-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK2 Lịch Sử 10
Môn: Lịch Sử 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ
chính trị - xã hội và ngoại giao? A. Quý tộc và tu sĩ B. Nông dân và nô lệ
C. Nông dân và thợ thủ công
D. Thợ thủ công và thương nhân
Câu 2: Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo
B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết
C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên
D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?
A. Buôn bán đường biển B. Làm nghề thủ công C. Chăn nuôi gia súc D. Trồng lúa mạch
Câu 4: Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam A. Hình thành B. Rất phát triển C. Suy yếu B. Bị thôn tính
Câu 5: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là A. thuyền B. ngựa C. xe thồ D. trâu
Câu 6: Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?
A. Sự suy thoái của Nho giáo
B. Ý thức tự tôn dân tộc
C. Tính ưu việt của ngôn ngữ
D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc
Câu 7: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây? A. Quân chủ chuyên chế B. Quân chủ lập hiến C. Dân chủ chủ nô D. Dân chủ đại nghị
Câu 8: Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào?
“Đời vua Thái tổ, Thái tông.
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Hồ. D. Triều Lê sơ.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp
của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác
B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều
C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước
Câu 10: Đê “quai vạc” được hình thành bắt đầu từ triều đại nào trong nền văn minh Đại Việt? A. Triều Lý B. Triều Trần C. Triều Hồ D. Triều Lê sơ
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
B. Hệ thống sông ngòi dày đặc
C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo
Câu 12: Đông Nam Á gồm những khu vực nào? A. Hải đảo B. Lục địa C. Biển chết
D. Hải đảo và lục địa
Câu 13: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á
đã xây dựng một nền văn minh
A. nông nghiệp lúa nước
B. thương nghiệp đường biển
C. thương nghiệp đường bộ
D. thủ công nghiệp đúc đồng
Câu 14: Trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa - Ấn Độ, nền văn minh nào đã
hình thành ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á?
A. Văn minh nông nghiệp lúa nước B. Văn minh Lưỡng Hà C. Văn minh Peru cổ đại
D. Văn minh Mesoamerica cổ đại
Câu 15: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn
tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên
B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV
D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Câu 16: Từ xa xưa người dân đã biết thuần dưỡng trâu bò, chế tác ... , xây dựng hệ
thống thủy lợi để phục vụ sản xuất. A. Vũ khí nóng B. Máy dệt hơi nước C. Nông cụ D. Thuyền lớn
Câu 17: Địa hình Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào sau đây?
A. Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á ven biển
B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
C. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á hải đảo
D. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á cao nguyên
Câu 18: Tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa mang tính ... vừa mang tính tiếp biến các giá trị bên ngoài. A. Bản địa B. Xã hội C. Phân hóa D. Đa dạng
Câu 19: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế
nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa
Câu 20: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là chịu
sự ảnh hưởng của khí hậu A. Gió mùa B. Nhiệt đới C. Ôn đới D. Hàn đới
Câu 21. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) về A. Đại La. B. Phú Xuân. C. Phong Châu. D. Thiên Trường.
Câu 22. Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công loại vũ khí nào dưới đây? A. Thủy lôi. B. Súng thần cơ. C. Súng trường. D. Súng hỏa mai.
Câu 23. Cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào trên cơ sở chữ Hán? A. Chữ hình nêm. B. Chữ Hangul. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Nôm.
Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?
A. Kế thừa thành tựu của nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam.
B. Quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
C. Nền độc lập, tự chủ và sự phát triển của quốc gia Đại Việt.
D. Sự ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.
Câu 25. Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo vương “Phải khoan thư sức dân để làm kế
sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” đã thể hiện tư tưởng nào? A. Trung quân ái quốc. B. Tương thân tương ái.
C. Yêu nước thương dân. D. Yêu chuộng hòa bình.
Câu 26. Dưới thời Tiền Lê và thời Lý, hằng năm, nhà nước phong kiến thường tổ
chức lễ cày Tịch điền nhằm mục đích khuyến khích A. khai khẩn đất hoang.
B. sản xuất nông nghiệp.
C. bảo vệ, tôn tạo để điều.
D. sản xuất nông, lâm nghiệp.
Câu 27. Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo
A. được đông đảo các tầng lớp nhân dân sùng mộ.
D. có nội dung đơn giản nên người dân dễ tiếp cận.
C. góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
D. hòa quện với các tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Câu 28. Có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ chính sách giáo dục Nho học
của Đại Việt cho nền giáo dục của Việt Nam hiện nay?
A. Tập trung phát triển các ngành khoa học tự nhiên.
B. Chỉ chú trọng phát triển các ngành khoa học xã hội.
C. Lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm nội dung giáo dục, thi cử.
D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện, tiên tiến, nhân văn.
Câu 29. Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những
hoạt động sản xuất nào? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Thủ công nghiệp.
Câu 30. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện tín ngưỡng truyền thống nào dưới đây? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần Shiva. C. Thờ thần – vua. D. Thờ Thiên Chúa.
Câu 31. Loại hình nhà ở phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc Việt Nam là A. nhà sàn. B. nhà trệt. C. nhà trình tường. D. nhà tranh vách đất.
Câu 32. Di sản văn hóa nào của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đã được Tổ chức
UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại? A. Đờn ca tài tử. B. Thực hành Then. C. Lễ hội Cồng Chiêng. D. Lễ hội Lồng Tồng.
Câu 33. Ngày nay, ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng
trang phục giống người Kinh, vì
A. mong muốn bình đẳng, hoà hợp, đoàn kết giữa các dân tộc.
B. trang phục của người Kinh đẹp hơn trang phục truyền thống.
C. môi trường sống của các dân tộc có sự thay đổi so với trước đây.
D. trang phục của người Kinh giúp thuận tiện trong lao động và đi lại.
Câu 34. Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có vai trò nào sau đây?
A. Nơi tổ chức các lễ hội, không gian sinh hoạt văn hóa chung của buôn làng.
B. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật có vai trò giống thần bản mệnh của dân làng.
C. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp hoặc tiếp đón khách quý của dân làng.
D. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hoá giữa làng này với làng khác.
Câu 35. Nhận xét nào dưới đây đúng về đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam?
A. Chỉ sinh sống ở miền núi.
B. Vừa tập trung vừa xen kẽ.
C. Chỉ sinh sống ở đồng bằng.
D. Chủ yếu sinh sống ở hải đảo.
Câu 36. Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam, lễ hội không có vai trò nào sau đây?
A. Là dịp các thành viên gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết.
B. Góp phần giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa qua các thế hệ.
C. Là cơ sở vật chất tạo nên sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
D. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên.
Câu 37. Nguyên tắc cơ bản trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là
A. thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.
B. bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
C. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dụng và giữ nước.
D. các dân tộc cùng giúp nhau phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 38. Trong chính sách dân tộc, trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay ưu tiên việc
A. củng cố, bảo vệ vững chắc các vùng và địa bàn chiến lược.
B. phổ cập giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.
C. đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.
D. bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Câu 39. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”
là câu nói nổi tiếng của ai?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
C. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
D. Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng.
Câu 40. “Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển,
phong tục tập quán,… song đều có quyền ngang nhau” – đó là nội dung của nguyên
tắc nào trong chính sách dân tộc? A. Tự quyết. B. Đoàn kết.
C. Cùng giúp nhau phát triển. D. Bình đẳng.
Câu 41. Tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam không được hình thành từ
yếu tố nào dưới đây?
A. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B. Công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi để sản xuất.
C. Sự phát triển của các loại hình văn hoá.
D. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 42. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm ở Việt Nam, khối đại đoàn kết dân
tộc có vai trò như thế nào?
A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
B. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
C. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
D. Nhân tố duy nhất dẫn đến sự thắng lợi, thành công.
Câu 43. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
A. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
B. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.
C. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.
D. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
Câu 44. Đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam,
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.
B. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
C. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh, bền vững.
D. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. II. TỰ LUẬN
Câu 1 Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012?
Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.
Câu 2 Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 3 Có ý kiến cho rằng: “Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ
hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn
hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước..."
(Phan Huy Lê, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 2014, tr. 409). Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Câu 4 Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của người Kinh
và các dân tộc thiểu số.
Document Outline
- Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo