-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức là tài liệu dành cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, giúp thầy cô ra đề cương cho các em ôn tập, giúp các em chuẩn bị tốt cho Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sắp tới.
Tài liệu chung Tiếng Việt 3 53 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức là tài liệu dành cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, giúp thầy cô ra đề cương cho các em ôn tập, giúp các em chuẩn bị tốt cho Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sắp tới.
Chủ đề: Tài liệu chung Tiếng Việt 3 53 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
HỌC KÌ 2. NĂM HỌC 2022 – 2023 I. Đọc văn bản.
1. Đọc thành tiếng: Đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 – Tuần 31 ( YC
phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 – 80 tiếng / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ)
2. Đọc hiểu: Đọc thầm một văn bản đọc, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi gạch 1 gạch dưới những từ chỉ sự vật, gạch 2 gạch dưới
những từ chỉ đặc điểm, tính chất.
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như
một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn
búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
Bài 2: Gạch chân những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau.
Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh
nhện xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những
hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.
Bài 3: Tìm những từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau:
Mặt hồ phẳng lặng phản chiếu cảnh trời mây, rừng núi. Hồ xanh thẳm khi trời quang
mây tạnh. Hồ như khoác lên tấm áo choàng đỏ tía lúc trời chiều ngả bóng. Hồ long lanh ánh
nắng chói chang của những buổi trưa hè.
- Những từ chỉ sự vật là:………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Bài 4: Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu văn sau:
- Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo
chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
Bài 5: Gạch chân các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
“Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.”
Bài 6: Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:
- Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa tặng mẹ.
- Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động nói ông rất vui vì sự thành công của họ.
Bài 7: Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
- Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
- Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.
Bài 8: Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu văn sau:
- Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo
chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
Bài 9: Gạch chân các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
“Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.”
Bài 10: Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:
- Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa tặng mẹ.
- Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động nói ông rất vui vì sự thành công của họ.
Bài 11: Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
- Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
- Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.
Bài 12: Gạch dưới cặp từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau:
Mặt trời chìm dưới đồng xa
Sương lên mờ mịt như là khói bay.
Bài 13: Gạch dưới cặp từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau:
Mặt trời chìm dưới đồng xa
Sương lên mờ mịt như là khói bay.
Bài 14: Gạch chân dưới các hoạt động được so sánh trong câu sau:
- Em bé cười tươi như hoa nở.
- Hùng chạy nhanh như tên bắn.
- Ngân hát như chim sơn ca đang hót.
- Quả bóng lăn trên sân như chân ai đá.
Bài 15: Thêm từ ngữ thích hợp để được hình ảnh so sánh:
-Toàn thân con mèo phủ một bộ lông trắng muốt như………………………………………
- Hoa rét run như................................................................................................................
- Màu của hoa đào như.......................................................................................................
- Thảo ngửi thấy một mùi thơm như...................................................................................
- Những vì sao đêm chi chít như.........................................................................................
Bài 16: Âm thanh nào được so sánh với nhau?
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa. ………………………………………….
- Tiếng hát ngân vang như tiếng đàn trong trẻo. ………………………………………….
- Tiếng dậm chân của đoàn duyệt binh rầm rầm như tiếng đàn voi đang di chuyển.
....................................................................................................................................
Bài 17: Gạch chân dưới hoạt động nào được so sánh với hoạt động?
Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền
mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú ti.
Bài 18: Đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh, so sánh
hoạt động với hoạt động) để kể về một bạn trong lớp em.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 19: Đặt 2 câu văn có âm thanh được so sánh âm thanh với âm thanh.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 20: Đặt 2 câu có hoạt động được so sánh hoạt động với hoạt động.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 21 : Gạch chân dưới các hoạt động được so sánh trong câu sau:
- Em bé cười tươi như hoa nở.
- Hùng chạy nhanh như tên bắn.
- Ngân hát như chim sơn ca đang hót.
- Quả bóng lăn trên sân như chân ai đá.
Bài 22: Thêm từ ngữ thích hợp để được hình ảnh so sánh:
- Toàn thân con mèo phủ một bộ lông trắng muốt như…………………………
- Hoa rét run như.............................................................................................
- Màu của hoa đào như..................................................................................
- Thảo ngửi thấy một mùi thơm như.................................................................
- Những vì sao đêm chi chít như......................................................................
Bài 23: Âm thanh nào được so sánh với nhau?
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- Tiếng hát ngân vang như tiếng đàn trong trẻo.
- Tiếng dậm chân của đoàn duyệt binh rầm rầm như tiếng đàn voi đang di chuyển.
Bài 24: Gạch chân dưới hoạt động nào được so sánh với hoạt động?
Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền
mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú ti.
Bài 25: Đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh, so sánh
hoạt động với hoạt động) để kể về một bạn trong lớp em.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 26: Đặt 2 câu văn có âm thanh được so sánh âm thanh với âm thanh.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 27: Đặt 2 câu có hoạt động được so sánh hoạt động với hoạt động.
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 28: Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn sau:
- Học sinh trường em đã làm nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường làm vệ
sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường,diệt bọ gậy ở bể nước chung.
- Gia đình em gồm có bốn thành viên bố mẹ em và em gái.
- Hội thi thể thao của Phường em gồm có các môn cầu lông, bóng bàn, đá bóng.
Bài 29: Ghi dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn sau. Chép lại đoạn văn .
Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết quả
học tập của Tuấn về môn thể dục đã khá hơn nhiều để học tốt môn này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 30: Điền dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào từng ô trống cho phù hợp : Em Tuấn hỏi chị:
- Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ngoài sông không - Đúng rồi. - Chị em mìmh đi xem đi
- Được thôi. Nhưng em đã học bài xong chưa
- Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé
Bài 31: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau:
- Buổi sáng chú gà trống gáy vang đánh thức mọi người.
- Hai bên đường hoa bằng lăng nở tím ngắt.
- Trên thảm cỏ xanh mượt mấy chú dế mèn đang nhởn nhơ uống những giọt sương mai.
- Nhớ lời cô dặn Nam viết bài thật cẩn thận tính thật chắc chắn.
- Bằng những động tác khéo léo Quang Hải đã đưa được bóng vào lưới đối thủ.
Bài 32: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì ? trong mỗi câu sau:
- Cậu Hoà nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt.
- Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc.
- Bằng một động tác tung người đẹp mắt, hấp dẫn, chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ
thuật của mình trong tiếng reo hò của khán giả.
Bài 33: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a, Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b, Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c, Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữ những ngọn cây hè phố.
Bài 34: Viết dấu câu thích hợp cho mỗi câu văn dưới đây:
- Mẹ em nấu ăn rất ngon
- Bà ơi bà đang làm gì đấy ạ
- Ôi chú cún con đáng yêu quá
- Bố em là người cao lớn nhất nhà - Bạn vẽ đẹp thế
- Bạn có thể đừng nói chuyện nữa được khôn
Bài 35: Điền dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép vào ô trống.
Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa
nhấm nháp, miệng xuýt xoa: Kẹo b ông ngon tuyệt! Ăn h ết ch
iếc kẹo, cô bé tiện tay
ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi: Con có th
ấy đường rất sạch không? Đườn g r
ốt sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: Các cô c
hú lao công làm việc rất vất vả
để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta Chính vì
thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.
Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc que trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.
Bài 36: Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu
rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà. Nguyễn Đình Thi
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía
đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và
tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về. Xuân Quỳnh
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 37: Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc
lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:
- Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!
Chúng tôi đồng thanh đáp: - Dạ. Vâng ạ.
............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Bài 38: Tìm và khoanh từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong mỗi câu dưới đây:
a. Bạn hãy đi cùng chúng mình nhé!
b. Chúng ta cùng hát lên nào!
c. Em nên tô theo các nét đã vẽ!
Bài 39: Chuyển các câu kể dưới đây thành câu khiến:
a. Bé tô màu bức tượng.
b. Chúng mình đi xem xiếc
c. Các em chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ.
............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Bài 40: Đặt 1- 2 câu khiến để:
a. Mượn bạn một quyển sách
b. Xin phép bố mẹ cho tham gia một câu lạc bộ ở trường
............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Bài 41: Chuyển mỗi câu kể sau thành câu cảm theo hai cách: a. Trận đấu hay.
b. Thủ môn bắt bóng giỏi.
............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Bài 42: Đặt 2 câu nêu cảm xúc của em:
a. Khi tham gia luyện tập thể thao.
b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao.
............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Bài 43: Tìm và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?”
a. Nhận được tin dữ Hai Bà Trưng lập tức kéo về Thành Luy lâu hỏi tội kẻ thù.
b. Mùa thu, bầu trời xanh cao lồng lộng không một hợn mây.
c. Anh sẽ trở về quê hương khi đất nước sạch bóng quân thù.
Bài 44: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau? Tìm và gạch chân
dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
a. Ở bên kia sông một nhà máy mới đang được xây dựng.
b. Trong phòng thí nghiệm các nhà bác học đang miệt mài nghiên cứu.
c. Ngoài đồng bà con nông dân đang hăng say thu hoạch lúa.
d. Trên sườn đồi đàn cò béo mập đang ung dung gặm cỏ.
Bài 45: Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau:
a. Thông minh - sáng dạ, ……………………………………………………………………
b. Cần cù - chăm chỉ, ……………………………………………………………………….
Bài 46: Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau:
a. Siêng năng - lười nhác, …………………………………………………………………..
b. Nhỏ nhắn – to cao, ……………………………………………………………………….
Bài tập 47: Chọn từ để điền vào chỗ trống
a) Mẹ tôi luôn …….. nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ A) giữ gìn B) giữ vững
Ta chọn từ “giữ gìn”
b) Người chiến sĩ đã……… trong khi chống cự với quân giặc
A) thiệt mạng B) toi mạng
Bài tập 48: Sắp xếp những từ trên thành các nhóm từ đồng nghĩa
“thông minh”, “bình an”, “nhỏ nhắn”, “yên ổn”, “an toàn”, “sáng dạ” , “mẹ” , “thông thái”,
“má”, “lanh lợi”, “giang sơn”, “Tổ Quốc”, “bất khuất”, “yên bình”, “nhỏ bé”, “tí xíu”, “u”,
“hiên ngang”, “đất nước”, “kiên cường”, “bầm”, “anh dũng”, “sơn hà”, “nho nhỏ”
Nhóm 1: ........................................................................................................................
Nhóm 2: ........................................................................................................................
Nhóm 3: ........................................................................................................................
Nhóm 4: ........................................................................................................................
Nhóm 5: ........................................................................................................................
Nhóm 6: ........................................................................................................................
Bài tập 49: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa và trái nghĩa sử dụng ở bài tập 48
Ví dụ: Những người chiến sĩ đã chiến đấu đầy kiên cường và anh dũng.
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 50: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
.........................................................................................................................................
Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.
......................................................................................................................................... III. Tập làm văn:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc.
Đề 2: Viết đoạn văn nói về ước mơ của em.
Đề 3: Viết đoạn văn nói về tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước ta.
Đề 4: Viết đoạn văn nói về tình cảm, cảm xúc của em về một người thân.
(PH cho con viết 4 đoạn văn và ôn kĩ các đề)
Ôn tập Tập làm văn
- Viết đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời
Thứ bảy, trường em đã tổ chức hoạt động “Tôi yêu sách”. Khu vực sân trường được chia ra
làm các gian hàng khác nhau. Mỗi khối lớp sẽ phụ trách một gian hàng riêng. Nhiều loại
sách, đồ dùng học tập được bày bán. Số tiền thu được sẽ dùng để ủng hộ các bạn học sinh
khó khăn. Hoạt động diễn ra trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Rất nhiều học sinh, phụ
huynh đến tham gia. Không khí thật sôi nổi. Mọi người vừa chọn sách, vừa trò chuyện. Em
thấy hoạt động này rất ý nghĩa.
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật yêu thích
Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Nhưng em thích nhất là bãi biển Vũng Tàu. Nơi đây
là một điểm du lịch nổi tiếng. Bãi biển mới đẹp làm sao! Nước biển ở đây thật trong xanh.
Những con sóng đánh rì rào. Ở gần đó có nhiều điểm nghỉ ngơi, vui chơi. Em còn được
thưởng thức nhiều loại hải sản thật hấp dẫn và ngon miệng. Chuyến du lịch của em vô cùng
vui vẻ. Em mong sẽ có dịp trở lại biển Vũng Tàu một lần nữa.
- Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe
Trong truyện Thạch Sanh, em thích nhất là nhân vật Thạch Sanh. Từ nhỏ, Thạch Sanh đã mồ
côi cha mẹ. Hằng ngày, chàng lên rừng đốn củi để kiếm sống. Tình cờ, Thạch Sanh gặp gỡ
và kết nghĩa với Lí Thông. Chàng coi hắn như người thân trong nhà và hết lòng giúp đỡ.
Nhưng Lí Thông năm lần bảy lượt hãm hại chàng. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, đại
bàng. Chàng còn cứu được công chúa và con trai vua Thủy tề. Nhân vật này hiện lên với
lòng dũng cảm, tài năng hơn người và sự tốt bụng. Em đã học tập những đức tính tốt đẹp của Thạch Sanh.
- Viết đoạn văn về mơ ước của em
* Học sinh nam học bài này:
Em tên là ……………. . Em đang là học sinh lớp ……, trường Tiểu học Uyên Hưng B.
Cũng như các bạn con trai khác, em có các sở thích như đá bóng, chơi game, xem hoạt
hình... Đặc biệt, em rất thích đá bóng. Mỗi chiều tan học,em luôn tập luyện đá banh và vui
chơi cùng các bạn học. Trong tương lai, em mong muốn trở thành một cầu thủ bóng đá giỏi
như chú Quang Hải, đem huy chương về cho nước nhà. Em sẽ nỗ lực rèn luyện và học tập
thật tốt để thực hiện được ước mơ của mình.
* Học sinh nữ học bài này:
Em tên là ……………. . Em đang là học sinh lớp ……, trường Tiểu học Uyên Hưng B Mỗi
người đều có ước mơ, em cũng vậy. Ước mơ của em là trở thành một vận động viên bơi lội.
Từ năm lớp một, em đã được học bơi. Em còn tham gia một số giải bơi lội của thiếu nhi nữa.
Thành tích tốt nhất của em là giải nhất cấp thành phố. Hằng ngày, em đều tập luyện chăm
chỉ. Em rất thích cảm giác được bơi lội dưới nước. Em sẽ biến ước mơ của mình thành hiện thực.
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật quê hương
Quê hương của em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là trước hồ sen gần nhà bà. Hồ
ở trung tâm của làng . Vào mỗi mùa hạ, khi những bông sen nở rộ cũng là lúc những cơn gió
mang Hương Sen bay khắp vào làng. Mỗi sáng em thấy các bác nông dân thường chèo
thuyền ra hái những bông sen để bán. Có những chị thì dùng nụ sen để ướp trà. Ông em rất
thích uống trà sen. Mỗi khi có dịp đi qua hồ, em đứng rất lâu để ngắm nhìn hồ sen. Em rất yêu hồ sen quê em.
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh đẹp của đất nước
Cuối tuần, em được tham quan sông Sài Gòn bằng thuyền. Sáng sớm, thời tiết thật mát mẻ.
Không khí cũng trong lành hơn. Nước sông mát lành, trong veo ôm ấp bờ cát trắng mịn.
Thỉnh thoảng trên sông, những đám bèo lục bình trôi lênh đênh. Thuyền trôi trên sông chầm
chậm để khách tham quan có thể ngắm nhìn thành phố. Phía xa kia là bến cảng Nhà Rồng.
Nơi đây, Bác Hồ kính yêu đã ra đi tìm đường cứu nước. Khung cảnh nơi đây thật tuyệt vời
làm sao! Em vô cùng yêu thích và sung sướng sau chuyến đi này. - Viết đoạn văn nêu lí do
yêu thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe Đọc truyện cổ tích Cây khế, em rất
thích nhân vật người em. Bởi vì người em trai vừa chăm chỉ, lại hiền lành tốt bụng. Dù bị
anh trai lấy hết tài sản chỉ để lại cho một cây khế, anh vẫn không hề oán trách gì anh mình
cả. Anh ấy còn rất trung thực và giữ đúng lời hứa, khi may đúng túi ba gang để ra đảo lấy
vàng. Sau khi giàu có, anh ấy đã chia sẻ và giúp đỡ bà con xung quanh, chứ không hề hưởng
thụ một mình. Các phẩm chất tốt đẹp ấy của người em đã khiến em rất yêu thích nhân vật này.
- Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe
Em yêu thích nhân vật Cóc trong câu chuyện "Cóc kiện Trời" đã được bố kể cho nghe bởi
tính cách dũng cảm, tốt bụng và mưu trí của cậu ấy. Mặc dù Cóc là một con vật bé nhỏ,
nhưng khi thấy trần gian đang hạn hán, Cóc không bỏ cuộc mà dũng cảm đi lên kiện Trời để
cầu mưa. Cóc đã khơi gợi và đoàn kết sức mạnh cho các loài vật khác để cùng đi lên với
mình. Cuối cùng, nhờ vào sự dũng cảm của Cóc, ông Trời đã phải khuất phục và đáp ứng
yêu cầu cho mưa xuống hạ giới. Em rất cảm động và khâm phục trước tấm lòng tốt bụng và
ý chí mạnh mẽ của Cóc.
- Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường
Tuần trước, lớp em được phân công trực tuần. Đến thứ sáu, lớp em được phân công dọn dẹp
vệ sinh sân trường. Cô giáo đã phân công cho mỗi tổ phụ trách một công việc. Tổ một có
trách nhiệm quét dọn sân trường. Tổ hai nhận nhiệm vụ làm sạch bồn cây và tưới cây. Tổ ba
sẽ thu gom toàn bộ rác ra khu vực chung. Là thành viên của tổ hai, nên em đã cùng các bạn
trong tổ dọn dẹp sạch sẽ giấy rác trong bồn cây. Sau đó là tưới nước cho toàn bộ bồn cây
dưới sân trường. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, sân trường đã sạch sẽ. Em cảm thấy rất vui
vẻ vì đã làm được một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường.
- Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất
Bức tranh “Trái Đất thân yêu” của bạn …………… đã đạt giải nhất cuộc thi “Vẽ tranh về
Trái Đất”. Trong bức tranh, bạn đã vẽ hình ảnh đôi bàn tay đang ôm lấy Trái Đất. Màu sắc
nổi bật của bức tranh là màu xanh của cây cối, bầu trời, biển cả. Thiên nhiên trên Trái Đất
thật đẹp đẽ. Bức tranh nhắc nhở con người phải bảo vệ rừng, tích cực trồng cây. Em rất thích bức tranh này.