-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập lịch sử Đảng|Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Giai đoạn 1939 – 1945: Phong trào giải phóng dân tộc. Tình hình thế giới và trong nước - 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan – châm ngòi chiến tranh. - 3/9/1939, CTTG thứ 2 bùng nổ. Ở Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quân luật được ban bố. Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng 6 (11/1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) - Đánh dấu Cương lĩnh chính trị của Bác chính thức được khôi phục, được nhìn nhận lại.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem!
Lịch sử Đảng (PTIT) 40 tài liệu
Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 494 tài liệu
Đề cương ôn tập lịch sử Đảng|Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Giai đoạn 1939 – 1945: Phong trào giải phóng dân tộc. Tình hình thế giới và trong nước - 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan – châm ngòi chiến tranh. - 3/9/1939, CTTG thứ 2 bùng nổ. Ở Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quân luật được ban bố. Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng 6 (11/1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) - Đánh dấu Cương lĩnh chính trị của Bác chính thức được khôi phục, được nhìn nhận lại.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (PTIT) 40 tài liệu
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 494 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Preview text:
TÓM TẮT NỘI DUNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VN
1. Giai đoạn 1939 – 1945: Phong trào giải phóng dân tộc
a. Tình hình thế giới và trong nước -
1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan – châm ngòi chiến tranh. -
3/9/1939, CTTG thứ 2 bùng nổ. Ở Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết
quân luật được ban bố. -
Ngay khi CTTGT2 bùng nổ, Đảng rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm về nông thôn,
đồng thời vẫn chú trọng các đô thị. -
29/9/1939, TW Đảng gửi toàn Đảng thông báo: “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến
vấn đề dân tộc giải phóng”. -
6/1940, Đức tiến công Pháp. Pháp ký Hiệp ước đầu hàng Đức. -
Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị,
thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng; thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”. -
9/1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để
thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. -
6/1941, Đức tiến công Liên Xô.
Từ cuộc chiến tranh phi nghĩa trở thành cuộc chiến tranh chính nghĩa giữa nhân dân yêu chuộng hòa
bình (đứng đầu là Liên Xô) với các nước đế quốc. -
12/1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Quân phiệt Nhật lần lượt đánh chiếm nhiều
thuộc địa của Mỹ và Anh. -
8/12/1941, phát xít Nhật tấn công Trân Châu cảng (Mỹ).
b. Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng 6 (11/1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) -
Đánh dấu Cương lĩnh chính trị của Bác chính thức được khôi phục, được nhìn nhận lại. -
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đặt giải phóng dân tộc làm nhiệm vụ hàng đầu. Khẩu hiệu “cách
mạng ruộng đất” tạm gác lại và thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu
ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày. -
Thành lập “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (mặt trận của 3 nước) nhằm
đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. -
Sau khi CM Đông Dương thành công thì thành lập chính thể “Liên bang cộng hòa dân chủ
Đông Dương” Bác cho rằng phải thành lập “VN dân chủ cộng hòa”.
→ Hội nghị đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận
động giải phóng dân tộc. -
Đấu tranh vũ trang chỉ mới được bàn tới chứ chưa được đưa vào văn kiện. Hội nghị TW 7
đưa vào và trở thành nội dung của Hội nghị TW 8 (Về đấu tranh vũ trang sẽ trải qua 2 bước: (1) Khởi nghĩa
từng phần; (2) Tiến tới tổng khởi nghĩa). -
17/1/1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cùng nhiều đồng chí TƯ bị địch bắt. -
Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh quyết định đình chỉ phát động chiến tranh du kích trên quy mô
rộng lớn, ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Bản Chỉ thị này có giá trị như một
cương lĩnh quân sự tóm tắt của Đảng. -
22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ chức ra đời ở Cao Bằng. -
24/12/1944, Đoàn của Tổng bộ Việt Minh do Hoàng Quốc Việt dẫn đầu sang Trung Quốc liên
lạc với các nước Đồng Minh để phối hợp chống Nhật. -
2/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ giúp đỡ của Đồng minh chống phát xít Nhật.
g. Cao trào kháng Nhật cứu nước (3/1945 - 8/1945)
* Bối cảnh lịch sử: -
CTTG thứ 2 đi vào giai đoạn kết thúc. -
9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. Pháp đầu hàng.
Chính phủ Bảo Đại-Trần Trọng Kim được Nhật dựng ra để phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa phát xít. -
Cơ hội cho VN giải phóng đã đến.
→ Chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng: 12/3/1945, Thường vụ TƯ Đảng ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta”.
* Nội dung của chỉ thị: +
Về nhận định tình hình: Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp.
Trung ương khẳng định những điều kiện cho khởi nghĩa chưa chín muồi – tức nếu tiến hành lúc đó thì rất khó thành công.
TW cho rằng chưa chín muồi vì 3 yếu tố: (1) Chính trị chưa có dấu hiệu khủng hoảng trên bán đảo
Đông Dương; (2) Lực lượng cách mạng vẫn đang gấp rút chuẩn bị chứ chưa sẵn sàng chiến đấu;
(3) Lực lượng trung gian vẫn chưa ngả theo cách mạng – chỉ ngả khi cách mạng đang giành thắng
thế, đang trên bước đà thắng lợi (nhiều thành phần: quan lại, công chức, địa chủ,...).
Đảng dự kiến những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa chín muồi: (1) Có dấu hiệu chính trị khủng
hoảng (CM Nhật nổ ra thành công/Khi Nhật thất bại và đầu hàng đồng minh); (2) Tình hình chiến
tranh thế giới thứ II kết thúc; (3) Nạn đói ghê gớm xuất hiện. +
Về xác định kẻ thù: kẻ thù trước mắt và duy nhất sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật. +
Về nhiệm vụ trước mắt: thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp” bằng “đánh đuổi phát xít Nhật”. +
Về phương châm đấu tranh: khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ.
→ Bản chỉ thị 12/3/1945 thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng - là kim chỉ nam cho mọi hành
động của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi
của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
* Đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa từng phần: -
Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở vùng thượng du và trung du Bắc kỳ. -
16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức “Ủy ban giải phóng Việt Nam”. -
15/5/1945, Ban Thường vụ TW Đảng triệu tập “Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ” tại Hiệp
Hoà (Bắc Giang) nhằm: Thống nhất các lực lượng vũ trang thành “Việt Nam giải phóng quân”, phát triển lực
lượng bán vũ trang; xây dựng 7 chiến khu trong cả nước; giải quyết vấn đề quân nhu, vũ khí, hậu cần; thành
lập Ủy ban quân sự Bắc Kỳ;... -
4/6/1945, khu giải phóng chính thức được thành lập. “Ủy ban lâm thời khu giải phóng” được
thành lập và thi hành các chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước. -
Khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” diễn ra ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. -
Bộ máy chính quyền Nhật nhiều nơi tê liệt. Không khí sửa soạn khởi nghĩa sục sôi trong cả nước.
h. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền: -
Giữa tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. -
Phát xít Đức đầu hàng Liên Xô và Đồng minh. -
Liên Xô tuyên chiến với Nhật, đồng thời Nhật bị Mỹ ném 2 quả bom xuống 2 thành phố.
→ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Quân Nhật tại Đông Dương mất hết tinh thần,
thời cơ cách mạng xuất hiện.
Tạo ra khủng hoảng chính trị ở bán đảo Đông Dương; Dẫn tới CTTGT 2 kết thúc. -
Lợi dụng việc quân đội Trung hoa dân quốc, quân đội Anh vào giải giáp quân Nhật, và được
Mỹ ủng hộ trở lại phục hồi chủ quyền ở Đông Dương, Pháp âm mưu trở lại xâm lược VN, phục hồi bộ máy
cai trị cũ ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. -
12/8/1945, Ủy ban lâm thời Khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu. -
13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập “Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc”;
23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. -
Ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) do lãnh
tụ Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì, tập trung phân tích tình hình và dự đoán; xác định 3
nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là: tập trung, thống nhất và kịp thời. -
16/8, Quốc dân Đại hội Đảng cũng diễn ra ở Tân Trào (Tuyên Quang) nhằm thông qua những
chính sách lớn của Việt Minh. -
Tại Hà Nội, ngày 17/8, Đảng bộ Hà Nội bí mật huy động quần chúng trong các tổ chức cứu
quốc biến cuộc mitting ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim thành ủng hộ Việt Minh, có cờ đỏ sao vàng, rầm rộ
diễu hành qua các phố đông người… -
Sáng 19/8, quần chúng cách mạng Hà Nội tập hợp thành đội ngũ, rầm rộ kéo đến quảng
trường Nhà hát thành phố để dự cuộc mitting do Mặt trận Việt Minh tổ chức. -
Ngày 23/8, Huế được giải phóng. Nhân dân tổng khởi nghĩa. Vua Bảo Đại nhận được bức
điện từ chính phủ lâm thời (HCM), yêu cầu tuyên bố thoái vị để thống nhất nước nhà. → Bộ máy chính
quyền và quân đội Nhật hoàn toàn tê liệt. -
Chỉ đạo chiến lược : Dân tộ c giả i phóng vớ i khẩ u hiệu “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”. -
3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trướ c mắ t: diệt gi ặc đói (quan trọng nhất), diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. -
Kẻ thù chính: Thực dân Pháp xâm lược. -
25/11/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, nhiệm vụ chủ yế u và cấp
bách cần khẩn trương thự c hiện là: "Củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lượ c, bài trừ nội phản,
cả i thiện đờ i số ng cho nhân dân". Chỉ thị nêu rõ các biện pháp giải quyết khó khăn, hiện thời cho VN.
a. GP1: Xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng -
Ngày 6/1/1946, tổ chức bầu cử toàn quốc để bầu ra QH và thành lập Chính phủ. Quốc hội
khóa I đã họp phiên đầu tiên ngày 2/3/1946 và lập ra Chính phủ chính thức, thông qua HP đầu tiên (9/11/1946). -
Các địa phương cũng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và kiện toàn Ủy ban hành chính các cấp. -
Mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng nhằm tăng cường thực lực CM, tập trung
chống Pháp ở Nam Bộ. Lực lượng vũ trang CM cũng được củng cố và tổ chức lại, tích cực mua sắm vũ khí,
lương thực, thuốc men,...
b. GP2: Chống giặc đói, củng cố tài chính -
Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng cấp bách lúc bấy giờ. Đảng,
Chính phủ, Chủ tịch HCM động viên mọi tầng lớp tham gia các phong trào lớn: tăng giá sản xuất, thực hành
tiết kiệm, Tuần lễ vàng, Quỹ Độc lập... Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định. -
Kỳ họp thứ nhất QH khóa 1 (3/1946): Sớm cho in và lưu hành tiền VNDC Cộng hòa. -
Kỳ họp thứ hai: Lần đầu tiên, tiền VN đã được lưu hành.
c. GP3: Chống giặc dốt, phát triển giáo dục -
Phát động phong trào Bình dân học vụ (8/9/1945), toàn dân học chữ Quốc Ngữ, xây dựng
nếp sống mới, đời sống văn hóa mới, bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan… -
10/10/1945: Đại học đầu tiên của nước VNDCCH được ra đời – Đại học Văn Khoa. Từ đây,
các hệ thống trường đại học ở nước ta dần được kiện toàn.
d. GP4: Xây dựng lực lượng vũ trang, kháng chiến ở Nam Bộ -
Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu của CMVN lúc này vẫn là cách mạng dân tộc
giải phóng, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập. -
Về xác định kẻ thù: kẻ thù chính của nước ta lúc này thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung
ngọn lửa đấu tranh vào chúng, lập Mặt trận dân tộc thống nhất. -
Đầu năm 1946, lực lượng quân đội chỉ khoảng 8 vạn quân, còn nhiều thiếu thốn, hạn chế.