-
Thông tin
-
Quiz
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT | Học viện Hành chính Quốc gia
Phân tích đặc điểm nhà nước và tư tưởng pháp luật của Ai Cập cổ đại; Tổ chức nhà nước và quan hệ xã hội ở Ai Cập; Hệ thống pháp luật Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử nhà nước và pháp luật (NAPA) 62 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT | Học viện Hành chính Quốc gia
Phân tích đặc điểm nhà nước và tư tưởng pháp luật của Ai Cập cổ đại; Tổ chức nhà nước và quan hệ xã hội ở Ai Cập; Hệ thống pháp luật Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử nhà nước và pháp luật (NAPA) 62 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49830739
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
PHẦN 1: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
CHƯƠNG 1: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CỔ ĐẠI
A. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI A1. AI CẬP CỔ ĐẠI
Câu 1: Phân tích đặc điểm nhà nước và tư tưởng pháp luật của Ai Cập cổ đại:
1) Quá trình hình thành nhà nước: a)
Điều kiện tự nhiên và cư dân:
Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin
(chiều rộng của lưu vực trung bình từ 5 đến 22 km). Bị bao bọc bởi những dây núi đá thẳng đứng
như những bức tường, bởi Hồng Hải ở phía đông và vùng sa mạc Libi khô khan, nông nực ở phía
tây, Ai Cập xưa kia hầu như bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Chỉ ở phía đông bắc mới có một
vùng đất hẹp đất Xinai - nối liền Ai Cập với miên Tây Á. Qua eo đất này, các Pharaông Ai Cập
đã dẫn quân đi xâm lược các nước láng giêng. Cũng từ đây, quân đội nước ngoài và cả những
đoàn lạc đà của các thương nhân, lưng chở đây hàng hóa của các nước châu Á và vùng Đông Địa
Trung Hải đã đến Ai Cập.
Cũng giống như các nên văn minh phương Đông khác, toàn bộ lịch sử Ai Cập gắn liền với sông
Nin. Hêrôđốt đã từng viết: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin". Sông Nin với chiều dài gần 6500
km, không chỉ tạo nên ở vùng thung lũng một dải đất phù sa màu mỡ, có nơi dày tới 10m, mà
hàng năm còn mang nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ "một đồng cát bụi"
thành "một vườn hoa". Nước lũ của sông Nin càng có ý nghĩa đặc biệt vì khí hậu ở Ai Cập rất
nóng nực lại khô khan, quanh năm nắng ráo, hầu như không có mưa. Vì thế, hàng năm, từ tháng
11 đến tháng 2, sau khi nước sông Nin rút đi, là mùa gieo hạt và mùa lúa chín, cả thung lũng rực
rỡ như một vườn hoa. Sông Nin còn là đường giao thông huyết mạch của đất nước. Sông Nin,
với tất cả những điều kiện thiên nhiên thuận lợi của nó, đã có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến
quá trình phát triển lịch sử của Ai Cập, mà còn đến mọi mặt đời sống chính trị, xã hội và văn hóa
của cư dân đất nước này. b) Điều kiện kinh tế xã hội:
Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền kinh tế
đất nước phát triển. Điều đó được biểu hiện trước hết trong công tác thủy lợi. Ngay từ thời Mênét,
người Ai Cập đã tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi có quy mô to lớn. Một nhà quý tộc
có tên là Nêhêbu đã rất tự hào kể lại trong một bản văn bia rằng theo lệnh của vua và theo một
kế hoạch đã có sẵn, ông ta đã cho đào nhiều kênh dẫn nước ở cả Bắc và Nam Ai Cập. Hêrêđốt
cũng nói rằng vùng châu thổ sông Nin chằng chịt những kênh đào. Nhà nước còn đặt ra chức
nông quan có nhiệm vụ trông nom các công trình thủy lợi trong nước.
Việc đánh chiếm các vùng mỏ đồng ở Xinai đã giúp cho người Ai Cập lấy được rất nhiều đồng
đem về chế tạo vũ khí và công cụ lao động. Trong hâm mộ của Pharaông Giêse người ta đã thấy
nhiều công cụ lao động bằng đồng như búa, rìu, dao và dao khắc. Mặc dù những công cụ này
mới chỉ được làm từ đồng nguyên chất, còn khá mềm, cũng đã có tác dụng làm cho ngành sản
xuất nông nghiệp phát triển hơn một bước. Trong các tài liệu văn tự cổ thời kì này có nói tới
những loại lúa mì đặc biệt ở Thượng và Hạ Ai Cập: nghề trồng nho, trống cây ăn quả và trồng
cây gai cũng được nói tới trong các văn tự cổ.
Do đất đai canh tác hẹp và khí hậu khô cằn, ngành chăn nuôi ở Ai Cập không có điều kiện phát
triển. Vì thế, một trong những chiến lợi phẩm quan trọng trong các cuộc chiến tranh là súc vật. lOMoARcPSD|49830739
Song không vì thế mà ngành chăn nuôi không được chú trọng. Nhiều quý tộc, quan lại trong nhà
có những đàn súc vật lớn - chủ yếu là bò, cừu và dê. Trên tường hâm mộ của các quý tộc quan
lại thường có tranh phù điêu miêu tả các loại và số lượng súc vật mà ông ta có lúc sinh thời. Đàn
súc vật được coi là một tài sản lớn và quý giá.
Nghề thủ công cũng phát triển. Người Ai Cập đã biết cách nấu quặng và chế tạo đồng. Kĩ thuật
chế tác đá đã đạt tới trình độ hoàn mĩ. Do sự phát triển của các ngành kinh tế, do tính chất chuyên
môn hóa ngày càng cao đã làm cho quan hệ trao đổi buôn bán được đẩy mạnh. Qua các bức tranh
phù điêu ta được biết các mặt hàng trao đổi trên thị trường lúc đó rất phong phú. Đó là các sản
phẩm nông nghiệp như hạt ngũ cốc, bánh mì, hoa quả, cá, bơ... và các sản phẩm thủ công như đồ
trang sức, gương, giày dép. Việc buôn bán không chỉ dừng ở hình thức lấy vật đổi vật, mà tiền tệ
cũng đã bắt đầu xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại. Người ta mua bán cả nô lệ và bất
động sản, nhưng đó là trường hợp rất hãn hữu.
Như thế, dù là chậm chạp, nhưng chắc chắn, nên kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc đã có một
bước phát triển mới. Đó chính là cơ sở vững chắc cho sự ổn định về chính trị và sự phát triển của
một nền văn hóa phong phú ở các giai đoạn tiếp sau.
2) Tổ chức nhà nước và quan hệ xã hội ở Ai Cập
Nhà nước Ai Cập cổ đại đã được hình thành từ thời Tảo kì vương quốc trong quá trình thống nhất
hai miền Thượng và Hạ thành một quốc gia Ai Cập thống nhất. Mặc dù ngay từ thời đó, nhà nước
Ai Cập đã mang tính chất tập trung chuyên chế, nhưng bộ máy mới được thiết lập, chưa được
hoàn chỉnh và củng cố.
Đến thời Cổ vương quốc, chính quyền trung ương tập quyền được cũng cố, quân đội được tăng
cường để đáp ứng nhu cầu của các cuộc chiến tranh xâm lược nước ngoài và đàn áp, bóc lột nhân
dân ở trong nước. Nhờ thế, bộ máy nhà nước đã dần được hoàn chỉnh và phát huy quyền lực của nó.
Đứng đầu bộ máy nhà nước đó là Pharaông - "Ngài ngự trong cung điện". Pharaông có quyền sở
hữu tối cao toàn bộ đất đai trong cả nước và dùng ruộng đất đó cùng với của cải và nô lệ để ban
tặng cho bà con thân thích, cho quan lại và tăng lữ cấp cao. Pharaông được coi như một vị thần
sống. Mọi mệnh lệnh của vua đều trở thành pháp luật. Bằng nhiều biện pháp, vua quản lí chặt
chẽ hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bổ nhiệm, bãi miễn hoặc trừng
phạt bất cứ người nào. Ngoài chức năng cai trị thân dân, Pharaông còn kiêm chức năng thẩm
phán tối cao, thống lĩnh quân đội và đứng đầu tăng lữ. Pharaông còn được coi là con của thân Ra
-thần Mặt trời. Sau khi vua chết, xác ướp được giữ lại trong các lăng mộ, tức là trong lòng các
ngọn Kim tự tháp hùng vĩ.
Dưới vua và để giúp việc cho vua là cả một hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương do
một Vidia (Vizir) như Tể tướng điều hành công việc hành chính. Vidia nắm giữ hầu hết các chức
năng quan trọng của nhà nước như tư pháp, thu thuế, xây dựng các công trình công cộng và thủy
lợi. Dưới Vidia là một bộ máy quan liêu công kênh gồm các quan lại cao cấp và đông đảo các
thư lại gọi là Scoribo (Scribes) là tầng lớp người có học văn thời bấy giờ. Đơn vị hành chính
quan trọng nhất là các "nôm" hay châu do các nômmacơ tức là các chúa châu cai quản. Chúa
châu cũng là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự cao nhất của địa phương. Cuối cùng,
ở các công xã nông thôn cũng có người trưởng thôn cai quản. Hệ thống chính quyền nhiều cấp,
công kênh và quan liêu này đã tạo nên một tầng lớp quý tộc quan lại hết sức đông đảo. Cùng với
quý tộc quan lại, tầng lớp quý tộc tăng lữ cũng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã
hội. Tầng lớp tăng lữ là chỗ dựa về mặt tinh thần của quý tộc quan lại: chúng tìm mọi cách thần lOMoARcPSD|49830739
thánh hóa nhà vua và chính quyền nhà nước. Vì thế tăng lữ cũng có quyền hành rất lớn và được
hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt.
Đại bộ phận cư dân Ai Cập lúc đó là nông dân công xã. Nghề chính của họ là làm ruộng và chăn
nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua các công xã.
Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình thủy nông và các công
trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ. Thời Cổ vương quốc, nhà nước thường lệnh cho các địa
phương thống kê ruộng đất, số người, súc vật... trong cả nước sau một kì hạn nhất định, có lẽ là
để đánh thuế và bắt phu.
Tầng lớp đông đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại gọi nô lệ là "Giét"
(Jets) có nghĩa là con vật. Phần đông những nô lệ này là tù binh bắt được trong chiến tranh. Nô
lệ được coi là một phần tài sản của nhà vua và của các gia đình quý tộc. Họ chủ yếu sinh sống,
lao động và phục vụ trong các cung điện và các gia đình quý tộc, giàu có. Tuy nhiên, trên tường
đá của các cung điện hay lăng mộ, người ta cũng thấy những bức phù điêu miêu tả cảnh nô lệ cày
cuốc, trồng trọt, gặt hái, hoặc làm các nghề thủ công khác nhau, cảnh nô lệ bị hành hạ, đánh đập
và cả cảnh mua bán nô lệ nữa.
Ngoài ra, trong xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân với số lượng không
nhiều. Họ là tầng lớp trung gian, nên thân phận và địa vị của họ cũng không có gì nổi bật. Như
vậy, trong xã hội Ai Cập thời Cổ vương quốc, kết cấu giai cấp đã khá hoàn chỉnh. Giai cấp thống
trị tìm mọi cách để bóc lột được nhiều nhất sức người, sức của của nhân dân lao động, phục vụ
cho các cuộc chiến tranh xâm lược và cho nhu cầu hết sức tốn kém của chúng. Mâu thuẫn giai cấp ngày một gay gắt.
Ở thời Trung vương quốc, xã hội Ai Cập càng phân hóa mạnh mẽ. Do sự phát triển của sản xuất
ở trong nước và do chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh xâm lược ngày càng nhiều nên của
cải và số lượng nô lệ chiến từ ngày càng tăng lên. Vì thế, tầng lớp quý tộc quan lại và quý tộc
tăng lữ, nhất là các thủ lĩnh quân sự, giàu lên một cách nhanh chóng. Đồng thời trong xã hội cũng
hình thành một tầng lớp mới tầng lớp trung lưu trong các bản cổ văn thường gọi là "Tiểu nhân"
("Nodjes"). Trong số các "tiểu nhân" có những người xuất thân từ thư lại, thương nhân hay nông
dân, ngày càng trở nên giàu có và trở thành những ông chủ. Các tài liệu cổ văn gọi họ là những
"tiểu nhân hùng mạnh". Ngược lại, lại có một số "tiểu nhân" sống rất nghèo khổ, mặc dù họ có
tài sản riêng. Có thể đó là những thợ thủ công và nông dân nghèo tự canh. Theo các tài liệu cổ
văn miêu tả thì họ tự cày cấy và gặt hái, tự chèo thuyền cùng với hàng hóa, tự nấu cơm tôi và
sống nghèo khổ bằng chính sản phẩm của mình.
Các Pharaông thời Tân vương quốc một mặt ra sức cũng cố chính quyền chuyên chế và tăng
cường lực lượng quân đội để làm công cụ đàn áp và xâm lược, mặt khác thực hiện một số biện
pháp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất an dân.
Để củng cố chính quyền trung ương, các Pharaông đã chia đế quốc thành hai miền - miền Bắc và
miền Nam, mỗi miền có một viên quan đặc biệt cai quản: viên quan này do Pharaông trực tiếp
bổ nhiệm. Nhà vua cũng đưa ra bản quy chế quy định rõ công việc của quan Vidia và "văn phòng"
của ông ta. Theo bản quy chế này thì quyền hạn của quan Vidia được nới rộng hơn nhiều: Vidia
không chỉ trông coi các công trình thủy lợi và ngành nông nghiệp, mọi công việc trong hoàng
cung, mà còn chỉ huy quân đội, đứng đầu có quan kiểm soát và giám sát các quan lại địa phương.
Quyền lực của các chúa châu cũng bị hạn chế nhiều vì phải chia sẻ bớt cho mấy quan chức khác
trong châu do Trung ương bổ nhiệm xuống. Các thị trưởng và người chỉ huy pháo đài đều do vua trực tiếp bổ nhiệm. lOMoARcPSD|49830739
Để bảo vệ chính quyền chuyên chế, các Pharaông luôn chú ý xây dựng một quân đội hùng mạnh.
Quân đội Ai Cập trước kia chủ yếu là bộ binh, bây giờ đã có thêm chiến xa. Chiến xa có hai ngựa
kéo là một lực lượng đáng sợ thời đó và đó cũng là yếu tố quyết định làm nên chiến thắng của quân đội Ai Cập.
3) Hệ thống pháp luật:
a) Các tư tưởng chính trị:
Trước hết, tư tưởng chính trị thống soái của giai cấp chủ nô được xây dựng theo ba loại quan
niệm cơ bản, đó là quan niệm vê nguồn gốc quyền lực và quan niệm vê trách nhiệm cao cả của
hoàng đế và bổn phận của kẻ thần dân. Theo quan niệm thứ nhất thì sự giàu sang và hèn yếu là
thiên định. Tầng lớp “hạ đẳng” bao gôm những nông dân nghèo khổ và nô lệ sinh ra để phục vụ
cho “bề trên” hoặc “các đấng tối cao” có nguồn gốc thần linh. Quan niệm về sự “giàu nghèo”
xuất hiện từ mục đích chính trị cụ thế là trấn áp sự phản loạn của tầng lớp những người nghèo
khổ và muốn vậy thì không thể thiếu cách nhìn nhận về Nhà nước như một công cụ quan trọng
của quyền lực trấn áp.
Ngược lại với tư tưởng chính trị thống soái là những tư tưởng chính trị của tầng lớp bị trị. Tư
tưởng tầng lớp bị trị thường được thể hiện qua những bài ca, những “lời thoại” và thậm chí được
nêu qua các “lời giáo huấn” (ví dụ “lời thoại của kẻ phiền muộn vơi thần hồn của mình” “chuyện
cổ tích về người nông dân hùng biện” “Lời giáo huấn cho Merica”, và đặc biệt là “lơi thoại của Ipuxe”).
Có hai nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của tầng lớp bị thống trị được thể hiện ở những
mức độ khác nhau, nhưng đêu phản ánh khá trung thực những mâu thuẫn xã hội nảy sinh theo sự
phát triển của quan hệ tư hữu và cùng với nó là quá trình tan rã của công xã thị tộc và sự khủng
hoảng vê đời sống chính trị, và từ đó tâng lớp nghèo khổ đã đứng dậy đấu tranh đòi quyền tự do cho mình.
Tư tưởng chính trị phản ánh Những mâu thuẫn xã hội, sự cùng quản của dân chúng được thể hiện
khá phong phú trong nhiêu lời thoại, ví dụ trong lời thoại Haheperaxenep có đoạn viết: “ta thường
ngẫm nghĩ vê những gì xảy ra nơi trần thế... đất nước đang nghèo đói., công lý bị vứt bỏ., sự gian
dối tràn ngập khắp nơi... thật khó mà im lặng được...”
Tư tưởng thể hiện Những khát vọng tự do và Sự căm thù quyền lực được phản ánh trong “lời
thoại Ipuxe”. Mặc dầu nội dung không đầy đủ nữa nhưng những vần thơ còn lại cho thấy “lời
thoại Ipuxe” là một tư liệu lịch sử quý giá để chúng ta có thể hiểu rõ khát vọng nói trên của tầng
lớp những người bị áp bức.
Phần lớn nội dung có trong “lời thoại Ipuxe” miêu tả về một cuộc nổi dậy chông ách áp bức và
cường quyền. Người dân Ai Cập đã thể hiện sức mạnh đối kháng với chuyên chế đến mức “đất
hai đảo, xoay vần như khuôn gốm” và “những kẻ quyền thế bị tống cổ vào núi... còn dân thường
thì sung sướng, hoan hỉ...”, “mọi Điều bí mật của các vị hoàng đế Thượng và Hạ Ai Cập bị bóc
trân... phô' xá tan hoang., mọi người đều muốn lao vào cuộc nội chiến, các ông chủ giờ đây là
ông chủ của cỗ quan tài., còn kẻ nghèo hèn đã trở thành chủ gia...”
Mặc đầu Ipuxe miêu tả những sự kiện trên bằng một hành văn chứa đựng sự căm giận của mình
đối với dân chúng nổi dậy, nhưng cũng qua nhđng sự kiện đó có thể thấy được ý nghĩa to lớn của
cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ai Cập chống lại các vị Hoàng đế, làm lay chuyển cơ bản quan
niệm Về quyền lực tối thượng và trật tự giàu nghèo bất biến trong xã hội Ai Cập. b) Nội dung của pháp luật: lOMoARcPSD|49830739
Từ hai hệ tư tưởng nói trên đã nảy sinh những quan niệm cơ bản vê pháp luật và tư tưởng về pháp
luật của con người Ai Cập cũng phát triển theo hai hương cơ bản đó.
Đối với giai cấp thống trị, sức mạnh của pháp luật được ví như sức mạnh của thần linh, mà các
vị hoàng đế lại ví mình là con của các vị thần linh nên pháp luật lại chính là công cụ quan trọng
để khống chế “sự bạo loạn” từ phía đám đông dân chúng. Chẳng hạn, theo quan niệm của dân Ai
Cập thì Ramses II (triều đại thứ XIX) là con thần Amông được ban sức mạnh để trị những kẻ bạo
nghịch. Chính vì vậy, hầu hết các quy phạm pháp luật được áp dụng ở Ai Cập cổ đại đều mang
tính chất như là những phương tiện hữu hiệu nhất để răn dạy dân chúng không được phép xâm
phạm tài sản của những người giàu có, vì “công lý thuộc vê kẻ tuân thủ di huấn của tổ tiên... cần
phải liêm chính vì phải chịu trách nhiệm trước thần linh”. Đối với tầng lớp bị trị pháp luật được
coi như công lý của cuộc sống. Họ đã mơ ước tới một xã hội mà “pháp luật phải công minh và
thống nhất đối với tất cả” (“Lời giáo huấn cho Merica”), một xã hội mà “công lý sẽ chào đón, sự
giả dối sẽ vĩnh viễn mất đi” (“Lời thoại Nephecti”).
Có thể nói, mặc dâu có sự khác nhau trong quan niệm vê chức năng của pháp luật, nhưng nếu
nhìn nhận một cách tổng quát thì Ai cập cũng có thể được coi là cái nôi của những tư duy có giá
trị về pháp luật vào thời kỳ cổ đại và văn minh Ai Cập không thể bị phủ nhận theo thời gian của lịch sử.
A2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
Câu 2: Phân tích đặc điểm cơ cấu tổ chức của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại 1)
Quá trình hình thành nhà nước:
Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn - sông Tigrơ và sông Ophơrát - bắt nguồn từ miền rừng
núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên
nằm giữa 2 sông đó ở hạ và trung lưu - thường được gọi là Medôpôtami (Mésopotamie) "miền
đất giữa hai con sông" (hay Lưỡng Hà). Phía bắc và phía đông bình nguyên Mēdôpôtami có dãy
núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cần cỗi, phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc
Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít
mưa. Giống như sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và Ophorát có vai trò rất quan trọng đối với
sự hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Hàng năm, vào mùa xuân,
băng tuyết ở vùng núi rừng Ácmêni tan ra, lũ đổ về xuôi, làm mực nước hai con sông ấy dâng
cao, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp ở lưu vực Lưỡng Hà, Nước rút đi, còn lại lớp phù sa
màu mỡ, dày đặc thích hợp cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Tigrơ và Ophorát còn tạo ra
những con đường thương mại cầu nối giữa vùng Hác Hải - vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải
với phương Đông, tạo nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đông - Tây. Khí
hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể: do vậy nông nghiệp chủ yếu
được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sống tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động
của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để
tưới tiêu cho đồng ruộng, Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó
khăn và thua thiệt đáng kể của Lương Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá
nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.
Những điều kiện tự nhiên đó đã có ảnh hưởng khá rõ trong hoạt động kinh tế cũng như đời sống
chính trị, xã hội của cư dân cổ ở khu vực này, tạo nên những sắc thái riêng của vùng Lưỡng Hà.
Lưỡng Hà không có một biên giới thiên nhiên hiểm trở che chắn, địa hình khá bằng phẳng, đất
đai phì nhiêu, cỏ cây tốt tươi nằm giữa vùng sa mạc Xiri nóng bỏng và cao nguyên Iran cần cối, lOMoARcPSD|49830739
do vậy các tộc người sống xung quanh khu vực Lưỡng Hà đều nhòm ngó thèm khát vùng đất phì
nhiêu ấy. Lịch sử Lưỡng Hà đây rẫy những biến động xã hội, những cuộc chiến tranh giữa các
tộc định cư và du mục, kết quả là các cộng đồng người trước sau đã đồng hóa với nhau và cùng
giúp sức xây dựng nên nền văn hóa lâu đời, độc đáo của khu vực này. 2) Tổ chức bộ máy nhà nước:
Nhà nước cổ Babilon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền
lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi của các chúa tể của cả nước Babilon.
Sự thống nhất về chính trị trong toàn quốc được thiết lập. Hammurabi đã tổ chức và hoàn thiện
bộ máy nhà nước từ trung ương đến các địa phương theo nguyên tắc tập trung chuyên chế.
Hammurabi đã chia vương quốc thành 2 bộ phận, 2 khu vực hành chính, thực hành những biện
pháp cai trị khác nhau: Vùng Accát và Bắc Xume là một khu vực hành chính, ở vùng Nam Xume
là khu vực hành chính thứ hai. Ở Accát và Bắc Xume, vua cử những viên toàn quyền (thực chất
là những tổng đốc do nhà vua trực tiếp bổ nhiệm) gọi là Xucalu, thay mặt nhà vua trực tiếp cai
quản khu vực này bao gồm từ việc quản lí kinh tế, thu thuế, xây dựng và chỉ huy quân đội, đến
việc huy động dân chúng thực hiện các nghĩa vụ lao động khác (thủy lợi, xây dựng đền đài, cung
điện, đường sá...). Vùng Nam Xume được đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của toàn quyền
Xinidinnama. Ngoài những chức năng như ở vùng Accát, Bắc Xume, các quan thống trị ở vùng
này còn có thêm nhiệm vụ giúp nhà vua quản lí, điều hành việc sản xuất, chăn nuôi trong trang
trại của nhà vua. Hammurabi rất quan tâm và thực sự đã tổ chức được lực lượng quân đội hùng
mạnh. Quân đội thời Hammurabi là quân đội thường trực. Các tướng lĩnh và binh sĩ đều được
phân cấp ruộng đất. Ai có công được ban thưởng rất hậu. Ruộng phân cấp cho binh sĩ được chia
thành 3 hạng cao thấp khác nhau. Cao nhất gọi là Đêcu dành cho cấp chỉ huy và hai loại thấp hơn gọi là Ređu và Bairu.
Quân đội thường trực này được huấn luyện kĩ và có kỉ luật nghiêm. Chính nhờ lực lượng quân
sự hùng hậu và có kỉ luật này, Hammurabi đã tiến hành thắng lợi các cuộc viễn chinh xâm lược,
chinh phục toàn xứ Lưỡng Hà, ổn định tình hình, phát triển kinh tế, đưa Babilon trở thành "thời
kì hoàng kim" của lịch sử Lưỡng Hà, thực hiện thành công cả 3 chức năng của nhà nước chuyên
chế phương Đông: cướp bóc nhân dân trong nước và ngoài nước, tổ chức xây dựng và quản lí
các công trình công cộng, nhất là công trình thủy lợi.
Hammurabi cũng là ông vua đầu tiên ở Lưỡng Hà chế định một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và
áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà. Luật Hammurabi với 282 điều khoản về hình
sự, về quyền thừa kế tài sản, về gia đình, về nô lệ, về lĩnh canh ruộng đất... mà sợi chỉ đỏ xuyên
suốt là việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp hữu sản, công cụ để duy trì, củng cố bộ máy nhà nước
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babilon - Lưỡng Hà ở giai đoạn
phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.
Trên cơ sở công cụ đồng thau, kĩ thuật sản xuất và canh tác của cư dân Lưỡng Hà đã có những
tiến bộ đáng kể. Cái cày thô, nặng, lưỡi bằng đồng thau, sử dụng sức kéo của bò, ngựa, lừa đã trở
nên phổ biến. Việc sử dụng hệ thống guồng tưới nước, nhất là ở các khu ruộng, vườn có độ cao
đã tăng thêm diện tích canh tác trồng trọt. Công tác thủy lợi được đặc biệt quan tâm. Nhiều hệ
thống thủy nông được tu bổ, sửa chữa, xây dựng. 9 năm sau khi lên cầm quyền, Hammurabi đã
cho đào sông lớn nối liền sông Tigrơ, Ơphorát (ở vùng hạ lưu) mang tên "sông đào Hammurabi lOMoARcPSD|49830739
- sự giàu có". Hammurabi vẫn thường tự hào: "Ta tu bổ sông ngòi, đem nước nguồn về tưới đồng
ruộng vùng Xume và vùng Accát. Ta biến đất đai hai bên bờ sông thành đồng cỏ xanh tươi. Ta
đảm bảo cho mùa màng được phong phú". Dưới thời Hammurabi, công tác thủy lợi được triển
khai rộng và không chỉ là một công việc quan trọng của nhà nước, mà đã trở thành "việc của
dân". Các địa phương, các công xã nông thôn và từng gia đình có trách nhiệm trông nom giữ gìn
các công trình thủy lợi, ai cố tình vi phạm sẽ bị xử lí, bồi thường (điều 53), nếu người đó không
có tài sản phải bán thân để bồi thường thiệt hại do họ gây nên. Nhờ hệ thống thủy lợi được mở
mang, chăm sóc, hoạt động kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ nền kinh tế Lưỡng Hà.
Trên đồng ruộng, lúa mạch, lúa mì vẫn được trồng phổ biến. Các khu vườn lớn vẫn tràn ngập cây
chà là. Sản phẩm nông nghiệp phong phú dồi dào, không những đủ cung cấp cho cư dân trong
nước, mà còn dùng để trao đổi xuất sang các vùng phụ cận, nhất là cho các bộ lạc chăn nuôi ở vùng đồng cỏ Xiri.
Quyền sở hữu ruộng đất tối cao về danh nghĩa vẫn thuộc về nhà vua. Nhưng trên thực tế, ruộng
đất được phân thành 3 loại :
+ Ruộng đất của nhà vua, quan lại, quý tộc và tăng lữ.
+ Ruộng đất do công xã nông thôn quản lí. + Ruộng đất tư hữu.
Chế độ tư hữu ruộng đất vẫn tồn tại và có cơ phát triển mạnh. Tuy nhiên, diện tích ruộng tư hữu
chưa lớn lắm; 90% những chủ ruộng đất tư hữu có không quá 8,5 ha, chủ ruộng nào có tới 31 ha
đã được coi là chủ ruộng lớn và hiếm. Trên cơ sở chế độ tư hữu ruộng đất, hiện tượng phát canh
thu tô trở thành phổ biến. Từ điều 42 đến điều 47 của bộ luật đã quy định khá rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của người chủ ruộng và người lĩnh canh, mức tô khá cao, thông thường là từ 1/3 đến 1/2 thu hoạch.
Các ngành thủ công nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu. Có 2 loại thợ thủ công: thợ thủ công
tự do sống và làm tại các xưởng của nhà nước hoặc của tư nhân ở thành thị và thợ thủ công hành
nghề ngay trong các công xã nông thôn.
Thời Hammurabi cho vay nặng lãi đã trở thành một ngành kinh doanh của giới quý tộc, có thu
nhập cao. Vật cho vay có thể là tiền (bạc), có thể là ngũ cốc với lãi suất khá cao, thông thường là 20%, có khi lên tới 30%.
Xã hội Babilon thời Hammurabi được xây dựng trên cơ sở những gia đình phụ quyền, trong đó
quyền lực của người đàn ông chủ gia đình là rất lớn.
Số lượng nô lệ và quan hệ nô lệ thời cổ Babilon phát triển hơn thời kì Xume, Accát, do luôn được
bổ sung từ tù binh chiến tranh và số dân nghèo phải bán mình làm nô lệ.
Luật pháp cũng hết sức bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô. Những kẻ nào giúp nô
lệ chạy trốn hoặc che giấu nô lệ sẽ bị xử tử. Các cơ quan của nhà nước phải có trách nhiệm giúp
chủ nô tìm lại nô lệ của chúng bỏ trốn. Người nào giúp nô lệ xóa bỏ những dấu ấn khác ở trấn nô
lệ thì sẽ bị chặt các ngón tay… Nô lệ ở Babilon thời Hammurabi cũng đã bị biến thành một thứ
tài sản, hàng hóa đem trao đổi. Người có tiền có thể mua nô lệ, chủ nô có quyền đem nô lệ ra
mua, bán, đổi chác tùy ý họ
Câu 3: Trình bày hệ thống pháp luật Lưỡng Hà cổ đại và chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn
chế của Bộ luật Hamurabi: a) Hệ thống pháp luật
Hammurabi là ông vua đầu tiên của Lưỡng Hà chế định một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp
dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà với tên gọi Bộ luật Hammurabi. Bộ luật ra đời trong lOMoARcPSD|49830739
khoảng thời gian từ năm 1792 đến năm 1750 TCN, với 282 điều khoản về hình sự, quyền thừa
kế tài sản, nô lệ, lĩnh canh ruộng đất…. Đây được coi là Bộ luật thành văn cổ xưa nhất của nhân
loại. Cấu trúc của bộ luật được chia thành ba phần rõ rệt: Phần mở đầu, Phần Nội dung bộ luật
và Phần kết luận. Phần mở đầu và phần kết luận là một đoạn văn được viết dưới dạng “ văn vần
nửa thơ” với nội dung ngợi ca vai trò, sự thông thái và công bằng của vua Hammurabi trong việc
duy trì ổn định, thịnh vượng chung của quốc gia.
Có thể nói, Bộ luật Hammurabi là văn bản viết thời cổ đại đề cập khá rõ nét các tư tưởng, niềm
tin, nhu cầu và khát vọng về công lý của con người thời cổ đại. Thiết lập công lý, bảo vệ công lý,
đề cao hạnh phúc, chính nghĩa và công bằng là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ bộ luật. Cụm
từ “công lý” (mi-sa-ra-am) được sử dụng xuyên suốt Phần mở đầu và phần kết luận của bộ luật.
Ngay tại Phần mở đầu của Bộ luật, vua Hammurabi khẳng định sứ mệnh và mục tiêu của mình
trong việc cai quản đất nước, đồng thời khẳng định quyền của người dân được sống trong một
chế độ công bằng, có trật tự. Tại Phần Kết luận của Bộ luật, một lần nữa vua Hammurabi tiếp tục
nhấn mạnh đến những giá trị chân chính của bộ luật, một bộ luật dựa trên một nền tảng công lý
chân chính: “Đây là pháp luật công lý (law of justice) do vua Hammurabi bách thắng đặt ra để
đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ”.
Bộ luật Hamurabi xác định ý nghĩa, mục tiêu của công lý được đặt ra là “vì hạnh phúc loài người”.
Bộ luật khẳng định việc thiết lập công lý là để “phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ
gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu”. Công lý được
định ra để “đình chỉ phân tranh làm cho đất nước được hưởng thái bình, nơi ăn chốn ở của nhân
dân được che chở, không có gì phải lo âu sợ hãi”. Công lý được đặt ra “để cho người mạnh không
hà hiếp kẻ yếu, để cho người cô quả có nơi nương tựa, để cho toà án trong nước tiện việc xét xử,
để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định, để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày chính nghĩa”.
Như vậy, mục tiêu cơ bản của công lý là ngăn chặn kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu mà hàm ý là sự đe
doạ đáp lại mạnh mẽ đối với những người tận dụng sự yếu thế của người khác. Công bằng xã hội
là bảo vệ người yếu thế trước những đối xử không công bằng như về địa vị pháp lý, quyền tài
sản và các điều kiện kinh tế khác. b) Nội dung bộ luật: SGK
c) Các điểm tiến bộ và hạn chế của bộ luật Hammrabi * Về dân sự: -
Những điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật
đãđặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng vì đây là quan hệ phổ biến ở xã hội Lưỡng Hà cổ
đại, có nhiều quy định không những tiến bộ về nội dung mà còn chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp. -
Về hợp đồng mua bán, luật quy định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán là:
+ Thứ nhất, người bán phải là chủ thực sự của tài sản (điều 7: Nếu dân tự do mua của con hoặc
nô lệ của dân tự do hoặc trữ giúp học cho họ bạc hoặc vàng hoặc nô lệ, hoặc nữ nô lệ, hoặc bò,
hoặc cừu, hoặc lừa, hoặc bất cứ vật gì, mà không có người làm chứng hoặc giấy chứng nhận thì
tức là ăn trộm, sẽ bị xử tử.)
+ Thứ hai, tài sản phải có giá trị sử dụng (Điều 108: Nếu mụ hàng rượu không chịu lấy thóc khi
bán rượu xikêramà lại dùng cân giả để lấy bạc và số lượng rượu xikêra quy định lại thấp hơn số
lượng thóc quy định thì mụ hàng rượu đó bị tố giác và bị ném vào lửa).
+ Thứ ba, hợp đồng phải có người làm chứng (điều 7) Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì
hợp đồng không có giá trị. Người vi phạm những quy định này sẽ bị xử phạt rất nặng, có khi phải
đánh đổi bằng cả mạng sống. Quy định này rất tiến bộ và chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi cho người lOMoARcPSD|49830739
mua và tránh gian lận trong buôn bán. Điều này thể hiện rõ giá trị thực tiễn cao trong các quy định của bộ luật. -
Về hợp đồng vay mượn, luật quy định mức lãi suất khác nhau đối với từng loại: vay thóc
và vay tiền (Điều 89: Nếu tamca cho vay thóc hoặc bạc lấy lãi, thì mỗi guru (1 guru= 121 lít) có
thể lấy lại 100 ca thóc (1 ca= 0,4 lít đến 0,8 lít). Nếu cho vay bạc trắng thì mỗi xikhơ bạc (1 xikhơ
= 8 cm3 = 180 sêun, 1 sêun = 1.05 cm3) có thể lấy lại 1/6 và 6 sêun). Nếu người cho vay lấy lãi
xuất cao hơn mức quy định thì sẽ mất vật cho vay (Điều 91: Nếu tamca không tuân theo quy định
là thóc thì mỗi guru lấy lại 100 ca, bạc trắng thì mỗi xikhơ lấy lại 1/6 xikhơ và 6 sêun mà tăng
thêm lợi tức thì người này bị mất vật đã cho vay). Luật cũng quy định, khi cho vay, dùng thân
thể con người làm vật bảo đảm hợp đồng. Quy định này được thể hiện ở điều 115, 116, 117 như:
“Nếu dân tự do là chủ nợ của một người dân tự do khác, và giữ con tin của người này, mà người
làm con tin vì số mệnh mà chết ở nhà người giữ mình làm con tin, thì việc đó không thể làm căn
cứ để tố cáo. Mức quy định lãi xuất đối với hợp đồng vay nợ là 1/5 đối với tiền, vay thóc là 1/3”.
Đây là những quy định tiến bộ, một phần bảo vệ quyền lợi của người đi vay, một phần đảm bảo
cho việc vay mượn được công bằng, tránh hiện tượng cho vay nặng lãi, không phù hợp với giá
trị của vật cho vay. Nhưng trên thực tế, những ông chủ (chủ yếu là tầng lớp thương nhân) cho
vay thường đẩy cao mức lãi xuất cho vay, có khi lên đến 20%. Hiện tượng cho vay nặng lãi đã
khá phổ biến ở Lưỡng Hà. Đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy thương nghiệp ở Lưỡng Hà phát
triển hơn các quốc gia khác. -
Về hợp đồng lĩnh canh ruộng đất, luật quy định mức thu tô đối với từng loại lĩnh canh: vườn và ruộng.
+ Đối với những vườn trồng cây chà là, người trồng vườn phải nộp 2/3 số thu hoạch trong vườn
mà mình quản lý cho chủ vườn, còn mình được 1/3 (điều 64). Đối với đất ruộng thì căn cứ theo
thu hoạch để thu tô 1/2 hay 1/3 thì thu hoạch của ruộng đất sẽ do nông dân và chủ ruộng căn cứ
theo tỉ lệ đã định để chia nhau (điều 48). Ngoài ra, điều 42, 43,44 của luật cũng quy định trách
nhiệm của người lĩnh canh trong trường hợp không chuyên cần canh tác: Nếu không cày cấy mà
để ruộng bỏ hoang, thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và
còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho ruộng. Quy định này đảm bảo
cho sản xuất nông nghiệp được đều đặn, tránh hiện tượng bỏ hoang ruộng đất, bởi sản xuất nông
nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của không chỉ Lưỡng Hà mà còn của hầu hết các quốc gia cổ đại
phương Đông khác. Do đó, luật pháp cũng đã có nhiều quy định đối với những việc liên quan
đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Dân tự do mà gây thiệt hại cho hoa màu thì đều phải bồi
thường tất cả những thiệt hại do mình gây ra, nhất là những người không chịu chăm lo cho công
tác thủy, bởi thủy lợi là vấn đề sống còn đối với cư dân nông nghiệp. Công tác thủy lợi không chỉ
là công việc của nhà nước mà còn là việc của toàn dân. Nhà nước có trách nhiệm sửa chữa, tu bổ
và phát triển các công trình thủy lợi, nhân dân có trách nhiệm bảo vệ và trông coi. Ai cố tình vi
phạm sẽ bị xử lí, bồi thường, nếu không có tài sản thì phải bán thân để bồi thường thiệt hại do họ
gây ra. Quy định này được thể hiện ở điều 53, 54, 55, 56: “Nếu dân tự do lười biếng không chịu
củng cố đê đập bên ruộng của mình, do đó đê đập bị vỡ, nước ngập ruộng đất cày cấy (của công
xã), thì người dân tự do có đê đập bị vỡ đó phải bồi thường số hoa màu đã bị thiệt hại”. Nhờ
những quy định đầy đủ và chặt chẽ này, sản xuất nông nghiệp ở Lưỡng Hà không ngừng phát
triển, sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có dư thừa cho xuất khẩu. lOMoARcPSD|49830739 -
Về hợp đồng gửi giữ, luật quy định khi gửi giữ phải có người làm chứng, nếu không
người nhận giữ sẽ bị coi là ăn trộm và xử tử, đồng thời quy định mức thù lao gởi giữ (Điều 121:
Dân tự do gửi thóc ở nhà dân tự do, thì mỗi năm cứ mỗi guru thóc phải nộp 5 ca thuế kho).
Như vậy, những quy định về quan hệ hợp đồng đã thể hiện sự chặt chẽ và tiến bộ của bộ luật, góp
phần bảo vệ tài sản của cư dân trong xã hội và thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện nay, nhiều nhà
nghiên cứu vẫn đặt ra câu hỏi là vì sao kỹ thuật xây dựng luật pháp của Lưỡng Hà lại đạt đến sự
hoàn thiện đến thế. Bởi trong các chế định về hợp đồng, so với luật pháp hiện đại, người ta chỉ
thấy thiếu một loại hợp đồng duy nhất là hợp đồng bảo hiểm. Điều đó thể hiện trình độ kỹ thuật
luật pháp khá cao của Lưỡng Hà.
Tuy nhiên, các chế tài của hợp đồng thường là các chế tài hình sự (hình phạt) khá khắc nghiệt.
Bộ luật quy định nếu người bán bị người làm chứng tố cáo vật bán là của người khác thì sẽ bị tử
hình. Ngược lại, nếu có người nhận vật bán là của mình bị mất nhưng không có người làm chứng
thì người nhận đó cũng bị tử hình và luật cho rằng đấy là tội vu khống (điều 9 và điều 11). Qua
đó có thể thấy luật bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Những kẻ giàu có cho vay mượn, thuê
mướn luôn luôn được pháp luật bảo vệ, còn nhân dân lao động nghèo khổ là đối tượng trừng trị
của pháp luật. Cho nên, đời sống của nhân dân ở tất cả các thời kỳ đều khổ cực như nhau. Pháp
luật là do giai cấp thống trị đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, còn nhân dân lao
động hầu như không được bảo vệ mà luôn là đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước. Đây là
điểm hạn chế của luật Hammurabi cũng như của tất cả các bộ luật khác trên thế giới khi xã hội
vẫn còn sự phân chia giai cấp.
* Chế định hôn nhân và gia đình
Hammurabi không chỉ quan tâm đến sự đền tội khắt khe. Trong số những quy định tiến bộ nhất
trong bộ luật của ông là những luật về gia đình. Luật về hôn nhân và gia đình gồm 66 điều rất chi
tiết về kết hôn, thoái hôn, ly hôn, vợ cả, vợ lẽ, vợ kế, nàng hầu, con nuôi kế thừa tài sản cha mẹ,
dì chú… Điểm tiến bộ đầu tiên trong luật về hôn nhân và gia đình là quy định thủ tục kết hôn
phải có giấy tờ. Mục đích của thủ tục này chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi của người vợ khi người
vợ hay người chồng đòi ly dị. Quy định này là một bước phát triển sớm trong nền văn minh
Lưỡng Hà mà không phải quốc gia cổ đại phương Đông nào cũng có. Ở Ấn Độ cổ đại, từ “cưới
vợ” đồng nghĩa với từ “mua vợ”, cuộc hôn nhân đó không có gì đảm bảo cho người phụ nữ và
người chồng Ấn Độ có toàn quyền đối với người vợ của mình. Ngay ở một số khu vực của nước
ta hiện nay, vấn đề đăng ký kết hôn vẫn chưa được coi trọng.
Một quy định rất nhân đạo khác đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là: “Người chồng không được
bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi”. Với những trường hợp vợ mắc các bệnh khác,
người chồng có thể lấy vợ khác nhưng vẫn phải cấp dưỡng cho vợ trước và nếu muốn, người vợ
có thể rời khỏi nhà chồng và giữ lại của hồi môn của mình nghĩa là phần đóng góp của gia đình
nhà gái khi cho con đi lấy chồng. Một người đàn ông góa vợ không được giữ và tiêu xài của hồi
môn của người vợ quá cố mà phải để lại cho các con trai của mình. Nhưng một quả phụ lại có
thể giữ của hồi môn của mình.
Hammurabi đã quy định vấn đề hôn nhân thật tỉ mỉ, rõ ràng là ông muốn bảo đảm một cuộc sống
ổn định cho những thế hệ tương lai. Ông đã xử lý sự bội ước bằng cách quy định rằng: nếu một
người đàn ông đã đưa tiền thách cưới cho cha vợ tương lai và sau đó lại quyết định không cưới
cô gái đó nữa, cha cô gái có thể giữ lại tiền thách cưới đó. Nếu một người đàn ông muốn ly dị
người vợ không sinh được con, anh ta có thể làm được điều này nhưng phải hoàn trả của hồi môn
và cho cô ta một khoản tiền bằng số tiền thách cưới (điều 138). Như vậy, luật đã quan tâm bảo lOMoARcPSD|49830739
đảm đời sống cho những người vợ không có con, dành cho họ những điều kiện sống tối thiểu để
không bị bạc đãi, không bị tước bỏ quyền sống. Điều đó chứng tỏ, Hammurabi đã công khai thừa
nhận vị thế dễ bị tổn hại của phụ nữ và trẻ em trong xã hội và đã quan tâm chăm sóc, bảo vệ họ.
Quan điểm này của Hammurabi vì vậy mang giá trị nhân văn rất sâu sắc.
Tuy nhiên, bộ luật này không hẳn là một tài liệu tiến bộ. Một số quyết định trong bộ luật này
phản ánh một tiêu chuẩn kép về giới tính. Gia đình gia trưởng giữ một ý nghĩa lớn trong xã hội
Babylon cổ. Người phụ nữ có địa vị thấp kém. Theo điều khoản 129 của bộ luật, người chồng là
ông chủ, nghĩa là kẻ chiếm hữu đầy quyền hành đối với vợ mình. Người chồng mua vợ về như
mua một nô lệ. Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Khi phạm
tội ngoại tình, chồng và vợ chịu những hình phạt khác nhau. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì người
chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại, nếu người
chồng không chung thủy thì người vợ có thể lấy của hồi môn và trở về với cha mẹ mình. Không
có chỗ nào trong bộ luật này lại phát biểu rằng một người chồng sẽ phải chịu hình phạt giống
như vậy nếu anh ta không trung thành với vợ. Các bản giá thú hồi đó còn cho thấy nếu người vợ
chê chồng thì người chồng có thể đóng dấu nô lệ vào người vợ rồi mang đi bán. Một bức minh
văn còn cho thấy rằng, người cha, người chồng cò quyền không giới hạn đối với gia đình mình.
Một văn kiện có nói một người tên là Samat Daian đã bán tất cả thành viên trong gia đình gồm
vợ, con và các nô lệ nam, nữ để lấy tiền trả chủ nợ. Anh ta đã bảo vệ quyền tự do của mình bằng một giá cao như thế.
Như vậy, giống như các bộ luật khác của các nước phương Đông cổ đại, bộ luật Hammurabi đã
bênh vực quyền lợi cho người đàn ông và bảo vệ chế độ gia trưởng uy quyền độc đoán. Điều ấy
chứng tỏ, xã hội Lưỡng Hà có sự bất bình đẳng khá sâu sắc giữa quyền lợi và địa vị của người đàn ông và phụ nữ.
* Về chế định thừa kế tài sản:
Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản, đồng thời buộc họ phải thực hiện
những nghĩa vụ tài sản của người chết. Luật Hammurabi phân làm hai hình thức thừa kế: thừa kế
theo luật pháp và thừa kế theo di chúc. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau
đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn.
Thừa kế theo di chúc: Di chúc là ý chí chủ quan của người có tài sản định đoạt tài sản của mình
cho người khác sau khi chết. Theo luật gia Ulpian thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta
và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết”. Bộ luật đã hạn chế quyền tự do của người viết
di chúc như qui định người cha không được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới
phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng.
Thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của
người chết để lại được chia theo luật, tài sản được chuyển đến cho những người có quyền đối với
tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu, tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về
gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình.
Nếu trong pháp luật của một số quốc gia cổ đại phương Đông khác, quyền thừa kế chỉ thuộc về
con trai thì trong luật pháp Lưỡng Hà, con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang
nhau. Đây có thể coi là một sự bình đẳng ít ỏi về giới ở Lưỡng Hà. Luật pháp- công cụ thể hiện
tinh thần cai trị của nhà nước đã quan tâm tới quyền lợi và đời sống của người con gái khi cha
mẹ mất. Điều 170 quy định: “Nếu người vợ chính thức của dân tự do sinh con cái cho y, nữ nô
lệ của y cũng sinh con cái cho y và khi người cha đang sống nói những đứa con do nữ nô lệ sinh
ra là “con của tôi- coi những đứa con đó ngang hàng với những đứa con của người vợ chính thức lOMoARcPSD|49830739
thì sau khi người cha chết, những đứa con của người vợ chính thức và những đứa con của người
nữ nô lệ phải cùng nhau chia đều gia tài của cha. Khi chia tài sản, con của người vợ chính thức
được ưu tiên chọn phần của mình”. Tất cả đều đã quy định rất chi tiết với mục đích bảo đảm
quyền thừa kế của người con theo đúng vị trí của họ trong quan hệ với người cha. * Về hình sự
Lĩnh vực hình sự là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai cấp và sự bất bình đẳng. Một nguyên tắc
xuyên suốt và thể hiện rõ trong bộ luật là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi, địa vị của người chồng,
người cha trong gia đình. Bộ luật đã thể hiện địa vị thấp kém và dễ bị xâm hại của người phụ nữ
ở xã hội Lưỡng Hà cổ đại. Về vấn đề này, chế định về hôn nhân và gia đình đã thể hiện khá rõ nét.
Chế định hình sự cũng bảo vệ các quan hệ xã hội như: quyền sở hữu, bảo vệ chế độ nô lệ, bảo vệ
nhân phẩm, danh dự của con người. Hammurabi đã công nhận ba giai cấp xã hội: giới thượng
lưu (một trong những dòng họ có ruộng đất từ lâu đời), giới công dân tự do không có ruộng đất
và giới nô lệ. Luật nghiêm khắc trừng phạt kẻ nào xúc phạm đến người tự do, đặc biệt là người
có địa vị cao. Theo như điều 202: “nếu một kẻ nào đó tát vào mặt một người có địa vị cao, thì kẻ
ấy phải mang ra trước công chúng đánh 50 roi”. Những hình phạt khác nhau dành cho các hành
vi khác nhau cũng không đồng bộ giữa các giai cấp và tầng lớp người trong xã hội, hơn nữa
chúng khác nhau tùy theo địa vị của tội nhân. Đôi khi bộ luật cho phép bồi thường bằng tiền thay
cho nhục hình. Thí dụ “Nếu một người phá hỏng mắt của người khác, người ta phá hỏng mắt của
hắn”, “ Nếu một người phá hỏng mắt của một nô lệ, hắn chỉ phải bồi thường nửa giá cho tên nô
lệ”. Chế tài phạt tiền cũng được áp dụng, mức tiền phạt tùy vào địa vị xã hội của các đương sự.
Một điều đáng chú ý trong bộ luật Hammurabi là sự kết hợp các quy cách của tập quán cổ xưa,
có nguồn gốc từ thời công xã thị tộc với các quy cách mới của pháp luật chiếm hữu nô lệ. Một
bộ phận của án quyết tử hình đã được Hammurabi hợp pháp hóa. Theo điều 21, kẻ phạm tội đào
tường ăn trộm cần giết chết và mang chôn ngay trước chỗ hốc bị đào. Theo điều 25, kẻ ăn trộm
trong khi người ta đang chữa cháy cần phải ném vào đống lửa ngay ở nơi phạm tội.
Tàn dư của xã hội nguyên thủy còn tồn tại được thể hiện trong bộ luật là nguyên tắc trả thù ngang
bằng (đồng thái phục thù) hay còn gọi là “luật pháp talion”, thậm chí cho phép trừng trị cả những
người không liên quan đến tội phạm. Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế
để áp dụng trách nhiệm pháp lý, chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện
hành vi vi phạm. Ví như điều 196: “Nếu dân tự do làm hỏng mắt của con của bất cứ người dân
tự do nào, thì phải làm hỏng mắt của y”. Điều 197: “Nếu y làm gãy xương của dân tự do, thì phải
làm gãy xương của y”. Các hình phạt thật khắc nghiệt, có thể nói là tệ hại nhất và luật đền tội
thật khắt khe giữa hai thành viên cùng giai cấp. Vì thế, mới có câu tục ngữ “mắt đền mắt, răng
đền răng” làm khẩu hiệu cho những nguyên tắc của Hammurabi. Các hình thức của hình phạt
thường rất dã man. Bằng phương pháp thống kê, tác giả thấy trong luật Hammurabi có nhắc tới
32 trường hợp xử tử hình. Bên cạnh đó,các hình phạt rất khắc nghiệt như chặt tay, chân, dìm
xuống nước, đóng đinh, thiêu…. Tính chất tương xứng trong trách nhiệm pháp luật nhấn mạnh
nhiều đến trừng trị đối nhân hoặc đối vật, mà chưa đề cập đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để
người vi phạm sửa chữa sai lầm. Ngoài ra, bộ luật còn nêu ra trách nhiệm tập thể của các thành
viên công xã đối với nhà nước; quy định về trừng phạt kẻ giúp nô lệ chạy trốn, trừng phạt những
kẻ xâm phạm đến sở hữu của nhà vua, chủ nô; trừng phạt người quản gia làm thất thoát tài sản
của chủ bị ném cho dã thú xé xác. Tội lấy cắp gia cầm hoặc các đồ dùng khác của chủ sẽ bị phạt
từ 10 đến 30 lần giá trị thứ lấy cắp. Nếu không nộp được phạt, kẻ lấy cắp sẽ bị giết. lOMoARcPSD|49830739
Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là luật đã manh nha phân biệt phạm tội vô ý và phạm tội cố
ý. Ví dụ luật ghi trong khi ẩu đả làm người chết, nếu kẻ làm chết người chứng minh được rằng
không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình, chỉ bị phạt. Đây là một trong những quy định khá
khách quan trong xét xử các vụ án hình sự. Điều này làm cho luật pháp mang tính chất công bằng
hơn. * Về tố tụng
Tố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều qui định về thủ tục bắt giữ, giam cầm,
quy định những nguyên tắc khi xét xử như xét xử phải công khai, phải coi trọng chứng cứ, phán
quyết phải thi hành nghiêm minh… Có hai quy định rất đặc thù về tố tụng của bộ luật này: + Thứ
nhất, trách nhiệm của thẩm phán: “Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn
bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần
giá trị phạt tiền mà ông ta yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời
khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn mà không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”. Quy định
về trách nhiệm của thẩm phán như vậy trong xã hội có thể hiện sự tiến bộ sâu sắc. Quy định này
khiến các thẩm phán phải làm việc khách quan, thận trọng khi xét xử các vụ án. Qua đó có thể
thấy, thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, coi trọng trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm
phán. Sử sách đã ca ngợi rằng, ở Lưỡng Hà cổ đại, tinh thần thượng tôn luật pháp và thói quen
cầu việc công đã ăn sâu vào tác phong sinh hoạt của người dân nơi đây.
Luật pháp của các quốc gia khác cũng cần học tập và kế thừa quy định tiến bộ này của luật Hammurabi.
+ Thứ hai, về hình thức xét xử: “Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến
một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta bị chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu
nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, dòng sông chứng minh rằng bị đơn không có tội, tức anh ta
sống sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”. Như vậy, hình
thức xét xử nhiều khi mang tính thần thánh (phụ thuộc vào thần linh). Thực tế cho thấy rằng,
người Lưỡng Hà cổ đại bất lực trước tự nhiên, bất lực trước việc giải thích các hiện tượng tự
nhiên và xã hội, hơn nữa không phải lúc nào cũng dễ dàng có được chứng cứ xác thực khi khoa
học chưa phát triển. Vì vậy, cách thức xử lý có vẻ như bất bình thường kia lại trở nên rất dễ hiểu,
dễ hiểu đến mức bình thường và tự nhiên trong quan niệm, trong cách hành xử của người dân
Lưỡng Hà cổ đại. Họ tin rằng đấng tối cao đã sáng tạo muôn loài, sáng tạo nên nhà nước và luật
pháp nên họ chấp nhận điều đó và tin rằng thần thánh mới là người công minh nhất và là người
cho họ biết thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là công bằng hay không công bằng. Đây không
chỉ là niềm tin của người Lưỡng Hà mà còn là niềm tin của hầu hết cư dân các quốc gia cổ đại
phương Đông khác. Trong luật pháp của Ấn Độ cổ đại, ta thấy hình thức xét xử có những điểm
giống với luật pháp Lưỡng Hà như lấy dầu sôi hoặc phân bò hay rắn độc làm phép thử tội.
Bên cạnh những tiến bộ, đúng đắn, về hình thức bộ luật còn có một số hạn chế nhất định như:
Luật chưa có tính khái quát cao, các quy định của luật chỉ là sự mô tả các hành vi cụ thể; Các
điều khoản thường được quy định dài dòng, các câu chữ trùng lặp với nhau; Đa số các điều khoản
của bộ luật đều liên quan đến hình luật, rất ít điều khoản quy định về các quan hệ dân sự hoặc
nếu có thì cũng bị hình sự hóa. Trong bộ luật này, chúng ta thấy hầu hết các tội đều quy về tội tử
hình, chưa tạo điều kiện cho những người phạm tội có cơ hội sửa chữa sai lầm và trở lại hoàn lương.
Bộ luật xưa nhất mà ngày nay chúng ta biết đến đó là bộ luật của quốc vương Babilon Hammurabi
có ảnh hưởng tới pháp chế muộn nhất của những dân tộc cổ phương Đông khác, đặc biệt là pháp
chế cổ Do Thái đã được duy trì trong kinh thánh. Mặc dù còn duy trì một vài tàn dư của tập quán lOMoARcPSD|49830739
pháp cổ của chế độ thị tộc và mặc dù sự sưu tập còn thiếu hệ thống đã làm cho bộ luật có một
tính chất nguyên thủy rõ rệt, nhưng luật Hammurabi đã có nhiều yếu tố mới của luật pháp chiếm
hữu nô lệ. Luật pháp mới này khác xa với tập quán pháp cổ xưa của thời đại thị tộc. Ý nghĩa to
lớn của luật Hammurabi là ở chỗ các yếu tố mới của luật pháp chiếm hữu nô lệ trên một chừng
mực nhất định đã thúc đẩy tiếp tục phá bỏ các vết tích của chế độ thị tộc và củng cố toàn bộ chế
độ chiếm hữu nô lệ nói chung.
A3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI:
I/ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC: II/
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT:
CHƯƠNG 2: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY B1. THỜI CỔ ĐẠI 1) Hi Lạp 2) La Mã
B2. THỜI TRUNG ĐẠI
B3. THỜI CẬN ĐẠI
B4. THỜI HIỆN ĐẠI
PHẦN 2: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT VIỆT NAM
A. THỜI CỔ ĐẠI: NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠCI/ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC:
II/ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
B. THỜI TRUNG ĐẠI: NHÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT (THẾ KỈ IX ĐẾN THẾ KỈ XVIII)
B1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
B2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI LÝ - TRẦN - HỒ
B3. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ - TRỊNH NGUYỄN C. THỜI CẬN ĐẠI
C1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGUYỄN
C2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC D. THỜI HIỆN ĐẠI