Đề cương ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lenin | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư thông qua bóc lột lao động không công củacông nhân lao động. Như vậy, bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hộimà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra
Môn: Kinh tế chính trị Mac - Lenin (KTCT2023)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:31 7/8/24
Kinh tế chính trị - đề cương Câu 1: Thế
nào là tư bản bất biến, tư bản khả biến? Căn cứ và
ý nghĩa phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến.
<> Lời dẫn vào bài thuyết trình:
- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư thông qua bóc lột lao động không công của
công nhân lao động. Như vậy, bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội
mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động
của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, xét từ phía nhà tư bản là quá trình ứng ra và sử dụng
tư bản với tư cách là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản
phải ứng tư bản ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
-Để làm rõ hơn khẳng định nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động tạo
ra, C.Mác đi sâu phân tích vai trò của tư liệu sản xuất dưới các hình thái hiện vật như
máy móc và nguyên nhiên vật liệu trong mối quan hệ với người lao động trong quá trình
làm tăng giá trị. Việc phân tích này được C.Mác nghiên cứu dưới nội hàm của hai thuật
ngữ: Tư bản bất biến và tư bản khả biến
A; Tư bản bất biến
- Khái niệm: Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất mà giá
trị được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản
phẩm, tức là không biến đổi về lượng giá trị (hay bất biến) trong quá trình sản xuất, ký hiệu : c - Bao gồm 2 loại :
+ máy móc, thiết bị, nhà xưởng ( ký hiệu c1). Ví dụ: - máy cưa, nhà xưởng, cái thước đo, máy may...
+ nguyên, nhiên, vật liệu ( ký hiệu c2). Ví dụ: - gỗ, bông, xi măng, cát, sắt, vải...
loại 1 và loại 2 khác nhau ở cách thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm , ví dụ: máy
móc, nhà xưởng dịch chuyển dần dần giá trị vào sản phẩm, thông qua hao mòn trong about:blank 1/7 23:31 7/8/24
Kinh tế chính trị - đề cương
nhiều chu kỳ sản xuất. Còn nguyên nhiên, vật liệu thì thường dịch chuyển hết qua quá
trình sản xuất. Nhưng điểm chung của 2 loại này là đều không làm tăng giá trị. - Đặc điểm:
+ Giá trị của chúng được bảo tồn và được lao động cụ thể của người công nhân
chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm. Trong đó, C1 chuyển giá trị nhiều lần, C2
chuyển giá trị một lần
+ Giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới.
Tư bản bất biến tuy không là nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần
thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, tăng năng suất lao động
B; Tư bản khả biến
- Khái niệm: Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động(kí hiệu: v). Gọi
là khả biến vì nó có thể thay đổi giá trị, sinh ra giá trị thặng dư (m) khi đầu tư mua sức lao động.
- Đặc điểm: Sử dụng tư bản khả biến sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính tư
bản khả biến bỏ ra ban đầu. Lượng giá trị đó được chia thành hai bộ phận:
Một bộ phận giá trị ấy chuyển thành tư liệu sinh hoạt của người công nhân, bù lại
giá trị sức lao động cuả người công nhân và mất đi trong quá trình tiêu dùng của họ.
Bộ phận còn lại chính là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản. Nhà tư bản không
sở hữu được sức lao động đã mua bằng tư bản khả biến, mà chỉ sử dụng sức lao động đó
trong thời gian nhất định trong ngày.
- Giá trị của nó được chuyển cho công nhân làm thuê dưới dạng tiền công biến thành tư
liệu sinh hoạt cần thiết và được tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất sức lao động của công nhân làm thuê about:blank 2/7 23:31 7/8/24
Kinh tế chính trị - đề cương
- Mác kết luận: “Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động
không tái hiện ra của công nhân, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân đã
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động”
- Kí hiệu bằng công thức:
Giá trị hàng hóa, kí hiệu : G
Tư bản bất biến, kí hiệu: c ( trong đó c1+c2) Tư bản khả biến: v Giá trị thặng dư: m G= c+v+m
[ Giá trị hàng hóa = Giá trị cũ + Giá trị mới = c + (v + m) ]
Ví dụ: Chi phí sản xuất : 1 triệu 550k
- tiền mua gỗ là 1triệu ( c2)
- Hao mòn máy móc: 200k (c1)
- Tiền mua sức lao động trong một ngày: 350k (v)
Chi phí sản phẩm mới:1 triệu 900k
- Giá trị của gỗ được chuyển vào bàn ghế: 1 triệu
- Giá trị của máy móc được chuyển vào bàn ghế: 200k
- Giá trị do lao động của công nhân tạo ra trong 12h lao động là 700k
giá trị thặng dư= chi phí sp mới – chi phí sản xuất= 1tr900k- 1tr550k = 350k
Giá trị hàng hóa(G)= c+(v+m)= 1tr200 + 350k + 350k = 1tr900k
Tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, vì nó
chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. about:blank 3/7 23:31 7/8/24
Kinh tế chính trị - đề cương
* Cơ sở phân chia tư bản bất biến và cơ sở khả biến
- Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ
phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
+Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phản ánh được
nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều
kiện để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là công lao vĩ đại
của C.Mác. Sự phân chia này đó vạch ra nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư là do tư
bản khả biến tạo ra, còn tư bản bất biến tuy không phải là nguồn gốc của giá trị thặng dư
nhưng là điều kiện cần thiết không thể thiếu. Như vậy, C.Mác đã chỉ ra vai trò khác nhau
của các bộ phận tư bản trong quá trình hình thành giá trị nhờ sự phân chia này.
• Ý nghĩa: Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến có ý nghĩa quan trọng. Vì:
+ thấy rõ bản chất bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê
+ Vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động không công của người công nhân tạo ra.
+ Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó có vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất lao động của công nhân.
Khái niệm tuần hoàn tư bản, chu chuyển tư bản, công thức tốc độ chu chuyển tư bản
* Tuần hoàn tư bản
(Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba
hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa) gắn với thực hiện
những chức năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất giá trị thặng dư, about:blank 4/7 23:31 7/8/24
Kinh tế chính trị - đề cương
thực hiện giá trị tư bản và giá trị thặng dư) rồi quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.)
* Khái niệm tuần hoàn tư bản: Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba
giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau để rồi
quay lại hình thái ban đầu kèm theo giá trị thặng dư.
- Giai đoạn 1: Lưu thông: Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ chức năng: mua
hình thái cần thiết cho sản xuất (tư bản tiền tệ ⇒ tư bản sản xuất)
- Giai đoạn 2: Sản xuất: Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất. Chức năng: Tư bản
sản xuất ⇒ tư bản hàng hóa.
- Giai đoạn 3: Lưu thông: tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa. Chức năng: thực hiện giá trị thặng dư H' - T'
Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây,
mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong
tay chủ của nó nhưng với số lượng lớn hơn trước.
*Chu chuyển tư bản và công thức
- Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi
mới theo thời gian, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản
phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm,
của tư bản ứng trước.
+Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng hoặc số lần chu chuyển tư bản thực
hiện được trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn một năm. about:blank 5/7 23:31 7/8/24
Kinh tế chính trị - đề cương
Ta có công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản như sau: n = CH / ch Trong đó:
(n) là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản
(CH) là thời gian trong năm
(ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong
năm là: n - 12 tháng/6 tháng = 2 vòng
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch về thời gian một vòng chu chuyển
của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. SLĐ T - H < ... SX ... H’ - T TLSX SLĐ about:blank 6/7 23:31 7/8/24
Kinh tế chính trị - đề cương T - H < ... SX ... H’ - T TLSX SLĐ T - H < ... SX ... H’ - T TLSX about:blank 7/7