-
Thông tin
-
Hỏi đáp
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN Chính SÁCH CÔNG | Học viện Hành chính Quốc gia
Khái niệm CSC Cấu trúc CSC Vai trò của CSC Phân loại CSC Chủ thể tham gia vào quá trình CS Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN Chính SÁCH CÔNG | Học viện Hành chính Quốc gia
Khái niệm CSC Cấu trúc CSC Vai trò của CSC Phân loại CSC Chủ thể tham gia vào quá trình CS Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49830739
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CSC CHƯƠNG 1: Tổng quan CSC 1. Khái niệm CSC
Đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSC, trong đó có 1 số định nghĩa rất phức
tạp, và 1 số định nghĩa khác lại rất đơn giản. Các học giả phương Tây cũng đưa ra nhiều định
nghĩa khác nhau về CSC. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu đơn giản về CSC như sau:
CSC là những định hướng mục tiêu và biện pháp hành động, được NN lựa chọn và ban
hành như một công cụ quản lí của NN, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng
đồng được lựa chọn và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng, được thể hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau và được đảm bảo thực thi bởi các chủ thể có thẩm quyền. 2. Cấu trúc CSC
Cấu trúc của CSC bao gồm 2 bộ phận là mục tiêu CS và giải pháp CS. Đầu
tiên, về mục tiêu CS.
Mục tiêu CS là những giá trị hoặc kết quả mà NN mong muốn đạt được thông qua thực
hiện các giải pháp CS, hướng tới phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền KT -XH. CS thể
hiện ý chí của NN trong việc giải quyết 1 vấn đề công, phản ánh thái độ tích cực hoặc tiêu cực
của NN trước 1 vấn đề công. Mục tiêu CS được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ mục tiêu
chung đến mục tiêu cụ thể, từ định tính đến định lượng.
Thứ hai, về các giải pháp giải quyết vấn đề công.
Giải pháp là cách thức mà chủ thể sử dụng trong quá trình hoạt động để giải quyết vând đề nhằm
mang lại kết quả tốt nhất cả về chất lượng và số lượng cho mục tiêu CS. Giải pháp CS phải phù
hợp với mục tiêu CS, mục tiêu nào – giải pháp đó. Các giải pháp cũng đi từ giải pháp chung đến giải pháp cụ thể.
Như vậy, có thể thấy cấu trúc của một CS bao gồm hai bộ phận hợp thành và thống nhất
với nhau là mục tiêu và giải pháp CS; mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ lôgíc giữa mục
đích và phương tiện. mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. 3. Vai trò của CSC
Trong quản lý NN, NN sử dụng CSC làm công cụ chủ yếu để giải quyết những vấn đề công
nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Vai trò của CSC được thể hiện ở
những khía cạnh dưới đây: -
Vai trò định hướng:
+ Vai trò định hướng cho các hoạt động KT-XH: Định hướng thông qua 2 thành phần của cấu
trúc CS: (1) Mục tiêu (2) Biện pháp.
+ Sự tham gia, ủng hộ của công dân, tổ chức ngoài NN là rất quan trọng đối với CSC (đưa CS đi vào cuộc sống). VD: CS dân số.
CS phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
CS xã hội hoá giáo dục, y tế.
CS đào tạo nghề lao động nông thôn… -
Vai trò khuyến khích, hỗ trợ: lOMoARcPSD|49830739
Thể hiện qua việc: NN chủ động dùng nguồn lực của quốc gia để khuyến khích, tạo lực
đẩy cho việc phát triển theo hướng mà NN cho là đúng. VD: CS tam nông.
CS nhà ở/Đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
CS phát triển nguồn nhân lực.
Xu hướng chung của nhiều QG, giảm mệnh lệnh hành chính, tăng cường khuyến
khích bằng các đòn bẩy kinh tế. -
Vai trò kiềm chế, hạn chế các mặt tiêu cực trong đời sống, khắc phục hạn
chế dokinh tế thị trường: + Thể hiện qua các CS:
Kinh tế thị trường (Quy luật cạnh tranh, tối ưu hoá lợi nhuận) => Cần CS chống độc quyền
trong kinh doanh để hạn chế.
CS hạn chế kinh doanh các ngành nghề “nhạy cảm” với tệ nạn xã hội (quy định các điều kiện kinh doanh).
Song, “kiềm chế, hạn chế” đến mức độ nào; nếu không đúng “ngưỡng” sẽ phát sinh tiêu cực mới.
VD: Bài học của ngành công nghiệp ô tô (đánh thuế nhập khẩu cao, yêu cầu nội địa hóa …).
"Giấy phép con": điều kiện KD, hạn chế KD. -
Vai trò tạo lập các cân đối trong phát triển: + Thể hiện qua các CS:
Khuyến khích đầu tư ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Phát triển đô thị và nông thôn.
Các CS nhằm cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu (cân bằng cán cân thanh toán) Các
CS điều chỉnh tốc độ tăng dân số để cân đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. -
Vai trò kiểm soát và phân bổ các nguồn lực
+ Tài nguyên: đất (khai thác, sử dụng), tài nguyên nước, khoáng sản …
+ Tài chính (ngân sách quốc gia)
CS phân cấp thu/chi ngân sách NN
CS xoá đói giảm nghèo (Chương trình 135, 134 …) + Nhân lực:
CS hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn.
CS khuyến khích cán bộ khoa học, kỹ thuật đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa … -
Vai trò tăng cường phối hợp hoạt động:
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NN, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan,
chính quyền các cấp, các ngành một cách nhịp nhàng, đồng bộ.
Điểm yếu trong thực thi CS hiện nay là sự phối hợp. Nhiều vấn đề đang đặt ra cần sự tiếp
cận vùng (liên kết vùng), tiếp cận đa ngành => Cần liên kết, hợp tác tránh lãng phí nguồn lực.
VD: ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng. lOMoARcPSD|49830739 4. Phân loại CSC (7)
- Theo lĩnh vực hoạt động:
CS KT-XH, VH, GD-ĐT, y tế, KH-CN, tài nguyên môi trường.
VD: Quốc hội đã thông qua CS KCB miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi từ ngày 1/1/2005 (có
nguồn ngân sách cấp bù cho các bệnh viện từ Trung ương khoảng 810 tỷ đồng).
CS QP-AN/CS đối ngoại (VN không tham gia liên minh quân sự/ngoại giao đa phương
hóa, làm bạn với tất cả các nước).
Cách phân loại này giúp chúng ta hiểu được CS khá cụ thể, song số lượng CS nhiều và tản mạn nên khó kiểm soát.
- Theo chủ thể ban hành: NN (CSC),
DN, các tổ chức phi chính phủ (CS tư).
Theo cách phân loại trên thì CSC là nền tảng cho CS các doanh nghiệp, các tổ chức phi
chính phủ nên tính ổn định, tính bao hàm của CSC thường cao hơn. Song, CS tư thường đa dạng,
biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau hơn trong đời sống xã hội.
Cách phân loại này giúp xác định được thẩm quyền ban hành CS và phạm vi tác động của CS.
VD: xã hội hóa giáo dục, y tế (CSC), được các doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, đầu
tư thông qua nhiều hoạt động đa dạng: thành lập và hoạt động trường tư thục, bệnh viện tư, chọn
loại hình Cty TNHH, Cty hợp danh … - Theo cấp độ chính quyền ban hành Có ý kiến khác nhau:
CSC chỉ do chính quyền trung ương ban hành hoặc chủ yếu do chính quyền trung ương,
còn địa phương thì thực thi. Nếu có hoạch định CS thì cũng chỉ đến chính quyền cấp tỉnh.
Tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đều có thẩm quyền ban hành CSC.
Vấn đề này phụ thuộc vào mức độ phân quyền của từng quốc gia (mặt tích cực/hạn chế) -
Theo thời gian thực hiện:
CS dài hạn: Thí dụ: CS phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện nhất quán CS
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
CS trung hạn: Thời gian thực hiện từ 3-5 năm.
CS ngắn hạn: Thời gian thực hiện dưới 3 năm.
- Theo tính chất ứng phó của chủ thể:
CS chủ động (có tính phòng ngừa) là CS được NN ban hành để giải quyết những vấn đề sẽ
phát sinh trong tương lai nhưng cần phải tạo lập các điều kiện trước hoặc cần phải xây dựng kịch bản trước.
CS thụ động (giải quyêt, khắc phục vấn đề đã xảy ra) là CS được ban hành để giải quyể 1 vấn đề đã phát sinh.
- Theo tính chất tác động:
CS thúc đẩy – kìm hãm. lOMoARcPSD|49830739
CS điều tiết – tạo lập môi trường.
CS tiết kiệm – tiêu dùng. CS tạo lập
Xu hướng hiện nay, các nước phân loại CS theo mục tiêu tác động, nên chỉ bao gồm ba loại
cơ bản là: CS phát triển con người, CS đối nội và CS đối ngoại.
- Theo phạm vi tác động:
Vĩ mô (tác động mọi đối tượng)
Vi mô (tác động 1 nhóm đối tượng) Ngành
Chương 4: Các nhân tố tham gia và tác động trong quá trình CSC
5. Chủ thể tham gia vào quá trình CS Các tác nhân chính thức:
1. Các cơ quan được bầu cử: + Cơ quan lập pháp:
Quyền lực lập pháp: Các nhà lập pháp có nghĩa vụ ban hành luật và phê duyệt ngân sách, thuế.
Các nhà lập pháp gắn với đơn vị bầu cử, có khuynh hướng chuyên về những chủ đề quan tâm
của cử tri họ đại diện và không phải là chuyên gia CS trong nhiều lĩnh vực.
Thực hiện giám sát và điều trần đối với các vấn đề mà cử tri quan tâm
Cần nhân sự và trợ lý để giải quyết khối lượng lớn công việc
Thông qua luật (hàng ngàn dự luật mỗi năm nhưng chỉ có một số ít được thông qua và trở thành luật)
Ở Việt Nam, theo quy định Quốc Hội ban hành CSC cơ bản, tuy nhiên hầu hết CS này do Chính Phủ đề xuất. + Cơ quan hành pháp:
Quyền lực hành pháp: (Tổng thống, nội các hoặc thống đốc, thị trưởng) có nhiệm vụ thực thi
Pháp luật và thường đề xuất dự luật lên các nhà lập pháp.
Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành CSC cụ thể trên từng lĩnh vực và là chủ thể trong thực thi
CSC, dưới sự giám sát của Quốc Hội và xã hội.
Có trách nhiệm pháp lý để triển khai luật
Được bầu chọn trên cả nước (hoặc bang, nếu là thống đốc)
Có khả năng phủ quyết luật do bên lập pháp thông qua, sự phủ quyết này có thể bị bác bỏ
nhưng khá chật vật, vì phải cần đến 2/3 sự ủng hộ của lưỡng viện
Thường có vai trò lãnh đạo quốc gia (hoặc bang)
Thường được báo chí săn đón, quan tâm hơn là các nhà lập pháp
Nếu được ủng hộ, có thể ấn định nội dung CS và thuyết phục những người khác Hành
động của họ chịu sự giám sát của quyền lực lập pháp và tư pháp. - Cơ quan tư pháp:
Quyền lực tư pháp: Kiểm soát tính hợp hiến và giải thích Pháp luật lOMoARcPSD|49830739
Có quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các tranh chấp hay không khi vụ việc được đưa ra tòa
Có thể quyết định cách thức áp dụng luật trong trường hợp cụ thể thực tế, nhưng những tiền
lệ áp dụng có thể quyết định cách áp dụng chung
Trên nguyên tắc là trung lập, nhưng việc bổ nhiệm luôn có yếu tố chính trị
Thường được phe thiểu số vận dụng khi hai nhánh lập pháp và hành pháp không tỏ ra ủng hộ
2. Bộ máy hành chính
BMHCNN hay dịch vụ dân sự có nhiệm vụ thực thi Pháp luật và tiến hành các hành vi hành chính.
Vận hành BMHC, cung cấp các dịch vụ hành chính công.
VD: Bộ tài chính là hành pháp chính trị
Hải quan, thuế vụ là hành chính công vụ truyền thống
Các đại lý ủy quyền thu thuế, khai thuế...là dịch vụ công có thể được xã hội hóa Có
thẩm quyền ban hành quy chế hành chính theo nguyên tắc tùy nguy hành chính.
Cấu trúc ổn định, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo theo ngạch bậc dựa trên luật
định, hành xử theo quy định chặt chẽ (quan liêu).
Trao quyền, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Các
bên tham gia không chính thức:
3. Phong trào xã hội
Thường có tổ chức với thành viên tập trung vào một vấn đề duy nhất.
Cố gắng nâng tầm vấn đề quan ngại và có được các luật định ủng hộ tư pháp xem xét và kết quả thuận lợi.
Đòi hỏi sự huy động khéo léo những người bình thường không liên quan.
VD: quyền người đồng tính, những bà mẹ chống lái xe khi say rượu, học tại gia (quyền được
dạy trẻ tại nhà, không cần đến trường công).
Có thể sử dụng hình thức tập trung phản đối và tranh tụng, hay viết thư phản ánh... 4. Cử tri
Ở các NN dân chủ, bầu cử được xem là tham gia vào quá trình chính trị, cũng có nghĩa là tham gia vào quá trình CSC.
Cử tri được trao quyền ép buộc các đảng chính trị và ứng viên đưa ra các gọi CS hấp dẫn.
Ở Việt Nam cử tri có uyền góp ý tham gia đóng góp ý kiến và các dự thảo CS đề xuất và tham
gia gián tiếp vào quá trình CSC thông qua tổ chức chính trị - xã hội, mặt trận tổ quốc.
5. Các tổ chức nghiên cứu
Các tổ chức này nghiên cứu những vấn đề công và công bố bài nghiên cứu, họ có thể lên TV
hay radio hoặc viết chuyên mục trên báo giấy hay bào mạng:
Một số có quan điểm hệ tư tưởng rõ rang
Một số tỏ ra trung lập, trung dung hay linh hoạt tùy vấn đề
Họ có thể đóng góp những góc nhìn sâu vào các vấn đề CS lOMoARcPSD|49830739
6. Đảng chính trị
Ở VN, NN có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành các CSC và có
trách nhiệm đưa nó vào thực tiễn đời sống xã hội.
7. Truyền thông đại chúng
Tự do báo chí được qui định trong Hiến pháp
Tuy nhiên, các áp lực kinh tế có thể khiến nhiều tờ báo đóng cửa hay nội dung tường thuật
xuống cấp cả về chất lẫn lượng.
Quảng cáo trên báo in và cả TV đang gặp áp lực do xuất hiện nhiều kênh khác như Internet
Có sự khác biệt lớn giữa nhà sản xuất tin tức (nhà báo/ phóng viên) và nhà tổng hợp tin tức (sử
dụng đầu ra của các nguồn khác như Google).
Nhiều cử tri lấy tin từ truyền thông xã hội vốn đã được “cá nhân hóa” - không có được thông tin đa chiều.
Nhiều người e ngại vai trò “canh chừng giám sát” của báo chí đang mất đi
Các nhà hoạch định CSC thường sử dụng phương tiện truyền thông vì lợi ích của họ. Trong
nhiều trường hợp, các CC NN và các nhóm lợi ích cung cấp thông tin lựa chọn cho truyền thông
để bênh vực lý lẽ của họ.
8. Các nhóm lợi ích
Một trong những nguồn lực quan trọng nhất của các nhóm lợi ích là thức, cụ thể là thông tin
mà các chủ thể khác có thể không có sẵn hoặc có ít hơn. Các thành viên của nhóm lợi hế quan ích
thường biết rõ nhất về lĩnh vực quan tâm của mình. Vì hoạch định CS là một quá trình cần rất
nhiều thông tin, nên thông thường những người có thông tin có thể giữ một vai trò quan trọng.
Các các nhóm lợi ích khác nhau rất lớn về quy mô thành viên, động lực, thông tin và nguồn tài chính dồi dào.
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CSC
Tổ chức bộ máy NN:
- Hình thức tổ chức chính quyền:
Hình thức NN liên bang ảnh hưởng đáng kể đến quá trình CSC, phản ứng chậm, đôi khi xung
đột và không đồng nhất. VD: Mỹ, Canada, Oxtraylia...
Hình thức NN đơn nhất: Việc ban hành CSC thường thống nhất cao, ít có khả năng mâu thuẫn
và ít tốn thời gian hơn. Tuy nhiên có sự lệ thuộc vào chính quyền trung ương thay vì lệ thuộc
Hiến pháp. VD: Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Việt Nam...
- Mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Các tổ chức xã hội:
- Cộng đồng doanh nghiệp
- Tổ chức người lao động Các chế độ quốc tế:
- Chế độ thương mại quốc tế
- Chế độ tài chính quốc tế lOMoARcPSD|49830739
Chương 5: Chu trình CSC 1. Khái niệm
Chu trình CSC là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp liên quan với nhau từ khi vấn đề công được
đưa vào chương trình nghị sự của NN đến khi đánh giá được kết quả của CS.
2. Chu trình CSC tại Việt Nam B1:
Hoạch định CSC
Giai đoạn này cần thu thập thông tin về các vấn đề CS, xác định các giải pháp thay thế, phân
loại, đánh giá, xếp hạng các giải pháp, đánh giá tổng thể để đưa ra quyết định CS. Gồm:
Xác định nhu cầu xã hội về CSC/ vấn đề công?
Nghiên cứu bước đầu để đưa vào chương trình nghị sự Trả lời các câu hỏi:
Nhu cầu, vấn đề CSC ở đây là gì?
Vấn đề có mang tính phổ biến? Vấn đề có lặp lại?
Mức độ thiệt hại lợi ích xã hội?
Dư luận xã hội đánh giá thế nào?
Công cụ sử dụng:
Nghiên cứu tổng quát các vấn đề xã hội
Nghiên cứu sơ bộ định tính, định lượng về các vấn đề xã hội Đánh giá chuyên gia
B2: Xây dựng CSC
Khi NN nhận thức được sự tồn tại của vấn đề công và cần phải giải quyết.
Các nhà hoạch định CSC phải tìm kiếm các phương án lựa chọn đề giải quyết vấn đề?
Xây dựng CSC: là quá trình khám phá ra các phương án giải quyết vấn đề có khác nhau và
quyết định lựa chọn. Để xây dựng CSC cần phải: Giám sát thực hiện CS
Đánh giá việc thực hiện CS trước đó
Phân tích chi phí - lợi ích, chi phí - hiệu quả Phân tích thể chế
Phân tích các bên tham gia CS
B3: Thực hiện CSC
“Đưa CS vào cuộc sống”
Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của CS
Tổ chức thực hiện các giải pháp CS đã chọn và kiểm tra thực hiện Các công cụ: Công cụ tổ chức
+ Trực tiếp cung ứng dịch vụ công
+ Công ty công thực hiện CSC
+ Gia đình, cộng đồng và các tổ chức tình nguyện
+ Tạo ra thị trường mới lOMoARcPSD|49830739
+ Tái cơ cấu tổ chức chính phủ Công cụ quyền lực + Luật pháp + Ủy ban tư vấn
+ Liên minh, mạng lưới hợp tác
+ Tổ chức phi chính phủ Công cụ kinh tế
+ Trợ cấp tài chính (tài trợ, miễn thuế, vay vốn..)
+ Hạn chế tài chính (tăng thuế, phí..) + Tài trợ lợi ích
Công cụ tuyên truyền vận động
+ Chiến dịch truyền thông + Tài trợ nghiên cứu
+ Tuyên truyền cổ vũ, thuyết phục
B4: Đánh giá CSC
Đánh giá CSC là xem xét trung thực kết quả đầu vào, đầu ra các hoạt động trong chu trình
CSC, nhận định có hệ thống những tác động do việc thực hiện các giải pháp CSC mang lại và so
sánh nó với mục tiêu ban đầu để xác định mức độ đạt được mục tiêu mong muốn về lượng và chất.
Đánh giá: đầu vào, quá trình, đầu ra, hiệu lực, hiệu quả. Công cụ: + Điều tra tổng thể
+ Điều tra kinh tế-xã hội + Đánh giá chuyên gia + Hội thảo chuyên đề.