-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 1: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về những cơ sở hình thành của văn minh AiCập?Cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại:- Vị trí: Đông Bắc Châu phi ngày nay Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Đề cương ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới 1 | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 1: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về những cơ sở hình thành của văn minh AiCập?Cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại:- Vị trí: Đông Bắc Châu phi ngày nay Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 1(HIS 221) 143 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ VMTG 1 TỰ LUẬN:
Câu 1: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về những cơ sở hình thành của văn minh Ai Cập?
Cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại:
- Vị trí: Đông Bắc Châu phi ngày nay - Điều kiện tự nhiên:
“Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile”
Về địa hình, Ai cập được bao bọc bởi các sa mạc ở phía Tây và phía Nam; phía bắc là
biển Địa Trung Hải và biển Đỏ ở phía đông; chỉ có duy nhất eo đất ở phía Đông Bắc
để tiến vào Ai Cập trong thời cổ đại.
Về tài nguyên, bên cạnh đất đai, Ai Cập có nhiều mỏ đá quý ở thượng nguồn và các
loại cây ở 2 bên bờ sông Nlie - Điều kiện XH:
Dân cư Ai Cập là thổ dân châu phi đã sinh sống lâu đời dọc theo 2 bên bờ sông Nile
Chính trị: tổ chức nhà nước theo kiểu hình quân chủ chuyên chế do Pharaoh đứng
đầu, được tôn sùng như các vị thần
XH phân tầng khá rõ ràng theo kiểu hình chủ nô - nô lệ. Người Ai Cập dành sự tôn
kính với tầng lớp tư tế và kinh sư. Trong XH, một số người phụ nữ tầng lớp thượng
lưu được coi trong, họ có thể đảm nhận các chức vụ quan trọng, thậm chí trở thành Pharaoh.
Câu 2: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về chữ viết thời nhà Thương ở TQ?
- Đến đời Thương, chữ viết Trung Quốc mới ra đời: (được khắc trên văn tự giáp cốt
mai rùa, xương thú - chủ yếu là xương quạt của bò). Lần đầu tiên được phát hiện vào
năm 1899 tại di chỉ Ân Khư. Đây là loại chữ tượng hình
Trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh
(gắn liền với hình vẽ có một âm tiết để biểu đạt hình vẽ)
Ở di chỉ Ân Khư người ta phát hiện 10 vạn mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ
giáp cốt (khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ).
- Thời Tây Chu, xuất hiện (chung đỉnh văn) chữ kim văn
(chữ viết trên chuông đỉnh).
Do việc phân phong ruộng đất cho quý tộc có công, mỗi lần như vậy, vua Chu thường
ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi chép sự việc ấy lên đỉnh.
Thời Tây Chu còn một loại chữ viết nữa gọi là thạch (chữ viết trên đá) cổ văn
Ngoài ra, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên thẻ tre.
Các loại chữ viết này gọi chung là chữ “đại triện”, hay “cổ văn”.
- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do chiến tranh, đất nước chia cắt nên chữ viết cũng không thống nhất.
- Tần: Tần Thuỷ Hoàng giao cho Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ
chữ của các nước khác tạo thành chữ tiểu triện.
Đây là cơ sở chữ Hán sau này.
- Sang thời Hán, xuất hiện chữ lệ (yếu tố tượng hình ít hơn chữ triện), là giai đoạn quá
độ để phát triển thành chữ chân (tức chữ Hán ngày nay)
Ai là người sáng tạo ra chữ Hán?
Kinh Dịch phần Hệ từ viết: “Ngày xưa thắt nút dây để ghi nhớ sự việc, sau bậc thánh
nhân mới đổi thành chữ khắc vạch”
Theo truyền thuyết, “Thương Hiệt - sử quan của Hoàng Đế, đầu rồng, 4 mắt sáng như
đèn, miệng to như cái chậu, nhìn vết chân chim muông, thấy phân biệt được giống
loài, liền theo đó mà tạo ra chữ viết. Lúc Thương Hiệt tạo ra chữ viết, thóc lúa từ trên
trời tuôn xuống như mưa, đêm đêm quỷ khóc mưa kêu…”
Câu 3: Anh/chị hãy trình bày về sự ra đời chữ viết của người Lưỡng Hà và vai trò của
nó đối với xã hội người Sumer?
* Sự ra đời của chữ viết:
Từ cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ III TCN, người LH đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Đầu
tiên chữ viết của họ là những hình vẽ, về sau họ đơn giản thành những nét vạch có ý
nghĩa tượng trưng cho 1 hình vẽ nào đó. Họ thường dùng đầu cây gậy vót nhọn vạch
lên những tấm đất sét còn mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy
người ta hay gọi là chữ hình đinh, chữ hình góc hay chữ tiết hình. Ngày nay người ta
còn lưu giữ được khoảng 2.200 tấm sách bằng đất sét ở nhà bảo tàng của thành phố Ninivơ.
Chữ hình nêm do người Sumer phát minh ra đầu tiên, về sau nhiều dân tộc ở LH đều
sử dụng và có biến đổi. Chữ hình nêm trở thành thứ chữ để giao tiếp giữa các dân tộc
ở Tây Á thời cổ đại. Về sau, người Phênixi, một dân tộc chuyên buôn bán quanh Địa
Trung Hải thời đó đã dựa vào chữ hình góc của người LH, một phần chữ tượng hình
của người Ai Cập cổ đã đặt ra hệ thống chữ cái A,B,… Từ chữ Phênixi đã hình thành
ra chữ Hy Lạp cổ. Từ chữ Hy Lạp cổ đã hình thành ra chữ Latinh và chữ Slavơ và từ
đó hình thành nên chữ viết của nhiều dân tộc trên TG ngày nay.
* Vai trò của chữ viết đối XH người Sumer:
Chữ viết giúp con người , vượt
ghi nhớ lịch sử, ghi chép thông tin xa ra khỏi ngôn ngữ
nói thông thường. Nó còn là công cụ cho việc từ thế
truyền đạt tiếp thu tri thức hệ này
sang thế hệ khác của con người một cách chính xác nhất.
Câu 4: Người Aryan là ai? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của người Aryan
tại Ấn độ vào thiên niên kỷ thứ II TCN? Sự xuất hiện của người Aryan đã làm biến đổi XH Ấn Độ ntn?
* Về nguồn gốc, người Aryan là những người chăn thả gia súc sinh sống ở vùng giữa
Hắc hải và Caspian, nói hệ ngôn ngữ Ấn - Âu
Do biến đổi khí hậu và xung dột vùng đất chăn thả gia súc
* Khi tiến vào tiểu lục địa Ấn Độ, người Aryan đã phân chia thành 3 nhóm XH chính:
chiến binh, tu sĩ và thứ dân. Từ những xung đột và sự chinh phục các dân tộc bản địa
đã bổ sung thêm 1 nhóm thứ tư: nô lệ hay nông nô
- khi người Aryan định cư, sự phân chia XH trở nên phức tạp hơn, với những nhóm
như nông dân, thương nhân và thợ thủ công cùng với những nhóm chiến binh, giáo sĩ
và người chăn thả súc vật
- qua nhiều thế kỷ, bốn varna (đẳng cấp XH) đã phát triển: tăng lữ (Brahmin), chiến
binh (Kshatriya), thứ dân (Vaiysa) và nông nô (Sudra) Thời gian: 3200 năm TCN TRẢ LỜI NGẮN
1. Sự phát triển của chữ viết TQ là gì?
giáp cốt, kim văn, triện, lệ, khải
2. Giấy của người Ai Cập được làm từ loại cây gì? Tên gọi của loại giấy này là gì?
được làm từ thân cây papyrus và được lấy tên là giấy papyrus
3. Vì sao chữ người LH cổ đại bị biến đổi thành chữ hình đinh (Cueiforme)?
Họ thường dùng đầu cây gậy vót nhọn vạch lên những tấm đất sét còn mềm để lại dấu
vết như hình những chiếc đinh.
4. Vì sao chữ viết của triều đại nhà Thương (TQ) lại được gọi là chữ giáp cốt?
Vì những chữ viết được viết hoặc khắc lên mai rùa (giáp) và xương thúc (cốt)
5. Chế độ Varna phân chia XH Ấn Độ thành những đẳng cấp nào? - Brahmins - Kshatriyas - Vaishyas - Shudras
6. Nền văn minh sông Ấn hay còn gọi là văn minh gì? Vì sao?
Nền văn minh sông Ấn hay còn gọi là văn minh Harappa. Vì đó là tên được đặt theo
địa danh của 1 trong những nơi khai quật chính, là 1 nền văn minh thời cổ đại phát
triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 - 1.800 TCN nằm bên trái nhánh sông Ravi -
một trong những nhánh của sông Ấn hay còn gọi là Punjab và nằm về phía tây bắc
của tiểu lục địa Ấn Độ. ĐỀ 2:
1. Tại sao nhà nước ở phương đông ra đời sớm?
Do yêu cầu của việc tổ chức quá trình sản xuất, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sự tồn tại và
phát triển của cộng đồng
2. Người Ai Cập cổ đại xây kim tự tháp để làm gì?
KTT đóng vai trò là lăng mộ cho các pharaon và hoàng hậu trong 2 thời kỳ cổ vương
quốc và trung vương quốc
3. Nền văn minh phương tây ra đời trên cơ sở nào?
Đièu kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục
4. Vì sao chữ viết của triều đại nhà thương (TQ) lại được gọi là chữ giáp cốt?
Vì được khắc trên yếm rùa (giáp) và xương thú (cốt)
5. Chế độ varna phân chia xã hội ấn độ thành những đẳng cấp nào?
Brahmins, kshtriyas, vaishyas, shudras
6. Hạn chế của nền dân chủ athens?
Số lượng công dân chỉ chiếm khoảng 1/4 dân số (khoảng 90.000 dân tự do), còn lại
3/4 dân số (khoảng 365.000 nô lệ, 45.000 kiểu dân, phụ nữ, nam công dân 18 nhưng
cha hoặc mẹ ko phải là người athens…)
7. Phân tích cơ sở hình thành của nền văn minh hy lạp?
* Cơ sở về điều kiện tự nhiên:
- Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải,
lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều
vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương.
- Địa hình Hy Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai
không phì nhiều nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để
làm gốm. Khí hậu và đất đai Hy Lạp phù hợp trồng các loại cây như nho, ô liu,...
- La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận
lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên khoáng
sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển.
* Cơ sở về dân cư:
- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính: Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-
kê-an và Đô-ri-an. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới
gọi mình là Hê-len và gọi đất nước mình là Hy Lạp.
- Bán đảo I-ta-li-a thời cổ đại có nhiều tộc người.
+ Những cư dân có mặt sớm nhất là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt
và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um được gọi là người La-tinh.
+ Tộc người Ê-tơ-ru-xcơ, Xen-tơ thiên di đến miền Bắc, người Hy Lạp di cư đến phía nam.
+ Về sau, người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã.
* Điều kiện kinh tế:
- Sớm phát triển nghề đi biển và các ngành khai khoáng, luyện kim, đóng tàu.
- Các nghề thủ công phát triển giúp sản phẩm làm ra rất đa dạng.
- Tiền tệ được lưu thông rộng rãi để giao thương trong khu vực và với các nước phương Đông.
* Điều kiện chính trị - Ở Hy Lạp:
+ Vào thời kì nhà nước sơ khai, cư dân cổ ở vùng đất Hy Lạp đã tạo dựng
được nền văn minh cổ đầu tiên, gọi là Crét - Mi-xen.
+ Từ thế kỉ VIII TCN, ở Hy Lạp đã hình thành quốc gia thành bang phát
triển chế độ dân chủ chủ nô.
+ Đến thế kỉ IV TCN, Ma-xê-đô-ni-a xâm chiếm và thống trị Hy Lạp;
+ Đến năm 146 TCN, Hy Lạp bị sáp nhập vào đế quốc La Mã.
- Nhà nước La Mã cổ đại ra đời muộn hơn, không ngừng mở rộng lãnh thổ,
phát triển thành để chế vào thế kỉ I TCN và tồn tại đến thế kỉ V.
* Điều kiện xã hội: Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, trong đó hai giai cấp
đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ.
* Sự kế thừa thành tựu văn minh phương Đông
- Địa hình Hy Lạp và La Mã mang tính “mở” nên có điều kiện giao lưu, tiếp
thu ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông cổ đại.
- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh
phương Đông như chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu
khắc, hội hoạ cũng như các kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp.