Đề cương ôn tập học phần Triết học Mac-Lênin
Đề cương ôn tập học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
1.1.1.1. Khái niệm pháp luật
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm pháp luật, nhưng một cách
chung nhất, trên cơ sở khái quát những thuộc tính và chức năng cơ bản nhất,
pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trên
cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực
hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự
và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội [38, tr. 288].
1.1.2.1. Khái niệm đạo đức
Theo nghĩa chiết tự, “đạo” là “một cái đạo lý, một cái lẽ nhất định, là ai cũng phải
noi đấy mà theo”; “đức” có nghĩa là “cái đạo để lập thân, thiện, làm thiện, cảm hóa
đến người…”. Như vậy, đạo đức có thể hiểu là cái lẽ về việc thiện, là những chuẩn
mực, những quy tắc, những quan niệm hình thành trong xã hội về lẽ sống, về “tốt”
- “xấu”, về “thiện” - “ác”, về lương tâm, về danh dự... Đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của xã hội. Đạo đức có phạm vi điều chỉnh rất rộng, ở nhiều mức độ khác nhau và
hầu như bao khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. TUYENGIAOHUNGYEN
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc,
chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”[1]. LUATHUNGSON Đạo đức là gì?
Đạo đức hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi
xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công
bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và
những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. lOMoARc PSD|36215725
Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Đạo đức
được hình thành một cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời
khác theo phương thức truyền miệng. Đạo đức thể hiện ý chỉ của một cộng đồng
dân cư, ý chí chung của xã hội và đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận
xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người.
Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người có ý thức thì sẽ tự điều chỉnh
hành vi đó cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Do sự điều chỉnh đó xuất phát
từ tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để
điều chỉnh các hành vi trong xã hội. Pháp luật là sự cưỡng bức, cưỡng chế phải
thực hiện tác động bên ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi
hành vi của mình, nếu không tuân thủ thì sẽ bị cưỡng chế tuân thủ và bị xử phạt.
Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, mục đích để
điều chỉnh xã hội trong giai đoạn đó. Vì thế pháp luật thường xuyên có sự thay đổi
và điều chỉnh nếu như không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của xã hội.
Trong đời sống xã hội, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Nó là công cụ không
thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại và vận hành bình thường của xã hội, của nền
đạo đức. Pháp luật là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, pháp luật tạo ra môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống
xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. LUATMINHKHUE
Đạo đức là gì ?
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính
cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những
công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn
luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau: lOMoARc PSD|36215725
Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu
biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối
tư duy thanh tao tốt đẹp.
Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua
những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục
của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
1.2.1. Tính chất của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Pháp luật và đạo đức xét dưới giác độ xã hội đều tồn tại dưới dạng ý thức xã hội,
thuộc kiến trúc thượng tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định. Giữa pháp luật và đạo
đức có mối quan hệ biện chứng. Chúng là hai khái niệm độc lập với nhiều điểm
khác biệt, nhưng với tư cách là hai loại quy phạm xã hội quan trọng nhất trong việc
điều chỉnh hành vi của mỗi con người, pháp luật và đạo đức về cơ bản chúng vẫn
hướng tới những chuẩn mực chung. Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức thể
hiện ở con đường hình thành, hình thức, phạm vi điều chỉnh và tính chất điều
chỉnh… Pháp luật chỉ xuất hiện khi có giai cấp và nhà nước, trong khi những quy
phạm đạo đức hình thành từ rất sớm trong xã hội loài người; pháp luật được hình
thành một cách tự giác (do nhà nước ban hành) và được áp dụng chung, còn đạo
đức thường hình thành mang tính tự phát và khác nhau với từng giai cấp, tầng
lớp; pháp luật có thể tồn tại dưới hình thức thành văn và luôn chặt chẽ, chính xác,
một nghĩa, nhưng đạo đức lại không có văn bản chuyên biệt và thường rất chung
chung, mỗi người có thể nhìn nhận một vấn đề đạo đức theo nhiều cách khác
nhau; pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi của con người trong những loại quan hệ xã
hội quan trọng nhất, nhưng đạo đức đi vào từ suy nghĩ đến hành vi trong mọi ngóc
ngách của cuộc sống con người; pháp luật hướng tới duy trì một trật tự tối thiểu,
còn đạo đức yêu cầu nhiều hơn về chân - thiện - mỹ; pháp luật có những quy phạm
thuần túy mang tính kỹ thuật, quy trình, không mang tính luân lý và hoàn toàn nằm
ngoài sự phán xét của đạo đức; pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà
nước, còn đạo đức được đảm bảo bằng những biện pháp “cưỡng chế” mang tính
xã hội, do vậy, sự trừng phạt của pháp luật nghiêm khắc nhưng có thời hạn, còn sự
trừng phạt của đạo đức đôi khi dai dẳng cả đời… Mặc dù có những điểm khác biệt
nhưng trong tổng thể chung của các quy phạm điều chỉnh hành vi của con người,
pháp luật và đạo đức là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hầu như lOMoARc PSD|36215725
không loại trừ nhau. Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng Nho gia đã khái quát
rất sâu sắc về mối quan hệ này: “Dẫn dắt bằng chính, chấn chỉnh bằng hình, dân
chịu mà vô sỉ. Dẫn dắt bằng đức, chấn chỉnh bằng lễ, biết sỉ lại tiêu chuẩn, dân
mới biết tự trọng và vào nề nếp” [Khổng Tử, dẫn theo 29, tr. 35]. “Chỉ có lòng
thiện mà thôi thì lòng thiện chưa đủ sức cai trị, chỉ có luật pháp mà thôi thì luật
pháp chẳng đủ sức làm cho người ta tuân theo” [Mạnh Tử, Ly lâu - Thượng 1, dẫn
theo 29, tr. 35]. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, pháp luật và đạo đức vẫn luôn
tồn tại và khẳng định sức mạnh, tầm quan trọng của mình trong đời sống xã hội
loài người, không cái nào triệt tiêu cái nào. Thậm chí, bước qua dần những rào
cản về giai cấp, cùng với sự hoàn thiện theo hướng công bằng, bình đẳng của
pháp luật và sự biến chuyển của các quan niệm đạo đức hiện đại, càng ngày pháp
luật và đạo đức càng tiến đến gần nhau hơn trong tiêu chí đánh giá hành vi và bổ
sung, hỗ trợ đắc lực cho nhau hơn khi điều chỉnh hành vi của con người - bằng
chính những sự khác biệt của mình. Không thể đánh giá đạo đức và pháp luật cái
nào quan trọng hơn và có sức mạnh hơn cái nào, đơn giản vì chúng mang trong
mình những sức mạnh khác nhau và hai sức mạnh đó chỉ phát huy hết giá trị của
mình trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Nói cách khác, “cái chân lý tạo ra
động lực phát triển đồng thời là triết lý phát triển không phải ở một bên đạo đức
hay pháp luật mà chính là ở mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và pháp luật” [29, tr. 38].
Một cách cụ thể, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và đạo đức được biểu hiện
trên những khía cạnh sau:
1.2.2.1 Đạo đức giúp lấp đầy những “khoảng trống” của pháp luật
Như đã khẳng định ở trên, pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi của con người trong
những loại quan hệ xã hội quan trọng nhất để duy trì trật tự và sự phát triển bình
thường của xã hội, nhưng đạo đức đi vào từ suy nghĩ đến hành vi trong mọi ngóc
ngách của cuộc sống con người ở mọi lĩnh vực. Có nhiều lĩnh vực mà pháp luật
không điều chỉnh được nhưng vẫn có quy phạm đạo đức điều chỉnh, đặc biệt trong
những vấn đề liên quan đến tình cảm như quan hệ thầy trò, tình bạn, tình yêu…
hay những quy tắc trong giao tiếp, ứng xử… Lẽ dĩ nhiên, chẳng thể vì lý do những
lĩnh vực đó không có quy phạm pháp luật điều chỉnh mà cho rằng chúng không lOMoARc PSD|36215725
quan trọng. Trái lại, chúng là những gì gần gũi, thiết thân và thường nhật nhất
trong đời sống mỗi con người. Nhưng các mối quan hệ này quá đa dạng, phức tạp,
thiên biến vạn hoá, phụ thuộc vào tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của cá nhân và không
một nhà làm luật nào có thể dự liệu chính xác cũng như đánh giá hết được các khả
năng có thể xảy ra để đặt tiêu chí chung cho chúng. Mặt khác, pháp luật chỉ phán
xét con người qua hành vi, nhưng đạo đức phán xét con người từ suy nghĩ - sự
phán xét của lương tâm, do chính chủ thể tự phán xét trên nền tảng đạo đức xã hội
mà người đó đã được hấp thu trong quá trình nhận thức, trưởng thành. Điều đó
hoàn toàn nằm ngoài vùng phủ sóng của pháp luật và chính là sức mạnh của đạo
đức. Do vậy, đạo đức bổ sung cho pháp luật, cùng với pháp luật trở thành hai công
cụ quan trọng bậc nhất để quản lý xã hội và giáo dục con người, điều chỉnh hành vi
của con người tới cái đúng đắn và cao hơn nữa là cái chân - thiện - mỹ.
1.2.2.2. Pháp luật ghi nhận và bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp
Có một thực tế tất yếu là những nguyên tắc đạo đức được “luật hoá” ngày càng
nhiều. Đây là sự thừa nhận công khai của nhà nước về tính đúng đắn, hợp tình, hợp
lý của các quy phạm đạo đức và cũng là cách thức hữu hiệu để nhà nước bảo vệ
chính những giá trị đạo đức này trước sự phát triển lạnh lùng của nền kinh tế và
sức xâm thực ghê gớm của đồng tiền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Tính tất yếu của việc ghi nhận các giá trị đạo đức tốt đẹp trong các quy phạm pháp
luật ở Việt Nam hiện nay được lý giải bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đạo đức xuất hiện trước và là tiền đề làm nảy sinh các quy phạm pháp luật.
Đây là nguyên nhân mang tính lịch sử. Pháp luật, với tư cách là những quy tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, được ra
đời cùng với sự hình thành của nhà nước và nhu cầu tất yếu phải có một hệ thống
quy phạm chặt chẽ để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng. Tuy nhiên, xã hội
loài người đã tồn tại hàng ngàn năm trước đó mà không cần đến pháp luật. Khi đó,
các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các phong tục tập quán và các chuẩn mực
đạo đức. Đạo đức được hiểu là những chuẩn mực, những quy tắc, quan niệm về lẽ
sống, tốt - xấu, thiện - ác… được hình thành trong cộng đồng, được cộng đồng
thừa nhận và có sức mạnh áp dụng đối với các thành viên của cộng đồng ấy. Pháp
luật ban đầu cũng được xây dựng trên cơ sở những quy phạm xã hội có sẵn như
phong tục tập quán và đạo đức. lOMoARc PSD|36215725
Thứ hai, đạo đức có sức mạnh không thể phủ nhận trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
Nếu như đằng sau các quy phạm pháp luật là một hệ thống các cơ quan công quyền
luôn sẵn sàng bảo vệ như toà án, quân đội, cảnh sát… thì đằng sau các quy phạm
đạo đức - xét một cách độc lập với các quy phạm pháp luật - không hề có những
thiết chế mang tính nhà nước để đảm bảo cho nó được thi hành. Tuy nhiên, sức
mạnh “cưỡng chế” của đạo đức lại nằm ở một phương diện khác, đó là dư luận xã
hội và sự tác động của lương tâm - tức là cả tác động bên ngoài và sự thúc giục bên
trong. Vì lý do trên mà không hiếm khi con người có xu hướng chống lại các quy
phạm pháp luật, nhưng lại dễ dàng chịu khuất phục trước một nguyên tắc đạo đức
hết sức bình thường vì đơn giản họ đã lớn lên với tiềm thức và được giáo dục về
nguyên tắc đạo đức đó trước khi biết đến các quy phạm mà nhà nước bắt buộc họ phải thực hiện.
Thứ ba, sự xói mòn của ý thức đạo đức trong xã hội hiện đại.
Đây là một câu chuyện rất cũ và được nói nhiều từ khi nền kinh tế nước ta chuyển
từ cơ chế tập trung bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường. Một số người coi
đó là “chi phí cơ hội”, tức là thứ “lợi nhuận” bị mất một cách đương nhiên khi
chúng ta lựa chọn con đường phát triển kinh tế và như vậy hành vi của con người
bị điều chỉnh bởi yếu tố lợi ích nhiều hơn là động cơ đạo đức. Dễ dàng nhận thấy
nếu không được bảo vệ bằng một cơ chế có sức cưỡng chế hữu hình hơn thì những
giá trị đạo đức tốt đẹp dần dần sẽ bị xâm phạm không thương tiếc và để lại những
hậu quả đáng tiếc về nhiều mặt cho xã hội.
Thứ tư, nhận thức của nhà làm luật về nhu cầu ghi nhận các giá trị đạo đức tốt đẹp
trong các quy phạm pháp luật. STUDO
Ở Việt Nam hiện nay, vị trí cũng như vai trò mối quan hệ của pháp luật vàđạo đức
ngày càng được nhìn nhận đúng đắn, tích cực.
Thứ nhất, do được nhà nước xây dựng dựa trên các quan diểm đạo đứccủa nhân
dân, pháp luật không những thể hiện được tư tưởng cách mạng,đạo đức truyền
thống dân tộc, đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng
tới lợi ích của nhân dân lao động. Cụ thể là được thể hiện trong Hiến pháp năm
1992 sửa đổi bổ sung 2001, Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ lOMoARc PSD|36215725
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Hệ thống pháp luật Việt nam hiện hành được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và bảo
vệ phẩm giá con người, coi việc phục vụ con người là mục đích cao nhất của nó.
Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể
hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50).
Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam phản ảnh khá rõ nét tư tưởng nhânđạo, một
tư tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta. Tính nhân đạo tronghệ thống pháp luật
Việt Nam được thể hiện rất rõ trong các quy định vềcác chính sách xã hội của nhà
nước. Nhà nước Việt Nam đã có nhiềuchính sách ưu đãi, quan tâm đặc biệt tới các
thương binh, liệt sĩ, người cócông với cách mạng, người già, trẻ em không nơi
nương tựa, người tàntật…Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn
được thể hiện ngaycả trong các quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp
luật.Chẳng hạn các quy định của Bộ luật hình sự, quy định về các tình tiếtgiảm nhẹ
hình sự; quyết định hình phạt nhẹ hơn quyết định của bộ luật(Điều 46, điều 47);
miễn hình phạt (điều 54); miễn chấp hành hình phạt(điều 57); giảm mức hình phạt
đã tuyên (điều 58,59); các quy định đốivới người chưa thành niên phạm tội
(chương 10); các quy định về tạmhoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có
thai hoặc mới sinh đẻ,người bị mắc bệnh hiểm nghèo, người bị kết án là người lao
động duynhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn
(điều231 Bộ luật tố tụng hình sự)…
Thứ ba, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện chopháp luật,
tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trongđời sống. Khi pháp
luật chưa được ban hành kịp thời, không đầy đủ, đạođức giữ vai trò bổ sung, thay
thế cho pháp luật. Nhà nước ta thừa nhận tập quán có thể thay thế pháp luật trong
những trường hợp pháp luật chưa quy định và nội dung tập quán không trái với quy
định của pháp luật.Đạo đức còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm
minhtrong đời sống xã hội. Gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội đã thựcsự
phát huy vai trò tích cực của mình trong vấn đề giáo dục nhân cách, lốisống. Chính
vì vậy, về cơ bản, tuyệt đại đa số các thành viên trong xã hộiđều có ý thức đạo đức
tốt, có lối sống lành mạnh, tôn trọng mọi người,tôn trọng các quy tắc sống chung lOMoARc PSD|36215725
của cộng đồng. Thứ tư, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và
phát huycác quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiếnbộ,
ngăn chặn sự thoái hoá xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tưtưởng đạo đức cũ,
lạc hậu. Để giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đứccủa dân tộc, Hiến pháp 1992
quy định:“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến,đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền vănhiến các
dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trongnhân dân” (điều 30). Để
giữ gìn và phát huy các quan điểm đạo đức tiếnbộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống
cấp của đạo đức, pháp luật quy địnhcác xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở
trong các điều kiện hoàncảnh xác định. Chẳng hạn, Hiến pháp quy định công dân
có nghĩa vụ chấp hành nhữngquy tắc sinh hoạt cộng đồng (điều 79); Luật hôn nhân
và gia đình năm2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân
có íchcho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha
mẹ…”(điều 2);…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành vi trái với đạo đức
xãhội. Hiến pháp 1992 quy định: “Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và vănhoá phản
động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30); “Nghiêm cấmnhững hoạt động văn
hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoạinhân cách, đạo đức và lối sống
tốt đẹp của người Việt Nam” (điều 33).Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định:
“Cấm tảo hôn, cưỡng ép kếthôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn
giả, lừa dối để kếthôn, ly hôn…”.Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
góp phần loại bỏ nhữngtư tưởng đạo đức phong kiến khác, chẳng hạn tư tưởng
“sống lâu lên lãolàng”, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa đội ngũ cán
bộ, côngchức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ…
Bên cạnh những mặt tích cực trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạođức, thực tế
Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế:Một là trong một số trường hợp thì ranh
giới điều chỉnh giữa đạo đức vàpháp luật chưa rõ ràng hay sự pháp luật hoá các
quy tắc các quan niệmđạo đức không cụ thể dẫn đến khó ứng dụng vào cuộc sống.
Chẳng hạn,Bộ luật dân sự quy định, các giao dịch dân sự không được trái với
đạođức xã hội. Trên thực tế, đánh giá một hành vi nào đó là trái hay khôngvới đạo
đức xã hội, không phải là vấn đề đơn giản, cùng một hành vinhưng có thể có các
đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau.Hai là trong xã hội nhiều quan niệm, tư
tưởng đạo đức cổ hủ, lạc hậu vẫncòn tồn tại mà chưa bị ngăn chặn đúng mức cần
thiết. Ví dụ như tư tưởnggia trưởng, thói cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng
cấp, trọng namkhinh nữ,…vẫn có ảnh hưởng không nhỏ trong đại bộ phận dân lOMoARc PSD|36215725
cư.Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân chính làm giatăng
các vi phạm pháp luật. Nguyên nhân cơ bản là sự nhận thức khôngđúng đắn về vai
trò của đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống.Để khắc phục được những hạn chế
nói trên, nhà nước ta cần phải nâng cao ý thức đạo đức nhân dân, đặc biệt là thế hệ
trẻ – tương lại của đất nước, nâng cao giáo dục , giữ gìn và phát huy những truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. LUATHUNGSON
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Từ những so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trên có thể thấy
đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, là nền tảng hình
thành nhau, bổ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội.
• Đạo đức bị tha hóa: Pháp luật ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và không được chấp hành nghiêm chỉnh.
• Pháp luật không nghiêm chỉnh: Ảnh hưởng đến việc hình thành đạo đức
của mỗi cá nhân sống trong môi trường đó.
Ngày nay khi mà xã hội ngày càng phát triển cả về lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp
luật, khoa học,… thì việc áp dụng đan xen lẫn nhau giữa pháp luật và đạo đức để
điều chỉnh xã hội là rất cần thiết. Việc pháp luật và đạo đức hỗ trợ lẫn nhau để phát
triển cũng rất cần thiết.
Đạo đức là nền tảng hình thành pháp luật
Đạo đức là nền tảng tinh thần để các quy định của pháp luật được thực hiện. Có thể
nói trong nhiều trường hợp, các chủ thể trong xã hội tuân thủ một số quy định pháp
luật không phải vì họ biết và hiểu pháp luật mà do xuất phát từ các quy tắc đạo
đức, các quy tắc đó được hình thành trong quá trình sống, được truyền miệng từ
thế hệ này qua thế hệ khác.
Khi soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật, có nhiều chuẩn mực đạo đức,
quy tắc đạo đức được nhà nước lấy, bổ sung và nâng lên thành các quy phạm pháp
luật. Tuy nhiên khi xây dựng các quy phạm pháp luật, nhà nước cũng không quên
tính tới các chuẩn mực đạo đức.
Trên phương diện hình thành pháp luật: lOMoARc PSD|36215725
Đạo đức là một trong những nền tảng để xây dựng pháp luật:
• Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước
nên được thể chế hóa, được nhà nước thừa nhận, được nhà nước nâng lên
thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ như quy phạm pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ, của ông và
đối với cháu, của cháu đối với ông bà là được nhà nước thừa nhận từ những
chuẩn mực và quy tắc đạo đức lâu đời.
• Còn đối với những quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước, nó sẽ trở
thành tiền đề để nhà nước xây dựng nên những quy phạm pháp luật thay thế
những quy tắc đạo đức đó, từ đó xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Ví dụ
như các quan niệm về cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy từ thời xưa, được truyền
miệng và hình thành thói quen cho đến mãi sau này, nhận ra được các nguy
cơ phát sinh từ tiền lệ đó nhà nước đã có những quy định cụ thể trong Luật
hôn nhân và gia đình là hôn nhân là tự nguyện trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ.
Trên phương diện thực hiện pháp luật
Với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức được nhà nước thừa nhận sẽ góp phần
các quy phạm pháp luật được thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh hơn vì đó là những
quy tắc đã thâm sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân từ rất lâu rồi.
Ngoài ra những quy phạm đó còn được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, lương
tâm, niềm tin của mỗi cá nhân, thực hiện bằng dư luận xã hội. Ngược lại những
quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước, trái với sự phát triển của xã hội thì nhà
nước sẽ xây dựng những quy phạm pháp luật nhằm cản trở những quy tắc đó.
Ví dụ: Quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội dẫn đến tình trạng một số
người cố đẻ đến con thứ ba, thứ tư cho đến khi có con trai, đây là hành vi vi phạm
chính sách và pháp luật về dân số của nhà nước, nhà nước sẽ có những quy phạm
phạm luật để điều chỉnh.
Những người có đạo đức sẽ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm pháp
luật. Cho dù pháp luật chưa điều chỉnh hết những “khe hở” thì những người có ý
thức cũng không tận dụng để làm điều bất chính, trái với đạo đức.
Nếu chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật thì đạo đức sẽ giúp chủ thể đó có tư
duy ăn năn hối cải, có thái độ sửa chữa lỗi lầm. Những người có đạo đức tốt sẽ có lOMoARc PSD|36215725
thái độ nhiệt tình, có ý thức tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật tốt.
Còn những người không có đạo đức sẽ thực hiện pháp luật một cách chống đối và
họ sẽ dễ có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Pháp luật điều chỉnh lại đạo đức
Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều quy tắc đạo đức từ xa xưa đã không còn phù
hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện đại. Muốn các quy tắc đạo đức đó phù
hợp thì cần phải được điều chỉnh, và điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật.
Một số khía cạnh pháp luật có ưu điểm nổi trội hơn so với đạo đức, vì pháp luật
xuất hiện và tồn tại, điều chỉnh trong một thời điểm cụ thể nên nó dễ dàng thay đổi
và thích nghi cho phù hợp với tình thế xã hội. Bằng các quy phạm cụ thể, pháp luật
điều chỉnh, thay thế những chuẩn mực đạo đức “lỗi thời”.
Pháp luật có vai trò trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực
đạo đức phù hợp, tiến bộ phù hợp với xã hội.
• Pháp luật góp phần vào công cuộc củng cố, phát huy vai trò của các chuẩn
mực đạo đức nếu chúng phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với tình
hình của xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức có thể được thừa nhận trong các
quy phạm pháp luật. Đạo đức ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng niềm tin,
lương tâm,… chúng cũng được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp khác mang tính quyền lực nhà nước. Ví dụ như nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con cái được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình.
• Pháp luật có vai trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời
của dân tộc; ngăn chặn sự tha hóa đạo đức. Nhà nước đảm bảo chúng thực
hiện bằng việc ghi nhận các quan niệm và quy tắc đạo đức vào pháp luật, để
các quy tắc đó trở thành nghĩa vụ của toàn thể nhân dân, toàn xã hội, dù
không muốn cũng phải thực hiện. Xử lý nghiêm đối với các hành vi trái với
đạo đức, góp phần giữ gìn các giá trị đạo đức tốt đẹp.
• Pháp luật giúp loại bỏ các chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp, cải tạo
những chuẩn mực đó cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội. Ví dụ
như từ xưa đã có tập tục tảo hôn, nhưng với tình hình xã hội bây giờ thì tập
tục đó không còn phù hợp nữa, Nhà nước đã có quy định về độ tuổi kết hôn
trong Luật Hôn nhân và Gia đình để nhằm ngăn chặn và loại bỏ những tập tục đó.