử chỉ có ích khi nào
Trung Quốc vẫn chưa có quan điểm
bổ sung những cách trình bày,
lí luận sử học một cách hệ thống.
những nguyên nhân lịch sử”
- Về nội dung: Sử học có phần hạn
- Sử học ra đời là một nhu cầu tất yếu
chế về các sự kiện, chủ yếu tập trung
khách quan của lịch sử thời đại
vào các quan hệ ngoại giao, các
- Quan niệm về lịch của các sử gia
hành động quân sự cũng như công
thời cổ đại phương Tây còn nhiều
việc, sự kiện mang yếu tố thần bí
hạn chế vì mang nhiều yếu tố thần
của trời đất đối với con người. thoại.
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng sử
Nhìn chung, về mặt lý luận , Sử
học phương Đông thời cổ đại đã
học phương Tây thời cổ đại còn
đặt nền móng cho sự phát triển
nhiều hạn chế, tuy nhiên đã xây
của nền sử học sau này phát triển
dựng một cơ sở triết học cho việc hơn.
nhận thúc quá khứ, tạo điều kiện
- Các nhà sử học thời cổ đại Hy Lạp,
để phát triển nền sử học hiện đại
RôMa cho rằng, sự hiểu biết lịch sử sau này
là việc nắm được những gì đã sảy ra lOMoAR cPSD| 40420603 62
Câu 8 (2): Sử học phương Đông và phương Tây cổ đại: (Mai Trinh) 1.
Sử học phương Đông cổ đại:
- phương Đông nhà nước ra đời sớm, cho nên sử học cũng sớm ra đời và phát triển.
- Giai cấp thống trị sử dụng kiến thức như một công cụ, vũ khí để khống chế, đàn
áp về mặt tinh thần nhân dân bị trị.
- Tầng lớp thống trị giành cho mình quyền biên soạn lịch sử để phục vụ cho xã
hộicó áp bức => Sử học phương Đông cổ đại là sử học của giai cấp thống trị.
- Tuy vậy, nhân dân lao động vẫn ghi nhớ, kể chuyện, giáo dục lịch sử cho thế hệ
trẻ và hình thành nhiều quan điểm nhận thức khác nhau - quan điểm nhận thức của giai cấp bị trị.
- Sử học của giai cấp thống trị:
+ Hình thành trong xã hội có giai cấp, trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
+ Thể hiện quan điểm tư tưởng, lập trường của giai cấp thống trị.
VD: tài liệu lịch sử trong các văn kiện của vua Sume, Áccát, văn tự thời Ân -
Thương (Trung Quốc), tài liệu lưu trữ của nhà thờ và tư nhân,...
- Việc lựa chọn và giải thích sự kiện lịch sử trong các tài liệu mang tính chất giai cấp rõ rệt.
VD: những tài liệu thời Cổ vương quốc - Trung vương quốc ở Ai Cập ca tụng
chiên công của Pharaông trong các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Những hình thức biên soạn lịch sử: biên niên sử, tiểu sử, tự truyện,...
Khi tìm hiểu về nền sử học phương Đông cổ đại, ta thường tìm hiểu đến 2 nền sử
học của Trung Quốc và Ấn Độ.
A, Sử học Trung Quốc cổ đại:
- Khoảng 2000 năm TCN, xã hội có giai cấp đầu tiên hình thành ở TQ trên lưu
vực sông Hoàng Hà. Trong quá trình phát triển, giai cấp thống trị TQ xâm chiếm
đất đai, mở mang lãnh thổ của mình ở lưu vực sông Dương Tử.
- Trong bộ máy chính quyền nhà nước của giai cấp thống trị, có các quan viên
chuyên ghi chép các sự việc xảy ra chủ yếu trong cung đình, gọi là “sử quan”. lOMoAR cPSD| 40420603 62 -
Các sử quan luôn giữ khí tiết của bản thân khi viết sử, thà
chết chứ nhất định không chịu chép sai sự thật. VD: những nhà chép
sử thời Xuân Thu (TK VIII - V
TCN) - câu chuyện về 5 vị Thái sử
- Nhìn chung sử học cổ đại TQ chủ yếu là sử học của giai cấp thống trị, ghi chép
về mọi sự việc có liên quan đến đời sống nhà vua và phản ánh rất ít đời sống xã hội - nhân dân. * Tp sử học tiêu biểu: -Kinh Xuân Thu:
+ Xuân Thu vốn là cuốn sử của nước Lỗ do Khổng Tử biên soạn.
+ Được chép theo thể biên niên với yếu tố thời gian là 2 mùa xuân, thu.
+ Khổng Tử đã thêm, bớt, chỉnh lý, đánh giá lại sự kiện lịch sử; tập hợp một số tấm
gương đạo đức, nghĩa hiệp trong quá khứ để răn dạy người đương thời.
+ Tư tưởng cốt lõi: “Chính danh tự” (gọi đúng chức phận), “Định danh phận” (mỗi
người được hưởng những gì đúng với địa vị, chức phận), “Ngụ bao biếm” (bao hàm khen, chê).
+ Phân chia ranh giới thứ bậc một cách tuyệt đối, rành mạch. B.
Sử học Ấn Độ cổ đại:
- Các nhà nước Ấn Độ cổ đại xuất hiện từ 2500 TCN (ven s.Ấn), 1500 TCN (ven
s.Hằng); được phản ánh trong bộ kinh thi Vê đa và các bộ sử thi. * Bộ kinh Vê đa:
+ Gồm 4 tập, tập hợp những bài ca ngợi các vị thần, tượng trưng cho các thế lực
của thiên nhiên (mưa, sấm, lửa, sông, biển,...)
+ Qua các tập kinh Vê đa, người đời sau hiểu được tình hình xã hội lúc bấy giờ: sự
phân chia thứ bậc, đẳng cấp, các luật lệ, tập tục, những cuộc chiến tranh,... và cuộc
đấu tranh của con người với tự nhiên.
*Bộ sử thi Mahabharata:
+ Được sáng tác tập thể bởi quần chúng trong nhiều thế kỷ thuộc TNK I TCN khi
những bộ tộc Aryan đã định cư ở đồng bằng Ấn Hằng và phát triển thế lực xuống miền NamẤn.
+ Gồm 110.000 câu thơ đôi, tức là 220.000 dòng thơ. lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ Nội dung: Diễn tả quá trình nổ ra, diễn biến, kết quả của trận chiến
đấu lịch sử 18 ngày đêm giữa 2 dòng họ Rauvana và Panđava - đều
là con cháu của thuỷ tổ Ấn Độ Bara.
=> Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là phản ánh của cuộc chiến tranh giữa
các bộ lạc Aryan trong quá trình xây dựng những quốc gia cổ đại.
+ Là bộ “bách khoa toàn thư” của Ấn Độ, cung cấp nhiều hiểu biết về đời sống văn
hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của nhân dân Ấn Độ.
“ Cái gì không tìm thấy trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy ở Ấn Độ”
*Sử thi Ramayana: 7 cuốn 500 đoạn 24.000 câu thơ đôi
+ Kể về cuộc chiến đấu giữa hoàng tử Rama với bọn quý tộc Racxaxa suốt 14 năm.
+ Phản ánh cuộc sống, nguyện vọng, ước mơ của nhân dân Ấn Độ thời bấy giờ.
+ Là nguồn cảm hứng lớn nhất cho các nhà thơ Ấn Độ qua các thời kỳ.
+ Có nhiều bản Ramayana được lưu hành ở nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ do
sự đa dạng về ngôn ngữ bằng tiếng Hindi, Bengali, Atxami,...
2. Sử học phương Tây cổ đại: A,
Sử học Hi Lạp cổ đại:
- Sử học Hi Lạp cổ đại từ thế kỷ IV TCN đến thế kỷ II TCN đã phát triển về số
lượng tác phẩm và trình độ nghiên cứu, nhất là thời của Hêrôđốt và Tuyxilít.
- Thế giới quan biện chứng của người Hi Lạp phát triển trong quá trình quan sát
các hiện tượng tự nhiên và niềm mong muốn giải thích các hiện tượng này 1 cách
khoa học => Chủ nghĩa duy vật của người Hi Lạp xuất hiện ảnh hưởng tới sự ra đời của sử học.
- Trong thời cổ đại, Hi Lạp là nơi phát triển rực rỡ nhất của sử học. Các học giả Hi
Lạp cổ đại sử dụng lịch sử như một công cụ để khái quát, tìm ra cái đẹp và lẽ phải
trong cuộc sống trên cơ sở khôi phục lại hình ảnh quá khứ.
- Các tác phẩm sử học chủ yếu mô tả 1 cuộc chiến tranh, lịch sử 1 thành phố hay
một địa phương nào đó.
- Hi Lạp là nơi có nền sử học phát triển mạnh mẽ nhất thời cổ đại. lOMoAR cPSD| 40420603 62
- Phương pháp chủ yếu mà các tác giả sử học Hi Lạp sử dụng là sưu
tầm, tìm tòi trong dân gian những câu chuyện lịch sử.
- Toàn bộ những tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân văn, đem lại những tấm
gương, bài học cho hậu thế => Sử học được coi là “Người thầy của cuộc sống”.
- Sử học chưa mang tính khoa học đầy đủ, chưa chú ý tới sự chân xác của sử liệu,
còn nhiều hạn chế: xem nhiệm vụ của sử học chỉ là việc thu thập các sự kiện
trong quá khứ và trình bày lại một cách đơn giản; hay xem sử học là một loại hình
nghệ thuật chỉ có tác dụng tái hiện.
- Các nhà sử học tiêu biểu: Hêr đốt, Tuyxilít, Pôlibi
* Hêrôđốt (490 - 425 TCN)
+ Ông là kiều dân cư trú ở Atten, đi nhiều nơi ở châu Âu, châu Á thu thập nhiều tài
liệu quý về kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều dân tộc. => Là người có kiến thức
uyên thâm về địa lý, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau.
+ Tác phẩm: - gồm 9 quyển viết về Lịch sử Hi Lạp, Babilon, Atxiri, Ba Tư, Ai Cập.
- “Chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư”: thể hiện tính chính nghĩa của người Hi
Lạp, tính phi nghĩa của đế quốc Ba Tư.
+ Nguyên tắc sáng tác: Truyền lại tất cả những gì người ta nói. Tuy chưa tách lịch
sử với những câu chuyện kể về khoa học tự nhiên, địa lý, văn học, song ông đã
thành công trong việc ghi lại cho đời sau những tấm gương anh hừng của các chiến sĩ Hi Lạp.
+ Ông được mệnh danh là “ Người cha của sử học phương Tây”
*Tuyxilít (460 - 391/395 ? TCN)
+ Ông trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến tranh => có điều kiện viết “Lịch sử
cuộc chiến tranh Pêlôpône” miêu tả cuộc chiến giành quyền bá chủ Hi Lạp: phe
Xpác với đồng minh Pêlôpône và phe Atten với đồng minh Đêlốt.
+ Mục đích viết sử: để đời sau có quan niệm rõ ràng hơn về quá khứ.
+ Đặt tính chính xác của sử học lên hàng đầu, chỉ ghi chép các sự kiện sau khi ban
thân được mục kích và nghiên cứu chính xác.
+ Không đưa sự can thiệp của thần linh vào hoạt động con người, tỏ thái độ hoài nghi với tôn giáo. lOMoAR cPSD| 40420603 62
=> Những quan điểm viết sử của Tuyxilit được xem là đỉnh cao của
sử học Hi Lạp thời cổ đại.
* Pôlibi (201 - 120 TCN)
+ Sống trong thời kỳ suy yếu của Hi Lạp cổ đại
= Tác phẩm: bộ “Thông sử” đồ sộ gồm 40 quyển
Nội dung: trình bày lịch sử các nước Địa Trung Hải bị Roma chiếm đóng từ năm 246 -146 TCN.
+ Chú trọng nghiên cứu mối quan hệ giữa vùng, quốc gia; là người đầu tiên đưa ra
khái niệm “Lịch sử thế giới”
+ Quan tâm hàng đầu cho tính giáo dục của sử học => những câu chuyện mà ông
thu thập đều nêu gương cho mọi người.
+ Xác định nhiệm vụ của sử học: Tìm nguyên nhân của các biến cố lịch sử.
+ Tách các nhân tố siêu nhiên ra khỏi lập luận của mình, cho rằng “đem thần linh
vào lịch sử là che dấu sự dốt nát và bất lực”.
B, Sử học Rôma cổ đại:
- Tiếp thu thành tựu của sử học Hi Lạp cổ đại và phát triển nó.
- Điểm mới đó là đã xác định niên đại của sự kiện nhờ sự tiến bộ của phép đo thời
gian (năm 46 TCN lịch Juliu xuất hiện). - Phát triển về hình thức biên soạn lịch sử:
+ Taxit có “Biên niên sử Rôma”
+ Plutac có “Tiểu sử so sánh”
+ Apian viết “ Lịch sử Rôma”
- Hạn chế: giải thích sự kiện bằng tâm lý của nhân vật đã tham gia vào sự kiện, sự
can thiệp của thần linh, vẫn lẫn lộn với những câu chuyện hoang tưởng. - Các sử gia tiêu biểu:
*Titơ Livơ (59 - 17 TCN):
+ Là nhà sử học nổi tiếng nhất trong thời kỳ trị vì của Ôguyxtơ. lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ Tác phẩm: “Lịch sử” và “Lịch sử biên niên” - viết về lịch sử buổi
đầu của đế quốc Rô ma, ghi chép quá trình diễn biến chính trị của đế
quốc Rôma, bóc trần sự thối nát của nền chuyên chế.
+ Quan niệm: Trong quá trình phát triển của lịch sử, con người có vai trò quyết
định. Tuy nhiên chưa thoát khỏi vai trò của số mệnh, điềm lành - dữ, hiện tượng thần bí. *Plutac (45 - 127 ?)
+ Là nhà văn và là nhà sử học.
+ Người Hi Lạp, nhưng làm quan chấp chính cho chính quyền Rôma.
+ Tác phẩm: “Tiểu sử so sánh” - viết về cuộc đời các nhân vật lịch sử quan trọng
của Hi Lạp, Rô ma và tính tình, lời nói, việc làm của họ. Viết theo thể truyện kí,
vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học.
+ Quan điểm: đánh giá nhân vật lịch sử dựa vào tính cách của họ chứ không chỉ về vai trò chính trị.
==> Nhìn chung các nhà sử học Rôma cổ đại đã có nhiều đóng góp quan trọng vào
sự phát triển của nền sử học thế giới, dù trong các tác phẩm của họ những diễn
biến chính trị - xã hội vẫn được giải thích một cách thần bí, siêu nhiên.
Câu 9: Một số trường phái sử học phương Tây cận hiện đại I.
Sử học thời khai sáng
Sử học là 1 bộ phận của trào lưu tư tưởng trong thời đại chủ nghĩa tư bản
đang lên, mở đường cho chủ nghĩa tư bản thắng thế
Tùy từng tình hình cụ thể của mỗi nước ở châu Âu mà tư tưởng, văn hóa nói
chung, sử học nói riêng của của thời kì Khai sáng cũng có những nét khác nhau:
Ở Pháp: các nhà sử học đã nêu vấn đề về quy luật trong quy luật lịch sử bản
chất của con người, trong mối quan hệ con người với tự nhiên
Ở Anh: các nhà sử học Khai sáng đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề và lịch sử chế độ
phong kiến trong thời trung đại, như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc bóc
lột địa tô của phong kiến lOMoAR cPSD| 40420603 62
Ở Đức: nhà khai sáng nổi tiếng Hecđe đã phát triển tư tưởng về sự
thống nhất và tính quy luật của sự phát triển lịch sử. Ông nêu những
mâu thuẫn trong quá trình phát triển lịch sử, song lại cho rằng sự phát triển
này sẽ đến đỉnh cao nhất- lòng nhân đạo
Ở Nga: Lômônôxốp muốn nghiên cứu lịch sử dân tộc trong phạm vi lịch sử thế
giới, tìm hiểu các giai đoạn thịnh suy thay nhau trong lịch sử. Còn Rađixếp
nghiên cứu lịch sử trên quan điểm cách mạng, làm công cụ chống chế độ
chuyên chế và chế độ nông nô
® Nhìn chung, sử học Khai sáng đạt được những thành tựu cụ thể:
Thứ nhất: các nhà sử học Khai sáng đã có sự tiến bộ trong việc giải thích sự
phát của lịch sử. họ đã thoát khỏi những quan niệm sai lệch về nguyên nhân
có tính chất huyền bí của sự phát triển xã hội (do thần linh, các lực lượng siêu
nhiên tạo ra) mà tìm thấy động lực của sự phát triển nằm ngay trong bản thân
tự nhiên và xã hội; đó là các nhân tố khí hậu, địa lý, văn hóa kinh tế…
Thứ hai, tư tưởng về sư tiến bộ của nhân loại và sự vận động của xã hội cũng
xuất hiện trong thời Phục hưng, được các nhà sử học Khai sáng trình bày rõ
ràng, có cơ sở khoa học
Thứ ba, các nhà sử học Khai sáng đã đạt được kết qủa trong công tác phê phán
sử liệu, nâng lên một trình độ mới, cao hơn, khi xây dựng các cơ sở làm tiêu
chí cho việc xác minh tư liệu trong nghiên cứu lịch sử
Sử học Khai sáng phát triển còn thể hiện sự ra đời của các ngành khoa học bổ
trợ cho sử học: niên đại học, văn kiện học, cổ tự học Sử học khai sáng còn có những hạn chế:
Khi lý giải về sự khác nhau và sự thay đổi của xã hội thì những nhà sử học khai
sáng lại quá đề cao các nhân tố tĩnh, độc lập với hành động của con người
Tư tưởng về sự tiến bộ xã hội dựa trên sự phát triển nội tại của xã hội mà chỉ
căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của các sự kiện
Nhận thấy sự phát triển của lịch sử là sự phát triển đi lên, ngày càng hoàn thiện,
do những quy luật chi phối, không phải là sự điều khiển của Chúa, song họ lại
hiểu 1 cách máy móc, theo công thức toán học lOMoAR cPSD| 40420603 62
II.Sử học thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
6.1.1. Các khuynh hướng sử học chủ yếu
a)Hêghen và triết lí duy tâm về lịch sử
Ông là một nhà triết học lớn của Đức và thế giới vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế
kỉ XIX, sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp ở Stuttgart, sau đó theo học
khoa triết học và thần học ở trường đại học Tubingen.Thời còn trẻ, ông chủ yếu
quan tâm nghiên cứu những vấn đề lịch sử, pháp quyền và tôn giáo.
Từ những năm 1800 – 1803, ông chịu ảnh hưởng của Schelling – một nhà triết
học Đức nổi tiếng đương thời, ông bắt đầu say mê các vấn đề triết học.
Ông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lí luận biện chứng về sự phát
triển. Triết học của ông là triết học duy tâm khách quan nhưng mang tính biện
chứng. Theo ông nền tảng thế giới là “ý niệm tuyệt đối”, nó có trước tự nhiên và
loài người thông qua quá trình vận động và phát triển.
Trong phạm vi triết học lịch sử, Hêghen đã nêu lên được mối liên hệ nội tại của
sự vận động không ngừng và sự thay đổi, biến đổi của xã hội.Ông đưa ra quan
niệm về sự tiến bộ của lịch sử thế giới, dựa trên nguyên tắc của sự phát triển biện chứng.
Hêghen cho rằng lịch sử là một quá trình thống nhất, phát triển hợp quy luật,
các giai đoạn lịch sử không lặp lại mà là một bước cần thiết cho sự phát triển chung
của nhân loại. Ông đã nhận thấy nguồn gốc, quá trình phát triển đi lên, khách quan
của xã hội loài người. Đây là một sự tiến bộ lớn trong nhận thức lịch sử.
Hêghen khẳng định con người là chủ thể đồng thời là kết quả của lịch sử. Lịch
sử là kết quả của quá trình hoạt động của con người của quá trình hoạt động của
con người. Về vai trò của cá nhân đối với lịch sử, ông nhấn mạnh vai trò của các
vĩ nhân. Khi xem xét lịch sử, theo Hêghen cần phải kết hợp tính đảng và tính khách quan.
Tuy nhiên, về mặt triết lí lịch sử, phép biện chứng duy tâm của ông còn nhiều
hạn chế: chưa đưa đến việc giải thích lịch sử về mặt vật chất; xem trình độ phát
triển của lịch sử là trình độ phát triển của tinh thần; tính duy tâm trong nhận thức
của ông dẫn đến sai lầm về chính trị. lOMoAR cPSD| 40420603 62
b)Răngke và khuynh hướng sử học khách quan
Răngke (1795 - 1886) là nhà triết học người Đức. Tư tưởng về triết
lí lịch sử của Răngke có ảnh hưởng lớn đến các nhà sử học châu Âu, đặc biệt ở
Đức và ở Pháp. Ông được công nhận là “bậc thầy của sử học phương Tây” lúc bấy
giờ và lập nên trường phái Răngke.
Răngke theo thuyết bất khả tri thần học, thừa nhận ảnh hưởng trực tiếp của thần
thánh đối với lịch sử và cho rằng con đường của Đấng tối cao là không thể nhận
thức được.Ông đưa ra các quy tắc viết sử như sau: -
Nhà sử học không có nhiệm vụ xem xét, đánh giá quá khứ, cũng như
khôngdùng để giáo dục người đương thời mà chỉ mô tả khách quan các sự kiện. -
Không có sự phụ thuộc giữa chủ thể nhận thức (nhà sử học) với đối
tượngnhận thức (sự kiện lịch sử). Về thực chất, Răngke không thừa nhận quy luật
khách quan của lịch sử mà cho rằng, lịch sử là sự thể hiện “ý thượng đế” và nhà
sử học phải diễn tả. -
Lịch sử là toàn bộ những sự kiện tồn tại khách quan trong bản thân mình.
Nómang một hình dáng sẵn có, một cấu trúc đã được xác định, nó tiếp cận trực tiếp với tri thức. -
Nhận thức phù hợp với một khuôn mẫu máy móc. Nhà sử học ghi nhận
sựkiện lịch sử một cách thụ động như chiếc gương phản chiếu hình ảnh của một vật.
Theo Răngke cuộc đấu tranh vì tồn tại, vì độc lập, vì ảnh hưởng chính trị là
những cái tạo thành nội dung cơ bản của lịch sử. Vì thế, ông chú trọng đến các sự
kiện quốc tế trong quá trình nghiên cứu, thậm chí sự phát triển của một dân tộc
cũng bị ảnh hưởng từ bên ngoài chi phối.
Để đảm bảo tính khách quan, Răngke luôn coi trọng sử liệu chân xác nhưng đôi
khi đã tầm thường hóa hoặc hiểu sai lầm về các sự kiện.
Tóm lại, quan điểm sử học của Răngke và khuynh hướng sử học khách quan của
ông đã nêu được bản chất của một số nhân vật và sự kiện lịch sử nhưng lại quy sự
phát triển của lịch sử là do “hoạt động của những nhân vật siêu phàm”, phủ nhận
vai trò của quần chúng nhân dân, xuyên tạc lịch sử. Vì vậy, quan điểm của Răngke
không phản ánh đúng lịch sử khách quan mà chỉ nhằm đề cao các nhà quân phiệt
thuộc giai cấp địa chủ và đại tư sản Đức. lOMoAR cPSD| 40420603 62
Quan điểm sử học của Răngke chứng tỏ rằng, nếu tuân thủ theo
một quan điểm phi khoa học, lạc hậu, bảo thủ, phản động về chính
trị thì dù có thừa nhận sự tồn tại của những hiện tượng khách quan của quá khứ
cũng không thể nhận thức đúng hiện thực lịch sử.
c)Khuynh hướng sử học lãng mạn
Một khuynh hướng sử học tư sản, lấy mục đích luận của thuyết tiến hóa làm
cơ sở tư tưởng, ra đời. Đại biểu cho xu hướng này là các nhà sử học Pháp thời
Trung hưng như Chieri, Ghidô… Khuynh hướng này gọi là khuynh hướng sử học
lãng mạn, chứng minh thế giới luôn phát triển theo một lôgic nhất định với mô
hình tự do dân chủ tư sản.
Điểm nổi bật là các nhà sử học lãng mạn đã phát hiện ra giai cấp, đấu tranh giai
cấp, nguồn gốc của đấu tranh giai cấp là quan hệ sở hữu tài sản. Họ cho rằng lịch
sử của chế độ phong kiến và sự hình thành của xã hội tư sản là lịch sử của cuộc đấu
tranh giữa đẳng cấp thứ ba (chiếm đa số trong dân tộc Pháp) chống lại quý tộc và
tăng lữ (chỉ là thiểu số). Đây là một quan điểm tiến bộ để tìm thấy động lực thực sự
của sự phát triển xã hội.
Tuy nhiên, khi nêu các vấn đề về giai cấp và đấu tranh giai cấp những nhà sử
học lãng mạn Pháp có một số hạn chế nhất định. Trước hết, họ không có ý niệm
về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất khi đưa sinh hoạt xã hội vào quan hệ tài
sản, họ mới thấy được những đặc trưng của giai cấp đang đấu tranh chống lại lực
lượng phong kiến chứ chưa thấy đó là đấu tranh giai cấp.
Các nhà sử học Pháp còn tìm cách chứng minh sự vĩnh hằng của chủ nghĩa tư
bản, xem cuộc đấu tranh thủ tiêu chế độ phong kiến là cuộc đấu tranh cuối cùng,
vì đẳng cấp thứ ba là cả dân tộc Pháp, không còn mâu thuẫn xã hội để đấu tranh
mà chỉ có sự chung sống hòa bình. Quan điểm này không chỉ bảo vệ giai cấp tư
sản thống trị mà còn là một sự nhận thức không khoa học, phản động về chính trị.
d)Khuynh hướng sử học thực chứng
Sử học thực chứng xuất hiện nửa sau thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển
dần sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng
gay gắt dẫn đến cuộc cách mạng trong những năm 1848 - 1871 ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp. lOMoAR cPSD| 40420603 62
Chủ nghĩa thực chứng cho rằng chỉ có những sự kiện, hiện tượng
nhìn thấy được, cảm thấy được và được kiểm nghiệm bằng khoa học
tư nhiên mới có thực. Theo đó, khoa học không thể dựa vào những suy lí trừu
tượng mà phải dựa vào những sự việc đã được thực chứng. Điều này cũng có nghĩa
khoa học chỉ làm việc miêu tả chứ không giải thích, không vạch rõ bản chất sự vật.
Từ quan niệm này, A. Côngtơ chia khoa học ra làm hai loại: khoa học trừu tượng
và khoa học cụ thể. Ngoài xã hội học, tất cả các ngành khoa học xã hội đều là khoa học mô tả.
Về sự phát triển, Côngtơ quan niệm xã hội loài người phát triển liên tục, thay đổi
dần dần, không quy định về thời gian và không gian trải qua ba giai đoạn. Ba giai
đoạn này được ông đề xuất trong quy luật “ba trạng thái”: trạng thái thần học (tưởng
tượng); trạng thái siêu hình học (trừu tượng); trạng thái khoa học (thực chứng).
Theo ông, quy luật ba trạng thái phù hợp với một cơ cấu nhất định của trí tuệ con người.
Chủ nghĩa thực chứng là biểu hiện của ý thức hệ tư sản tự do. Mặc dù về căn
bản nó thể hiện sự yếu ớt, chủ nghĩa công thức nhưng đã ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của sử học, làm xuất hiện khuynh hướng sử học thực chứng với các đại
biểu như Lănggơloa và Xâynhơbốt và các nhà sử học khác của Pháp, Đức, Anh.
Các nhà sử học thực chứng chú trọng đến phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là
công tác sử liệu,chú ý khôi phục các sự kiện nhưng không chú ý đến tính giáo dục.
Vì vậy, sử học thực chứng đã đóng góp to lớn về công tác sử liệu và phương pháp nghiên cứu lịch sử.
Các nhà sử học thực chứng quan niệm tài liệu rất đơn giản chỉ bao gồm những
tài liệu viết tay, những sắc lệnh, thư tín, những bản thảo để lại dấu ấn của tư tưởng
và hành động có liên quan đến lịch sử. Quan niệm như vậy đã bỏ qua nhiều nguồn
tài liệu quý khác, nhất là không nêu được ý thức chủ quan của người viết tài liệu,
sự xuyên tạc lịch sử của một số tài liệu không khoa học. Theo đó, nhiệm vụ của sử
học chỉ là một bản kê khai những tài liệu có thể sử dụng được, theo nhận thức chủ
quan của mình. Đó là quan điểm duy tâm về sự kiện và sưu tầm, xử lí tài liệu.
Các nhà sử học thực chứng không chú ý đến việc khái quát hóa, phát hiện quy
luật, không thấy được những mâu thuẫn bên trong của quá trình phát triển, không
thấy được sự gián đoạn và bước nhảy vọt trong sự phát triển thống nhất, nhiều
mặt, đầy mâu thuẫn của xã hội. lOMoAR cPSD| 40420603 62
Những hạn chế trên đây làm cho sử học thực chứng không đáp ứng
được yêu cầu phát triển của sử học và nhu cầu nghiên cứu lịch sử của
các nhà sử học. Vì vậy, xu hướng chống chủ nghĩa thực chứng bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX.
Một khuynh hướng sử học khác cần phải nhắc đến là thuyết “Châu Âu là trung
tâm”. Theo thuyết này, châu Âu là cái nôi của lịch sử loài người, cho nên nghiên
cứu lịch sử thế giới là nghiên cứu lịch sử châu Âu. Những quốc gia, dân tộc ngoài
châu Âu chỉ là những nước phụ cận, không có tác dụng gì mấy đến sự phát triển
của lịch sử loài người. Thuyết “Châu Âu là trung tâm” nhằm biện hộ cho chủ nghĩa
thực dân tiến hành việc xâm lược và đô hộ các nước nhỏ, yếu ở phương Đông. Nó
cũng tuyên truyền cho “kẻ khai hóa các dân tộc thuộc địa của bọn thực dân”…
Với khuynh hướng triết học lịch sử trên đây, cùng với những thành tựu đạt được
của mình trong thế kỉ XIX, rõ ràng sử học tư sản đã phát triển đến đỉnh cao nhất
của nó. Vì vậy, thế kỉ XIX như cách gọi của nhà sử gia Pháp Berr được gọi là “thế kỉ của sử học”. e)Thuyết Căng mới
Thuyết này trước hết xuất hiện ở Đức vào cuối thế kỉ XIX – đầu XX, tuy nêu
khẩu hiệu “Trở về với Căng” nhưng trên thực tế đã vứt bỏ những yếu tố tích cực
của Căng mà giải thích xã hội theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Những người theo chủ nghĩa Căng mới chia làm hai trường phái: trường phái
Macbua và trường phái Badên. Trường phái Macbua chủ yếu sử dụng các khái
niệm và phương pháp toán học, khoa học tự nhiên để phân tích lôgic luận chứng
cho chủ nghĩa duy tâm. Trường phái Badên chú ý trước hết đến phương pháp luận sử học.
- Quan niệm sử học của trường phái Badên, đại diện là Vinđecbăng và Ricơ.
Họ tìm cách đặt cơ sở cho các quan điểm duy tâm về lịch sử là sự lí giải chủ
quan các vấn đề nhận thức luận. Theo Ricơ, nhận thức không phải là sự phản ánh
hiện thực, không đem lại “bản sao” của hiện thực mà là sự “biến đổi”, “giản lược”
hiện thực. Tức là, chủ thể nhận thức đã “thay đổi”, “sắp xếp” lại hiện thực khách
quan bằng các cảm giác của mình, bằng các khái niệm và các suy luận.
Trường phái nêu lên sự đối lập hoàn toàn giữa khoa học lịch sử và khoa học tự
nhiên. Sự khác biệt giữa các khoa học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở lOMoAR cPSD| 40420603 62
phương pháp nhận thức. Loại khoa học tự nhiên nhằm rút ra những
kết luận tổng quát nên phải sử dụng “phương pháp khái quát hóa”.
Loại khoa học lịch sử sử dụng “phương pháp cá thể hóa” để nghiên cứu các hiện tượng riêng lẻ.
Do đặc điểm riêng biệt của các loại khoa học này mà nguyên lý “cấu tạo khái
niệm cũng khác nhau”. Trong khoa học tự nhiên, phương pháp chủ đạo là phương
pháp quy nạp các khách thể riêng lẻ về các khái niệm chung, đưa ra các trừu tượng
hóa, các sơ đồ, các quy luật chung. Các khoa học lịch sử chỉ tái hiện hiện thực mang
đặc tính cá biệt nên không có những khái niệm tổng quát, không có quy luật lịch sử
cũng như phủ định khả năng nhận thức của khoa học lịch sử.
Để xác định sự kiện lịch sử, Ricơ đề ra nguyên lí “xếp hạng giá trị văn hóa”.
Theo ông, khác với quá trình tự nhiên, trong quá trình lịch sử đã nảy sinh “những
giá trị văn hóa” nhất định như nhà nước, pháp luật, tôn giáo, đạo đức… Chính
những giá trị này cung cấp cho nhà sử học nguyên lí chọn lựa và tiêu chuẩn đánh giá sự kiện lịch sử.
Đầu thế kỉ XX, Max Weber đưa ra quan niệm cho rằng sử học có khả năng xây
dựng các khái niệm chung và cần phải khái quát hóa sự kiện nhưng lại cho rằng
“các khái niệm tổng quát” do khoa học lịch sử đưa ra không phải là phản ánh hiện
thực khách quan mà chỉ là “hình ảnh tư duy trừu tượng” được hình thành không
phải trong quá trình phản ánh phức tạp của hiện thực mà trong quá trình tách thành
những phần hay những mặt riêng biệt ra khỏi các sự kiện lịch sử cụ thể tương ứng
với quan điểm về giá trị mà sử gia lựa chọn.
Tư tưởng phương pháp luận của hai ông được các sử gia tư sản đầu thế kỉ XX
ủng hộ. Họ chống lại chủ nghĩa duy vật lịch sử và tạo cơ sở để hợp pháp hóa cách
diễn giải lịch sử một cách chủ quan khi kêu gọi phải khái quát trong nghiên cứu lịch sử.
III. Sự ra đời và phát triển của sử học Mácxít
Trong phong trào đấu tranh của giai cấp công dân, chủ nghĩa Mác ra đời đó là
chủ nghĩa xã hội khoa học thể hiện lập trường quan điểm của giai cấp công
nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình- xóa bỏ chế độ tư bản,
xây dựng chủ nghĩa xã hội lOMoAR cPSD| 40420603 62
Trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu
xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử học mác xít ra đời. Mác, Ăngghen
và Lênin đã đặt nền móng và phát triển của 1 nền sử học mới- sử học mácxít- lêninnít
Mác và Lênin đối với việc xây dựng và phát triển của nền sử học mới
Sử học mác xít ra đời dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng
vào nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mác, Ăng ghen, Lên in là những người đặt nền móng cho 1 nền sử học mới
Công lao của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là làm cho khoa học khoa học
lịch sử trở thành 1 khoa học thực sự chân chính từ đó sử học Mácxít được
hình thành và hoàn thành công cuộc cách mạng trong khoa học xã hội Vai trò của Lênin
Là người đã kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kì đế quốc chủ nghĩa
Lênin đã bảo vệ khoa học lịch sử mác xít chống lai sự công kích của các nhà
sử học lịch sử khuynh hướng xét lại…
Cống hiến lớn nhất của ông là nghiên cứu các vấn đề lí luận về khoa học lịch sử
Hoàn chỉnh hơn nữa phương pháp nghiên cứu lịch sử Học thuyết phản ánh
a. Một số quan điểm cơ bản của sử học mácxít- lêninnít
Sử học là 1 khoa học thực sự, chân chính
Đối tượng nghiên cứu là con người có ý thức với những biểu hiện phức tạp
của lý trí và nguyện vọng trong mỗi con người
Quy luật của lịch sử phải được nhận thức qua xem xét tổng thể các sự kiện và
mối liên hệ giữa các sự kiện
Phương pháp duy vật biện chứng khi áp dụng để xem xét lịch sử xã hội đã dẫn
đến sự hình thành lí luận và phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Các nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khám phá ra cơ chế của sự phát
triển, đưa ra 1 mô hình về việc giải thích sự phát triển của lịch sử qua việc
diễn giải 3 mâu thuẫn nội tại của xã hội lOMoAR cPSD| 40420603 62
Học thuyết về hình thái KT-CT
Mác đã chỉ ra 5 thái kinh tế xã hội và chỉ ra sự thay đổi từ hình thái
xã hội này sang hình thái xã hội khác được tiến hành thông qua cách mạng xã hội
Học thuyết về đấu tranh giai cấp: chủ nghĩa Mác cũng vạch rõ những
nguyên nhân của sự phân chia giai cấp trong xã hội và chứng minh vai trò
của cuộc đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội
Học thuyết về kinh tế- xã hội và đấu tranh giai cấp là 2 hòn tảng của chủ
nghĩa Mác- Lênin. Nó giải thích đúng sự phát triển đi lên, hợp quy luật của
xã hội loài người. Nó là những quan điểm cơ bản của phương pháp luận sử
học. Vì vậy kẻ thù của giai cấp vô sản đã tấn công mạnh mẽ vào học thuyết này
Chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử
Mác đã chỉ ra rằng sự hiểu biết về quá khứ là sức mạnh to lớn nằm trong tay
con người, là công cụ không chỉ để nhận thức thế giới mà còn để cải tạo thế giới
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Chủ nghĩa Mác chỉ rõ rằng đằng sau lợi ích cá nhân là lợi ích của tập đoàn xã
hội và các giai cấp khác nhau của xã hội. Điều này cho phép các nhà sử học
đi sâu vào bản chất và cấu trúc của tư liệu, phê phán sử liệu đầy đủ và chính xác
Sự phát triển sử học thế giới dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác
Từ cuối TK XIX sử học mácxít đã có những ảnh hưởng nhất định đối với việc
nghiên cứu lịch sử ở 1 số nước châu Âu: Đức, Pháp, Nga, Italia…
® Như vậy sau khi ra đời sử học mácxít đã nhanh chóng phát triển và thu được
nhiều thành tựu đáng kể. nền sử học mác xít đã nhanh chóng khẳng định được
vị trí trong xã hội, đấu tranh chống lại các khuynh hướng sử học tư sản đương
thời, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ và tuyên truyền cho chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Câu 10: Sử học Viêt Nam thời Trần, Lê Sơ và Nguy ṇ
1. Thời Trần. lOMoAR cPSD| 40420603 62
a. Hoàn cऀ nh lịch sử:
- Sang nhà Trần, đất nước tiếp tục phát triển vì đã có nền tảng vững chắc từ thời Lý.
+ Về chính trị, tiếp tục xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, tổ
chức bộ máy nhà nước đã quy củ, các chính sách lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội
đều được coi trọng và phát triển, trong đó có giáo dục.
+ Về kinh tế, bên cạnh việc chú trọng phát triển tất cả các ngành kinh tế thì các
công trình quan trọng như đắp đê, chống lụt lội, thiên tai được tiến hành nhằm đảm
bảo sản xuất và cuộc sống của con người. Về văn hóa – xã hội, các chính sách về
thuế khóa, quan chế, binh chế, học chế đã quy củ…
Tất cả những chính sách này một mặt nhằm củng cố chính quyền, mặt khác
tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất để đi tới thời kì phát triển thịnh đạt nhất của
chế độ phong kiến Việt Nam. Nhờ vào việc xây dựng đất nước hùng mạnh
nên nhân dân ta đã ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược (1258, 1285 và 1287 - 1288).
- Việc xây dựng đất nước hùng mạnh và đánh thắng giặc ngoại xâm để bảo vệ
nền độc lập dân tộc đã tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống tinh thần của nhân
dân ta lúc bấy giờ. Như thế, nhu cầu chép sử, viết sử thời Trần đã được đáp ứng vì
đất nước đã phát triển mạnh, có nền tảng từ thời Lý
- Trong bộ máy nhà nước đã có Viện Quốc sử - là cơ quan quốc gia chuyên lo
việc sưu tầm và biên soạn lịch sử dân tộc.
- Nhiều nhà sử học có tiếng đã xuất hiện, tiêu biểu là Lê Văn Hưu nhà sử học lớn
đầu tiên của Việt Nam. b. Thành tựu: lOMoAR cPSD| 40420603 62
- Đại Việt sử kí được Lê Văn Hưu biên soạn xong năm 1272, đời vua Trần Thánh
Tông, gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Võ Đế đến năm đầu của Lý Chiêu Hoàng.
Đến nay bộ sách không còn nữa, những phần lớn và chủ yếu của nội dung được
chép lại trong Đại Việt sử kí toàn thư của các nhà sử học thời Lê.
- Ngoài ĐVSK thì còn 1 số khác như :
+ Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc. + Việt Nam thế chí.
b.Tác giऀ , tác phẩm tiêu biểu
- Tác giả Lê Văn Hưu với tác phẩm “Đại Việt sử kí” Lê Văn Hưu (1230 - 1322)
người làng Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông
đỗ Bảng nhãn, đã từng làm Kiêm pháp quan rồi Binh bộ thượng thư, sung chức
Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện Giám tu.
- Về tên gọi tác phẩm, Đại Việt sử kí tức Sử của nước Đại Việt. Bộ Đại Việt sử kí
hoàn thành năm 1272, dưới đời vua Trần Thái Tông. Bộ sử gồm 30 quyển, chép
từ đời Triệu Võ Đế (tức Triệu Đà – 207 TCN) đến năm đầu của Lý Chiêu Hoàng
(1225). Bộ sách này không còn nữa, nhưng những phần lớn và chủ yếu của nội
dung sách được các nhà sử học đời Lê là Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công
Trứ, Lê Hy chép lại trong bộ Đại Việt sử kí toàn thư. Qua đó, chúng ta có thế thấy
được giá trị và ý nghĩa của bộ Đại Việt sử kí đối với sử học nước ta.
- Về phương pháp chép sử, Lê Văn Hưu cũng theo phương pháp biên niên, nhưng
có kết hợp với phương pháp sưu tầm tài liệu thực tế, noi gương Tư Mã Thiên đi
xem phong thủy các nơi. Ông đã thâu lượm thêm, chỉnh lí các tài liệu lịch sử, ít ra
là hình thế núi sông và các địa điểm có liên quan đến các sự kiện lịch sử. Những
nơi ông đã đi qua giúp cho việc viết sử của mình được sinh động. - Nội dung bộ lOMoAR cPSD| 40420603 62
Đại Việt sử kí, có “Sự tích các triều đại” và “việc” của các triều đại.
Nội dung còn có phần “lệ” hay “nghĩa lệ” (những quy định, phép tắc
phải thực hiện), như việc quy định nhà vua mới chết, chưa an tang thì gọi là “đại
hành”, khi đã an tang rồi thì mới đặt tên thụy cho nhà vua… Bộ sử còn có những
lời bình luận (khen, chê để làm gương cho đời sau).
- Giá trị của tác phẩm:
+ Thứ nhất, với Đại Việt sử kí lần đầu tiên diện mạo của lịch sử dân tộc từ Triệu
Đà cai trị đến hết triều Lý (1225) đã hiện lên, dù chưa thực sự đúng đắn và chính xác rõ rệt.
+ Thứ hai, Đại Việt sử kí tuy không phải là tư liệu gốc (vì nó lấy nhiều tư liệu từ
các sách sử Trung Quốc, từ các ghi chép của các sử quan, từ trong truyền thuyết
dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác), nhưng với nền sử học nước ta
nó lại đóng vai trò như tư liệu gốc. Các sử gia sau này có thể lấy đó làm điểm xuất
phát, kiểm tra, đối chiếu với các nguồn sử liệu khác để tiếp cận sự thật lịch sử.
+ Thứ ba, Đại Việt sử kí có được những lời bình khá đặc sắc. Ví dụ: “Trưng Trắc,
Trưng Nhị là đàn bà hô một tiếng mà khắp nơi hưởng ứng và giành thắng lợi mau
chóng, thế mà trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay
làm tôi tớ cho người thật đáng xấu hộ với hai chị em họ Trưng”. Những lời bình ấy
đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng niềm tin ở sức
mạnh, nghị lực và tài năng của dân tộc, bồi dưỡng ý chí xây dựng một nước Đại
Việt giàu mạnh và văn minh, sánh vai ngang hàng với phong kiến Trung Hoa bấy giờ.
+ Thứ tư, Đại Việt sử kí thể hiện khá rõ một số quan điểm quan trọng về việc viết
sử, hình thành hệ thống quan điểm sử học và lối chép sử theo thể biên niên dưới
thời phong kiến. Cụ thể: Quán triệt một mục đích rõ ràng là rút ra bài học kinh lOMoAR cPSD| 40420603 62
nghiệm giữ nước, xây dựng nước và cũng là bài học kinh nghiệm trị
nước, giữ nước cho vương triều được tồn tại lâu dài. Điều này được
thể hiện rõ là Lê Văn Hưu đã dành nhiều đoạn để ca ngợi các anh hùng cứu nước, cổ vũ dân tộc Việt.
Ông cũng dành nhiều đoạn để khuyên nhủ các ông vua phải có nhân, có đức. Đại
Việt sử kí thể hiện quan điểm rõ ràng về đối tượng của việc ghi chép sử, đó là sự
tích của các triều đại, là các sự việc của triều đình cùng với “điển chương”, “nghĩa
lệ” của nó. Quan niệm ấy được các sử gia sau này noi theo khi biên soạn sử của
mình như Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên, Lê Quý Đôn… Tác giả coi việc bình luận,
khen chê là để nêu gương cho triều đình, cho con cháu đời sau. Đây được coi là
nhiệm vụ trọng yếu của người viết sử.
- Hạn chế của tác phẩm:
+ Thứ nhất, Đại Việt sử kí bỏ qua không chép thời kì Văn Lang – Âu Lạc (Hồng
Bàng). Mặc dù lúc bấy giờ chỉ có truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích
chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường. Nhưng nếu tác giả phủ nhận hoàn toàn
những truyền thuyết này, tức là tước bỏ sự lý giải “cần phải có” cội nguồn dân tộc
của dân tộc ta. Do không viết về thời kì này mà tính dân tộc trong cuốn Đại Việt sử
kí bị yếu đi nhiều. Bắc sử (sử Trung Quốc) họ cũng đều mở đầu bằng việc giới
thiệu các truyền thuyết về thời kì Tam Hoàng, Ngũ Đế. Ngô Sĩ Liên sau này đã
nhận ra thiếu sót ấy và thêm vào kỉ Hồng Bàng và kỉ nhà Thục (An Dương Vương)
vào sách Đại Việt sử kí toàn thư.
+ Thứ hai, Đại Việt sử kí trình bày nhà Triệu như là một triều đại mở đầu cho lịch
sử nước ta, coi Nam Việt là nước ta, coi Triệu Đà là vua của nước ta và đã hết lời
ca tụng Triệu Đà như là một bậc Đế vương vừa có đức, vừa có tài và là người mở
đầu cho quốc thống nước ta. Sai lầm này của tác phẩm là thuộc về chủ quan của tác
giả nhưng cũng có nhiều nguyên nhân 16 (cũng có thể là ảnh hưởng của văn hóa lOMoAR cPSD| 40420603 62
Trung Quốc) nên sau này các sử gia khác cũng cứ theo Đại Việt sử kí
mà chép. Sai lầm này đã làm giảm giá trị lịch sử và tư tưởng dân tộc trong tác phẩm.
+ Thứ ba, sử liệu hầu như chỉ viết về triều đình chứ không nói nhiều đến tình hình
kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống của nhân dân.
+ Thứ tư, Đại Việt sử kí dựa quá nhiều vào Bắc sử và những sự kiện Bắc sử này lại
chưa có sự tra cứu thận trọng, không có sự phê phán và sàng lọc. Điều này làm
giảm đi giá trị của bộ quốc sử. Thứ năm, Đại Việt sử kí coi “nghĩa lộ”, “điển
chương” của Nho giáo Trung Quốc cổ đại là chuẩn mực tuyệt đối đúng đắn, là
khuôn mẫu cho muôn đời. Quan điểm này dẫn tới những lệch lạc trong việc bình
luận, đánh giá các triều đại và nhân vật lịch sử.
- Ý nghĩa của tác phẩm: Bộ sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu đối với lịch sử
Việt Nam rất quan trọng, không khác gì bộ Sử kí của Tư Mã Thiên đối với lịch sử
Trung Quốc. Đại Việt sử kí là bộ sử đầu tiên của nước ta và Lê Văn Hưu là người
đặt nền móng cho sự hình thành nền sử học dân tộc và xứng đáng được đời sau tôn
là “người cha của nền sử học Việt Nam”. “Khi nói Đại Việt sử kí giữ vai trò mở
đầu cho nền sử học nước ta, không chỉ hàm ý về mặt thời gian mà còn muốn nhấn
mạnh rằng Đại Việt sử kí thực sự là công trình khai phá, mở đường cho những
bước đi tiếp theo của sử học Việt Nam trên nhiều phương diện như sử liệu, nội
dung tư tưởng, phương pháp chép sử, về mục đích của sử học và cả về quan niệm
của người viết sử nữa” (Đặng Đức Thi). 2.Sử học thời Lê
a. Hoàn cऀ nh:
- Sau khi khôi phục độc lập dân tộc nhân dân ta bước vào thời ki khắc phục hậu
quả chiến tranh , khôi phục và phat triển đất nước lOMoAR cPSD| 40420603 62
- Cải tổ bộ máy hành chính làm cho quyền lực của trung ương xuống tận địa phương
- Mở rộng giáo dục khoa cử tuyển chọn nhân tài
- Nhà Lê thành lập Viện Quốc sử để ghi chép những trang sử hào hùng của dân tộc-
Có các chức quan: Tu soạn, Tu sử, Đồng tu sử từ đó xuất hiện các nhà sử học với các công trình quý giá b. Các công trình :
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã tuyên cáo cả nước về chiến công vĩ đại đã
khôi phục nền độc lập dân tộc
+ Lam Sơn thực lục ghi chép về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ Đại Việt sử kí tục biên của Phan Phu Tiên
+ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên
+ Việt giám thông khảo của Vũ Quỳnh
+ Việt sử toàn thư bản kỉ tục biên của Phạm Công Trứ
+Trung Hưng thực lục của Hồ Sỹ Qúy
+ Lê Qúy Đôn với Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Bắc sứ thông lục
+ Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sỹ
+ Các tác phẩm khuyết danh: Thiên nam minh giám, Thiên nam ngữ lục
- Sử học thời Lê đã cõ bước phát triển với những công trình sử học với các nhà sử học nổi tiếng
- Lịch sử dân tộc được ghi chép đầy đủ, hệ thống thể hiện ý thức tự chủ,
độc lập, lòng yêu nước, tự hào dân tộc
c. Tác phẩm tiêu biểu lOMoAR cPSD| 40420603 62
Đại Việt sử ký toàn thư- Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê
-Là một tập đại thành của nhiều sử gia do Ngô Sỹ Liên khởi đầu và
đặt cơ ở đầu tiên của bộ sử cùng với những đóng góp của Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy
- Bố cục: phần đầu, ngoại kỷ, bản kỷ
- Nội dung: ghi chép một cách hệ thống từ họ Hồng Bàng đến năm 1675
- Phương pháp viết sử: biên niên- Giá trị:
+ Bộ sử biên niên được thực hiện theo quan điểm chính thống của triều đại phong kiến
+Tư tưởng Nho giáo làm cho người đọc tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức phong kiến
+ Là bộ sử có hệ thống tư liệu, sử liệu gốc cổ nhất của Việt Nam
+ Nổi bật trong bộ sử là tinh thần dân tộc, ý thức độc lập tự chủ về cương
vực lánh thổ thống nhất, toàn vẹn
+ Bộ sử thể hiện đúng đắn về nguồn gốc giống nòi, niềm tự hào chính đáng
về quá khứ của dân tộc
+ Đáng trân trọng là những lời bàn của các sử gia về sự việc, con người, các anh hùng dân tộc
+ Là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu Lịch sử Việt Nam trước 1675 -Hạn chế:
+ Chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, Nho giáo lúc bấy giờ
+ Có một số sai lầm về sử liệu và cách đánh giá lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ Không mấy đề cập đến đời sống nhân dân và các quan hệ xã hội
2. Sử học Việt Nam thời Nguy n.
a. Hoàn cऀ nh
- Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn, khôi phục chế
độ phong kiến trong cả nước và duy trì sự thống trị của mình trong gần một thế kỉ ( 1802 – 1885)
- Các vua đầu Nguyễn trong lúc ra sức lập lại trật tự phong kiến cũng khôi
phụckinh tế, phát triển văn hoá, giáo dục, củng cố sự thống trị của nho giáo nhằm
tạo ra sức sống cho chế độ… Điều này cũng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và
sự phát triển của nền văn hoá dân tộc
- Trong sự phát triển chung ấy, sử học việt Nam vẫn tiếp tục đi lên. Song xã
hôiVN thời Nguyễn có những biến động sâu sắc, nhất là sự xâm nhập, rồi xâm lược
nước ta của thực dân pháp
=> sử học Việt Nam trong thế kỉ XIX chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử đó. b.Thành tựu
- Đại Nam thực lục.
+ 2 phần tiền biên và chính biên.
+ Được biên soạn theo lối ghi chép các sự kiện chính trị kinh tế an ninh,…
+ Quan điểm nêu gương và soi gương qua lịch sử ở bộ sách này hoàn toàn theo tiêu
chuẩn cương thường đạo lý của Nho giáo.
= > Hạn chế trong việc khôi phục lại quá khứ lịch sử dân tộc mà các triều đại trước đạt được.
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục. lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ Là di sản quý về sử học mà Quốc sử quan triều Nguyễn để lại.
+ So với các bộ sử trước, Cương mục được tổ chức biên soạn chặt
chẽ chu đáo gần 30 người tham gia trong 20 năm.
- Tập hợp được thành tựu của sử học Việt Nam trước đó đã có đóng góp quan
trọngvề tư liệu và pp chép sử.
- Đại Nam quốc sử di n ca.
+ Là 1 trong sách sử phổ thông, trích tóm tắt sự kiện xảy ra từ thời Hồng Bàng đến
thời Chiêu Thống nhằm ca ngợi công lao của nhà Nguyễn khi trấn thủ Đàng Trong
đến khi thống nhất đất nước.
+ Là tác phẩm diễn ca có giá trị về mặt sử hjc và văn học.
- Hoàng lê nhất thống trí.
+ Là 1 tác phẩm kí sự lịch sử ra đời đầu thế kỉ XIX.
+ Tác phẩm minh hoạ khá sinh động bức tranh xã hội VN 3 thập kỉ của TK XVIII và mấy năm đầu TK XIX.
- Lịch triều hiến chương loại chí ( Phan Huy Chú ).
+ Hoàn thành trong 10 năm có tính chất tổng hợp mọi mặt đời sống xã hội nước ta.
+ Chia làm 10 chí mỗi chí giới thiệu sinh hoạt xã hội nước ta, được trình bày theo một trình tự chung.
+ Đánh giá là bách khoa toàn thư của nước ta.
c. Tác giऀ , tác phẩm tiêu biểu:
* Tác phẩm “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguy n. lOMoAR cPSD| 40420603 62
- Những điểm tiến bộ của tác phẩm:
- Đây là bộ quốc sử lớn nhất của nước ta (tính từ sau khi bộ sử đầu tiên – Đại Việt
sử kí của Lê Văn Hưu đến thời Nguyễn) với sự có mặt của 30 người tham gia
biên soạn và 12 người đằng, nhiều người có tên tuổi nổi tiếng như Phan Thanh
Giản, Trương Quang Đản, Nguyễn Thông… và do vua Tự Đức làm chủ trì biên
soạn, kéo dài trong 28 năm mới hoàn thành (1856 - 1884). Tổng cộng có 52
quyển chứa đựng nhiều nguồn tư liệu lịch sử phong phú về lịch sử dân tộc, viết từ thời Hùng
Vương đến năm 1789. Như vậy, trong lịch sử phong kiến Việt Nam trước đó, chưa
có bộ quốc sử nào lớn và đồ sộ, mất nhiều thời gian biên soạn và nhiều người tham gia như thế.
Thông qua các phần: Ngự phê, Cẩn án, Lời các sử gia… đã cung cấp cho chúng ta
các quan điểm, các lời bình sắc bén và sâu sắc qua các thời kì lịch sử của dân tộc.
Cương mục toát lên tinh thần dân tộc, lòng tự hào tự tôn dân tộc sâu sắc. Cương
mục thể hiện tinh thần khoa học, khách quan trong ghi chép lịch sử. Trong quá
trình biên soạn Cương mục, Quốc sử quán đã thu nhận được nhiều sách từ các địa
phương gửi đến, tham khảo 24 bộ sử của Trung Quốc để tìm tài liệu có liên quan
đến lịch sử nước ta. Như vậy, ở một góc độ nào đó mà nói thì bộ quốc sử này thể
hiện khá khách quan và khoa học trong sưu tầm và biên soạn.
- Cương mục là bộ sử cuối cùng do Quốc sử quán của một triều đại phong kiến
nước ta biên soạn, nó tập hợp được nhiều thành tựu của sử học Việt Nam trước đó
và đã có nhiều đóng góp quan trọng về tư liệu và phương pháp chép sử. Tuy vẫn
chép theo lối biên niên, song Cương mục đã chú ý tới việc kết hợp chép theo tuế
thứ (chép thứ tự thời gian theo hệ can – chi của phép lịch xưa) và niên thứ (thứ tự
hàng năm của niên hiệu một đời vua). Việc chép sử dựa theo bộ Thông giám
cương mục của Chu Hy đời Tống (1130 - 1200), bộ Cương mục của triều Nguyễn lOMoAR cPSD| 40420603 62
nêu ra từng Cương, chép ra thành từng mục, tức là ở phần Cương chỉ
chép đại cương về sự việc, đến phần Mục mới chép rõ chi tiết sự
việc. Nhờ vậy, khi người đọc tiếp xúc sẽ nhận thức và tiếp thu lại sẽ có hệ thống hơn
- Những điểm hạn chế của tác phẩm:
+ Tên của bộ sử đã thể hiện sự hạn chế ở chỗ: Khâm định Việt sử thông giám
Cương mục, có nghĩa là “vâng lệnh vua viết lịch sử nước nhà để treo gương sáng
cho mọi người noi theo mà học tập”. Như thế là thể hiện rõ quan điểm viết sử theo
tiêu chuẩn cương thường đạo lý của Nho giáo, từ đó đánh giá con người và sự việc.
Vì mục đích dùng sử để đề cao, ca tụng vương triều Nguyễn cho nên trong bộ sử
có nhiều chỗ lịch sử bị xuyên tạc, nhận định thiếu công bằng, khách quan.
Ví dụ, khi viết về chiến công của Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán năm 938
trên sông Bạch Đằng, Quốc sử quán bình như sau: “Ngô Quyền gặp được ngụy
triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoàng Thao là thằng hèn kém, nên mới có được
trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đấy là việc may có gì đáng khen”. Nhận xét về
quân dân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên – Mông thì họ nhận xét “vì những
tướng sai sang đều không phải là tướng giỏi”…Việc xuyên tạc lịch sử và quá đề
cao dòng họ Nguyễn như vậy đã làm giảm đi giá trị quý báu của bộ quốc sử này.
+Cương mục ghi chép theo biên niên, mối quan di truyền nên không phải là tài liệu
tổng hợp. Do đó, chưa cung cấp được bức tranh toàn diện về các mặt của đời sống
xã hội mà chỉ ở mộ số nội dung nhất định, chủ yếu viết về dòng họ Nguyễn và
những sinh hoạt thường ngày của vua quan phong kiến.
* Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú “Lịch triều hiến
chương loại chí” là công trình xuất sắc của nhà sử học Phan Huy Chú, được hoàn
thành trong 10 năm (1809 - 1819) có tính chất tổng hợp mọi mặt của đời sống xã lOMoAR cPSD| 40420603 62
hội nước ta trong suốt thời gian lịch sử dài cho đến hết đời Lê. Lịch
triều hiến chương loại chí chia ra làm 10 chí, mỗi chí giới thiệu một
mặt sinh hoạt xã hội nước ta: Dư địa chí giới thiệu về điều kiện tự nhiên và vị trí
lịch sử nước ta. Nhân vật chí trình bày tiểu sử các vua chúa, quan lại, các nho sĩ,
tướng sĩ, những người trung hiếu, tiết nghĩa theo quan niệm phong kiến. Quan
chức chí nói về chế độ quan chức của các thời đại. Lễ nghi chí nghiên cứu các hình
thức tế lễ ở triều đình, phẩm phục của vua chúa, quan lại các cấp. Khoa mục chí
tìm hiểu tỉ mỉ về chế độ thi cử qua các triều đại và những người đậu tiến sĩ trở lên.
Quốc dụng chí ghi chép về chế độ thuế khóa và tài chính của các triều đại. Hình
luật chí nói về pháp chế đã tồn tại trong lịch sử. Binh chế chí nói về chế độ và tổ
chức quân đội các đời. Văn tịch chí giới thiệu về tình hình sử sách bằng chữ Hán
và chữ Nôm. Bang giao chí nói về chính sách ngoại giao và lịch sử quan hệ đối
ngoại của các triều đại phong kiến nước ra với Trung Quốc. Qua mỗi chí ta có thể
thấy được nhiều tư liệu lịch sử, văn hóa quý, đóng góp không nhỏ vào kho tàng sử
học nước nhà. Phan Huy Chú cũng giải thích vì sao ông chia ra 10 chí như vậy. Đó
là một sự phân chia toàn bộ tri thức thu thập được về đất nước, con người đến tổ
chức, thiết kế, tinh thần, ngoại giao của nước ta. Trình tự này vừa thể hiện tính hệ
thống khoa học, vừa đầy đủ, toàn diện. Mỗi chí được trình bày theo trình tự chung:
những nét tổng quát, đại cương về vấn đề được nêu ở chí sau, sau đó đi sâu vào nội
dung cụ thể thuộc về lịch sử và cơ cấu của bộ môn tri thức ấy.
- Tác phẩm có tính khoa học rất cao, thể hiện ở thái độ khách quan của tác giả khi
viết về sử, thể hiện ở lời tựa là “… phân tích mọi việc bằng lí lẽ để tìm ra lẽ phải,
có chỗ tường tận mà không đến nỗi rườm rà…”. Tính khoa học còn được thể hiện
ở phương pháp sưu tầm tư liệu cẩn thận, tránh những nhầm lẫn, chủ quan, có ghi
chú xuất xứ của mỗi tư liệu trích dẫn. Tác phẩm nói lên tinh thần dân tộc, ý thức tự
chủ của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử, một quốc gia độc lập không lOMoAR cPSD| 40420603 62
kém gì Trung Hoa. Trong lời tựa của ông cũng đã khẳng định rằng:
“Nước Việt Nam từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, phong hội đã mở, đời
nào cũng có chế độ của đời nấy. Đến nhà Lê kiến thiết kĩ càng, phép tắc đầy đủ,
thành danh của nước ta và văn hóa, nhân tài đều thịnh, không kém gì Trung Hoa”.
Phan Huy Chú thể hiện tư tưởng tiến bộ khi nhận xét các chính sách của các triều
đại phong kiến. Ông đứng trên lợi ích của quần chúng nhân dân, của đất nước để
phê phán tệ nộp tiền để được bổ nhiệm làm quan. Ông chủ trương việc đúc tiền
phải do Nhà nước quản lý mà không giao cho tư nhân. Như vậy, Lịch triều hiến
chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư của nước ta, trong đó có nhiều tài liệu
lịch sử quý báu và Phan Huy Chú là một trong những nhà bác học lỗi lạc của Việt Nam.
d. Đặc điểm của sử học Việt Nam thế kỉ XIX
- Sử học triều Nguyễn trong thế kỉ XIX tiếp tục phát triển trên cơ sở thành tựu,
truyền thống của sử học các triều đại phong kiến trước. Tư tưởng chủ đạo của sử
học vẫn là tư tưởng Nho giáo, phục vụ chế độ phong kiến nhưng vẫn đề cao tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức độc lập, tự chủ. Quốc sử quán triều
Nguyễn đã kế thừa nhiều thành quả của sử học các triều đại trước nên trong thời kì
đầu của vương triều đã hoàn thành một khối lượng không nhỏ các sách sử và các
sách khác có liên quan đến lịch sử. Do quan điểm phong kiến chi phối nên các tác
phẩm sử học lúc bấy giờ vẫn lấy cuộc đời của các vua quan làm đối tượng nghiên
cứu, ít đề cập đến tình hình xã hội và đời sống nhân dân. Các tác giả cũng chưa thể
hiện và trình bày bản chất, quá trình của lịch sử, họ quy mọi sự biến đổi của xã hội,
sự phát triển của lịch sử, sự thay thế các triều đại là do tại “ý trời” mà nên. Với việc
biên soạn bộ sử chung cho cả dân tộc của triều Nguyễn thì lần đầu tiên trong lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam, sử học được ghi chép không chỉ gói gọn ở những
việc làm và sinh hoạt trong cung của vua chúa mà đã ghi chép cả lịch sử dân tộc. lOMoAR cPSD| 40420603 62
Do đó, tinh thần dân tộc được thể hiện rất cao trong các tác phẩm sử
học thời kì này. Với khối lượng khá lớn sách sử trong nửa thế kỉ tồn
tại độc lập của mình, triều Nguyễn đã có những đóng góp quan trọng trong sự bảo
tồn nền văn hóa dân tộc và góp phần phát triển nền sử học nước nhà. Nhìn chung
sử học Việt Nam thời kì phong kiến dân tộc là một thành tựu lớn của văn hóa nói
chung, của sự nhận thức lịch sử nói riêng. Chúng ta có thể rút ra mấy điểm chủ yếu
sau: Thứ nhất, ý thức tìm hiểu cội nguồn, quá khứ của tổ tiên mình đã hình thành
cùng với sự xuất hiện của con người trên đất nước Việt Nam, đặc biệt từ thời kì dựng nước.
- Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển của nền sử học Việt Nam gắn liền với
thời kì hình thành và phát triển của nền văn hóa Đại Việt thế kỉ XIII, XIV, XV. Sử
học cũng là một bộ phận của nền văn hóa này, góp phần thúc đẩy nó phát triển.
Thứ ba, quá trình hình thành và phát triển của sử học Việt Nam từ nhà Lý đến đầu
nhà Nguyễn nổi bật lên hai giai đoạn lớn chủ yếu, đó là: Thế kỉ XII – XVII là thời
kì hình thành và bước đầu phát triển của sử học Việt Nam và Lê Văn Hưu được
xem như người xây dựng nền móng đầu tiên cho việc biên soạn Quốc sử; Thế kỉ
XVIII đến nửa đầu XIX, trong xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển to lớn, chế
độ phong kiến dần dần suy yếu nhưng nền sử học vẫn được giữ vững. Thứ tư, qua
các tác phẩm, các sử gia thời phong kiến dân tộc, chúng ta có thể rút ra một số nét
chung của quan điểm sử học thời kì này: Ở mức độ khác nhau, sử học các triều đại
phong kiến dân tộc đã thể hiện nhân sinh quan của Nho giáo: lấy chuyện đời xưa
làm gương cho ngày nay; Viết sử là phục vụ cho nhà vua, củng cố chế độ phong
kiến, làm cho dân chúng trung với vua và yêu nước. Do đó, trong viết sử thời
phong kiến nước ta cũng như ở nhiều nước khác là làm cho rõ chính thống; Về
phép viết sử, nhìn chung đều theo cách biên niên, cương mục và thực lục, tức là lOMoAR cPSD| 40420603 62
trình bày sự kiện theo thứ tự năm tháng diễn ra, trình bày theo lối
việc lớn, việc nhỏ có quan hệ với nhau và sử dụng tài liệu chính xác
Câu 11: khái niệm sử liệu học
1. Sử liệu học là gì?
- Từ khi KH lịch sử hình thành, các nhà sử học đã quan tâm đến sử liệu, coi
sử liệu là thành tố không thể thiếu trong việc tái dựng hiện thực khách quan.
- Để tái dựng hiện thực LS, nghiên cứu, biên soạn các công trình, tác phẩm
LS, các nhà sử học phải trả lời các câu hỏi: sử liệu là gì? Tìm sử liệu ở đâu?
Công việc sưu tầm sử liệu được tiến hành như thế nào?
2. Quan niệm về sử liệu học
- Nhà sử học Đức E.Bernheim coi "Sử liệu như là tư liệu từ đó khoa học
chúng ta khai thác, rút ra nhận thức của minh"
- Nhà sử học Ba Lan Kosiatkowski coi "sử liệu là những dấu vết còn lại sau
một sự kiện lịch sử, phục vụ cho nhận thức và khôi phục sự kiện đó"
3. Sự ra đời của sử liệu học
- Mầm mống của việc viết sử có từ thời cổ đại (Herodot đi sưu tầm tư liệu...)
- Thời trung đại sang thời Văn hóa Phục hưng, do nhu cầu tìm hiểu văn minh
Hy Lạp → tìm hiểu các nguồn sử liệu về Hy Lạp, Roma. Các PP xác định tư liệu/vật thật hay giả
- Thế kỉ Ānh sáng (XVII) -> văn hóa tư sản. Các học giả TS muốn khẳng
định vị trí của giai cấp TS -> khái niệm dân tộc xuất hiện.
- Các học giả TS rất coi trọng tư liệu lịch sử (TLLS). TLLS là đối tượng của
nhận thức, đáng nghiên cứu (Không còn chỉ dùng để viết lịch sử) → TLLS
trở thành đối tượng nghiên cứu
- Đầu TK XX có những công trình nghiên cứu về TLLS riêng - Sử liệu học ra
đời như một bộ môn KH Ví dụ: các công trình của Lapa Đanhepxki, Block;
- Đến những năm 50 của thế kỉ XX, sử liệu học đã trở thành một khoa học độc lập
- Hầu hết các phạm trù, khái niệm, những nguyên tắc cơ bản của sử liệu học
hiện đại đều được đề cập đến, tiêu biểu là công trình của Mark Blok (1961)
- Sử liệu học mác xít dần dần hình thành
2. Khái niệm tư liệu lịch sử
- Phải biết TLLS là gì vì:
+ Giúp phân biệt tư liệu và tài liệu LS → tránh được những sai lầm nghiêm trọng lOMoAR cPSD| 40420603 62
+ Sử dụng tối đa các nguồn TLLS làm cho công trình nghiên cứu
phong phú, sinh động hơn.

- CĀ nhiều định nghĩa khác nhau về TLLS:
+ Có thời kì: coi TLLS chỉ là những tài liệu chữ viết
+ Có người coi “TLLS là tất cả những gì còn lại của cuộc sống đã qua"
Quan niệm này có chỗ đúng nhưng vẫn còn có hạn chế: Đúng vì tất cả những gi
của cuộc sống đã qua đều phản ánh một phần lịch sử. Sai vì tất cả những gì của
cuộc sống đã qua nó có thể là tư liệu cũng có thể là tài liệu
+ Có người coi: TLLS như một phạm tr triết học, . biểu hiện đặc tính phản ánh
của hiện vật, được sử dụng để thu nhận tri thức về một hiện vật khác
*Rebens (Đức): TLLS giống như 1 thông tin trí nhớ xã hội, trên cơ sở đó lưu giữ,
truyền bá tri thức của loài người. TLS là tổng hợp những thành quả của các hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác bằng các phương tiện xã hội.
- CĀ trường phái thu h攃⌀p khái niệm TLLS
+ Đại tử điển Nga
TLLS là tất cả những gi phản ánh 1 cách trực tiếp các sự kiện, biến cố của quá khứ
(trực tiếp về không gian, thời gian: chính nơi diễn ra sự kiện LS, cùng thời gian diễn ra sự kiện LS)
VD: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945); Cuộc biểu tình của sinh viên Trung
Quốc (biến cố Thiên An Môn) năm 1989; Sự tan rã của Liên Bang Xô Viết (Liên Xô) năm 1991
+ Một số trường hợp có tư liệu đưa ra cùng thời gian, địa điểm... của sự kiện nhưng
không được xem là TLLS VD: Ĥɯi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản sau
đó những vẫn có giá trị như là TLLS gốc

- Muốn hiểu thế nào là tư liệu lịch sử trước hết ta cần phân biệt các khái
niệm “ sự kiện lịch sử”:
+ Sự kiện hiện thực: Sự kiện đã diễn ra, có thật
+ Sự kiện tư liệu: là sự kiện lịch sử chứa đựng trong các TLLS
+ Sự kiện tri thức: được nói tới trong các sách nghiên cứu, giáo trình VD:
Sự kiện chiến thắng Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền có thật đã xảy ra đây
là SK hiện thực, được phản ánh qua nhiều ngûɯn sử liệu khác nhau trong
thành văn, qua lời kể của nhân dân
lOMoAR cPSD| 40420603 62
- So sánh SK hiện thực và SK tư liệu + Giống nhau :
• Đều tồn tại khách quan, độc lập với nhà nghiên cứu
• Trong một số trường hợp Sự kiện hiện thực đồng nhất với SK tư liệu
(chỉcó 1 tư liệu duy nhất) + khác nhau:
• SK tư liệu bản thân nó là sự phản ánh trừu tượng sự kiện lịch sử ( qua
lăng kính của tác giả tư liệu)
• SK tư liệu bao giờ cũng nghèo nàn hơn và ít phong phú hơn so với sự kiện hiện thức
- TLLS chứa đựng các SKTL, vì thế nó cũng mang đặc điểm riêng giống như SKTL
- TLLS cũng là những sản phẩm của hoạt động của con người, xuất hiện như
một hiện tượng xã hội, nhằm phục vụ cho một mục đích, một nhu cầu nào đó
của xã hội đương thời, tồn tại như những di tích, dấu vết của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua
- TLLS là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã
hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh
trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người.
Câu 12: Các nguồn sử liệu và giá trị
Các nguồn sử liệu
Thông thường, sử liệu được chia ra thành 7 nhóm nguồn sử liệu:vật chất,
thành văn, dân tộc học, truyền miệng dân gian, ngôn ngữ, phim ảnh-băng ghi hình, băng ghi âm.
- Ngûɯn sử liệu chữ viết:
Ưu điểm : rất phong phú, đa dạng và luôn luôn có những cái mới; phản
ánh hơn 90% thời gian tồn tại của xã hội loài người ; phản ánh tương đối
trung thực và khách quan ls; bổ sung cho nguồn tư liệu chữ viết và kiểm tra nguồn tư liệu.
Nhược điểm : là các hiện vật câm và khó khai thác ; khi sử dụng phải sử
dụng phương pháp liên ngành=> phải sử dụng kết hợp các nguồn sử liệu
khác để giải thích, tìm hiểu chính xác hơn.
-sử liệu chữ viết là những tư liệu được ghi chép bởi các kí tự trên các
kênh thông tin khác nhau: chữ viết, chữ tượng hình, và cả những chữ chưa thể đọc được. lOMoAR cPSD| 40420603 62
cung cấp bức tranh toàn diện, tương đối đầy đủ 1 sự kiện, biến cố
lịch sử được soi sáng bởi 1 quan điểm rõ ràng của tác giả.
- Sử liệu băng ghi âm: trong thời đại KHKT hiện nay, nguồn sử liệu này
dễ bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ nhận vì dễ bị làm giả
Độ tin cậy sẽ cao hơn nếu kết hợp với hình ảnh
-sử liệu truyền miệng dân gian : có nhiều nhược điểm : thiếu chính
xác cả về không gian và thời gian, những sk được phản ánh trong đó.
=>1 số nhà nghiên cứu phủ nhận vị trí.
Nếu biết khai thác thì có thể tìm thấy nhiều sk lịch sử có giá trị.
Câu 13: Các quy luật hình thành và phऀ n ánh của sử liệu.
1. Tư liệu lịch sử là gì?
Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan
hệ xã hội nhất định, mang trong nó những dấu vét của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp
và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người.
2. Các quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử
Từ khái niệm trên đây, ta có thể thấy tư liệu lịch sử được hình thành không
phải một cách ngẫu nhiên mà theo các quy luật của nó và vì thế, sự phản ánh hiện
thực lịch sử trong đó cũng có quy luật. Các quy luật đó là:
- Quy luật tư liệu phản ánh quan điểm giai cấp của tác giả và ảnh hưởng
củaquan điểm ấy đối với nội dung của tư liệu.
- Quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và đích
rađời của tư liệu đối với nội dung và hình thức của tư liệu. mục
- Quy luật phản ánh sự phù hợp tính đúng đắn, đầy đủ của tư liệu với
khảnăng chủ quan, khách của tác giả tư liệu khi phản ánh các sự kiện, với địa quan
điểm, thời gian có trong tư liệu.
- Quy luật liên quan và phụ thuộc lẫn nhau của các tư liệu này đối với các tưliệu khác.
* Chính các quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử buộc ta phải
chú ý đặc biệt tới một số điểm sau đây khi sử dụng tư liệu: lOMoAR cPSD| 40420603 62
- Tư liệu lịch sử bao giờ cũng nghèo nàn, kém phong phú, kém
sinh độnghơn bản thân hiện thực lịch sử. Vì vậy, nhà sử học không
nên coi lịch sử chỉ là những gì có trong tư liệu lịch sử.
- Trong khi nghiên cứu, nhà nghiên cứu lịch sử không những phải sử
dụngnhiều nguồn sử liệu khác nhau mà còn phải biết khái quát hoá, tổng hợp hoá và
đôi khi còn phải sử dụng cả khả năng phán đoán, tư duy lôgic và trí tưởng tượng nữa
- Tư liệu lịch sử có khi phản ánh chính xác, khách quan có khi chủ
quan,xuyên tạc sự thật do hạn chế về quan điểm, tri thức của tác giả. Vì thế ta phải
nghiên cứu kĩ tư liệu, hiểu những cái gì nó nói tới, cái gì nó im lặng hoặc xuyên tạc
và lí giải những điều đó. Đó là nhiệm vụ xác ninh và phê phán tư liệu.
- Ý nghĩa cụ thể của từng tư liệu đối với từng vấn đề lịch sử không
giốngnhau. Có tư liệu chỉ phản ánh được một mặt, có tư liệu phản ánh nhiều mặt, có
tư liệu phản ánh được cái quy luật, cái cơ bản, điển hình, có tư liệu chỉ phản ánh
được cái riêng, cái đặc thù...
Vì vậy trong quá trình nghiên cứu và sử dụng, nhà nghiên cứu không những
được phép mà còn cần phải.biết chọn lọc tư liệu.
Câu 14: Các nội dung của công tác sử liệu.
Công tác chuẩn bị tư liệu:
_Công tác chuẩn bị tư liệu vừa có nhiệm vụ xác định vấn đề nghiên cứu, vừa
nhằm cung cấp sơ sở tư liệu cho việc giải quyết vấn đề. Nó bao gồm các bước: +Sưu tầm +Phân loại +Chọn lọc
+Xác minh và phê phán tư liệu
+Khai thác thông tin của một hoặc một tập hợp tư liệu
_Việc tách riêng các bước của quá trình chuẩn bị tư liệu và cả quá trình đó
ra khỏi quá trình nghiên cứu lịch sử không có nghĩa là công tác tư liệu và
các bộ phận của nó tồn tại độc lập với nhau. Ngược lại, đó là một quá trình
thống nhất và liên tục nằm trong ý định của nhà nghiên cứu và phù hợp với
mục đích logic và dàn bài nghiên cứu vấn đề. lOMoAR cPSD| 40420603 62
_Sưu tầm tư liệu là bước đầu tiên của công tác chuẩn bị tư liệu cho
quá trình nghiên cứu. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đảm bảo một cơ
sở tư liệu đầy đủ cho công trình nghiên cứu.
_Như vậy, một cơ sở dữ liệu đầy đủ không phụ thuộc vào số lượng nhiều
hay ít các tư liệu mà phải là một tập hợp tư liệu, có thể cho ta: +Toàn bộ các sự kiện
+Các sự kiện đó phải được sắp xếp trong mối liên hệ phụ thuộc khách quan
của chúng, mà trước hết là các mối liên hệ di truyền, nhân quả và cơ cấu của chúng.
• Sau khi đã có được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, nhà nghiên cứu phải
tiến hành phân loại tư liệu để chuẩn bị cho các bước chọn lọc và sử
dụng. Vì trong các công trình nghiên cứu không thể sử dụng một loại
tư liệu mà sử dụng đồng thời nhiều loại tư liệu với nội dung, tính chất
khác nhau, với ý nghĩa và vị trí của mỗi loại khác nhau. Vì thế, việc
phân loại tư liệu trong các công trình nghiên cứu không thể tiến hành
mà chỉ theo một dấu hiệu cơ bản nào đó mà còn phải dựa vào một tập
hợp gồm nhiều dấu hiệu khác nữa. Cũng chính vì thế mà không thể
có một sơ đồ phân loại toàn năng cho tất cả những công trình nghiên
cứu mà chỉ tồn tại những kiểu phân loại tư liệu theo từng công trình
nghiên cứu cụ thể. Đối với từng vấn đề nghiên cứu nhất định, nhà
nghiên cứu có thể chọn ra những dấu hiệu quan trọng và phù hợp hơn
để làm tiêu chuẩn phân loại. Ví dụ như có thể phân loại theo xuất xứ,
theo thể loại, theo tính chất hoặc theo nội dung của tư liệu. Sơ đồ
phân loại nói chung được hình thành có tính chất kinh nghiệm của
các nhà nghiên cứu. Khi xác định được vấn đề nghiên cứu, nhà
nghiên cứu đã phác thảo được những nhóm tài liệu nào cần được sưu
tầm, những tài liệu nào ở nhóm nào,… và sự phác thảo luôn phù hợp
với quan điểm và logic của nhà nghiên cứu. Nhờ có sơ đồ phân loại
đó, việc tìm kiếm, chọn lọc và khai thác tư liệu trở nên dễ dàng hơn.
_Trong quá trình sưu tầm và phân loại tư liệu, nhà nghiên cứu đã có thể
biết một cách sơ bộ những tư liệu cần được chọn lọc, Nói cách khác,
việc chọn lọc tư liệu được tiến hành ngay từ bước phân loại và chọn lựa
tư liệu. Việc chọn lọc này cần đáp ứng hai nhu cầu cơ bàn:
+Tạo ra được một khối tư liêu có thể phản ánh các sự kiện đại diện cho
toàn bộ nguồn tư liệu.
+Phán ánh chọn lọc được các tư liệu cho sự kiện điển hình. lOMoAR cPSD| 40420603 62
Sự kiện điển hình và sự kiện đại diện là gì? Điển hình là phạm trù
về chỉ những cái tồn tại có tính chất quy luật phổ biến rộng rãi hoặc
những cái gì nảy sinh trong tương lai sẽ phát triển mạnh và trở thành
quy luật. Các sự kiện đại diện là các sự kiện phản ánh được xu thế,
quá trình chung của hiện tượng trong toàn bộ nguồn tư liệu không
tổng hợp. Tuỳ theo số lượng toàn bộ của nguồn tư liệu là bao nhiêu,
yêu cầu nghiên cứu cần mức độ chính xác như thế nào, nhà nghiên
cứu có thể xác định được số lượng cần chọn lựa, cũng như phương
pháp chọn lọc trong số các phương pháp thông dụng sau đây:
+Phương pháp chọn lọc ngẫu nhiên: Lấy khối tư liệu một cách tuỳ ý,
ngẫu nhiên từ nguồn tư liệu toàn bộ.
+Phương pháp chọn lọc theo loại: Chia toàn bộ ngườn tư liệu theo
loại và ở mỗi loại lấy số lượng nhất định.
+Chọn lọc theo tập hợp cơ bản: Chia toàn bộ nguồn tài liệu theo dấu
hiệu tập hợp cơ bản và lấy ra một trong số các tập hợp đó.
+Chọn lọc theo phương pháp cơ học: Đánh số toàn bộ nguồn tài liệu
và lấy tài liệu theo một khoảng nhất định.
+Chọn lọc theo phương pháp toán học thống kê: cho kết quả rất khả
quan, bởi vì sai số của nó do quy luật số lớn quy định, không ảnh
hưởng gì đến các kết luận khoa học
Câu 15: Nội dung phê phán và phân tích Xác minh và phê phán TL:
- Cần xác minh và phê phán TL vì:
Xuất phát từ QL hình thành và phản ánh của TL •
TL giả cả về ND lẫn HT •
Trong QT bảo quản, TL có thể bị mất, rách, hỏng -> SD bản sao, phục chế
=> KL: nhằm XĐ giá trị của TL để sử dụng chúng đúng đắn trong các công trình
NC và XD được một tổng thể đầy đủ các TL được xác minh – đó là cơ sở để XD
và kiến lập tổng thể các SK khoa học của một công trình NC
* PP phê phán và phân tích cĀ đối tượng NC là một tư liệu riêng biệt, do đó
là 1 SK riêng biệt. ND cơ bản của các bước PT, phê phán gồm: lOMoAR cPSD| 40420603 62 • XĐ tính xác thực TL • Thời gian ra đời • Tác giả • Văn bản • Động cơ phản ánh • Sự kiện • Logic •
Sự đúng đắn, đầy đủ, giá trị khoa học khách quan của TL
* PP tổng hợp cĀ đối tượng: là một tập hợp TL và vì thế là một hệ thống các
sự kiện với tất cả các MQH giữa các mặt khác nhau, giữa các bộ phận để tìm ra
tính tương tác bên trong, bản chất và quy luật của các hiện tượng - Yêu cầu:
+ Bao gồm các TL có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Các TL ấy có khối lượng vừa đủ
+ TL phải được sắp xếp phân nhóm cho phù hợp
=> Khi đánh giá giá trị của một TL: XĐ giá trị nhiều mặt + tính đúng đắn + đầy đủ + khách quan
Tóm lại, việc XD 1 tập hợp TL cho phép XĐ những SK chủ yếu, MQH chủ yếu
giữa các SK -> ĐK cần thiết, quan trọng để đi sâu vào bản chất của các SK, hiện tượng hay biến cố LS
Câu 16: Tiến trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học lịch sử
I.Quan niệm về nghiên cứu khoa học
1.Khái niệm: Là quá trình tư duy kết hợp với lao động chân tay để tìm hiểu đúng
đắn, sâu sắc, có hệ thống một vấn đề (đề tài) được đặt ra có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. 2.Chức năng
-Mô tả một sự kiện (biến cố, hiện tượng) lịch sử: có 2 loại mô tả
+Mô tả định tính: chỉ rõ đặc trưng về chất của sự kiện, hiện tượng. VD: nêu lên bản
chất của một cuộc cách mạng.
+Mô tả định lượng: chỉ rõ đặc trưng về lượng của các sự kiện hiện tượng. VD: khi
nói tới cách mạng thì có nhiều sự kiện liên quan, diễn biến một cách cụ thể cần lOMoAR cPSD| 40420603 62
được nêu lên về một số liệu, tài liệu thống kê để hiểu rõ quy mô, kết quả của cách mạng.
-Giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử: bao gồm: giải thích nguồn gốc, quan hệ tác nhân, quy luật chung...
-Dự đoán: tìm ra một điều mới lạ chưa từng được biết đến. 3.Yêu cầu
-Bảo đảm tính khách quan khoa học trong nhận thức.
-Mang tính xã hội: đáp ứng yêu cầu được đặt ra trong cuộc sống.
-Có tính định hướng chính trị: phải tuân thủ, phục vụ những nhiệm vụ đất nước đang đặt ra.
-Thể hiện được sự trung thực.
-Cần kiên trì, nghiêm túc.
-Không tầm thường hóa cũng không thần thánh hóa việc nghiên cứu khoa học. II.Tiến trình
1.Khởi đầu: Xác định đề tài
-Xác định đề tài vừa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, trình độ người nghiên
cứu, vừa đảm bảo mọi yêu cầu nghiên cứu khoa học. Lựa chọn đề tài đúng là biết
điều chưa biết để biết. Không biết điều không biết thì không thể xác định đề tài và
tiến hành nghiên cứu khoa học.
-Có thể do người hướng dẫn chỉ định, sinh viên tự đề ra và được chấp nhận. Đề tài
nghiên cứu của sinh viên thường phù hợp với yêu cầu học tập nghiên cứu. -Quá
trình xác định phải trải qua việc lựa chọn đề tài từ lúc nảy sinh ý nghĩa về vấn đề
nghiên cứu đến xác định rõ vấn đề và cuối cùng là đề tài nghiên cứu.
-Các nước xác định đề tài:
+Bước 1: xác định lỗ hổng trong nhận thức, thông qua trình bày lý do chọn đề tài
và tìm hiểu lịch sử vấn đề.
+Bước 2: Xác định ý nghĩa, nội dung, nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu.
+Bước 3: Xác định phương pháp nghiên cứu.
-Việc xác định đề tài đươc thể hiện ở việc diễn đạt rõ ràng tên đề tài, thấy rõ các
bước đi và nhiệm vụ của đề tài. 2.Chuẩn bị a.Công tác tư liệu
*Xây dựng thư mục tham khảo đề tài
-Lập danh sách các nguồn tư liệu cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài. Bản thư
mục cần cố gắng thể hiện đầy đủ nhất các nguồn tư liệu cần thiết: tư liệu thành văn,
chữ viết, khảo cổ học, dân tộc học, truyền miệng được công bố và sưu tầm.
Các nước thực hiện: lOMoAR cPSD| 40420603 62
+Xin ý kiến của người hướng dẫn để biết những sách cần phải đọc.
+Dựa vào mục lục sách tham khảo trong những công trình đã xuất
bản để gần gũi lựa chọn cho nhanh và sát yêu cầu.
+Dựa vào tạp chí khoa học có nội dung gần gũi đề tài.
+Dựa vào các công trình về thư mục học của các thư viện.
+Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đề tài.
-Trong trường hợp, nguồn tư liệu phong phú, có thể chia làm hai thư mục tối thiểu
và tối đa để lựa chọn. *Đọc và ghi chép:
-Được tiến hành sau khi lập thư mục.
-Để đọc và ghi chép, cần phân loại tư liệu.
-Có nhiều cách đọc và ghi chép, nhưng phổ biến là cần phải xem lướt qua tư liệu,
xác định sơ bộ mối liên hệ với đề tài.
-Để thuận tiện cho ghi chép -> sử dụng phiếu ghi. Trước khi sử dụng phiếu ghi,
cần xác định các chủ đề cần nắm để giải quyết vấn đề. Có thể được chia thành các nội dung như sau:
+Chủ đề nghiên cứu: chủ đề trong tài liệu có liên quan vấn đề nghiên cứu. +Tác
giả tên tư liệu: tên tác giả, tên tư liệu, nhà xuất bản, lần in, năm xuất bản, không
kể những yếu tố nào. Nếu tài liệu đã dẫn thì ghi “Tài liệu dẫn trên” hay “tài liệu đã dẫn”.
+Nội dung cơ bản: ghi dầy đủ câu trích, rõ số trang có thể ghi lược ý chính. +Nhận xét ghi chú.
-Cần trung thực trong ghi chép tài liệu.
*Xác minh và đánh giá tư liệu:
-Việc làm khi đọc, sau khi đọc và ghi chép tư liệu dự kiến trong bản thư mục tối
thiểu. Nếu làm không tối thì nhận định, học thuyết, quan điểm rút ra từ sự kiện sẽ
bị đổ vỡ một cách dễ dàng.
-Với tư liệu thành văn: cần xác minh, đánh giá đầy đủ. Có nhiều cách tiếp cận khi phân tích tư liệu như:
+Phân tích ngoại diên: xem tư liệu có đủ khách quan, xác thực không.
+Phân tích bằng chứng: xem tư liệu có sai phạm chủ chủ quan của người lập bằng
chứng không. Nếu có thì do cố ý, vô ý hay do những tác nhân bất khả kháng. Nếu
có sự không phù hợp thì phải tìm hiểu nguyên nhân ở đâu và tìm cách giải quyết. -
Đánh giá: phải triệt để tuân theo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và nguyên tắc tính đảng vô sản, phải luôn bám sát chủ đề
nghiên cứu. Có thể đáng giá theo: số lượng, bản chất hay hiện tượng, trực tiếp gián
tiếp liên quan đến chủ đề, toàn diện hay từng mặt của vấn đề nghiên cứu. -Sau khi lOMoAR cPSD| 40420603 62
xác minh, cần phải tổng hợp lại tư liệu, bổ sung những gì còn thiếu
sót. 3.Tiến hành nghiên cứu a.Xây dưng đề cương
-Phải nêu rõ nhiệm vụ chính trị (chủ đề tư tưởng), nhiệm vụ khoa học (chủ đề
chuyên môn), xác đinh phương pháp nghiên cứu.
-Giá trị tư tưởng và khao học của đề tài phải thống nhất với nhau. -Nội dung đề cương:
+Lý do chọn đề tài: giải thích lý do chọn đề tài về lý luận, thực tiễn, sơ lược lịch sử
vấn đề nghiên cứu để phát hiện vấn đề.
+Xác đinh đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
+Cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu của đề tài.
+Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài.
+Phạm vi giới hạn của đề tài.
+Dự kiến cấu trúc nội dung luận văn.
+Trình bày một công trình nghiên cứu lịch sử sau khi đã hoàn thành đề cương
nghiên cứu, để nêu rõ những kết quả đạt được của mình. Trước khi bước vào khâu
cuối, phải sử dụng tổng hợp tất cả các kết quả đạt được ở các giai đoạn trước, nhất
là phải suy nghĩ về giả thuyết của mình để kiểm tra, chứng minh đạt tới khoa học. -
Khi trình bày phải chọn lọc và sắp xếp một cách sáng sủa gọn gàng, có đinh hướng cụ thể.
b.Xác định lại lần cuối cùng tên đề tài, các đề mục của chương trình.
c.Viết phần mở đầu: trình bày theo các ý theo tứ tự sau:
-Lý do chọn đề tài, ý nghĩa, vị trí của nó trong một giai đoạn hay toàn bộ lịch sử
dân tộc. Nếu là một lý luận thì nếu rõ vị trí của nó trong công tác sử học nói chung. -Lịch sử vấn đề
-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. -Phạm vi nghiên cứu
-Xác đinh phương pháp nghiên cứu:
+Các phương pháp cổ điển: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu...
+Các phương pháp khác: cấu trúc hệ thống, thống kê toán học, modu hóa, tập hợp bản điều tra...
d.Trình bày công trình
*Mở đầu: Phải nêu được tầm quan trọng của đề tài mà tác giả nghiên cứu, đồng
thời vạch rõ ý đồ của mình.
*Nội dung: gồm toàn bộ công trình với các vấn đề được đặt ra giải quyết. -Bố cục
trình bày cần sáng sủa, mạch lạc, đưa người đọc từ đầu đến kết thúc công trình
một cách thông suốt và logic. lOMoAR cPSD| 40420603 62
-Bố cục trình bày phải đạt được hai yêu cầu: lịch sử và logic.
Chương hay mục đầu tiên có thể là nguồn tư liệu và lịch sử vấn đề.
Đôi khi có thể giản lược lịch sử vấn đề bằng cách đưa ý cần trao đổi vào chú thích và nội dung.
-Nguồn tư liệu vần trình bày gọm, sáng, có trọng tâm.
-Những chương và mục sau đó, có thể trình bày theo: Hệ thống lịch sử, hệ thống
vấn đề, phối hợp giữa hai hệ thống.
-Khi trình bày các phần, cần giải quyết trọn vẹn đầy đủ, có sơ sở khoa học những vấn đề đã nêu ra.
-Những sự kiện được chọn phải là những sự kiện hiện thực, được rút ra từ nguồn tư liệu đáng tin cậy.
-Việc nhận đinh phải giữ nứng tính chất khoa học. Ngoài yêu cầu chặt chẽ, còn đòi
hỏi đày đủ cơ sở tư liệu, sự ngắn gọn và có cơ sở thực tế.
-Khi trích dẫn, cần chú thích nguồn rõ ràng và cần cân nhắc khi trích dẫn.
*Kết luận: đóng lại, khái quát vấn đề được đặt ra và giải quyết.
*Phụ lục: không nhất thiết cần có trong công trình, bổ sung những vấn đề được tình bày trong nội dung.
*Lập bản thư mục tài liệu tham khảo: kinh nghiệm chung gồm có:
-Các tác phẩm kinh điển của Mác, Ănghen, Lênin, các văn kiện của Đảng, các lời lãnh tụ Đảng. -Nguồn tư liệu gốc.
-Các tài liệu nghiên cứu của giới sử học liên quan đến đề tài của mình.
-Chú thích viết tắt các tạp chí nếu có.
4.Hoàn thành nghiên cứu: Kiểm tra đọc lại, sửa chữa những kết quả cần biên soạn.