-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Khái niệm: Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người. Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề HK1 Ngữ Văn 6 65 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Khái niệm: Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người. Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 6 65 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn
1. Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 Kết nối tri thức A. Đọc - hiểu 1. Thể loại
1.1. Truyện kể: Miêu tả nhân vật trong truyện kể
- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh
mắt, làm da, mái tóc, trang phục…
- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản
thân và thế giới xung quanh
- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại
- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật 1.2. Thơ lục bát:
- Khái niệm: Thơ lục bát (hay còn gọi là thơ 6-8) là thể thơ mà các dòng thơ
được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
- Vần trong thơ lục bát:
Tiếng cuối của dòng 6 vần với tiếng thứ 6 của dòng 8
Tiếng cuối của dòng 8 vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp sau đó
- Thanh điệu trong thơ lục bát:
Dòng 6 và 8: tiếng thứ 6, thứ 8 là thanh bằng (B); tiếng thứ 4 là thanh trắc (T)
Dòng 8: tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 là thanh ngang (và ngược lại) Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Câu lục - B - T - B Câu bát - B - T - B - B
- Thể lục bát biến thể: có sự phá cách so với thể lục bát thông thường - biến đổi
số tiếng trong các dòng, cách gieo vần, thanh, ngắt nhịp… 1.3. Kí và du kí - Khái niệm:
Kí là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực. Kí gồm có các
sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy
nghĩ. Có 1 số tác phẩm kí sẽ nghiêng về kể sự việc, 1 số thì nghiêng về thể hiện cảm xúc.
Du kí là loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, xứ sở nào
đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy, tai nghe trên hành trình của mình. - Đặc điểm kí:
Thường tác giả sẽ là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc
Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian
Tác giả có thể xưng tôi, có vai trò như người kể chuyện
Khi kể, tác giả kết hợp trình bày các suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên
tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc 2. Văn bản
- Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc
điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học - Các văn bản đã học:
Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)
Con chào mào (Mai Văn Phấn)
Chùm ca dao về quê hương đất nước
Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)
Cô Tô (Nguyễn Tuân), Hang Én (Hà My)
Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng)
B. Thực hành tiếng Việt
1. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Cụm từ: là tổ hợp gồm 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa thể tạo thành
câu, trong đó có 1 từ (danh - động - tính) đóng vai trò là thành phần trung tâm,
các từ còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm đó. - Phân loại cụm từ:
Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính (những đóa hoa mai ấy)
Cụm động từ có động từ làm thành phần chính (đang nhảy trên tấm đệm)
Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính (luôn xinh đẹp)
- Các mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
Cách 1: Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ 1 từ thành 1 cụm từ (cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)
Cách 2: Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn
giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn (bổ sung thêm ý nghĩa
về thời gian, đặc điểm, vị trí…)
→ Chú ý: có thể chỉ mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, nhưng cũng có thể mở rộng
đồng thời hai thành phần này
- Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: làm cho
thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng
2. Từ đồng âm và từ đa nghĩa
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau,
không có mối liên hệ nào với nhau.
→ Ví dụ: Con ngựa đá đá con ngựa đá (đá: hành động; đá: đồ vật)
- Từ đa nghĩa: là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.
→ Ví dụ: Hùng dùng chân đá vào chân bàn (chân: bộ phận dưới cùng, dáng trụ
dài chống đỡ cơ thể người; chân: bộ phận dưới cùng, dáng trụ dài chống đỡ mặt bàn) 3. Hoán dụ
- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng
này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận, nhằm tăng
khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ: Ẩn dụ Hoán dụ
Điểm giống - Hình thức: chỉ xuất hiện "hình ảnh biểu hiện" (vế 1), "còn hình
ảnh được biểu hiện" (vế 2) thì được ẩn đi
- Nội dung: gọi tên một sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- Hình ảnh biểu hiện (vế 1)
- Hình ảnh biểu hiện (vế 1) và hình
và hình ảnh được biểu hiện ảnh được biểu hiện (vế 2) có quan
(vế 2) có quan hệ tương hệ gần gũi với nhau: đồng với nhau:
lấy bộ phận chỉ toàn thể Điểm khác về hình thức
lấy vật chứa đựng gọi vật về phẩm chất được chứa đựng
về chuyển đổi cảm
lấy cái cụ thể gọi cái trừu giác tượng - Chức năng: biểu cảm - Chức năng: nhận thức 4. Dấu ngoặc kép
- Công dụng của dấu ngoặc kép:
Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại của nhân vật
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được trích dẫn
Đánh dấu các từ ngữ được dùng (ngầm hiểu) theo nghĩa đặc biệt
2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 Cánh Diều 1. Phần Văn bản
- Thánh Gióng: Thánh Gióng là biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng thời
thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng có sức mạnh phi thường cứu nước cứu dân.
- Thạch Sanh: Qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân nhân ta muốn thể hiện
ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.
- Sự tích Hồ Gươm: Ca ngợi cuộc đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài
năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược,
thể hiện ước mơ về một cuộc sống hòa bình ấm no. Đồng thời truyện cũng giải
thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).
- À ơi tay mẹ: Thể hiện tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con.
- Về thăm mẹ: Nỗi nhớ, tình yêu dành cho người mẹ.
- Trong lòng mẹ: Khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi
còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng
với người mẹ bất hạnh.
- Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười.
- Thời thơ ấu của Hon-đa: Kể về thời thơ ấu và niềm đam mê máy móc của
Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, tô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản.
- Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ: Qua Nguyên Hồng - nhà
văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên
Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ,
trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt
ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.
- Vẻ đẹp của một bài ca dao: Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu
đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua
đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.
- Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Bài văn nghị luận
chứng minh rằng Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước của Bùi Mạnh Nhị.
- Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập: Văn bản nói về thông tin chính mà văn
bản cung cấp cho người đọc về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Văn bản kể lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Giờ Trái Đất: Văn bản nói lên ý nghĩa của hoạt động Giờ Trái Đất góp phần
bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…
2. Phần Thực hành Tiếng Việt
Các nội dung tiếng Việt được học:
* Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy) - Từ đơn:
+ Là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
+ Ví dụ: Đi, đứng, học, chơi, ăn, sách, vui, bé, bố, mẹ,… - Từ ghép:
+ Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
+ Ví dụ: Xanh lè, tròn xoe, thẳng tắp, nhà cửa, cơm nước, sách vở, thông minh,… - Từ láy:
+ Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong đó, một bộ phận
của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.
+ Ví dụ: Long lanh, chói chang, xinh xinh,…
* Các biện pháp tu từ (ẩn dụ)
- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được
gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ:
"Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông"
→ Màu đỏ của hoa lựu được ví như ngọn lửa lập lòe, tạo nên một hình ảnh rất
sống động và gợi cảm.
* Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau nhưng có
nghĩa khác nhau. Ví dụ: "Đường" với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như
đường) đồng âm "đường" với nghĩa lối đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường).
- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện
tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. - Ví dụ:
+ Từ mượn tiếng Hán (tiếng Trung Quốc): tác phẩm, văn học, sứ giả, hòa bình,…
+ Từ mượn tiếng Pháp: (nhà) ga, xà phòng, mùi soa, pa nô, áp phích,…
+ Từ mượn tiếng Anh: mít tinh, ti vi,…
- Các từ đã được Việt hóa thì viết như từ tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì
cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết. Ví dụ: acid, oxygen, hydro,…
- Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự
trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã
mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.
* Thành ngữ, dấu chấm phẩy
- Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
- Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa, một cổ hai tròng,…
- Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau:
Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. * Mở rộng vị ngữ.
- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái,
đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện
bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào?
hoặc Là gì? Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- Để phản ánh đầy đủ hiện thức khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của
người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ,
tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ,
bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số
thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm. 3. Phần Làm văn
Các kiểu văn bản cần luyện viết theo mẫu sau: - Văn bản tự sự:
Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
- Văn bản biểu cảm: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát
- Văn bản nghị luận: Trình bày ý kiến về một vấn đề…
- Văn bản thông tin: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. Gợi ý đề:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát 1. Mở đoạn
Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ. 2. Thân đoạn
- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có
nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân
thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ
sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp
với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…
- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích. Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em
những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ
thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện
pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát… 3. Kết đoạn
Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
Đề 2: Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích a. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ. b. Thân bài:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng.
- Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.
- Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ, đưa năm mươi con trở về biển.
- Âu Cơ đưa năm mươi con lên rừng. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn
làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. c. Kết bài:
- Đánh giá về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
Đề 3: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
- Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt
Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục
đích tri ân các thầy cô giáo.
Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô
nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International
Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE
đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung
chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như
xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao
trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt
Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với
57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy
ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
3. Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 Chân trời sáng tạo A. Đọc - hiểu 1. Thể loại
1.1. Thơ lục bát
- Khái niệm: Thơ lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một
cặp câu lục bát gồm 1 dòng 6 tiếng (dòng lục) và 1 dòng thơ 8 tiếng (dòng bát) - Cách gieo vần:
Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát
Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- Cách ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4/2, 4/4…) - Thanh điệu: Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Câu lục - B - T - B Câu bát - B - T - B - B
1.2. Truyện đồng thoại
- Khái niệm: Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân
vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Vì
thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
- Các đặc điểm của truyện đồng thoại:
Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính
được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện.
Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:
o Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
o Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình):
không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.
Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả
việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không
gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có
thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
1.3. Kí, hồi kí và du kí - Khái niệm:
Kí: là thể loại văn học coi trọng sự thật và những trải nghiệm, chứng
kiến của chính người viết. Trong kí, có những tác phẩm:
o Thiên về kể sự việc như hồi kí, du kí…
o Thiên về biểu cảm như tùy bút, tản văn…
Hồi kí: là thể loại văn học chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã
từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí
thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn
trong cuộc đời tác giả.
Du kí: là thể loại văn học chủ yếu kể về những sự việc mới diễn ra hoặc
đang diễn ra gắn với các chặng đường trong hành trình tìm hiểu những
vùng đất kì thú của Việt Nam và thế giới.
- Ngôi kể: kí, hồi kí, du kí được kể theo ngôi thứ nhất, xưng tôi- đây là hình ảnh của tác giả
- Lưu ý: Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí (xưng tôi, hoặc chúng tôi)
mang hình bóng tác giả nhưng không hoàn toàn là tác giả.
→ Vì giữa tác giả (lúc viết hồi kí) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (ở quá
khứu) có khoảng cách về tuổi tác, thời gian, nhận thức, quan niệm… Vì thế
không thể đồng nhất được.
- Hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí:
Ghi chép (hiểu theo cách thông thường): là việc chuẩn bị nguồn tư liệu
về những điều có thật, đã xảy ra để viết nên các tác phẩm " Tư liệu được
ghi chép: phải đảm bảo độ xác thực, tin cậy
Ghi chép (hiểu theo cách mở rộng): là cách viết, kể, sáng tác " Người
viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào
văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc. 2. Văn bản
- Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc
điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học - Các văn bản đã học:
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi)
Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng (Bùi Mạnh Nhị)
Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần)
Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh)
Lao xao ngày hè (Duy Khán)
Thương nhớ bầy ong (Huy Cận)
Một năm ở Tiểu học (Nguyễn Hiển Lê)
B. Thực hành Tiếng Việt
1. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
- Cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản:
Xác định nội dung cần diễn đạt
Huy động các từ đồng nghĩa, gần nghĩa rồi lựa chọn từ ngũ có khả
ngăng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện
Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được chọn với những từ
ngữ sử dụng trước và sai nó trong câu (đoạn) văn
- Tác dụng: giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Cụm từ: là tổ hợp gồm 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa thể tạo thành
câu, trong đó có 1 từ (danh - động - tính) đóng vai trò là thành phần trung tâm,
các từ còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm đó. - Phân loại cụm từ:
Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính (những đóa hoa mai ấy)
Cụm động từ có động từ làm thành phần chính (đang nhảy trên tấm đệm)
Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính (luôn xinh đẹp)
- Các mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
Cách 1: Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ 1 từ thành 1 cụm từ (cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)
Cách 2: Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn
giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn (bổ sung thêm ý nghĩa
về thời gian, đặc điểm, vị trí…)
→ Chú ý: có thể chỉ mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, nhưng cũng có thể mở rộng
đồng thời hai thành phần này
- Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: làm cho
thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng
3. Ẩn dụ và hoán dụ Ẩn dụ Hoán dụ
- Hình thức: chỉ xuất hiện "hình ảnh biểu hiện" (vế 1), "còn hình
ảnh được biểu hiện" (vế 2) thì được ẩn đi Điểm giống
- Nội dung: gọi tên một sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- Hình ảnh biểu hiện (vế 1)
- Hình ảnh biểu hiện (vế 1) và hình
và hình ảnh được biểu hiện ảnh được biểu hiện (vế 2) có quan
(vế 2) có quan hệ tương hệ gần gũi với nhau: đồng với nhau:
lấy bộ phận chỉ toàn thể Điểm khác về hình thức
lấy vật chứa đựng gọi vật về phẩm chất được chứa đựng
về chuyển đổi cảm
lấy cái cụ thể gọi cái trừu giác tượng - Chức năng: biểu cảm - Chức năng: nhận thức